Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê  
Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Chương 1  
NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH 
 
NGUỒN GỐC:  
Một sách bói mà thành sách triết.  
Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.  
Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của 
nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch.  
Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà 
Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ 
Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của 
mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một 
nhiều và một xa nguồn gốc.  
Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó 
là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái nầy gồm nhiều triết gia 
xu hướng khác nhau.  
Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ 
trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc 
tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong 
môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý 
gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con 
người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.  
Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền ________ 
tượng trưng cho dương, một vạch đứt ___ ___ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi 
lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau 
thành sáu mươi bốn hình mới:Lục thập tứ quái .  
Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân 
sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công 
việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế...  
Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ 
lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải 
thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.  
Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung 
Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.  

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương