Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XIX. PHẢI CHIÊM NGƯỠNG THẾ NÀO MỚI ĐÍCH THỰC CHIÊM NGƯỠNG MỘT NHƯ LAI



tải về 0.62 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

XIX. PHẢI CHIÊM NGƯỠNG THẾ NÀO MỚI ĐÍCH THỰC CHIÊM NGƯỠNG MỘT NHƯ LAI


Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Có thể chiêm ngưỡng sắc thân cụ túc là chiêm ngưỡng Phật chăng?

  • Bạch Thế Tôn! Không, không thể chiêm ngưỡng sắc thân cụ túc mà cho là chiêm ngưỡng Như Lai được. Vì, Như Lai nói: sắc thân cụ túc không phải sắc thân cụ túc, gọi là sắc thân cụ túc vậy thôi

  • Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Có thể trông vào các tướng cụ túc cho là thấy Như Lai không?

  • Bạch Thế Tôn! Không, không thể trông vào các tướng cụ túc cho là thấy Như Lai được. Vì sao? Vì Như Lai nói:các tướng cụ túc, không phải các tướng cụ túc, gọi là các tướng cụ túc, vậy thôi.

TRỰC CHỈ

Thân cụ túc là thân đầy đủ lục căn. Đó là thân cấu tạo hình thành do tứ đại ngũ uẩn. Người đời ai cũng có thân ngũ uẩn tứ đại. Nếu thân cụ túc là Như Lai thì mọi người trên mặt đất đều Như Lai cả hay sao? CỤ TÚC SẮC THÂN, NHƯ LAI THUYẾT: TỨC PHI CỤ TÚC SẮC THÂN, THỊ DANH CỤ TÚC SẮC THÂN. Thân cụ túc Như Lai đã phủ định giá trị của nó, thì không thể nào thân đó là Như Lai được.

Chiêm ngưỡng Như Lai qua sắc thân cụ túc đã không đích thực, nhìn thấy Như Lai qua CHƯ TƯỚNG CỤ TÚC cũng không đáng tin cậy. 32 tướng là do các nhà tướng số Ấn Độ đề ra, 32 tướng không phải là tiêu chuẩn của một vị Phật. Tuy nhiên, khi vận dụng “Thế giới tất đàn” thỉnh thoảng Phật có đề cập vấn đề 32 tướng tốt: rằng đó biểu hiện người có phước, là tướng của bậc đại nhân. Các Chuyển Luân Thánh Vương là người cũng có được những tướng tốt đó.
Do đó, phải hiểu Như Lai qua sự giải thoát giác ngộ, Phật chất ở bên trong. Đừng nhìn Như Lai qua sắc thân cụ túc có 32 tướng tốt. Như Lai đã phủ định các tướng cụ túc, cũng như từng phủ định sắc thân cụ túc vậy.
---o0o---

XX. NĂNG SỞ SONG VONG, NẾU NHƯ LAI CÓ THUYẾT PHÁP LÀ PHỈ BÁNG PHẬT


Tu Bồ Đề! Ông đừng cho rằng Như Lai có ý nghĩ: Như Lai có thuyết pháp. Nếu người nào nói Như Lai có thuyết pháp là hủy báng Phật. Người đó không hiểu những gì Như Lai nói. Tu Bồ Đề! Nói là thuyết pháp, thật ra không có pháp khả thuyết, gọi là thuyết pháp, vậy thôi.




  • Bạch Thế Tôn! Chừng có chúng sanh trong vị lai, nghe nói pháp này sanh lòng tin nhận nổi chăng?

  • Tu Bồ Đề! Họ không là chúng sanh, mà cũng không phải là không chúng sanh, vì sao? Vì chúng sanh mà gọi chúng sanh, Như Lai nói không phải chúng sanh, gọi là chúng sanh, vậy thôi.

TRỰC CHỈ

NĂNG, SỞ. Người học Phật nên hiểu kỹ ý nghĩa của hai từ này. Học Phật lờ mờ ý nghĩa NĂNG, SỞ, khó mà hiểu được giáp điển. Người tu theo đạo Phật, vướng vào cái chấp NĂNG, SỞ tai hại như vướng vào bệnh tứ tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh.

Năng sở là dị dạng của tứ tướng. NĂNG THUYẾTTÔI, SỞ THUYẾTANH. NĂNG THUYẾTPHẬT, SỞ THUYẾTPHÁP. Chủ thể và đối tượng đối lập rõ ràng.


Một Bồ tát, còn có tướng NĂNG, SỞ, vẫn không là Bồ tát thực. Cho rằng Như Lai có thuyết pháp, hóa ra Như Lai chưa rời cái chấp NĂNG, SỞ. Thế không phỉ báng Như Lai là gì?
Vả lại, pháp Như Lai nói không phải pháp của Như Lai. Như Lai chỉ nói lên sự thật của cuộc đời, sự thật của hiện tượng vạn hữu: rằng các pháp sanh như vậy, trụ như vậy, dị như vậy và diệt như vậy. Pháp tướng như vậy sanh ra thiện pháp, Pháp tướng như vậy sanh ra ác pháp...Đấy là khổ, đấy là nguyên nhân của khổ, đấy là Niết bàn, đấy là nguyên nhân của Niết bàn...Những sự thật đó, không có pháp nào Phật tự đặt bày ra. Phật chỉ là người, một con người giác ngộ, nhận rõ chân lý, hướng dẫn cho mọi người một nếp sống an vui lành mạnh, nhịp nhàng cùng sức sống của vũ trụ vạn hữu thiên nhiên. Do đó, Như Lai nói: RẰNG THUYẾT PHÁP, MÀ KHÔNG CÓ THUYẾT PHÁP GÌ.

Ông Tu Bồ Đề sợ giáo lý quá sâu, có thể chúng sanh đời sau nghe không nhận nổi. Phật cho đó là cái lo không cần thiết. Vì trong một chúng sanh, vừa có chúng sanh, vừa có chẳng phải chúng sanh. Hễ mê là chúng sanh. Giác là Phật. Đừng sanh tâm khinh rẽ chúng sanh mà có tội. Hãy tin tưởng, đời sau vẫn có bậc trí giả nhận hiểu và phát tâm ham mộ.

(Bỉ phi chúng sanh, chúng sanh giả, Như Lai thuyết tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh).

---o0o---


XXI. VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC KHÔNG PHẢI LÀ QUẢ VỊ CHỨNG ĐẮC CỦA NHƯ LAI


Bạch Thế Tôn! Phật được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là không có được gì ư?

- Đúng vậy, Tu Bồ Đề! với pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai không có được tí ti nào, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi. Tu Bồ Đề! Tại vì pháp đó bình đẳng không có thấp cao, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, vì chuyển hóa hết chất ác, phát triển toàn pháp lành, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi.

Này! Tu Bồ Đề! Nói rằng pháp lành, kỳ thực không có pháp lành, Như Lai nói pháp lành, vậy thôi.



TRỰC CHỈ

Nếu Như Lai CHỨNG ĐẮC Như Lai đã mắc vào tứ tướng, thì không là Như Lai được nữa.

Nếu Như Lai CHỨNG ĐẮC, Như Lai mắc vào NĂNG SỞ, cũng đã mất chất Như Lai rồi.

Vì thế, Phật nói:


Với quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai không có CHỨNG ĐẮC một tí ti nào, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi.

Như Lai không là người NĂNG CHỨNG NĂNG ĐẮC THÌ PHÁP VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, tự nó hóa giải tiêu vong. Vì SỞ, không NĂNG thì SỞ không có lý do tồn tại.

---o0o---

XXII. GIÁ TRỊ CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT VƯỢT NGOÀI TỶ LỆ THÔNG THƯỜNG


Tu Bồ Đề! Giả sử cõi tam thiên đại thiên có bao nhiêu núi chúa Tu Di, nếu đem gộp lại, thật là to lớn. Thế mà, nếu có người đem thất bảo chất thành đống to như những núi Tu Di kia để làm việc bố thí, phước đức của người này vẫn là hữu hạn.

Kinh Bát Nhã Ba La Mật, nếu thọ trì, đọc tụng, giảng nói cho người khác nghe, không được nhiều, thì chừng bốn câu kệ, phước đức của người này nhiều hơn người bố thí thất bảo. Và nếu so sánh, phước đức người bố thí thất bảo không bằng một phần trăm, một phần nghìn, một phần muôn, một phần triệu... thậm chí không thể tỷ lệ được.



TRỰC CHỈ

Đọc Bát Nhã Ba La Mật, nếu chưa hiểu thâm ý của kinh, người đọc có thể cảm nghe nhàm chán, vì những đoạn tán thán công đức Bát Nhã quá nhiều lần. Nhưng nếu để tâm nghiên cứu, sẽ thấy sự tán thán và so sánh nhiều thứ nhiều lần, có hàm chứa dụng ý thâm sâu. Đành rằng kinh điển có câu “Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt, đàn Ba La Mật cụ túc thạnh mãn”. Làm việc bố thí viên mãn, thì phải thí pháp lẫn cả thí tài. Nhưng cần hiểu rõ rằng: Chư cúng dường trung, pháp cúng dường tối. Trong các cách cúng dường, cúng dường PHÁP là ưu việt. Vì Bát Nhã Ba La Mật là pháp sản sanh ba đời chư Phật.

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương