Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
trưng vũ trụ hồi sau. Hồi đầu là hồi nào? Hồi sau là hồi nào? Không ai biết chắc. Có người giảng hồi 
đầu là hồi vũ trụ còn vô hình, hồi sau là hồi vũ trụ đã thành hình. Vô lý: khi vũ trụ còn vô hình thì 
sao đã có núi, có chằm?  
Có người lại giảng tiên thiên bát quái là những hiện tượng xảy ra trên các thiên thể (nghĩa là khi vũ 
trụ đã thành hình), còn hậu thiên là những hiện tượng ở trên mặt đất (Bửu Cầm: Tìm hiểu Kinh Dịch 
– Sài gòn – 1957) . Vậy là trên các thiên thể cũng có trời, có đất, có núi, chằm . . . như trên trái đất ?  
Có người đem thiên văn học của phương Tây mà giảng tiên thiên bát quái, chẳng hạn bảo Càn gồm 
ba hào dương, tòan là dương khí, sáng rực rỡ chính là một biển lửa, một định tinh, khôn có ba hào 
âm, tòan khí âm, đen lạnh, “có thể ví các sao đen tối của nhà thiên văn học Emile Belot” v.v. (Bùi 
Thị Bích Trâm – Thiên Văn – Huế 1942 – do Nguyễn Duy Cần dẫn trong dịch học tinh hoa_Saigon 
1973)  
Từ khi mộy số học giả đời Hán dùng Kinh Dịch để giảng về thiên văn, nguồn gốc vũ trụ, nhất là từ 
khi có hai hình tiên thiên và hậu thiên bát quái, chắc đã có nhiều người căn cứ vào hai hình ấy, rồi 
vào hai hình Hà Đồ, Lạc Thư mà lập ra những thuyết mới sau này khoa học thiên văn của phương 
Tây có một phát kiến nào mới thì tất sẽ có những người giảng lại, tiền thiên và hậu thiên cho hợp với 
những phát kiến mới. Chỉ có tám hình hai mươi bốn vạch liền và đứt, cho nên sẽ rất dễ gây sự tưởng 
tượng của con người.  
So sánh hai hình I và II, chúng tôi thấy vị trí của các quẻ thay đổi hết: hình I, Càn ở Nam, Khôn ở 
Bắc, L ở Đông, Khảm ở Tây… Hình II, Càn ở Tây Bắc,Khôn ở Tây Nam, Li ở nam, khảm ở bắc…  
Nếu quả là do văn Vương sắp lại bát quái thi tại sao ông lại thay đổi như vậy? Ông để Li ở phương 
Nam, có lý, mà để Khảm ở phương Bắc, kể như cũng có lý. Vì Khảm trái với Li, nước trái với lửa, 
Bắc trái với Nam. Nhưng tại sao ông không cho Càn đối với Khôn, như trong hình I? mà cho nó đố 
với Tốn? và khôn đối với Cấn…  
Chúng tôi thú thật không hiểu nổi. Kinh Dịch không giảng gì cho ta về những điểm đó cả. Trong 
Kinh Dịch còn có nhiều điều khó hiểu nữa, chúng ta đành phải chấp nhận thôi(1).  
Trùng quái:  
Chúng ta biết lưỡng nghi chồng lên nhau một lần thành tứ tượng, chồng lên một lần nữa là bát quái.  
Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn được nhiều hiện tượng, sự việc, nên lại phải chồng lên 
thêm một lần nữa. lần này không lấy 1 vạch âm hay dương như lần thứ nhì, mà lấy trọn một quẻ 
chồng lên tất cả 8 quẻ; chẳng hạn thấy quẻ Càn chồng lên càn và 7 quẻ kia, lấy quẻ Li chồng lên Li 
và cả 7 quẻ kia, như vậy mỗi quẻ thành ra 8 quẻ mới ,tám quẻ thành 64 quẻ mới, mỗi quẻ mới gồm 6 
hào, cộng là 64 x 6 : 384 hào, tạm đủ để diễn được khá nhiều hiện tượng ,sự việc rồi. Tới đây ngừng, 
vì nếu chồng thêm nữa thì nhiều quá , sẽ rối như bòng bong.  
Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biết với tám quẻ nguyên thủy gọi là 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương