Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XVII. QUA SỰ NHÂN THỨC CỦA PHẬT NHÃN THÌ TẤT CẢ LÀ MỘT VÀ MỘT LÀ TẤT CẢ



tải về 0.62 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

XVII. QUA SỰ NHÂN THỨC CỦA PHẬT NHÃN THÌ TẤT CẢ LÀ MỘT VÀ MỘT LÀ TẤT CẢ


Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Với các thứ mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, và Phật nhãn, Như Lai có đủ chăng?

- Bạch Thế Tôn! Như Lai có đủ.

- Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Những cát của sông Hằng Như Lai có nói là cát không?

- Bạch Thế Tôn! Như Lai vẫn nói là cát.

- Tu Bồ Đề! Phỏng có những số sông Hằng nhiều bằng số cát của sông Hằng và cõi Phật trong mười phương nhiều bằng số cát của những sông Hằng kia. Ông hiểu thế nào? Cõi Phật như thế có nhiều chăng?

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

- Tu Bồ Đề! Bao nhiêu tâm niệm của chúng sanh trong ngần ấy cõi Phật, Như Lai đều biết rõ. Vì sao? Vì Như Lai nói: Các tâm đều phi tâm, mà gọi tâm vậy thôi. Vì sao Như Lai nói vậy? Vì tâm quá khứ tìm không có, tâm hiện tại tìm không có và tâm vị lai tìm cũng có.



TRỰC CHỈ
Sự hỏi đáp qua lại giữa Đức Phật và ông Tu Bồ Đề, về năm thứ mắt, hàm chứa ý nghĩa bên trong, nhằm nói lên: Sự thấy biết của Như Lai là thấy biết toàn diện, khi nhận thức về một đối tượng. Theo Phật học, nhận thức của con người đối với vũ trụ vạn hữu khách quan, phải trải qua quá trình tư duy từ cạn tới sâu, từ thô đến tế, thông qua “ngũ nhãn” của con người. Nói cách khác là nhận thức một đối tượng phải tư duy, cân nhắc, gạn lọc, phân tích qua năm tầng trí tuệ, thì sự nhận thức mới chính xác, đáng tin cậy. Thuật ngữ Phật học gọi năm tầng trí tuệ ấy bằng cái từ “ngũ nhãn”.

Ở đoạn Bát Nhã Ba La Mật nầy, Phật cho biết: Tất cả giáo lý, Như Lai dạy cho các đệ tử, Như Lai đã tư duy, cân nhắc, gạn lọc, phân tích kiểm nghiệm phẩm chất của mọi sự việc, mọi vấn đề rồi: rằng sự thấy biết thông thường bằng nhục nhãn Như Lai vẫn có như tất cả mọi người đã có. Sự thấy biết trong sáng hơn, phẩm chất nhận thức cao hơn, của người trí thức, Như Lai cũng đã có. Sự thấy biết của người có trình độ giác ngộ, nhận thức được một phần sự thật ở phía bản thân, thấy được chân lý NGÃ KHÔNG của pháp nhãn. Như Lai vẫn sử dụng. Sự thấy biết tinh tường, thâm diệu hơn, trong nhận thức nhân sanh vũ trụ, quán triệt cạn nguồn chân lý: NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG của tuệ nhãn, Như Lai đã thường xuyên vận dụng. Cuối cùng là sự thấy biết qua tri kiến Như Lai, Như Lai sử dụng cách ngắm nhìn, cách tư duy nhận thức vạn hữu vũ trụ qua tự tánh NHƯ THỊ của chính nó.

Đó là:

NHƯ THỊ Tánh

NHƯ THỊ Tướng NHƯ THỊ Thể

NHƯTHỊ Lực NHƯ THỊ Tác

NHƯ THỊ Nhơn

NHƯ THỊ Duyên

NHƯ THỊ Quả

NHƯ THỊ Báo

NHƯ THỊ Bổn mạt cứu kính

Cát của một sông Hằng vốn đã nhiều, số sông Hằng nhiều bằng số cát, quả là vô số kể.Vậy mà, cõi nước chư Phật mười phương nhiều bằng số cát của những sông Hằng kia, rõ là vô lượng vô biên, vượt ngoài tất cả số. Chúng sanh ở trong những cõi nước Phật ấy, nhiều phải nhân lên gấp nghìn muôn ức triệu lần. Thế mà Như Lai nói: Bao nhiêu Tâm chúng sanh trong ngần ấy cõi Phật, Như Lai đều biết rõ. Có phải chăng Như Lai muốn đề cao sự ly kỳ, hi hữu của một đấng siêu nhân?


Như Lai không là người kiêu hãnh, tự đề cao. Càng không bao giờ xem mình là một đấng siêu nhân, như những người đệ tử kém cỏi đề cao Như lai vô ý thức.
Theo giáo lý Phật, TÂM là ngôn thuyết giả danh để chỉ một TỔNG thể bao trùm tất cả BIỆT thể. Một ĐỒNG thể dung nhiếp hết thảy DỊ thể. Một THÀNH thể tồn tại trong HOẠI thể của hiện tượng vạn pháp. Nói cách khác: TÂM là chỉ sự bao hàm, sự dung nhiếp và duy trì sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ mật thiết bất khả phân ly. Mọi sự vật tồn tại, đều được biểu hiện qua “Sáu tướng viên dung”. Nhìn ở mặt BIỆT, DỊ, HOẠI, ta sẽ thấy tướng riêng của sự vật hiện tượng. Nhìn qua mặt TỔNG, ĐỒNG, THÀNH, ta nhận thức được tánh chung của vạn pháp.

Vì thế, TÂM chúng sanh dù nhiều bất khả thuyết vô lượng vô biên. Như Lai đều biết rõ mà không vướng phải sự khó khăn nào. Mà đó là một sự thật biện chứng rành rành: TẤT CẢ LÀ MỘT, MỘT LÀ TẤT CẢ, trong hệ tư tưởng triết học của Đại thừa Phật giáo, Bát Nhã Không Tôn.

Như Lai nói tâm vốn không phải Tâm mà gọi Tâm vậy thôi. Bởi vì Tâm quá khứ tìm không có, Tâm hiện tại tìm không có, và Tâm vị lai cũng không tìm có!

---o0o---


XVIII. VẤN ĐỀ PHƯỚC ĐỨC HÀNH GIẢ PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?


Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Giả như có người đem thất bảo đầy ngập cõi tam thiên đại thiên để bố thí, với việc làm đó, người ấy được phước đức nhiều chăng?



  • Bạch Thế Tôn! Đúng vậy. Theo con hiểu: Do nhân duyên đó, người bố thí được phước đức rất nhiều.

  • Tu Bồ Đề! Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói phước đức nhiều, vì phước đức vốn không, Như Lai mới nói phước đức nhiều.

TRỰC CHỈ

Hãy tìm một tiêu chuẩn, để định nghĩa thế nào là phước đức. Đó là vấn đề cần được đặt ra để nghiên cứu. Có thể nói không sợ lầm. Rằng: Không ít Phật tử chỉ nhận thức mơ hồ về vấn đề phước đức. Cho nên, nếu có người hỏi: Phước đức là gì? Thì mỗi người có thể nói một cách theo cái hiểu của mình. Đại để:



  • Có người cho rằng: Phước đức là người có nhà cao cửa rộng, lắm tiền, nhiều của, ăn tiêu sang trọng là người có phước đức. Vậy: Phước đức là Tiền của và sang trọng!

  • Người khác bảo: Có vẻ đẹp yêu kiều, diện mạo khôi ngô là người có tướng phước đức.

Vậy; Phước đức là Vẻ đẹp, tướng oai!

  • Người thì bảo: Phước đức là người làm Quốc trưởng, Tổng thống là những bậc quyền cao, chức lớn.

Vậy: Phước đức là Chức tước địa vị!

  • Có người lại nói: Làm một Hòa thượng, Thượng tọa, có được chùa to, vườn rộng, có diện mạo phương phi, có dáng đi lững thững, trông vẻ đạo cốt tiên phong, là người có phước đức.

Vậy: Phước đức là Sự nghiệp và dáng điệu!
Những ý tưởng đó, dựa trên sự nhận thức thông thường, chắc hẳn cũng có nhiều người đồng ý. Nhưng qua nhận thức của Bát Nhã nếu không nói đó là sai, thì những thứ phước đức đó, không phải là thứ phước đức trong kinh Bát Nhã Ba La Mật nói, và cũng không phải là thứ phước đức mà đức Phật muốn dạy cho các hàng đệ tử mình.
Theo giáo lý Phật, phước đức được phân chia rành rẽ:


  • Phước đức hữu lậu và

  • Phước đức vô lậu

Những thứ phước đức, theo quan niệm thông thường được nêu ở trên, là phước đức hữu lậu. Hữu lậu là người thụ hưởng phước đức này, sẽ còn lọt rớt trong khổ lụy đau thương. Nó chỉ đem lại sự an lạc cho con người trong giai đoạn. Căn bản khổ đau của con người là vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ não, những thứ phước đức đó, không giúp ích giải quyết được gì. Tệ hơn nữa, chính những thứ đó, lại có thể là nguyên nhân gây ra khổ lụy đau thương. Những tấm gương sờ sờ trước mắt: người ta vẫn tự tử, trong cảnh gia cư sung mãn. Người giết nhau, vì vẻ đẹp bá mị yêu kiều. Người ta đánh đấu nhau, vì dáng điệu uy phong lẫm lẫm. Người ta lật đổ nhau vì cái ngôi Tổng thống, địa vị Quốc vương. Người ta triệt hạ nhau, để rồi kẻ ung dung trước điện Phật, người đau khổ rũ xác trong tù!
Nếu bảo rằng: Phước đức phải là giàu sang, sự nghiệp; phải là lẫm lẫm oai phong; phải là vương hầu, khanh tướng; phải là chùa to, vườn rộng; phải là cảnh đẹp, dáng thần tiên thì Phật Thích Ca, sau giờ phút xuất gia, sau ngày chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài đã trở thành người vô phước đức nhất đời chăng?
Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Chỉ vi sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu”….

(Một bát xin nhà nhà

Đơn thân hành cước khắp Sanh tử việc hàng đầu

Giáo hóa mỏn xuân thu).


Có phải chăng là hình ảnh của những người vô phước nhất trong nền giáo lý Phật?
Vậy những gì là phước đức, theo quan điểm của Bát Nhã Ba La Mật Đa?

Theo quan điểm của Bát Nhã Ba La Mật, phước đức chỉ là một từ phát xuất từ khái niệm trừu tượng (Phước đức tức phi phước đức tánh), phước đức phải được hiểu qua sự giải thoát, giác ngộ, qua sự bình an thanh thoát, sự tự tại an nhiên trong đời sống con người. Có ngần ấy điều kiện có thể gọi là người có phước đức. Ngoài ra, người có phước đức còn là người có thể làm gương mẫu, mực thước: đức nhẫn nhục, tánh ôn hòa, lòng từ bi, hành động vị tha, tinh thần vô ngã. Từ đó, đem lại cho nhiều người sự kính phục cảm mến, có thể học tập làm theo.


Phước đức vốn không, cho nên làm phước đức, đừng sanh tâm chấp mình làm. Không chấp, mà làm phước đức, thì phước đức mới nhiều. Chấp mình là người làm phước đức rất dễ bị tiêu tan. Vì tướng NGÃ, tướng NHƠN, tướng CHÚNG SANH, tướng THỌ GIẢ đồng khởi. Chẳng những phước đức không còn, mà còn mang thêm ác nghiệp!
Đã mang lấy nghiệp vào thân

Chớ mong cầu cứu Phật gần, Phật xa

Thiện căn ở tại lòng ta

Nào đâu có phải ở ba bạc vàng!

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương