Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XIII. LY NHẤT THIẾT CHƯ TƯỚNG CÁCH NÀO ĐỂ ĐƯỢC GỌI LÀ CHƯ PHẬT



tải về 0.62 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

XIII. LY NHẤT THIẾT CHƯ TƯỚNG CÁCH NÀO ĐỂ ĐƯỢC GỌI LÀ CHƯ PHẬT


Ông Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Từ khi được tuệ nhãn đến nay, lần đầu tiên con được nghe kinh điển thậm thâm nầy. Bạch Thế Tôn! Con nghĩ rằng: người nào được nghe kinh nầy, lòng tin thanh tịnh thì có thể sống trong thật tướng, họ là người hi hữu bậc nhất.

Bạch Thế Tôn! Nói là thật tướng mà không phải tướng, Như Lai gọi là thật tướng vậy thôi.

Bạch Thế Tôn! Kinh nầy con nghe hiểu không lấy làm khó lắm. Sau 500 năm có người nghe hiểu tin nhận mới là hi hữu. Bởi vì phải xóa hẳn bốn tướng chấp: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, mới tin nổi kinh nầy! Người đó phải nhận thức được: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng là phi tướng mới tin nổi kinh nầy, và con người đó chắc chắn đạt đến quả vị Phật và đã rời hết tất cả tướng.

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Đúng như lời ông nói. Người nghe kinh nầy mà tâm ý không kinh hãi, không ngờ vực là người hi hữu.

Tu Bồ Đề! Như Lai nói: Bố thí Ba La Mật, không phải bố thí Ba La Mật gọi là bố thí Ba La Mật, nhẫn nhục Ba La Mật cũng vậy.

Tu Bồ Đề! Xưa kia ta bị vua Ca Lợi chặt đứt thân thể. Lúc đó ta không khởi tướng chấp nào. Nếu ta khởi một tướng nào trong tứ tướng thì ta đã nổi tâm sân hận.

Tu Bồ Đề! Ta nhớ lại thuở xa xưa, về quá khứ năm trăm đời, ta là một nhẫn nhục tiên. Suốt thời gian đó, ta không hề có nổi lên bốn tướng chấp...

Tu Bồ Đề! Bồ tát phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên xóa sạch các tướng chấp. Không nên sanh tâm trụ chấp nơi sắc, nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên sanh tâm vô trụ. Nếu có trụ là phạm phải sai lầm.

Tu Bồ Đề! Vì ích lợi tất cả chúng sanh, nên bố thí như vậy, Như Lai nói: Tất cả các tướng là phi tướng. Tất cả chúng sanh phi chúng sanh.

Tu Bồ Đề! Lời nói của Như Lai là chơn là thật, là không lật lọng, là không tráo trở phỉnh phờ.

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát bố thí mà còn chấp, thì như người đi vào chỗ tối, chẳng thấy được gì. Bồ tát bố thí không chấp như người mắt tốt ở dưới bầu trời trong sáng, thấy hết cảnh vật sắc màu.

Tu Bồ Đề! Đời sau có chúng sanh nào nghe kinh nầy, thọ trì đọc tụng, Như Lai dùng trí tuệ Phật, sẽ thấy hết và biết hết. Những người đó đã thành tựu vô lượng vô biên công đức!

TRỰC CHỈ

Giáo lý Bát Nhã Ba La Mật là thứ giáo lý thậm thâm. Ông Tu Bồ Đề đến nay mới nghe được lần đầu kể từ khi ông được tuệ nhãn. Bởi vì giáo lý nầy chưa đến lúc, không nói, chưa phải đối tượng, không trao truyền. Người nghe giáo lý nầy không kinh sợ, không nghi ngờ, sanh tâm hâm mộ, đọc tụng thọ trì là người có khả năng sống trong THẬT TƯỚNG. Người đó sẽ tự tại an nhiên, trong pháp thân hiện hữu, trước cảnh trúc biếc mai vàng, trăng thanh mây bạc. Họ sẽ có cái nhìn NHƯ THỊ đối với hiện tượng vạn pháp trong vũ trụ bao la. Đó là mẫu người hi hữu trên đời. Cuối cùng người đó đạt đến quả PHẬT.

Bởi vì PHẬT là con người. Là một con người thôi. Phật chỉ khác hơn người thường ở chỗ: Phật có Bát Nhã Ba La Mật là thứ trí tuệ sắc bén, có khả năng nhận thức xuyên suốt THẬT TƯỚNG. Nói cách khác là nhận thức đúng qui luật khách quan tồn tại của vạn pháp hiện tượng.

Nói rằng THẬT TƯỚNG, kỳ thật chẳng có thật tướng gì. Thật tướng chỉ là tướng trạng của sự vật tồn tại khách quan thông qua sự vận hành sanh diệt, và diệt để rồi sanh. Nó là tướng duyên sanh NHƯ THỊ của vũ trụ vạn hữu. Nó vô thỉ, vô chung, vô cùng, vô cực.

Vấn đề “lục Ba La Mật” kỳ thật chẳng có Ba La Mật gì! Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ chỉ là những đức tánh vốn có của con người. Tự tánh con người không xan tham, không sai quấy, không thô bạo, không biếng lười, không loạn động và không si mê. Nhưng bởi con người không biết giữ gìn đức tánh tốt đẹp vốn có đó, để cho xông ướp vào tâm ý những chứng xấu tật hư: tham lam, sai quấy, thô bạo, biếng lười, tạp loạn và si mê, làm cho Phật chất của con người bị phai mờ hoen ố, như tấm gương trong sáng bị khói bụi cuộc đời bám phủ. Phật là vị đạo sư sáng suốt, chỉ bày phương pháp đối trị những chứng xấu tật hư: hãy lấy bố thí trị xan tham. Lấy trì giới trị sai trái. Lấy nhẫn nhục trị thô bạo. Lấy siêng năng trị biếng lười. Lấy định tâm trị tạp tưởng. Lấy trí tuệ trị si mê. Nói tóm, dùng lục độ trị lục tệ. Sự đối trị được kết quả viên mãn, Phật gọi cho nó cái từ “Ba La Mật:, kỳ thật chẳng có Ba La Mật gì!

Chuyện vua Ca Lợi chặt đứt thân thể mà hồi ấy Phật không sanh tâm sân hận. Đó là cách nói điển hình về cái từ “Ba La Mật” qua nhẫn nhục độ. Để hành giả tư duy, so sánh sự vô trụ, vô trước, của những độ còn lại. Chứ từ bi trong đạo Phật không có nghĩa lim dim thụ động, còn khiếp nhược không có nghĩa đầu hàng. Đức Phật sanh thời cũng như nhiều đời trong quá khứ, đã từng hàng phục độc long, chế ngự cuồng tượng, diệt trừ giặc cướp...Những việc làm đó đã được ghi vào kinh sử Phật học. Có phải chăng tu hành là không phân biệt thiện ác, ù ù cạc cạc, đần độn ngu si...?



ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM. Bồ tát mà có chỗ trụ là sai quấy rồi. Trụ chấp: sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp sai quấy đã đành. Trụ chấp: Bồ đề, Niết bàn vẫn là sai quấy. Bởi vì: Bồ đề, Niết bàn không phải là thứ đối tượng CHỨNG ĐẮC, có ai đó ban cho. Cũng không phải là cảnh giới xa xôi nào, do sự thoát xác vãng sanh mới có. Ta hãy đọc đoạn kinh văn:

Nhất thiết chư pháp vô vi Phật pháp.



Nhi ngã bất liễu tùy vô minh lưu

Thị tắc ư Bồ đề trung kiến bất thanh tịnh

Ư giải thoát trung nhi khởi triền phược”...

Theo tư tưởng đại thừa: tất cả pháp đều là Phật pháp. Tại vì ta không hiểu, buông xuôi theo dòng trôi chảy của vô minh. Thế nên ở trong Bồ đề, mà chỉ thấy vô minh phiền não. Ở trong Niết bàn mà thấy rặt ràng buộc khổ đau.

Hãy tin nhận lời dạy của Như Lai. Lời nói của Như Lai: Chân ngữ giả, thật ngữ giả, bất dị ngữ giả, bất cuống ngữ giả.
Đừng tưởng rằng Như Lai có CHỨNG ĐẮC THẬT, đối với một pháp nào. Vì sao? Vì nó không có hình dáng kích thước. Nhưng đừng tưởng pháp của Như Lai CHỨNG ĐẮC LÀ HƯ. Vì sao? Vì Như Lai có giác ngộ chân lý thật sự và giải thoát vô minh thật sự. Như Lai là bậc PHÁP VƯƠNG.

Bố thí mà chấp, là bố thí có điều kiện, thì chẳng khác bao nhiêu, so với sự đổi chác tầm thường. Thế nên, phước đức chẳng là bao. Bố thí vô trụ tướng, phước đức vô biên vô lượng. Vì bố thí như vậy, có nghĩa là mình trở về, sống với tự tánh thanh tịnh, không tham lam vốn có của mình là sống đúng theo chân lý của hiện tượng vạn pháp trong vũ trụ.

Kinh nầy là thứ kinh khó nghe khó nhận. Nghe mà hiểu và tin nhận là người nầy gần gũi Như Lai. Phật sẽ thấy hết, biết hết, người nầy được vô lượng vô biên công đức, vì đã có cái vốn Bát Nhã Ba La Mật, đủ để xây dựng lâu đài Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi.

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương