Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
đơn quái (quẻ đơn).  
Ai làm công việc trùng quái đó? Có bốn thuyế:  
Vương Bật (đời Ngụy) cho rằng Phục Hi tạo ra bát quái rồi tự mình trùng quái.  
Trịnh Huyền (đời Hán) cho rằng Thần Nông trùng quái.  
Tôn Thịnh (không rõ đời nào) cho là vua Vũ nhà Hạ.  
Tư Mã Thiên (đời Hán) cho là Văn Vương.  
Hai thuyết cuối trái với Hệ từ, vì theo Hệ từ hạ truyện, chương II thì:  
Bào Hi mất rồi, Thần Nông lên thay (….) lấy hình tượng ở quẻ Phệ hạp (tức một trong 64 quẻ trùng) 
mà nảy ra ý cho dân họp chợ, trao đổi sản vật. Vậy là đời Thần nông đã có trùng quái rồi, đời Hạ và 
đời Chu sau Thần Nông cả mấy ngàn năm, không lẽ còn làm việc trùng quái nữa.  
Mà thuyết thứ nhì cũng khó tin. Thần Nông làm công việc trùng quái rồi lại do hình tượng và tên một 
quẻ ông đã tạo ra (quẻ Phệ Hạp) mà nẩy ra ý họp chợ? (coi phần II – Hệ từ hạ, cuối Chương II)  
Rốt cuộc, nếu tin ở Hệ từ thì phải chấp nhận thuyết thứ nhất: Chính phục Hi tạo ra 8 đơn quái rồi 
thấy nó không đủ để thông thần minh chi đức, lọai vạn vật chi tình (Hệ từ hạ - Chương II), nên tự 
trùng, tức tự chồng các quẻ lên nhau thành 64 trùng quái.  
Nhưng Phục Hi ( và cả Thần Nông nữa) đều là những nhân vật huyền thọai và như trên chúng ta đã 
nói, bát quái không thể có từ đời Thương trở về trước được. Vậy thì chỉ có thể do một người nào đó 
trong đời Ân tạo ra bát quái rồi có lẽ Văn Vương đời Chu làm công việc trùng quái. Thuyết này trái 
với Hệ từ truyện thật nhưng Hệ từ truyện đáng tin hay không?  
Đa số các nhà Dịch học đời sau chấp nhận thuyết 1 và thuyết 4, cho nên chúng ta thấy họ dùng cả 
tiên thiên bát quái (họ cho là của Phục HI) và hậu thiên bát quái của Văn Vương, do đó có hai cách 
trùng quái, một cách theo tiên thiên bát quái, một cách theo hậu thiên bát quái.  
Theo Tiên thiên bát quái, có thể bắt đầu từ quẻ Càn hay quẻ khôn. Dù bắt đầu từ quẻ nào thì cách 
chồng quẻ cũng như nhau: mỗi đầu theo chiều ngược kim đồng hồ, gặp quẻ Càn (nếu bắt đầu từ quẻ 
khôn) hoặc gặp quẻ Khôn (nếu bắt đầu từ quẻ Càn) thì ngừng lại, rồi quay trở lại bắt tiếp từ quẻ bên 
cạnh Càn hay Khôn mà theo chiều thuận kim đồng hồ, chồng nốt cho hết tám quẻ.  
Đồ “Phương vị 64 quẻ của Phục HI – coi các trang ở sau – bắt đầu từ quẻ khôn (quẻ ở đầu hàng trên 
hình vuông ở giữa đó), cho nên dưới đây tôi cũng chồng theo cách đó.  
KHÔN : chồng lên khôn thành quẻ thuần khôn (quẻ số O trên đồ “Phương Vị” – Số 0 này do tôi 
đánh, theo Leibniz, coi các trang ở sau độc giả sẽ hiểu tại sao).  
CẤN: chồng lên khôn thành quẻ số 1 trên đồ.  
KHẢM : -nt- 2 -nt-  
TỐN : -nt- 3 -nt-  
Tới đây bỏ chiều ngược kim đồng hồ, bắt từ quẻ Chấn (ở bên cạnh Khôn) mà theo chiều thuận kim 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương