Kinh dịch Đạo của người quân tử Nguyễn Hiến Lê


a) Thiên Hệ từ thượng truyện – Chương 11



tải về 2.08 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/340
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích2.08 Mb.
#51081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340
Sách Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê

a) Thiên Hệ từ thượng truyện – Chương 11: 
- Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo” (Hà Xuất Đồ, Lạc 
Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chi)  
Tuy đọan đó không nói rõ, nhưng đặt nó vào toàn thiên thì phải hiểu rằng Phục Hy phỏng theo bức 
đồ hiện ra ở sông Hà, trang chữ hiện ra ở Sông Lạc để vạch ra bát quái.  
b) Thiên Hệ tử hạ truyện, Chương 2 chép rõ hơn: 
* Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hi) cai trị thiên hạ , ngửng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi 
xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với 
trời đất (của từng miền), gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt 
các đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật (Cổ giả Bào – có người đọc là Bao Hi thị chi 
vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ 
thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái dĩ thông thần minh chí 
đức, dĩ loại vạn vật chí tình).  
Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi, Âu dương Tu, một văn hào 
đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập: Dịch đồng Tử Vấn. Đại ý ông bảo: Đọan trên 
(chương 11 thượng truyện) nói rằng bát quái là do trời sai long mã ở sông Hà đội lên mà giao cho 
Phục Hi, không phải do người làm ra (phi nhân chi sở vi, thị thiên chi sở giáng đã), đọan dưới 
(chương 2 hạ truyện) lại bảo bát quái là do người làm (Phục Hi xem các hiện tượng trên trời dưới đất 
mà vạch ra), bức đồ hiện trên sông Hà không dự gì tới (thị nhân chi sở vi, hà đồ bất dự yên), vậy thì 
biết tin thuyết nào?  
Câu “ “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi” dẫn trên lại mù mờ nữa, vì chữ thánh nhân đó 
không chỉ rõ ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh ?  
Có người hiểu là 2 ông thánh. Phục Hy và vua Vũ nhà Hạ (2-205-2.197)  
Do đó phát sinh ra tới 4 thuyết:  
- Phục Hy xem xét các hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Tiên thiên Bát 
Quái)  
- Phục Hy phỏng theo Hà Đồ (bức đồ hiện ở sông Hà) mà vạch ra bát quái.  
- Phục Hy phỏng theo cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư ( trang chữ xuất hiện ở sông Lạc) mà vạch ra bát quái, 


Kinh dịch - Đạo của người quân tử 

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   340




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương