Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XIV. SỰ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG VÀ XIỂN DƯƠNG GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT



tải về 0.62 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

XIV. SỰ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG VÀ XIỂN DƯƠNG GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT


Phật bảo: Tu Bồ Đề! Giả sử có thiện nam, thiện nữ, cứ mỗi ngày ba lần: sáng trưa và chiều, đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng bố thí, làm như vậy trải qua trăm ngàn muôn ức kiếp. Thế nhưng, phước đức không bằng người nghe kinh nầy mà lòng tin không chống trái.

Tu Bồ Đề! Kinh nầy có vô lượng vô biên công đức. Như Lai vì người phát tâm đại thừa mà nói, vì người tối thượng thừa mà nói. Người nào thọ trì đọc tụng biên chép giảng nói kinh nầy cho nhiều người nghe là người thành tựu công đức không ngằn mé, không thể cân lường. Đó là người gánh vác Vô Thượng Chánh Giác, Như Lai.

Tu Bồ Đề! Người chuộng pháp nhỏ (tiểu thừa) không thể nghe và tin nhận nổi kinh nầy, lại càng không thể thọ trì, đọc tụng, giảng nói. Vì họ vướng mắc tứ tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh.

Tu Bồ Đề! Chỗ nào có kinh nầy, trời, người, A Tu La, đều nên cúng dường và hãy xem đó là tháp Phật, nên đem hương hoa tung rải mà cúng dường. Nên lễ lạy và đi nhiễu quanh, để tỏ lòng cung kính tôn trọng.

TRỰC CHỈ

Đọc đoạn kinh trên ta thấy: chỉ có trí tuệ Ba La Mật, mới là nhân tố quyết định để thành một vị Phật. Không có trí tuệ, sẽ không có giác ngộ. Muốn giác ngộ phải trau dồi trí tuệ. Có trí tuệ, có giác ngộ mới nhận thức được chân lý. Có nhận thức đúng chân lý, mới tự chủ lấy mình, tự chủ trước sự sai sử của vô minh dục vọng. Vẹt tan vô minh mới hóa giải, cải tạo phiền não. Hết phiền não vô minh gọi là người giải thoát. Giải thoát tức là đã đến Niết bàn. Do vậy, ta thấy yếu tố căn bản của Bồ đề, Niết bàn là trí tuệ: Bát Nhã Ba La Mật.

Đoạn kinh nầy Phật cho biết: Bố thí thân mạng nhiều như cát sông Hằng, bố thí như vậy, ngày ba lần, trải trăm nghìn muôn ức kiếp, thế mà phước đức không bằng người nghe kinh Bát Nhã Ba La Mật mà lòng tin không trái. Lời dạy của Phật không ít người cho là chuyện lạ kỳ. Nhưng đó là sự thật, Phật không hề dối gạt chúng sanh. Người bố thí thân mạng, phải biết bố thí để làm gì. Bố thí thân mạng phải nhằm đúng mục tiêu; không biết để làm gì, không nhắm đúng mục tiêu, đó chỉ là một hành động điên rồ, như người tự tử, thiệt thân mình, cũng chẳng lợi ích cho ai.

Theo giáo lý Phật, bố thí thân mạng là cách nói, nhằm mục đích dạy diệt trừ NGÃ CHẤP, xóa bỏ cái TA Tuy nhiên nếu đạt đến mục đích đó thôi, vẫn còn là phiến diện, vì nếu PHÁP CHẤP hãy còn thì chưa tìm thấy được yếu tố căn bản để thành Phật. Như vậy, thì quả Phật hãy còn xa.

Trí tuệ Ba La Mật là yếu tố quyết định thành Phật. Cho nên, người nghe mà lòng tin không trái, nghe mà ham mộ thọ trì đọc tụng, truyền bá cho nhiều người, điều đó chứng minh rằng: Hạt giống Bát Nhã của người nầy đã gieo trồng đến hồi đơm hoa kết trái. Người nầy sắp thâu hoạch quả Vô Thượng Bồ Đề. Vì vậy, Phật nói: Kinh Bát Nhã Ba La Mật có ở đâu, xem như ở đó có Phật. Cúng dường tôn trọng kinh, cúng dường tôn trọng người thọ trì đọc tụng, được xem như cúng dường tôn trọng tháp miếu Phật. Công đức của kinh Bát Nhã Ba La Mật vốn lớn lao, truyền bá kinh Bát Nhã lại càng lớn lao hơn vạn bội, vì đã gieo hạt giống Bát Nhã nơi thửa đất tâm của nhiều người. Công hạnh tự lợi, lợi tha của một Bồ tát sắp đến thời kỳ viên mãn.

---o0o---



XV. BÁT NHÃ BA LA MẬT VỚI VẤN ĐỀ NGHIỆP CHƯỚNG BA THÌ

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Người thiện nam, thiện nữ nào thọ trì đọc tụng kinh nầy mà bị người khinh khi xài xể, phải biết người đó đã có gây nhơn không tốt, đáng lẽ phải triền miên trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Hiện tại thọ trì kinh Bát Nhã Ba La Mật mà bị người xài xể, thì tội nghiệp đã gây được tiêu diệt, người nầy sẽ được vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Tu Bồ Đề! Ta nhớ lại, vô lượng vô biên kiếp quá khứ, ở thời Phật Nhiên Đăng, ta được gặp trám trăm bốn mươi nghìn muôn ức na do tha Phật, ta đều hầu hạ cúng dường, không hề mỏi mệt bỏ qua. Vậy mà, sau nầy nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì đọc tụng kinh nầy, công đức của người đó, còn vô cùng to lớn. Công đức ta được trước kia, không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức. Nó nhỏ tí ti, thậm chí không tỉ lệ được.

Tu Bồ Đề! Nếu ta nói cặn kẽ công đức của người thọ trì đọc tụng Bát Nhã Ba La Mật, sẽ có người nghe mà sanh tâm cuồng loạn, hồ nghi, không tin nổi! Vì kinh nầy nghĩa lý không nghĩ bàn, cho nên quả báo của nó cũng không thể nghĩ bàn.



TRỰC CHỈ

Xét cho tột chân lý của cuộc đời, cái kết quả nào cũng sanh từ mầm nhân của nó. Nếu hiện tại thọ trì Bát Nhã Ba La Mật mà bị người xài xể khinh khi, cái quả nầy hẳn là do gieo nhân không tốt ở một lúc nào trước đó. Đã là quả thì quả nào rồi cũng chín, muồi, rồi rụng. Thế là chấm dứt một giai đoạn của dòng nhân quả đó.

Xài xể, chửi bới, chửi bới đã rồi thôi. Thôi là kết thúc, chấm dứt một giai đoạn nhân quả.

Hiện tại, thọ trì đọc tụng Bát Nhã Ba La Mật, là người đã gieo hạt nhân trí tuệ. Thế là dòng nhân quả mới, nẩy mầm, phát triển trong một chu trình mới. Dựa trên chu trình nhân quả mà luận xét, việc gì sẽ xảy đến, chắc hẳn nhiều người đã đoán biết được rồi. Đó là: quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thử tìm hiểu ý nghĩa của sự cúng dường và nên lấy gì để cúng dường Phật?



  • Nếu bảo rằng đem vật SẮC cúng dường Phật, để cầu được thành Phật. Sai rồi. Vì quả Phật không phải hình sắc: dài, ngắn, vuông, tròn...Cũng không phải hiển sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng....

  • Bảo rằng đem HƯƠNG cúng Phật, để cầu thành Phật. Không được. Vì Phật không phải là một thứ chất thơm tho.

  • Bảo rằng đem THANH cúng Phật, để cầu thành Phật. Không đúng. Vì Phật không phải là tiếng nói, hay tiếng trống, tiếng chuông.

  • Bảo rằng đem VỊ cúng Phật, để cầu thành Phật. Không phải. Vì Phật không chua, cay, mặn, lạt...

  • Bảo rằng đem XÚC cúng Phật, để cầu thành Phật. Không, nhầm. Vì Phật không phải là sự nặng, nhẹ, lạnh, nóng...

  • Nếu bảo rằng đem PHÁP TRẦN cúng Phật, để cầu thành Phật. Viễn vông. Vì Phật không phải là thứ khái niệm mông lung, thứ ký ức dĩ vãng, thứ sản phẩm của bộ óc con người.

Tóm lại, dùng lục trần làm nhân để mong được quả Phật là phi lý. Đem cái nhân VÔ TRI, mong kết thành cái quả HỮU GIÁC (Phật = Giác giả), người trí không tin có việc đó xảy ra.
Nếu bảo: SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, xem như một thứ “lễ vật” là những món quà, để gây cảm tình với Phật. Rồi tiếp theo là cầu nguyện, khấn vái, van xin.
Chư Phật sẽ rủ lòng từ bi mà hộ độ. Nhờ vậy, ta được thành Phật sau nầy!

Phật ơi! Nếu người đệ tử Phật nghĩ ra kiểu cúng dường đó thì thật là chua xót cho thế tôn! Đau đớn cho Phật biết chừng nào! Thà đừng có đệ tử đó, để khỏi tai tiếng rằng: Như Lai Thế Tôn mà còn tham ...ăn...hối lộ!


Từ nhận thức trên, ta thấy rõ nguyên nhân vì sao trong vô lượng kiếp, Phật cúng dường hầu hạ chư Phật rất nhiều, thế mà công đức bé nhỏ tí ti. Bởi vì sự cúng dường đó chưa đạt mục đích yêu cầu, đối với quả Vô Thượng Bồ Đề, chưa tạo được cái duyên nhân thành Phật. Duyên nhân thành Phật là Bát Nhã Ba La Mật. Thọ trì tu học Bát Nhã Ba La Mật là bồi dưỡng cho mình cái duyên nhân mạnh mẽ nhất.
Vì vậy, thọ trì đọc tụng giảng nói Bát Nhã Ba La Mật công đức vô cùng to lớn. Thảo nào, người thiển trí nghe mà chẳng sanh tâm cuồng loạn, bất tín, hồ nghi!

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương