Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn



tải về 0.72 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

II. Hình thức tổ chức của kinh. 


Toàn thể bổn kinh nầy có thể phân làm bảy đoạn:

Đoạn một: Từ câu “A-Nan thưa Phật”, đến câu “Vâng làm tất cả những điều đã nghe được”: Đây là nói rõ việc tin Phật, vâng lời Phật dạy, y theo lời Phật dạy mà chánh tâm thành ý phụng hành, thì nhất định sẽ được quả báo cát tường. Trái lại, nếu mê tín làm ngược những điều Phật dạy hoặc miệng tỏ ra thành khẩn mà tâm hạnh lại không chân thật, không tương xứng thì sẽ phải nhận lấy quả báo không cát tường. Đây là điều mà các học giả học Phật chân chánh hết sức quan tâm đến.

Đoạn hai: Từ câu “A-Nan bạch Phật rằng”, đến câu “Tội lỗi sâu nặng như thế”: Đoạn nầy luận giảng về tội lỗi của việc sát sanh. Điểm nầy thiên trong về giới luật, cũng là thực tế luận giải về vấn đề giới luật, cũng là thực tế luận giải về vấn đề thiện ác thuộc hành vi sinh hoạt của chúng ta. Phạm vi giới luật thì rộng rãi vô cùng, đây chỉ lược nêu lên một vấn đề sát sanh có tánh cách tiêu biểu để luận giải, hy vọng chúng ta từ vấn đề nầy để có thể suy rộng ra hiểu được những vấn đề khác, nhân đó mà thể nhận công đức lợi ích của tinh thần giới luật, tiến lên phát nguyện tu học ngõ hầu đạt đến cảnh giới tri hành hợp nhứt.

Đoạn ba: Từ câu “A-Nan lại bạch Phật rằng”, đến câu “Há chẳng thận trọng ư”: Đoạn nầy thảo luận về vấn đề giáo và học. Giáo học đối với quá trình sinh hoạt của con người rất là trọng yếu. Giáo học thành quả hay không đều do tâm lý song phương của giáo sư và học sinh, cùng với thái độ và phương pháp giáo học tốt, hướng dẫn tốt và học tập chuyên cần thì giáo học nhất định thành công. Phật Giáo vốn mang nặng đặc tính giáo hóa, xem trọng sự giáo dục cải thiện, tức là nhằm mục đích dạy dỗ con người tiến hóa trên đường thánh thiện giác ngộ giải thoát. Giáo sư ở đây tức chỉ cho hàng Tăng già đạo hạnh khéo khai thị giáo hóa. Học sinh là chỉ cho tín chúng chánh tâm khéo lãnh hội ngộ nhập, thành tựu cứu cánh trí huệ viên mãn, rồi sau đó đem khả năng kiến giải, tinh thần phục vụ để cứu giúp quốc gia xã hội, tạo an lành hạnh phúc cho chúng sanh. Nhân đây có thể nói tinh thần giáo hóa của Đức Phật là phương pháp giáo dục đặc thù truyền thống có khả năng cảm hóa vi diệu đưa người đến chân thiện mỹ.

Đoạn bốn: Từ câu “A-Nan lại bạch Phật”, đến câu “Đạo có thể độ được đời”: Đoạn nầy nhằm giải thích Phật pháp đối với thực tế sinh họat của chúng ta có sự va chạm không? Tương phản không? Vấn đề nầy, ngày nay đối với những người muốn học Phật mà còn do dự nghi ngờ, thì trong đoạn kinh đây, Đức Phật đã giải đáp một cách xác đáng rõ ràng, khiến cho người tu học Phật pháp theo đó có được lợi ích cho đời sống hạnh phúc mỹ mãn, mà không có chút gì trở ngại trên đường hạnh phúc tiến bộ thánh thiện. Văn kinh hàm dưỡng nội dung đến đây đã giải đáp các nghi vấn căn bản của chúng ta một cách viên mãn về bốn chữ Tu-Học-Phật-Pháp. Bốn đoạn trên đây là chủ đề vấn đáp của kinh nầy.

Đoạn năm: Từ câu “A-Nan nghe Phật nói”, đến câu “Chưa có thể nhận lấy quả Niết bàn”; Đoạn kinh đây ghi lại cảm tưởng và tâm đắc của Tôn giả A-Nan sau khi nghe pháp được lợi ích.

Đoạn sáu: Từ câu “A-Nan nhân đó mà khuyến tụng rằng”, đến câu “Phát nguyện chân thành vô thượng”; Đoạn kinh nầy thuộc thể thi kệ ngũ ngôn, bốn câu một bài, mang nội dung “A-Nan trình bày chỗ tâm đắc của mình. Đồng thời hỗ trợ Phật bằng cách khuyến hóa đại chúng trong pháp hội nên y theo lời dạy của Đức Phật mà hành trì thì mới được công đức lợi ích thù thắng, và như vậy không uổng công dạy dỗ cực khổ của Đức Phật”.

Đoạn bảy: Từ câu “A-Nan tụng như thế rồi”, đến câu “Lãnh thọ lời Phật dạy mà lui ra”: Đoạn nầy kết thúc pháp hội, đại chúng nghe Phật thuyết pháp xong lòng tin hiểu thâm sâu, phát nguyện thọ trì, đảnh lễ tạ ơn Phật. Đến đây là tổng kết toàn kinh.

III. Dịch giả


Ngài An-Thế-Cao vị Sa-môn người nước An-Tức nay là nước Iran dịch kinh nầy.

Hậu Hán là chỉ một triều đại của Trung Hoa để đại biểu cho niên đại kinh dịch. An-Thế-Cao là tên của người dịch kinh. Đại-sư Thế-Cao là người nước An-Tức, lấy tên nước làm họ mình. Ngài tên thật là Thanh, tự là Thế-Cao. Nước An-Tức đời nhà Đường gọi là nước Ba-Tư, tức là nước Iran ngày nay. Đại sư Thế Cao vốn là thái tử của vua nước An-Tức, bẩm tánh thông minh nhân từ hòa hiếu. Người có trí hụê đức hạnh lại đa tài nghệ. Sau khi phụ vương băng hà, Ngài kế thừa vương vị chưa đầy một năm rồi nhường ngôi cho người chú để thực hiện ý chí xuất gia học đạo tu hành. Sau khi thông hiểu Phật lý, lòng mang đại nguyện, Ngài rời bỏ quê hương đến Trung Quốc du hóa truyền bá Phật pháp. Lịch sử dịch kinh của Trung Quốc buổi sơ thời, Ngài là một Đại sư nổi tiếng nhất.

Ngài đến thủ đô Lạc-Dương của Trung Quốc vào thời Hậu Hán vua Hoàng-Đế niên hiệu Kiến-Hòa năm thứ hai, Tây lịch năm 148, được triều đình quý trọng kính lễ. Ở đây, suốt hai mươi hai năm (148-170), Ngài dịch được hai mươi chín bộ kinh, tổng cộng hơn 176 quyển. Đến đời Hán-Linh-Đế niên hiệu Kiến-Minh năm thứ ba, Tây lịch năm 170, Ngài mới ngừng công tác phiên dịch để đi du hóa đó đây khắp vùng Giang Nam. Tại đất Dự-Chương, ngày nay thuộc tỉnh Giang-Tây, ở tỉnh thành Nam-Xương, Ngài kiến tạo chùa Đại-An, đây là ngôi chùa đầu tiên của Trung Hoa thuộc vùng Giang Nam. Những chuyện thần bí kỳ lạ về Ngài rất nhiều, có thể tìm đọc ở Cao-Tăng-Truyện tập một.

Danh từ Sa-môn là phiên âm từ tiếng Phạn Sramana. Ngày xưa người Ấn Độ gọi người xuấ gia là Sa-môn, với ý nghĩa cần-tức, tức là người đã dứt bỏ việc thế gian, chuyên cần tu giới định hụê, dứt trừ tham sân si.

Bản kinh nầy nguyên là Phạn văn được Đại sư An-Thế-Cao phiên dịch từ Phạn văn ra thành Hán văn, hiện kết lục nơi Đại-Chánh-Tân-Tu-Đại-Tạng quyển 14 từ trang 753.

Trên đây lược giới thiệu về tên kinh, nọi dung và dịch giả của kinh nầy.


PHẦN HAI: KINH VĂN 

Đoạn một: Tin phụng thờ Phật có quả báo kiết hung


 

1. Tôn giả A-Nan khải thỉnh Đức Phật về việc tín phụng Phật có quả báo bất đồng.


CHÁNH VĂN:

A-Nan bạch Phật rằng: “Có người tín phụng thờ Phật được giàu sang phú quý tốt lành như ý. Có người tín phụng thờ Phật lại phải quả báo không như ý, bị tiêu hao suy thoái. Tại sao có việc khác biệt lạ lùng như vậy? Cúi xin đức Thiên-Trung-Thiên (Phật) từ bi khắp vì chúng sanh mà giải nói cho. 

LỜI GIẢI:

Đoạn kinh đây chính là lời của Tôn giả A-Nan mở đầu thưa thỉnh tôn ý Phật xin được nghe giảng pháp. Tôn giả nêu ra hai câu nghi vấn: Một là tín phụng thờ Phật được quả báo giàu sang phú quý, mọi việc đều được như ý. Hai là ngược lại, sau khi tu học Phật thì mất đi giàu sang phú quý, địa vị vốn có, lại theo đó phải nhận chịu quả báo đủ mọi điều trái ý nghịch lòng. Hai trường hợp trên đây đồng là phụng thờ học Phật cả mà sao lại nhận chịu hai quả báo khác biệt như vậy? Cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi thương xót chúng con và chúng sanh đời sau mà giải nói nghĩa lý nầy.

Bậc “Thiên-Trung-Thiên” là danh từ mà đệ tử Phật tôn xưng Đức Phật. mang ý nghĩa tôn kính khen ngợi Phật là bậc được khắp cả chúng sanh cõi trời cõi người tôn kính tối thượng. 




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương