Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
 
 
 
 
 Cả trên hai hình đó (gọi chung và tắt là đồ thư) những vòng tròn trắng đều là số dương (lẻ), những 
vòng tròn đen đều là số âm (chẳn)  
- Trên hình Hà Đồ, hàng a và b, mỗi hàng có 5 vòng đen, cộng với nhau thành 10, 10 là số âm.  


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
- Chúng ta nhận thấy có những số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9 cộng lại là 25, và những số chẳn: 2. 4. 6. 8. 10 cộng 
cả lại là 30.  
- Cộng 25 (lẻ) với 30 (chẳn) được 55.  
- Trên hình Lạc Thư, có những số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, cộng cả lại là 25, y như trên Hà Đồ, còn số chẳng 
chỉ có 2, 4, 6, 8, cộng là 20.  
- Cộng 25 (lẻ) với 20 (chẳn) được 45.  
Những vòng tròn (có người gọi là nét) trên Lạc Thư được bố trí trên mình con rúa thần như sau: đầu 
đội chín, đuôi một, hai vai (hay hai chân trước) 2 và 4, hai chân sau 6 và 8, giữa lưng 5.  
Chúng tôi xin độc giả để ý: long mã là một con vật trong huyền thọai, con rùa thần mà mang trên 
lưng những vòng tròn đen trắng như vậy cũng là một huyền thọai nữa! Sao 2 hình đó giống nhau thế: 
Số dương (lẻ) đều là 25, ở giữa đều có số 5, những vòng tròn y hệt nhau mà sao hình bên phải không 
gọi là đồ như hình bên trái, lại gọi là thư, nhất là so sánh những hình đó với hình bát quái thì dù giàu 
tưởng tới mấy cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo hai hình đó được.  
Điều này cũng rất đáng để ý nữa. Trên hình Lạc Thư, đến từ trái qua phải ta thấy:  
- Hàng trên có những số: 4 (vòng đen), 9 (vòng trắng), 2 (vòng đen).  
- Hàng giữa có những số: 3 (vòng trắng), 5 (vòng trắng) 7 (vòng trắng).  
- Hàng dưới có những số: 8 (vòng đen), 1 (vòng trắng), 6 (vòng đen).  
- Ta thử sắp xếp những con số đó thành một hình vuông như dưới đây (gọi là hình ma phương)   
 
4 9 2  
3 5 7  
8 1 6 
 
Rồi cộng những số theo hàng ngang:  
Hàng trên: 4 + 9 + 2 = 15  
Hàng giữa: 3 + 5 + 7 = 15  
Hàng dưới: 8 + 1 + 6 = 15  
Cộng theo hàng dọc:  
Hàng bên trái: 4 + 3 + 8 = 15  
Hàng giữa : 9 + 5 + 1 = 15  
Hàng bên phải: 2 + 7 + 6 = 15  
Cộng theo hai đường chéo của hình vuông cũng được 4 + 5 + 6 = 15 và 2 + 5 + 8 = 15  
Hình vuông kỳ dị đó, người phương Tây cũng đã tìm thấy từ thời cổ, dùng nó làm bùa, cho nên gọi 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
nó là Carré magique: ma phương.  
Trong thiên nhiên đâu có hình như vậy, phải là do óc sáng tạo của lòai người.  
Rõ ràng là Khổng An Quốc hay một người nào khác đã bịa ra để cố giảng vũ trụ bằng những con số, 
tạo nên môn tượng số học cực kỳ huyền bí.  
Do đó mà đời sau có người lớn tiếng mắng Khổng An Quốc là kẻ có tội nặng nhất với thánh nhân 
(ám chỉ Khổng tử, cụ tổ 12 đời của Khổng An quốc) , đã làm cho kinh Dịch mất ý nghĩa triết lý sâu 
xa đi mà biến nó thành một tác phẩm vô nghĩa lý. Thực ra người đầu tiên có tôi là kẻ viết Chương 9 
Hệ từ thượng truyền kia (coi phần dịch ở sau). Khổng An Quốc đã căn cứ vào đó chứ không hòan 
tòan phịa ra hết.  
Nhưng bị người nầy mắng thì lại được người khác khen là có công với Dịch học, làm cho ý nghĩa 
Kinh Dịch thêm phong phú và Kinh Dịch nhờ đó một phần đã thành một kỳ thư.  

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương