Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê
 
Hà Đồ và Lạc Thư vậy là cùng xuất hiện trong đời Phục Hi (thuyết này của Du Diễm đời Tống).  
Lạc Thư không xuất hiện ở đời Phục Hy mà xuất hiện trong đời vua Vũ nhà Hạ, nghĩa là khoảng một 
hai ngàn năm sau, và vua Vũ phỏng theo nó để vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Hậu thiên bát 
quái). Bát quái này cũng y hệt bát quái trên, chỉ có vị trí các hình là khác thôi (tôi sẽ xét trong một 
đọan sau) và để đặt ra Cửu trù hồng phạm, tức chín lọai về qui phạm lớn của trời đất, nói cho dễ hiểu 
là chín phương pháp để cai trị thiên hạ. Nhưng Cửu trù hồng phạm chẳng liên quan gì tới Kinh Dịch 
cả.  
Về Hà Đồ, truyền thuyết bảo rằng đời Phục Hy có một con Long mã (lòai ngựa thần, hình thù như 
con rồng mình xanh lục có vằn đỏ, xuất hiện trên sông Hòang Hà, đội một bản dồ, bản đồ đó là sách 
mệnh trời ban cho Phục Hi để trị thiên hạ. Những đời sau mỗi khi có thánh vương xuất hiện như đời 
vua Nghêu, vua Thuấn . . .đều được trời ban cho Hà Đồ.  
Còn về Lạc Thư thì trong khi vua Vũ trị thủy, thấy một con rùa thần cũng do trời sai xuống hiện lên 
ở sông Lạc – một chi nhánh của sông Hòang Hà – trên lưng có những nét đếm từ 1 đến 9.  
Thuyết Hà Đồ chắc khá phổ biến ở đời Chu, chính Khổng tử cũng tin. Luận ngữ, Thiên tử Hản, bài 
8, ông than thở với môn đồ: “chim Phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông (Hòang) Hà, ta 
hết hy vọng rồi” (Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hỉ phù!” Chim Phụng và Hà đồ mà 
xuất hiện là điềm thánh vương ra đời, Khổng tử không thấy hai vật đó, cho rằng thánh vương không 
ra đời, đạo của ông không sao thi hành được. Có thể ông cũng tin rằng đời Phục Hi có Hà Đồ xuất 
hiện, còn như ông có cho rằng Phục Hi phỏng theo Hà đồ mà vạch ra bát quái hay không thì không 
có gì làm chắc (trong một chương sau, chúng tôi sẽ chỉ rõ Hệ từ truyện thượng và hạ không phải của 
ông viết).  
Hình Hà đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ 
VII trước TL. (nghĩa là trước thời Khổng tử hơn 100 năm), mãi tới thời Hán Vũ Đế (149-86) tức năm 
thế kỷ sau, một người cháu đời thứ mười hai của Khổng Tử, là Khổng An Quốc, một học giả, đại 
thần của Vũ Để không hiểu căn cứ vào đâu để lập 2 hình đó, truyền lại đời sau, rồi lại mãi đến đời 
Tống Huy Tôn (1101-1125) khoảng mười hai thế kỷ sau Khổng An Quốc, hai hình đó mới được in 
trên sách như chúng ta đã thấy dưới đây:  
Hà Đồ Lạc Thư  
 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương