Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XVI. TỘT CÙNG CHÂN LÝ NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG



tải về 0.62 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

XVI. TỘT CÙNG CHÂN LÝ NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG


Ông Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, thiện nữ, khi phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, phải trụ tâm như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào?

Phật bảo: Người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lòng dặn lòng: Ta nên diệt độ tất cả chúng sanh. Diệt độ tất cả chúng sanh rồi mà đừng thấy có chúng sanh thật được diệt độ. Bởi vì một Bồ tát cần phải xóa sạch bốn tướng chấp ở lòng mình. Một Bồ tát, cũng không nên chấp mắc ở sự phát tâm, dù là phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì thật ra có cái Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác gì đâu!

Tu Bồ Đề! Như ông đã hiểu. Hồi thời Phật Nhiên Đăng, Như Lai cũng chẳng có ý nghĩ mình sẽ được pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dù Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho ta như vậy. Nếu lúc đó, ta có ý mừng là mình sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì Phật Nhiên Đăng đã chẳng thọ ký cho ta, đời sau sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Vì ta hiểu rằng: Như Lai là bản thể như như của vạn pháp. Cho nên, nếu có người nói Như Lai được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là không đúng.

Tu Bồ Đề! Pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Như Lai chứng được, không thật cũng không hư, thế nên, Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.

Tu Bồ Đề! Nói rằng tất cả pháp, kỳ thật chẳng phải tất cả pháp, gọi rằng tất cả pháp, vậy thôi

Tu Bồ Đề! Đúng như ông hiểu, Như Lai nói con người vĩ đại, nhưng đừng chấp vĩ đại thì mới vĩ đại.

Tu Bồ Đề! Thật ra chẳng có Bồ tát gì cả. Vì vậy, Phật nói: Tất cả pháp không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ mệnh.

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát có ý nghĩ: Ta phải trang nghiêm Phật độ. Có ý nghĩ đó, không gọi Bồ tát được. Vì trang nghiêm Phật độ, kỳ thật chẳng trang nghiêm, gọi là trang nghiêm vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Bồ tát hiểu được chân lý: Ngã, Pháp đều không, Như Lai gọi đó là Bồ tát thật.

TRỰC CHỈ

Do tánh cách quan trọng của vấn đề TRỤ TÂMHÀNG PHỤC TÂM, của người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ông Tu Bồ Đề nêu lại câu hỏi lần hai để hỏi Phật.

Phật dạy: Nhiệm vụ của một Bồ tát là phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và diệt độ chúng sanh. Đó là ý nghĩa “Thượng cầu hạ hóa”, là nguyên tắc phải theo, là mục tiêu hành động của một Bồ tát. Nhưng Bồ tát phải hiểu rõ: Thượng cầu là cầu đạt đến mục tiêu mình đã vạch ra. Đừng hiểu cầu như van xin cầu nguyện ở một ai khác. Cầu nguyện ở kẻ khác, ở một đấng tha nhân nào phù hộ cho ta được cái quả tốt, nhưng bản thân không hành động, không tạo nguyên nhân thích hợp với cái quả mong muốn của mình, đó là việc làm, ý nghĩ của con người tham vọng đến độ cuồng si, cho nên họ trở thành người mê tín dị đoan không còn lý trí.

Hạ hóa, là vấn đề trách nhiệm của một Bồ tát. Bồ tát mà không giáo hóa chúng sanh, đua đòi vàng bạc, gây dựng sự nghiệp công danh, thì ý nghĩa: AN BẦN THỦ ĐẠO, DUY TUỆ THỊ NGHIỆP Bồ tát cất để ở chỗ nào? Không hoàn thành nhiệm vụ HẠ HÓA, không thể gọi Bồ tát, dù có nhịn đói, có chặt bớt mấy ngón tay, có đốt thân thể trèm trèm. Chờ đón, nhận lãnh cái giáo chỉ, cái huân chương, cái độ điệp..gì gì...đó, của một lễ “thụ phong” lại càng quá bết! Đó là hiện tượng tăng già thất học, Phật pháp suy đồi đã đến lúc vô cùng trầm trọng. Dẫm đạp nền giáo lý Phật lún tận bùn đen.

Bồ tát không thể thụ phong được.

Bởi vì Bồ tát là gì?



  • Là giác hữu tình

  • Là hữu tình giác

  • Là đại đạo tâm thành tựu chúng sanh

Thế nên, sự THƯỢNG CẦU của Bồ tát không phải làm một điều kiện, để đổi lấy phước đức THÀNH PHẬT. HẠ HÓA của Bồ tát cũng không phải làm một điều kiện, để được nhận sự đền công. Được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không do sự đổi chác, lại càng không phải do Đức Phật thưởng hoặc lì xì...Do nghĩa đó, Bồ tát diệt độ vô lượng, vô số chúng sanh mà không thấy có chúng sanh thật diệt độ, vì Bồ tát cần viễn ly tứ tướng. Nếu còn chấp tướng là Bồ tát giả danh, chỉ là người mang nhãn hiệu dỏm.

Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai chứng, thật ra có Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác gì đâu: Mê 100% gọi là bất giác (mê), dứt bớt được 30% gọi là người GIÁC, dứt được 60% gọi là người CHÁNH GIÁC, dứt được 90% gọi là người CHÁNH BIẾN TRI GIÁC, dứt 100% vô minh, gọi là VÔ THƯỢNG CHÁNH BIẾN TRI GIÁC hay VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC cũng thế. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không phải là một địa vị quyền năng, dành riêng cho một vị thánh thần nào, càng không phải để dành riêng cho Như Lai, Phật. Đó là một danh ngôn giả lập, để chỉ cho con người dứt hết tạp tưởng của ý thức vô minh cuồng vọng. Phật là người đạt đến trình độ trong sạch đó, gọi Ngài là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy thôi.

Bồ tát nên học như vậy để làm tiêu chuẩn cho sự phát tâm “thượng cầu”, “hạ hóa” của mình.
Hiểu Như Lai là bản thể như như của vạn pháp, con người là một đơn vị của vạn pháp, thì Như Lai cũng là bản thể như như của con người. Như Lai của con người là NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM. Biết mình có Như Lai viên giác diệu tâm, có nghĩa là biết trước, sau, sớm, muộn gì mình cũng có ngày thành Phật. Bởi thế, nên thuở xa xưa ấy, Phật Nhiên Đăng có thọ ký, nhưng Phật Thích Ca lúc đó, như chẳng thấy nghe mình được thọ ký gì. Bởi quan niệm rằng: Hễ có trồng giống cây quý, nhất định sẽ được hưởng quả ngọt ngon. Cho nên không thọ ký cũng chẳng buồn, được thọ ký cũng không móng tâm phấn khởi, Phật Nhiên Đăng mới thọ ký: sau nầy ông sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Cái lý trí nhận thức chân lý, thường trái ngược với cái hiểu biết tình cảm của con người là vậy.

Nhưng này! Hãy chín chắn mà tư duy!




  • Nói Như Lai CHỨNG ĐẮC là phỉ báng Như Lai

  • Nói Như Lai không CHỨNG ĐẮC, lại cũng phỉ báng Như Lai.

Vì Vô Thượng Bồ Đề mà Như Lai CHỨNG ĐẮC, nó không THẬT, không . Không THẬT vì nó không có kích thước: dài, ngắn, vuông, tròn; không có sắc màu: xanh, vàng, đỏ, trắng...Không , vì Như Lai có giác ngộ, giải thoát thật sự. Như Lai làm chủ bản thân, làm chủ vạn pháp, làm Thầy chúng sanh trong tam giới (không được hiểu lầm chữ TAM GIỚI). Như Lai là PHÁP VƯƠNG. Như Lai nói: Tất cả các pháp đều là PHẬT PHÁP. Vì sự giải thoát giác ngộ của Như Lai, không rời tất cả pháp, ở trong tất cả pháp. Như Lai hành xử Bồ đề, Niết bàn của mình ngay trong cảnh: trúc biếc, mai vàng, thông xanh, mây bạc, ở vạn tượng sum la, trước mắt mọi người!
Tu Bồ Đề ơi! Như Lai có CHỨNG ĐẮC thật! Hãy nhận thức vạn tượng sum la qua cái nhìn NHƯ THỊ của nó. Mọi người đều có khả năng CHỨNG ĐẮC Tu Bồ Đề à!
Tu Bồ Đề! Ông đã hiểu rồi chứ! Như Lai nói: TẤT CẢ PHÁP, sự thật không có gì là TẤT CẢ PHÁP cả.
Bởi vì:
...”Chúng nhân duyên sanh pháp

Ngã thuyết tức thị không

Diệc vi thị giả danh

Diệc thị trung đạo nghĩa

Vị tằng hữu nhất pháp

Bất tùng nhân duyên sanh

Thị cố nhất thiết pháp

Vô bất thị không giả”.

Đó là ý tứ của người đệ tử Phật, sau Phật khoảng 600 năm: Pháp do các duyên sanh. Cho nên, nói pháp là KHÔNG, KHÔNG cũng là giả danh. Hiểu thế là trung đạo. Chưa từng có một pháp. Chẳng từ nhân duyên sanh. Thế nên tất cả pháp, không pháp nào chẳng không.

Nếu ai đó, cho rằng: Ta là người vĩ đại, thì họ đã lọt trong vòng tương đối rồi. Vả lại, vĩ đại là một danh ngôn, để cho người ta khái niệm về một sự vật nào. Tự thân nó không có thực chất. Cũng vậy, Bồ tát là phải thông qua hành động. Nếu không hành động thì chẳng có gì gọi là Bồ tát hay không Bồ tát.

Vấn đề trang nghiêm, xây dựng một cõi Phật, đến đây thì ông Tu Bồ Đề đã hiểu rõ lắm rồi. Không thể đem vật chất để trang nghiêm dù đó là vàng, bạc, lưu ly... cũng không thể đem tinh thần: bố thí, trì giới, nhẫn nhục... để trang nghiêm. Nhưng muốn có cõi Phật thanh tịnh, phải biết sử dụng hai thứ chất liệu đó. Sử dụng đúng, hai thứ chất liệu đó biến thành cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh. Sử dụng sai, nhọc công vô ích, như đem giống lúa, ngô, đậu, gieo rải trên đỉnh núi đá hoa cương, không có ngày bén mông sanh cây được.

Là Bồ tát, phải tu học, phải thông hiểu vấn đề trọng đại: NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG. Bằng ngược lại, ôm cây đợi thỏ, khổ công vô ích, làm trò cười cho thức giả, thì còn gì là Bồ tát hay không Bồ tát.

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương