Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
Một thuyết nữa bảo dịch [易 ] gồm chữ [ nhật ] nhật là mặt trời ở trên và chữ [ nguyệt ] nguyệt là mặt 
trăng ở dưới. Dịch là thay đổi cho nhau như mặt trăng và mặt trời (mặt trời lặn thì trăng mọc), là di 
chuyển hòai ở trên trời.  
Dù theo ngữ nguyên nào thì dịch cũng có nghĩa là biến dịch thay đổi. Vạn vật sinh ra, lớn lên, rồi 
già, chết. Trong quẻ Càn, Vạch dương ở hào sơ có một nghĩa, lên hào 2, hào 3 . . .lại có những nghĩa 
khác. Đó là biến dịch.  
Dịch còn có nghĩa là giao dịch. Giống đực giống cái giao cảm với nhau rồi mới sinh sinh hóa hóa. 
Trong 8 quẻ đơn hào âm, hào dương thay đổi nhau; trong 64 quẻ trùng, các quẻ đơn thay đổi hco 
nhau. Đó là giao dịch.  
Nhưng trong sự biến dịch , vẫn còn những luật bất dịch như luật thịnh đến tột bực rồi phải suy, chẳng 
hạn lòai người về thể chất khỏan 50 tuổi bắt đầu suy, mặt trăng, trònrồi bắt đầu khuyết. Quẻ càn, 
vạch dương lên đến hào 5 là thịnh cực, tới hào thượng là suy. Một luật bất dịch nữa là luật phản 
phục: không có gì mà không trở lại (vô vàng bất phục: quẻ Thái) , như hết bốn mùa rồi trở lại Xuân, 
nước ròng sát rồi lại dâng lên . . .  
Coi Chương VI ở sau, độc giả sẽ hiểu rõ những nghĩa biến dịch, giao dịch, bất dịch trong kinh dịch.  
b) Thuyết đó được mọi người chấp nhận. Nhưng vẫn không khỏi có người thắc mắc:  
“Giải nghĩa chữ [ dịch ] như vậy rất đúng, nhưng kinh dịch chỉ có nghĩa đó từ khi nó thành một tác 
phẩm triết lý cuối thời Xuân Thu trong thời Chiến Quốc; còn hồi đầu đời Chu nó chỉ là một sách bói, 
chỉ cho người Trung Hoa một cách bói mới bằng cỏ thi để thay cách bói bằng yếm rùa, thì nó chưa 
có nghĩa đó, mà chỉ có nghĩa là giản dị, và chữ [dịch ] phải đọc là dị, nghĩa là dễ dàng. Dưới mỗi 
quẻ, có kèm theo một lời đóan nhất định, dưới mỗi hào cũng vậy; Viên Thái bốc bói được quẻ nào, 
hào nào thì cứ theo lời đóan kèm theo đó mà suy luận, so với lối bói bằng yếm rùa, giản dị hơn 
nhiều, nên cách bói mới có tên là Chu Dị; cách bói giản dị của nhà Chu.  
Thuyết này không phải là vô lý, và được vài nhà chủ trương, chẳng hạn dư Vĩnh Lương, Phùng Hữu 
Lan như trang trên tôi đã nói.  
Về nghĩa chữ chu [ ] trong Chu Dịch có hai thuyết.  
a) Một thuyết, đại biểu là Trịnh huyền (đời Hán), bảo Chu đó không có nghĩa là nhà Chu, mà có 
nghĩa là hết một vòng rồi trở về (chu nhi phục thủy), là chu lưu trong vũ trụ, là phổ cập. chu Dịch có 
nghĩa là : đạo dịch, phổ biến khắp vũ trụ; là hết một vòng rồi trở về. Trịnh Huyền lấy lẽ rằng ba sách 
Dịch đời Chu: Liên Sơn, Qui Tàng, Chu Dịch tên hai sách trên không chỉ thời đại, thì tên cuốn cuối 
cùng cũng không chỉ thời đại. (để khỏi rườm, chúng tôi chỉ tóm tắt như vậy thôi).  
b) Một thuyết nữa, đại biểu là Khổng Dĩnh Đạt (đời đường) bác lẽ đó, bảo người ta gọi hai sách trên 
là Liên Sơn, Qui Tàng, không thêm chữ dịch ở sau, mà Chu dịch là có chữ dịch tức là chữ dịch này 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê
 
không thể tách khỏi chữ chu được mà như vậy Chu dịch phải có nghĩa là dịch của đời Chu.  
Lý luận của Trịnh và Khổng đều không vững, và chúng ta chỉ cần biết rằng ngày nay mọi người đều 
hiểu chu là đời Chu, mà tên Chu dịch xuất hiện sau Khổng tử, Mạnh tử vì trong Luận ngữ, Mạnh Tử, 
chỉ thấy dùng tên Dịch thôi, không dùng tên Chu dịch.  
Một cuốn sách rất quan trọng mà từ nguồn gốc đến người viết, thời đại xuất hiện, ý nghĩa của tên 
sách đều gây nhiều thắc mắc, mấy nghìn năm sau chưa giải quyết được, đó cũng là một lẻ khiến cho 
Chu dịch thành một kỳ thư.  
 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương