Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


VIII. VẤN ĐỀ CHỨNG ĐẮC TRONG ĐẠO PHẬT, NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?



tải về 0.62 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

VIII. VẤN ĐỀ CHỨNG ĐẮC TRONG ĐẠO PHẬT, NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?


Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Những người chứng đắc tứ quả Thanh văn, có thể nghĩ rằng chính mình đã chứng được tứ quả Thanh văn chăng?

Ông Tu Bồ Đề thưa: Không thể, theo con hiểu


  • Tu Đà Hoàn là được quả nhập lưu, nhưng thực ra không nhập vào đâu cả. Tại vì không nhập, không dính mắc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gọi là Tu Đà Hoàn.

  • Tư Đà Hàm là được quả nhất lai, nhưng thật ra chẳng thấy có vãng lai, nên gọi là Tư Đà Hàm.

  • A Na Hàm là người được quả bất lai, mà không thấy có tướng bất lai, nên gọi là A Na Ham.

Bạch Thế Tôn! Gọi là A La Hớn, kỳ thực chẳng có cái chi là A La Hớn cả. Bạch Thế Tôn! Nếu có vị A La Hớn nghĩ rằng: Tôi được quả A La Hớn thì mắc vào bốn tướng chấp: Ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mệnh, thế thì không còn được gọi là A La Hớn nữa.

Bạch Thế Tôn! Phật đã khen: Rằng Tu Bồ Đề được vô tránh tam muội, là người bậc nhất, là A La Hớn ly dục đứng đầu.

Bạch Thế Tôn! Nếu con có ý nghĩ: Rằng con được quả A La Hớn thì Thế Tôn đã hẳn chẳng khen: Tu Bồ Đề là con người ưa hạnh tịch tịnh. Do vì con không móng niệm chấp mắc, Thế Tôn mới khen: Tu Bồ Đề là con người ưa hạnh tịch tịnh.

TRỰC CHỈ

Vấn đề chứng đắc là phương tiện giả lập danh ngôn. Hành giả chân chính không bao giờ để tâm ước mong chứng đắc. Uớc mong chứng đắc và xem sự chứng đắc như một chức tước, phẩm trật thụ phong là một sự sai lầm trầm trọng đáng thương. Người đó vĩnh viễn ở ngoài lề Phật pháp. Phải hiểu rằng: Tất cả quả vị từ thấp tới cao là do sự giác ngộ chân lý, giải thoát vô minh phiền não trọn vẹn hay chưa của hành giả mà ước định. Không một đấng tha nhân, một thế lực siêu nhiên nào có quyền ân sủng ban cho hay thương tình phong tặng. Sự giải thoát giác ngộ đến mức độ nào, tùy thuộc sự nhận thức của hành giả đối với: Vô minh, hoặc lậu và công dụng hóa giải, đấu tranh, giữa hai lực lượng GIÁC của thâm tâm mình trong cuộc sống hằng ngày. Theo Phật học: Mâu thuẫn cơ bản và cũng là mâu thuẫn đối kháng giữa triền phược và giải thoát, giữa giác ngộ và mê mờ của hành giả, được thể hiện qua ba từng hoặc lậu. Đó là những đối tượng cần được hóa giải và đấu tranh của một hành giả phát tâm đi con đường Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Những hoặc lậu đó là:
1.HOẶC KIẾN, TƯ: Hoặc nầy ràng buộc chúng hữu tình trôi lăn trong tam giới, lên xuống ở sáu đường (hoặc giới nội). Gọi là hoặc KIẾN TƯ cho nên có:

A.Kiến hoặc: Kiến hoặc là sự sai lầm về nhận thức, hoặc nầy gồm có:

1. Thân kiến, 2. Biên kiến, 3. Tà kiến, 4. Kiến thủ kiến, 5. Giới cấm thủ kiến

B.Tư hoặc: Đây là sự sai lầm cả nhận thức lẫn hành động, gồm có:

1. Tham, 2. Sân, 3. Si, 4. Mạn, 5. Nghi, 6. Ác kiến

2.HOẶC TRẦN SA: Hoặc trần sa che chướng chân lý, làm cho năng lực giác ngộ bị kềm hãm, sự giáo hóa chúng sanh bị hạn chế tiêu cực. Những người đã được ra ngoài ba cõi, vẫn còn bị tác động bởi hoặc nầy. Còn hoặc trần sa, chưa hóa giải hết, địa vị chỉ đến được A La Hớn quả và Bích chi Phật của nhị thừa. Khác với hoặc kiến tư, hoặc trần sa không biểu hiện một trạng thái một cụ thể nhất định nào ở chủ quan nội tại. Nó là hậu quả của sự nhận thức chân lý chưa hoàn thiện. Vì nó cũng chỉ là thứ hoặc lậu vốn dĩ hư huyễn của tha nhân. Nói một cách dễ hiểu: Đối với chân lý, người nhị thừa chỉ nhận thức ước độ 60 phần trăm. Do trần sa hoăc che chướng 40 phần trăm chân lý còn lại.

3.HOẶC VÔ MINH: So với hoặc trần sa của người nhị thừa, hoặc vô minh che chướng một phần vi tế đối với chân lý. Hoặc vô minh làm hạn chế một phần nhỏ sự giác ngộ chân lý của Bồ tát. Nó chỉ có thể làm cho Bồ tát còn một chút ngần ngại bước tiến của mình trên đường đến đích: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tóm lại, vấn đề chứng đắc quả vị chỉ là sự ước định cái năng lực hóa giải đấu tranh, diệt trừ hoặc chướng trên đường tu tập từ phàm phu đến Phật quả. Nó chỉ được xem như những trụ số, lưu luyến trụ số, không thể tiến đến xa hơn. Hành giả Phật tử chấp mê tham luyến quả vị là phạm phải sai lầm nghiêm trọng, bước tiến sẽ bị chận đứng trên đường giác ngộ giải thoát. Vướng mắc vào quả vị cũng là vướng mắc bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh. Vướng mắc vào chứng đắc, cũng tức là vướng mắc bốn chứng bịnh trầm kha: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh. Đã vướng mắc rồi, tinh tấn bao nhiêu, có khổ công khổ hạnh thế nào, cũng chỉ là người mò trăng đáy nước, nấu cát mong được thành cơm! Không có ngày hiện thực.

Vấn đề chứng đắc, người đệ tử Phật nên thận trọng, lưu tâm!

---o0o---


IX. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRANG NGHIÊM CHO MÌNH MỘT CÕI PHẬT


Phật bảo ông Tu Bồ Đề: Ông hiểu thế nào? Trong thời Phật Nhiên Đăng xa xưa, đối với Phật pháp lúc bấy giờ, Như Lai có chứng đắc gì không?

_ Bạch Thế Tôn: Không, ở thời Phật Nhiên Đăng, Như Lai không đắc một pháp gì.

Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Bồ tát có thể trang nghiêm cho mình một cõi Phật không?

_ Bạch Thế Tôn: Không, vì sao? Vì gọi rằng trang nghiêm cõi Phật, nhưng thực ra không có trang nghiêm mà gọi trang nghiêm vậy thôi.

Đúng vậy, Tu Bồ Đề! Các Đại Bồ tát nên sanh tâm trong sạch như thế. Không nên sanh tâm trụ chấp nơi sắc, không nên sanh tâm trụ chấp nơi thanh, nơi hương, vị, xúc, pháp, nên sanh tâm vô sở trụ.

Tu Bồ Đề! Ví như có người thân lớn như núi chúa tu di, ông nghĩ thế nào? Thân người đó có lớn không?

_Bạch Thế Tôn: Rất lớn. Vì sao? Vì theo lời Phật: Sự to lớn đó, phải được hiểu là tương đối lớn và đừng chấp lớn thì được gọi là rất lớn.

TRỰC CHỈ

Nếu hiểu được phẩm NHƯ LAI THỌ LƯỢNG ở kinh Pháp Hoa, ta sẽ thấy rõ thêm nghĩa NHƯ LAI ở kinh Bát Nhã nầy: Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ. Như Lai là cái bản thể chân như, bất tăng bất giảm, bất diệt bất sanh. Đến không chỗ từ, đi không chỗ tới: Như Lai vô thỉ vô chung. Hiểu như vậy rồi, thì Như Lai hiện tại hay Như Lai ở thời Phật Nhiên Đăng xa xưa, cũng chẳng có gì gọi là CHỨNG ĐẮC, huống hồ địa vị một Như Lai! Mê thì vô minh phiền não tác động hoành hành gọi là phàm phu chúng sanh.Giác thì vô minh phiền não tự tan biến hết. Có giải thoát, giác ngộ thì gọi là Như Lai, Phật. Thế nên, biết rằng, xưa kia cũng như hiện nay, Như Lai nào có CHỨNG ĐẮC Phật pháp gì đâu!

Vấn đề, trang nghiêm cõi Phật, cần có chất liệu gì?
Bồ tát trang nghiêm một cõi Phật tôn nghiêm, để khi thành Phật, mình có một cõi nước bằng thất bảo đẹp đẽ huy hoàng như cõi nước chư Phật mười phương, được kinh điển mô tả. Muốn trang nghiêm cõi Phật, là nguyện vọng chánh đáng, Phật không cấm đoán quở rầy. Vấn đề là ở chỗ: phải biết lấy chất liệu gì để trang nghiêm xây dựng. Đem vàng ròng cúng chùa, xây cất trai đường, tăng xá, để ngày thành Phật mình có cõi nước Phật bằng vàng ròng ư? - Không được.
Đem bạc lát nền chùa, đem vàng đúc tượng Phật, tạo khánh ngọc, chuông vàng, để sau này thành Phật, có được cõi Phật bằng vàng bạc kim cương châu báu ư? - Không phải
Đem tất cả của cải quý giá cúng chùa, khắc tên họ vào bia đồng, bảng đá trước điện Phật, nhờ chư tăng chú nguyện hồi hướng công đức cho, để sau nầy thành Phật, mình sẽ có cõi nước toàn những thứ quý giá lộng lẫy ấy ư? - Mê tín lắm!
Nếu có những ý nghĩ trên, thật rất ngây thơ. Đem cái nhân vật chất hữu vi, trang nghiêm xây dựng để mong cầu cái quả giải thoát giác ngộ vô vi, vĩnh viễn trong tương lai không có ngày hiện thực.
Theo giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, mọi người có khả năng trang nghiêm cho mình một cõi Phật mà không cần khởi tâm dụng ý trang nghiêm. Tùy khả năng hoàn cảnh thích hợp với mình, hành giả có thể thực hành từng phần hay toàn phần những pháp môn sau đây:


1. QUÁN TỨ NIỆM XỨ

  1. Quán thân bất thọ

  2. Quán thọ thị khổ

  3. Quán tâm vô thường

  4. Quán pháp vô ngã

2.

TU


TỨ CHÁNH CẦN



  1. Việc thiện chưa sanh siêng năng kích khởi

  2. Việc thiện đã sanh siêng năng phát triển

  3. Việc ác chưa sanh siêng năng ngăn chận

  4. Việc ác đã sanh cương quyết dứt trừ

3.

ĐỀ KHỞI TỨ

NHƯ Ý TÚC


  1. Dục

  2. Tinh Tấn

  3. Hỷ

  4. Nhất tâm

4.

KÍCH


KHỞI

NGŨ


CĂN

  1. Tín

  2. Tấn

  3. Niệm

  4. Định

  5. Tuệ

5.

PHÁT


TRIỂN

NGŨ


LỰC

  1. Tín

  2. Tấn

  3. Niệm

  4. Định

  5. Tuệ

6.

DUY



THẤT

BỒ

ĐỀ



PHẦN

  1. Trạch pháp

  2. Tinh tấn

  3. Hỷ

  4. Khinh an

  5. Niệm

  6. Định

  7. Xả


7.

THỰC


HÀNH

BÁT


CHÁNH

ĐẠO



  1. Chánh kiến

  2. Chánh tư duy

  3. Chánh ngữ

  4. Chánh nghiệp

  5. Chánh mệnh

  6. Chánh tinh tấn

  7. Chánh niệm

  8. Chánh định

8.

VẬN DỤNG


TỨ NHIẾP

PHÁP


  1. Bố thí

  2. Ái ngữ

  3. Lợi hành

  4. Đồng sự

9.

THỂ NHẬP


LỤC ĐỘ TRONG

CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY



  1. Bố thí

  2. Trì giới

  3. Nhẫn nhục

  4. Tinh tấn

  5. Thiền định

  6. Trí tuệ

Thực hiện những điều trên hành giả sẽ có cõi Phật TRANG NGHIÊM mà không cần chất liệu: kim, ngân...thất bảo để trang nghiêm xây dựng. Đó là thâm nghĩa của câu: TRANG NGHIÊM PHẬT ĐỘ GIẢ, TỨC PHI TRANG NGHIÊM, THỊ DANH TRANG NGHIÊM: gọi là trang nghiêm cho mình một cõi Phật, kỳ thật chẳng có trang nghiêm gì!

Vấn đề nhiều ít lớn nhỏ cũng vậy. Hành giả Bát Nhã Ba La Mật luôn luôn trong tỉnh giác, cho nên khi nhận thức một sự vật, có phân biệt lớn nhỏ. Rất lớn hay rất nhỏ. Nhưng hành giả hiểu rằng: lớn là lớn đối với cái nhỏ. Rất lớn là lớn đối với cái khá to. Cho nên dù là rất lớn, nhưng cái lớn đó phải hiểu cái lớn trong vòng tương đối, hiểu như vậy, Bồ tát sanh tâm VÔ SỞ TRỤ. Vì TRỤ thì tự khắc đã sai lầm. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng thế. Chúng là đối tượng của lục căn, là pháp nhân duyên sanh khởi. Hãy nhìn sự vật hiện tượng bằng Bát Nhã Ba La Mật và luôn luôn thức tỉnh: ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương