Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê


Truyền thuyết về Kinh Dịch



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Truyền thuyết về Kinh Dịch.  
Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin 
chắc hoặc “đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi 
sâu thì theo tôi, chỉ mất thì giờ vô ích.  
1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái:  
Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái 
cổ, hai ông kia là Tọai Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát 
quái và thư khế (văn tự, khế ước).  
Không hiểu Phục Hy ở thế kỷ nào, có sách nói là thế kỷ 43, có sách nói là thế kỷ 34 trước Tây Lịch 
ông làm vua 115 năm, truyền được 15 đời, rồi tới Tọai Nhân dạy dân dùi cây hay cọ hai miếng gỗ 
với nhau mà lấy lửa. Thần Nông dạy làm ruộng.  
Như vậy thì Phục Hy không phải là tên một người (cũng như Sào Thị, Tọai Nhân Thị, Thần Nông 
Thị), chỉ là một tên người đời sau đặt ra để tượng trưng một thời đại, thời đại dân tộc Trung Hoa còn 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn, hái lượm, chưa thể có văn tự được muốn ghi chép việc gì thì dùng 
cách buộc nút (kết thằng) hoặc lấy đá nhọn gạch những vạch lên một khúc cây như một số dân tộc 
lạc hậu hiện nay còn sống thưa thớt ở giữa Phi Châu, Úc Châu, Nam Mỹ Châu.  
Nói bát quái thì có từ thời đó, cách thời chúng ta năm, sáu ngàn năm thì nó chỉ có thể là những vạch 
để đánh dấu cho dễ nhớ, như những con số thôi, chứ không có gì khác (chúng tôi sẽ trở lại điểm này 
ở đoạn sau)  

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương