Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn


XXX. NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG LÀ ĐẠT ĐÁO ĐIỂM CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT



tải về 0.62 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.62 Mb.
#35514
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

XXX. NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG LÀ ĐẠT ĐÁO ĐIỂM CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT


Tu Bồ Đề! Giả sử có người đem thất bảo đầy vô lượng cõi nước để làm việc bố thí, nhưng nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thọ trì đọc tụng kinh này rồi giảng nói cho người khác nghe chứng bốn câu kệ, phước đức của người này nhiều hơn người trước.

Nhưng phải giảng nói như thế nào?

- Rằng:

“Không nên chấp thủ pháp tướng và hãy như như bất động” trước các pháp tướng ấy.

Vì sao thế?

-Vì:


Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn, như bóng quáng bọt bèo

Như sương mai, như điện chớp

Nên như vậy mà quán chiếu tư duy.



TRỰC CHỈ

Từ trước đến đây, không cần đếm kỹ là mấy lần, nhưng độc giả đã nhớ vấn đề cơ bản của tư tưởng Bát Nhã mà Phật nói rất nhiều lần. Rằng đem vật chất thất bảo bố thí bao nhiêu, cúng dường cách nào, cũng không thể so sánh với công đức tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Ý đó Phật nhắc nhiều lần đến nỗi độc giả có cảm nghĩ lạ, nếu không dám nói là nhàm tai. Nhưng chính điều đó nói rõ với đệ tử Phật rằng:


Thất bảo dù nhiều, nhưng nó không phải là nhân tố quyết định làm nên quả Phật.
Trí tuệ Ba La Mật mới là DUYÊN NHÂN trực tiếp thành tựu một Như Lai.

Hãy lấy trí tuệ cung dưỡng Phật, ngày thành Phật đến rất gần, như người nấu gạo chẳng mấy chốc có cơm ăn.


Lấy thất bảo cúng dường Phật, như nhà nông mới ngâm thóc giống, chờ ngày thu hoạch, phải trải mấy khâu...dài...
Giảng nói Bát Nhã Ba La Mật, tùy đối tượng mà vận dụng ngữ ngôn, không nhất định phải nói bài kệ nào, ý nghĩa đoạn kinh nào. Đó gọi là “PHƯƠNG TIỆN” Bát Nhã.
Từ phương tiện đưa hành giả một bước tiến lên.

Rằng:


Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn, như bóng quáng bọt bèo

Như sương mai, như điện chớp

Nên như vậy mà quán chiếu tư duy.

Đó là bước thứ hai trên đường đi lên Thật tướng Bát Nhã, là QUÁN CHIẾU Bát Nhã vậy.


Trải qua quá trình quán chiếu Bát Nhã đến độ “hành thâm”. Bấy giờ hành giả sẽ có một nghị lực khinh an, vượt ra khổ não. Hành giả sẽ có sức trí tuệ sắc bén như lưỡi kiếm kim cương. Trước đối thủ lục dục, thất tình, bát phong, thập xử, hành giả hóa giải chúng bằng một tâm trạng an lành, bình tĩnh hiên ngang như núi chúa, thanh thoát tợ trời xanh, biểu hiện sức sống lạc quan tự tại của con người NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG giữa chốn trần ai. NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG là người đạt đến THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ BA LA MẬT rồi.
Có người bảo: Nếu nhìn các pháp hiện hữu như chiêm bao, như ảo thuật, như bọt nước, như bóng quáng, như sương mai, như điện chớp thì hành giả tu Bát Nhã nhìn đời bằng cặp mắt quá bi quan tiêu cực. Đó là thứ triết lý nhồi nhét cho con người một nhãn quan rời rạc xa thực tế: ăn, mặc, ở, ngủ, thở ...của cuộc đời.
Lời phê phán đó, nghe qua hẵn cũng có người cho là đúng. Nhưng đi sâu lãnh vực tri thức thì nó chỉ đúng với con người biết một mà chẳng biết hai về giáo lý Phật. Hay tệ hơn nữa là những người chưa hiểu Phật pháp tí nào.

Thuyết minh lý “vạn pháp nhân duyên sanh” là giáo lý rời xa thực tế ư?

Thuyết minh y tha khởi tánh của sự vật hiện tượng là bi quan tiêu cực ư?

- Không. Chúng ta hãy tin rằng, với cái tri kiến Bát Nhã Ba La Mật, lồng qua ngũ nhãn của Như Lai, đạo lý DUYÊN SANH và Y THA KHỞI TÁNH của vạn pháp sẽ không là một tội sai lầm.


Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệt như điện

Ưng tác như thị quán.

Đó là những thí dụ điển hình cụ thể về đạo lý DUYÊN SINH và Y THA KHỞI TÁNH của các pháp hữu vi (Duyên sanh).

Bởi vì:

* Mộng là cảnh giả, là duyên sanh bởi một giấc ngủ bất an, không thư giãn tốt.

* Huyễn là trò ảo hóa, là duyên sanh do một ảo thuật gia, cũng có thể do sự phản chiếu gay gắt của cơn nắng hạ.

* Bào là mọt nước kết tụ, là duyên sanh của một ngọn thác nhỏ, của dòng nước róc rách chảy cuối ghềnh.

* Ảnh là bóng quáng, ẩn ẩn hiện hiện là duyên sanh của thời điểm tối sáng tương tranh.

* Lộ là kết tinh của hơi nước ngưng tụ ở không trung, là duyên sanh của thời tiết âm ỉ nóng, lạnh bất thường.

* Điện là những tia chớp lóe sáng ở không trung, là duyên sanh của hai khí cực âm dương chạm phải, cũng có thể là tia điện của bác thợ hàn nhoáng ra từ que “bagết”.

Thuyết minh vạn pháp duyên sanh trong Phật học cùng một nguyên tắc ấy. Sự vật làm nhân duyên, tác động hổ tương cho nhau làm cho hiện tượng vạn pháp được hình thành.

Mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điện, trong bài kệ, Phật mượn tính duyên sanh y tha khởi của các món ấy, làm ví dụ điển hình để nhắc các đệ tử đừng quên lý “DUYÊN SANH” của vạn pháp, há lại bi quan, tiêu cực, yếm thế, rời xa thực tế ư?

---o0o---


XXXI. VẤN ĐỀ SẮC TÂM QUA CÁI NHÌN CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT


(Từ tiết mục XXXI về sau, thuộc về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc là không, không là sắc.



Thọ chẳng khác không, không chẳng khác thọ. Thọ là không, không là thọ. Tưởng chẳng khác không, không chẳng khác tưởng. Tưởng là không, không là tưởng. Hành chẳng khác không, không chẳng khác hành. Hành là không, không là hành. Thức chẳng khác không, không chẳng khác thức. Thức là không, không là thức.

Xá Lợi Phất! Cái gọi là không của ngũ uẩn, có nghĩa là không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.

Thế cho nên, cái không đó là không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức, nghĩa là ngũ uẩn đều không.

TRỰC CHỈ

Theo giáo lý Phật, vạn pháp cấu tạo hình thành theo quy luật DUYÊN SANH, Y THA KHỞI. Dù hình dạng của sự vật nghìn sai muôn khác, nhưng căn bản của chúng, vẫn phát xuất từ ngũ uẩn mà sanh ra.



1.SẮC UẨN. Đó là cái từ gọi chung tất cả vật chất, từ vô tình đến hữu tình, cụ thể như núi sông, nhà đất, cỏ cây hoa lá, cho đến khái niệm trừu tượng, như được phước, có đức, như phạm giới, sợ tội v..v..

2.THỌ UẨN: Đây là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vương.

3.TƯỞNG UẨN: Cũng như thọ uẩn, là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vương.

4.HÀNH UẨN: Hành uẩn là tính năng động, vừa hằng vừa chuyển. Nó là sự biểu hiện tánh vận động vô thường của vật chất lẫn ý thức tâm vương.

5.THỨC UẨN: Là tác dụng nhận thức chủ thể, nó trực tiếp ghi nhận sự phản ảnh của thế giới khách quan, thông qua sáu giác quan: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý căn.

Tổng hợp ngũ uẩn ta sẽ thấy:

SẮC UẨN (sắc chất) : I

HÀNH UẨN(1/2 sắc, 1/2 tâm) : I

THỌ UẨN (Tâm sở) : I

TƯỞNG UẨN (Tâm sở) : I

THỨC UẨN (Tâm vương) : I

Với giáo lý: Bát Nhã Ba La Mật Đa khi hành thâm rồi thì hành giả quán chiếu thấy “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” điều đó cho người đệ tử Phật thấy rằng: Đức Phật đã phủ định TÂM PHÁP gấp ba lần rưỡi. Sắc pháp chỉ phủ định một lần rưỡi mà thôi.


Vấn đề SẮC TÂM qua nhận thức của Bát Nhã, người ta có thể phê phán Đức Phật, nghiêng về bên VẬT, Ngài quả là người duy vật thời xưa! Vì Ngài đã đánh đổ mạnh về ý niệm MÊ TÂM. Các thứ DUY TÂM siêu hình, duy tâm chủ quan, khách quan...hẳn là không có chỗ đứng trong nền giáo lý Phật.
Người đệ tử Phật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, dõng dạc mà rằng:

“...Tam thế cầu tâm, tâm bất đắc



Tương tâm mích vọng, vọng nguyên vô”...

Nhãn quan của Bát Nhã Ba La Mật, nhận thức vấn đề tâm vật là thế.

Còn cái gọi là KHÔNG. Đạo Phật không chủ trương có cái KHÔNG, không gì hết, như lông rùa sừng thỏ vĩnh viễn không. Người tu mong đạt đến cái KHÔNG đó để làm gì? Vả lại, KHÔNG đối với CÓ. Nếu tất cả là ngoan không thì cái KHÔNG đó không có lý do tồn tại. Dù tồn tại với danh nghĩa KHÔNG.
KHÔNG của Bát Nhã là: ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG. SẮC KHÔNG. KHÔNG SẮC. KHÔNG mà không rời SẮC. Chính nơi SẮC mà thấy có KHÔNG. Vì nhận thức rằng:
“...Chúng nhơn duyên sanh pháp

Ngã thuyết tức thị không”...

Tánh tướng của vạn pháp là NHƯ THỊ. Rằng các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, mục đích nhằm diễn đạt tánh NHƯ THỊ SANH, NHƯ THỊ TRỤ, NHƯ THỊ DỊ, NHƯ THỊ DIỆT...của vạn pháp. Rằng chúng có sanh, nhưng không phải thật sanh, vì sanh để rồi diệt. Chúng có diệt, nhưng không phải thật diệt, vì diệt để rồi sanh...cho nên nào có thêm bớt cấu tịnh gì!

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương