Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn


- Phật huấn thị phải phá trừ mê chấp



tải về 0.72 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

4- Phật huấn thị phải phá trừ mê chấp. 


CHÁNH VĂN:

Kẻ ngu mù tối không thấu hiểu nguyên nhân của quả báo do hành vi đời trước tạo nghiệp nhân, dẫn tới báo ứng nghiệp quả, chính là nguyên nhân từ trước đưa đến ngày nay. Rõ ràng như vậy mà không thấy biết, lại nói do phụng thờ Phật pháp nên phải suy thoái tiêu hao; không những không biết chính tự đời trước chẳng tu phước đức mà còn oán trách thiên địa, giận thánh hờn trời, bởi do người đời mê muội nên chẳng thông hiểu đạo lý nhân quả báo ứng.

 

LỜI GIẢI:



Người đời chẳng thông hiểu chân tướng sự lý nghiệp duyên nhân quả báo ứng, nên oán trời trách người, mặc tình phóng tâm buông lời thả ý cho hả dạ mà mắc tội lỗi.

Kẻ ngu muội ở đời, theo quan điểm Phật giáo có năm nghĩa: 1/- Đắm chìm ngũ dục (tiền của, sắc tình, quyền danh, ham ăn, tham ngủ) mà tin phụng Phật. 2/- Thị phi điên đảo mà tin phụng Phật. 3/- Thích điều ác, ghét điều thiện mà tin phụng Phật. 4/- Nghe Phật pháp không thích không hiểu mà tin phụng Phật. 5/- Kẻ mới từ đường ác ra mà tin phụng Phật. Nói một cách tổng quát như kẻ tập khí ác nặng nề ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái chưa đoạn trừ gọi là người ngu si. Tâm trí mê muội, không có chánh tri kiến phân biệt chánh tà chân ngụy gọi là kẻ mù tối.

“Nguyên nhân do hành vi đời trước” tức là nói ba nghiệp nhân của thân miệng ý đã tạo trươc đó hoặc trong quá khứ. Như kinh Phật nói: “Khi Phật ở tại tinh xá Kỳ Hoàn thuyết pháp, có sáu mươi vị sơ phát tâm Bồ Tát cùng đến chỗ Phật gieo mình đầu mặt lạy sát đất khóc lóc thống thiết như mưa, mỗi vị hỏi Phật về nghiệp duyên đời trước của mình. Đức Phật nói: Các ông ở thời đức Phật Câu Lưu Tôn xuất gia học đạo. Lúc đó có thành tâm cúng dường cho hai vị pháp sư hết sức là cung kính trọng hậu, thì các ông sanh tâm ghanh tỵ đố kỵ, nói chỗ lỗi của hai vị pháp sư kia vơi người thí chủ, khiến cho người tín chủ dần dần sanh tâm khinh mạn hủy báng làm đoạn dứt thiện căn. Do nhân duyên ấy mà các ông đã đọa vào bốn thứ địa ngục trải mấy vạn năm sau đó mới được trở lại làm người, trong năm trăm đời sanh làm người mù ngu si vô tri thường bị người khinh chê. Các ông sau khi qua đời trong năm trăm năm nữa, khi chánh pháp diệt rồi, còn phải sanh vào những chỗ quốc gia nghèo đói nhơn dân ác độc, làm kẻ hạ tiện bị người chê bai sai khiến, mê mất bản tâm, trải qua năm trăm năm khi diệt hết tất cả nghiệp chướng rồi, sau đó mới được sanh cõi nước Phật A Di Đà”. Đoạn kinh trên đây cho chúng ta thấy quả báo của hành vi tâm niệm thật đáng sợ, đâu dám không cẩn thận tự răn mình ư? Người tu học Phật phải thành tâm hết lòng tin lời Phật dạy là chân thành thực hành. Nhân quả báo ứng ba đời là chân lý bất di bất dịch, phải đem tâm thành tin sâu để từ đó tự thúc liễm thân tâm, thời thời phản tỉnh, ngày đêm tinh tấn không ngừng niệm Phật bái sám tham thiền, chuyên ròng dõng mãnh như mũi tên trực bay mới mong có ngày đạt đạo. Ngược lại chểnh mảng qua ngày, cơm áo đầy đủ tiêu hao của thí chủ thì khó tránh quả báo khổ. Đến như kẻ khinh thường nhân quả, mưu đồ quyền danh lợi dưỡng làm tổn thương đến Tăng đoàn, hại đến niềm tin Phật tử thì hậu quả không thể lường được.

Người ngu là người tâm không có chánh tri, mắt không chánh kiến cả hai đều tăm tối, chẳng rõ thị phi chánh tà, chẳng biết thiện ác lợi hại, dĩ nhiên càng không biết phản tỉnh “nguyên do hành vi đời trước đã tạo”. Đó là kẻ thật sự mê muội tăm tối. Nhưng cũng có những kẻ biết thiện ác chánh tà mà vẫn cố ý làm, do động lực thúc đẩy, hoặc vì tự ái, hoặc do ngã mạn, hay quyền danh lợi dưỡng, thì quả báo phải trăm ngàn lần hơn kẻ mê muội tối tăm kia. Có vị thiện thần đến hỏi Phật: Đêm nào tối tăm hơn hết? Đức Phật đáp: Không tin nhân quả luân hồi là ngu muội tối tăm hơn hết.

Đức Phật nói: “Muốn biết đời trước mình đã tạo nhân gì, thì cứ xem đời nầy mình đang thọ nhận được gì. Muốn biết đời sau mình sẽ chịu quả báo như thế nào, thì cứ xem đời nầy mình đang tạo cái nhân gì”. Như thế đủ biết tất cả sự việc trên đời không tách rời nhân quả nhân duyên nghiệp báo. Nhân quả báo ứng đều có nguồn gốc căn cội, chứ không phải tự nhiên mà thành. Khi biết nhân quả báo ứng như bóng theo hình, như mây theo gió, như bánh xe lăn theo chưn trâu, có tiếng thì có vang, thì tại sao chúng ta không cố gắng làm những điều tốt để cho “tâm thanh thản thân an ngủ thảnh thơi”, làm việc lành để “trời thương đất hộ quỷ thần phục”.

Có kẻ gặp phải những điều bất hạnh trong đời sống hiện tại, không biết đó là quả báo tiền khiên kiếp trước do chính mình đã tạo ra, hoặc biết mà cố ý lờ đi, lại đổ cho “do thờ Phật quy y Tam Bảo mà phải suy vi tiêu hao”. Chẳng biết tự trách đời trước đã vụng tu thiếu vun bồi phước đức mà còn tạo ác, nên đời nay phải chịu bao nhiêu điều không may. Đã vậy, đời nầy lại muốn hưởng phước chớ cũng vẫn chẳng chịu tu tâm dưỡng tánh hành thiện, cứ than thân trách phận, oán trời trách đất, hờn giận thánh thần không có mắt, chê bai Phật Bồ Tát không linh! Thế gian có lắm người ngày đêm dong ruỗi truy cầu lợi danh mong được thỏa tình dục vọng không bao giờ thấy đủ, dù là có bạc vạn bạc triệu. Hạng người tham vọng nầy không có chút giây phút định tinh thần phản tỉnh nội tâm, nên họ mãi miết mê đắm điên đảo nhào lộn theo sự vật tiền tài thành bại, tự hủy hoại tâm đức như con thiêu thân, suốt đời chẳng thông hiểu lý sự nhân quả, cứ tiếp tục tạo ác nghiệp và để mãi mãi đắm chìm trong phập phồng lo âu đau khổ.

 

CHÁNH VĂN:



Người không thấu đạt đạo lý, ôm lòng không yên, chí không kiên cường, tâm thối thất lạc đạo, trái phụ ơn Phật chỉ dạy mà không phản tỉnh hồi tâm, bị tà kiến trói buộc đọa đày trong ba đường ác, đều do mình tự tạo tác họa phước. Duyên do thức tâm tội ác, gieo thành gốc rễ lầm lạc, không thể không thận trọng. 

LỜI GIẢI:

Do không thông hiểu chân tướng sự lý nhân quả báo ứng, nên tự tác tự thọ. Đức Phật nói: “Người không thấu hiểu đạo lý thì ôm lòng không yên, chí không kiên cường”. Vì sao? Bởi không thấu hiểu giáo lý của Phật dạy thì tâm trí u mê dễ bị cuốn lôi theo tình đời thế sự, tà sự bạn ác, để rồi từ đó nổi chìm thành, bại họa hại lo âu, tội phước không lường. Do đó, người tu thọc Phật trước nhất phải học hiểu giáo lý, phải siêng nghe giảng kinh thuyết pháp, phải chín chắn suy ngẫm giáo lý rồi thành tâm thực hành, hoàn thành ba vô lậu học: Văn, tư, tu, tức là “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Giáo lý kinh điển không thấu rõ, không có tâm tìm cầu minh sư để thân gần tu học, thì không từ đâu thông đạt đạo lý, do đó “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa cũng không thành”. Vì không biết cách tu học, cũng không thân gần minh sư, nên tâm tư cứ mãi nghi hoặc bất định, vĩnh viễn không thể sanh khởi lòng thanh tịnh tín tâm kiên cố, hành vi tâm niệm trở nên hồ đồ nay vầy mai khác không như giáo pháp, tâm chí tấn thối thất lạc không hợp đạo lý, trái ngược ý Phật, thật là phụ ơn đức Phật ần cần chỉ dạy lắm vậy.

Thân mạng chúng ta được cha mẹ sanh dưỡng. Huệ mạng của chúng ta được sư trưởng huấn dục tạo thành. Như thế sư trưởng là cha mẹ của huệ mạng. Phật là bậc đạo sư hướng dẫn chúng ta giác ngộ đạo lý giải thoát sanh tử luân hồi. Vậy ơn sư trưởng, ơn Phật thâm sâu cao cả hơn cha mẹ. Vì sao? Vì thân này nhơ bẩn giả tạm khổ lụy trong sanh tử luân hồi. Đạo lý của Phật không những làm cho chúng ta đạt được pháp thân huệ mạng trường cữu mà còn có khả năng giác ngộ giải thoát cho cha mẹ lục thân quyến thuộc và tất cả chúng sanh ra khỏi sáu nẻo sanh tử luân hồi. Thế nên tự nhận mình là Phật tử mà không thấu hiểu giáo lý, không tìm cầu thân cận minh sư học hỏi tu tập, không y theo lời Phật dạy hành trì, lại sanh tà tâm vọng tưởng hiếu kỳ, sáng chạy nơi nầy chiều đến nơi khác, gần tà sư bạn ác, thế là chẳng những trái với lời Phật dạy, cô phụ ân đức của Phật, mà còn không cứu giúp được cha mẹ thân quyến, thật là bội bạc tội lỗi biết là dường nào! Nếu biết không kịp thời hồi tâm phản tỉnh trở về sống với chánh pháp dốc lòng chánh tâm quán niệm sửa tánh hành thiện, tức là “biển khổ mênh mông, hồi đầu bến giác”. Nhưng rất thương thay kẻ không thấu đạt đạo lý “không phản tỉnh hồi đầu, bị tà kiến trói buộc cuốn lôi nổi chìm trong ba đường khổ, đó chính là chúng ta tự tạo tai họa cho chúng ta”.

Không biết phản tỉnh, cố chấp mê lầm, chẳng chịu hồi tâm sám hối là do màn lưới tham sân si mạn nghi bao phủ, sống hay chết ngủ trong hầm tối của tà kiến ác niệm nghe theo lời dụ ngọt của ác đảng ác hữu tà sư, ham thích quyền danh lợi dưỡng, tất nhiên hậu quả không cách nào thoát khỏi đọa đày trong ba đường khổ, và như vậy không tài nào nhổ sạch gốc rễ dây rừng chằng chịt luân hồi trầm luân ngũ dục. Lấy dây tà kiến tự trói mình bằng sự tin theo ngụy tăng tà sư bạn ác a dua vui đâu tấp đó là mặc nhiên tự mình vun trồng dây tà ngụy bò leo trên giàn tham sân si mạn nghi, tưới phân nước ngũ dục vào gốc rễ tam độc, như thế đều là “tự tác tự thọ” chớ có trách ai?!

“Duyên do thức tâm tội ác” là nói bản tánh của chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đời này đời khác tiếp tục tiêm nhiễm dục tình tập khí hình thành “thức tâm tội ác”. Khổng Tử nói: “Tánh tương cận giã, tập tương viễn giã”. Khổng Tử nói “tánh” cũng chẳng khác nào như Phật nói bản tánh. Còn “tập” mà Khổng Tử đề cập ở đây thì tương đồng như Phật nói tội thức. Tập tuy là có thiện có ác, nhưng phần nhiều mang tính chất huân tập nhiễm ô. Tác dụng của bản tánh thanh tịnh hàm tàng tất cả chủng tử thiện ác. Chủng tử thì vĩnh hằng không hoại diệt, một khi gặp duyên thì liền sanh khởi hiện hành, kết quả hoàn thành báo ứng. Chủng tử trong tạng thức của phàm phu ác nhiều thiện ít, nên gọi là tội thức. Ở đây nói tội thức tức là chỉ về nghiệp chủng tử tà ác huân tập nơi tàng thức của chúng sanh. Tất cả thiện ác chánh tà thị phi hoạt hiện hành vi tâm niệm từng giây từng phát sát na trải qua trong suốt đời sống của mỗi chúng sanh đều huân chứa trong tàng thức, nên kinh đây nói là “gieo thành gốc rễ” để rồi chịu quả báo. Như thế trong đời sống chúng ta há lại chẳng thận trọng thân miệng ý ư? Có lần đức Phật bảo các tỳ-kheo: “Chừng nào rắn độc tham sân si trong người ra hết rồi, lúc đó các con mới an ngủ”.

 

CHÁNH VĂN:



Thập ác là oan gia, thập thiện là bạn lành, thân tâm an ổn đều do tu thiện mà được. Thiện là áo giáp bằng đồng không sợ binh đao; thiện là thuyền lớn có thể vượt nước sông sâu biển cả, hay giữ lòng tin chân chánh thì nhà cửa an hòa, phước báo tự nhiên tăng trưởng, đạt được từ việc tốt lành nầy đến việc tốt lành khác, không phải thánh thần ban cho. Nếu không tin như vậy thì về sau sẽ chuyển thành bi kịch.

 

LỜI GIẢI:



Trên đây đức Phật khai đạo cho chúng ta nhận rõ tiêu chuẩn thiện ác và định luật nhân quả, đồng thời kín đáo khuyến cáo chúng ta nên tin sâu nhớ kỷ ghi lòng khắc dạ lời của các đức Phật trong bảy đời huấn thị: “chớ làm các điều ác, nên làm các việc lành, phải giữ lòng thanh tịnh”. Điều nầy dễ dàng ai cũng biết. Dễ đến nổi đứa bé năm tuổi cũng biết, vậy mà già tám mươi tuổi chưa làm được.

Thập ác là quy nạp các ác nghiệp căn bản thành mười loại: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, ba nghiệp ác nầy thuộc về thân; nói dối nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác, bốn nghiệp ác nầy thuộc về miệng; tham lam sân hận si mê, ba nghiệp nầy thuộc về tâm. Mười ác nghiệp trên đây là giặc cướp phá hoại đức tánh của chúng sanh, nên kinh đây gọi là oan gia. Oan gia oán cừu mà gặp nhau thì nhất định phải hại nhau. Sát sanh là nghiệp ác nhất trong thập ác. Phàm người phạm thập ác thì quyết phải mắc quả báo khó thoát khỏi địa ngục A-tỳ, tức là địa ngục vô gián. Địa ngục nầy khổ báo hình phạt vô cùng khốc liệt đớn đau không lúc nào ngừng nghỉ. Mạng người ngắn ngủi trong hơi thở, mấy mươi năm sống trên đời mau như đám mây buổi hoàng hôn, như bóng ngựa qua cửa sổ, như chim về tổ buổi chiều tà, như làn khói bay qua mắt. Nhơn sanh thế sự như bèo trôi bọt nước, bản than vốn đã bất tịnh giả tạm thì vợ con của cải lợi danh nào có thoát khỏi vô thường tan biến. Thở ra mà không hít vào thì tất cả buông xuôi trắng tay, sao phải khổ công dong ruỗi tạo ác nghiệp làm chi để phải quả báo đọa đày khổ lụy? Thanh Đề mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên, Hy Thị vợ Lương Võ Đế, gần nhất là cái chết của anh em Ngô Đình Diệm đủ để chúng ta rự răn mình.

Thập thiện thì trái với thập ác, tức là thân không tạp nghiệp sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. Ý không khởi tham lam, sân hận, si mê. Như thế gọi là mười điều thiện. Mười điều thiện nầy là lương thực là hành trang, là động lực đưa người về thiên giới. Người tu học Phật điều căn bản là phải tu đầy đủ mười điều lành thiện nầy. Kinh Thập Thiện chuyên thảo luận vấn đề nầy một cách rõ ràng, không tìm đọc là điều thiếu sót không nhỏ cho vấn đề mở mang kiến thức, lợi ích thiết thực trong việc tu hành thanh tịnh hóa thân tâm. Những ai y theo thập thiện tu tập một cách nghiêm chỉnh thì mới được gọi là chân chánh thiện nam tử thiện nữ nhơn.

Bạn lành là bạn thâm hậu, bạn đạo đức thiện tri thức có khả năng giúp đỡ chúng ta được an lành thanh tịnh. Bạn lành đó không gì bằng lấy thập thiện làm bạn. Gọi là bạn lành thì phải chí đồng đạo hợp, hoạn nạn tương trợ nhau, cùng nhau thành tựu công nghiệp, đó là bạn thế gian. Còn bạn lành xuất thế gian chính là các bậc chân Tăng, Phật, Bồ Tát. Thân gần hầu học với các bậc chân Tăng, nhứt tâm niệm Phật Bồ Tát để được minh tâm kiến tánh thành Phật thành Tổ, điều này bạn lành thế gian vô phương giúp đỡ, mà tất cả phải tự mình nỗ lực cố gắng công chuyên cần tu tập thập thiện, với sự hướng dẫn của bậc chân Tăng và thần lực gia hộ chư Phật Bồ Tát, từ đó quyết chí thực hiện tam vô lậu học giới định huệ, được như thế mới có thể mãn nguyện về việc thánh thiện đời mình, điều tiên quyết căn bản là nghiêm chỉnh thực hành thập thiện. Thế nên thập thiện mới đích thực chân chánh là bạn lành xuất thế gian, mà bất cứ ai cũng có thể kết bạn tôn trọng với thập thiện giữ gìn để tu tập. Muốn thực tế để đạt thành kết quả thánh thiện trong hiện đời thì đừng để “tâm” phóng túng bơi lội chơi vơi trong rừng giáo lý mênh mông, đừng để “ý” chạy theo sở thích hiếu kỳ với những lý thuyết không tưởng, những giáo lý cao siêu ngoài khả năng của mình, cũng phải cẩn trọng đừng để miệng đắm mê trong luận bàn các tư tưởng pháp môn thấp cạn sâu, mà nên thực tế tu tập thập thiện, chuyên tâm niệm Phật quán chiếu nội tại để kiện toàn thân tâm thanh tịnh, để không lầm đường lạc lối, dứt nghiệp chướng tiền khiên và nghiệp bất thiện hiện đời, thực hiện tu tập như vậy là thực tế để về ngôi giác ngộ Phật quả.



Điều đơn giản đem lại thành quả thực tế như vậy thế mà chúng ta không thực hành, suốt tháng ngày cứ chạy đông chạy tây, nay thầy nầy, mai cô nọ, loanh quanh đuổi bắt theo lý thuyết mới lạ, pháp môn kỳ bí để thỏa mãn óc hiếu kỳ, thì thật vô tình hủy hoại chánh tâm chánh niệm khả năng phát triển Phật tánh và thời gian, phụ bạc công ơn Phật và các bậc thầy tổ đã trút hết tâm huyết khô miệng hết lời giảng cho chúng ta. Chúng ta thấy trong pháp hội Lăng Nghiêm, ngài A-Nan thông minh đa tài, mãi say sưa văn triết giáo thuyết mà có phần khiếm khuyết hạ thủ công phu tu tập, tâm lúc nào cũng có tưởng mình thông minh học giỏi hiểu rộng biết nhiều thì sẽ được Phật ban cho thánh quả, đến khi bị nạn Ma Đăng Già thì mới sực tỉnh ra rằng đạo lực của mình còn yếu kém phải cần đến Phật cứu giúp. Đức Phật khai thị: “Người ta ăn cơm, mình không thể no; người ta có bịnh mình không thể thay”. Tuy A-Nan với Phật là ruột thịt chí thân, nhưng Phật không thể thay thế cho A-Nan, mà chỉ phải chính A-Nan hồi tâm phản tỉnh tiến tu, Phật mới có thể hướng đạo. Phật giáo tuyệt đối không có mê tín, không có ỷ lại vào bất cứ ai ban phước giáng họa, mà chính mình phải thành tâm chân chánh y theo lời Phật dạy tu hành thì mới mong giác ngộ chứng quả, như Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nếu tất cả mọi người đều chân tâm chánh niệm y như lời Phật dạy cố gắng tu hành. Thành Phật hay đọa lạc, hiển vinh hạnh phúc hay khổ nhục bất hạnh tất cả đều do chính ta tự tác hoàn tự thọ, nên Phật chỉ cho chúng ta phương pháp dễ thấy, dễ tin, dễ thực hành: Mười điều ác là oan gia, mười điều thiện là bạn lành. Bất cứ ai hễ nhận biết nhận chân đâu là oan gia để tránh, đâu là bạn lành để theo, tức là phản tỉnh thì liền đó từng giây phút tội lỗi giảm thiểu, phước đức tăng trưởng. Thiện niệm tăng trưởng theo ngày giờ tháng năm thì tự nhiên hiện đời thân tâm an lạc không còn lo sợ phiền não, và khi từ giã cõi đời nầy chắc chắn được sanh về cảnh giới an vui của chư thiên, tiến xa hơn nữa là cõi nước thanh tịnh của chư Phật, rồi tiếp tục tu hành sẽ thành Phật. Vậy Phật là do dứt ác tu thiện mà được quả vị Phật. Thực tế như thế, tại sao không chánh tâm thành ý y theo lời Phật dạy để tu hành mà lại sanh tâm cầu mong viễn vong, thỏa mãn với lý thuyết không tưởng, mê tín chạ theo những kẻ tự xưng có phép lạ, tà ngụy Phật thánh?

Ngài Diên Thọ thiền sư nói: “Thập thiện là áo giáp bằng đồng không sợ binh đao. Thập thiện là thuyền lớn vượt nước sông sâu biển cả”. Đao binh là chỉ các loại khí giới chiến tranh do tham vọng giận tức hận thù tạo nên. Nước là chỉ cho tham ái. Lòng tham dục không đáy là căn nguyên của tất cả tai họa. Thập thiện có công năng tiêu trừ tam độc tham sân si, cội rễ của phiền não, họa hại chiến tranh, và đưa người vượt qua biển khổ sanh tử luân hồi đến chỗ an lạc hạnh phúc. Thế nên Phật nói: “Hễ ai hay giữ lòng tin chân chánh thì nhà cửa an hòa, phước báo tự nhiên đến”. Do tạo nhân thiện thì được quả lành, không phải Phật Thánh thần tiên nào có quyền năng ban cho cả. Chính mình chánh tâm thành ý tinh tấn tu tập thập thiện thì được an lành Phật ngay hiện thời và tự tại giải thoát khi từ bỏ xác thân nầy. Nếu không tin nhân quả Phật đã chỉ dạy, thì tất nhiên tự đẩy mình xuống hố chông gai tội lỗi. Trong kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, tại sao người tu pháp thập thiện chỉ một đời mà có thế dứt sạch được nghiệp ác từ thời quá khứ đến nay, được phước báo sanh lên cõi trời hoặc trở lại làm người giàu sang phú quý?”. Đức Phật đáp: “Nầy Đại Vương! Thật là dễ hiểu! Ví như người nhà nông gia công dùi gổ lấy lửa, chỉ chuyên tâm dụng công trong thời gian ngắn thì cũng đã được lửa, mà lửa đó có khả năng đốt sạch các đống cỏ rơm tích lủy từ nhiều năm trước đến nay trong khoảnh khắc”. Người tu thập thiện cũng vậy, nếu thành tâm thiện chí nhất ý một lòng chánh niệm tu tập thập thiện thì sẽ dứt sạch nghiệp chướng trong ba kỳ. Ngược lại, nếu chỉ hình thức, thọ giới cho nhiều để biểu diễn cầu danh lợi dưỡng thì sẽ lãnh quả báo khổ đau. Như Phật nói trong kinh Vị Tằng Hữu: “Sau khi vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu nghe Phật thuyết pháp xong, lòng vô cùng hoan hỷ, Thiên long bát bộ cùng đại chúng hơn năm trăm người đều phát tâm tu Thập thiện. Vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu đảnh lễ Phật cảm tạ rồi lui ra về. Các quan Thái giám ra trước chuẩn bị kiệu sẵn sàng cho Hoàng hậu, không ngờ thấy mất thất bảo trang sức trên kiệu đã bị kẻ trộm gỡ lấy mất sạch hết. Kiệu trước đây lộng lẫy, bây giờ trơ trọi tả tơi hoang tàn. Quan Thái giám thất kinh liền gọi bốn kẻ thạch nữ lực lưỡng khiêng kiệu đang ngủ say dậy tra hỏi đánh đập không tiếc tay. Bị đòn quá đau đớn hết chịu nỗi, một trong bốn kẻ vụt chạy vào tinh xá la khóc ầm vang, quỳ lạy trước Phật khóc nức nở thảm thiết, thưa trình tự sự oan ức. Phật liền sai tôn giả A-Nan ra bảo đừng đánh họ nữa. Vì những người khiêng kiệu đó chính là thầy của Hoàng hậu, họ say ngủ nên không biết ai lén gỡ cắp đi những châu ngọc trang sức ở kiệu. Nghe vậy Hoàng hậu và vua Ba Tư Nặc kinh ngạc, liền đến trước Phật quỳ lạy cầu xin giảng giải về sự việc kỳ lạ này. Phật bảo rằng: Những người thạch nữ khiêng kiệu đó, tiền kiếp vốn là 5 vị sa môn. Họ tà tâm kết bè nhóm với nhau ở chung một chỗ trên núi mưu đồ tính kế lợi dưỡng không lo tu hành. Họ sai một người trong bọn khéo ăn nói đi vào làng mạc phố phường truyền rao với mọi người rằng: “Trên núi kia có bốn vị sa môn đang ngày đêm chuyên tâm tu hành rất là giới hạnh đạo đức, các Ngài ấy sắp chứng thánh quả. Bà con nên mau mau đến đó cúng dường kiếm phước. Ai được thấy dung mạo các ngài ấy thì gia đình con cái sẽ bình an, cầu gì được nấy. Nghe truyền rao đồn đãi như vây, ai nấy ùn ùn kéo nhau đem lễ vật đến cúng bái. Trong số những người đến cúng dường có một trưởng giả giàu có ngày ngày thành tâm đem đủ thức thọ dụng đến dâng cúng và tôn kính bọn họ như bậc sư phụ. Năm sa môn đó được của cúng dường ăn xài thỏa dạ, lợi dưỡng hưởng thụ, thiếu tâm tu hành, nên có nhiều kiếp đọa vào địa ngục, làm loài ngạ quỷ và súc sanh, nay mới được làm người. Người phú hộ kia chính là tiền thân của Hoàng hậu. Năm sa môn đời trước kia, bây giờ chính là bốn kẻ thạch nữ chuyên khiêng kiệu và một kẻ nữa dang ở trong cung ngày đêm chuyên lo dọn quét nhà tiêu nhà tắm cho Hoàng hậu đấy”. Nghe thế Hoàng hậu bàng hoàng rùng mình xót xa thương tâm cho năm kẻ kia, và hạ lịnh ban cho tiền bạc đồ dùng rồi bảo họ rời đi nơi khác hoặc phát tâm theo Phật tu hành. Năm kẻ nầy nghe vậy buồn rầu lạy lục khóc lóc thảm thiết cầu xin được ở lại hầu hạ hoàng hậu. Trước sự việc nhân quả báo ứng kinh khiếp như vậy, Hoàng hậu lo sợ phân vân chẳng biết nên tính như thế nào cho phải lẽ, e ngại lại phải mắc quả báo lỗi làm dùng các người mà tiền kiếp mình đã từng tôn kính cúng dường hâu hạ mình. Đức Phật thấu rõ nỗi lòng lo âu của Hoàng hậu, nên Ngài khởi tâm từ bi dạy rằng: Vì nghiệp quả chưa dứt nợ trả chưa xong, quả báo buộc ràng, nên bọ họ không thể ra đi được. Họ rất vui vẻ làm kẻ hạ tiện hầu hạ để trả quả báo. Dù Hoàng hậu tặng họ vàng bạc y phục đầy đủ khuyên họ ra đi, nhưng họ vẫn cảm thấy buồn khổ không chịu đi, vì quả báo trả chưa xong. Nghiệp nhân đã tạo, quả báo tự thọ”. Cũng trong tinh thần nhân quả nghiệp báo duyên sanh, kinh Hoa Nghiêm nói: “Muốn biết tất cả các đức Phật trong ba đời thì nên quán tánh của pháp giới hết thảy đều do tâm tạo”. Chúng sanh vui khổ giàu nghèo sang hèn cùng với hoàn cảnh chúng sanh đang sống, tất cả đều do tâm tạo. Tâm ý hành vi là kim chỉ nam cho hướng đi của đời người, là chất liệu ngói gổ xây dựng ngôi nhà cho kiếp sống nhơn sanh hiện đời và đời sau. 

CHÁNH VĂN:



Phật nói: Nầy A-Nan! Thiện ác theo người như bóng theo hình không có xa lìa nhau. Việc tội phước đối với chúng sanh cũng như vậy, chớ nên ôm lòng nghi ngờ mà tự đọa vào đường ác. Tội phước nhân quả phân minh, phải nên tin chắc chớ đừng lầm lẫn, thì chỗ ở thường an lạc. Lời Phật nói hết sức chân thật trọn không dối người. 

LỜI GIẢI:

Trên đây Phật dạy A-Nan về chân lý nhân quả báo ứng của thiện ác. Thiện ác báo ứng theo sát người như bóng theo hình không thể nào xa lìa trốn tránh được. Tin chắc như vậy và dùng chánh trí tin sâu lời Phật dạy thì không bị tà thuyết vật dục làm mê hoặc. Liên quan đến vấn đề thiện ác báo ứng, kinh Phật có đoạn nói như thế nầy: “Có ông nhà nghèo hiền ở gần Kỳ Viên tinh xá, phát tâm mỗi ngày đến quét tinh xá Phật và Tăng chúng với lòng chí thành không lúc nào tỏ ra giải đãi mỏi mệt. Một ngày nọ có ông trưởng giả đến Kỳ Viên dạo chơi bổng thấy dưới lòng suối lớn hiện ra lâu dài làm bằng thất bảo, trưởng giả lấy làm lạ mới đem chuyện nầy hỏi Phật, mới biết là của ông nhà nghèo hiền hậu kia, do ngày ngày thành tâm quyết tinh xá cho Phật và Tăng chúng mà được phước báo như ậy. Vị trưởng giả nghe xong lòng hoan hỉ tìm dến gặp ông nhà nghèo hiền kia thương lượng dùng năm trăm cân vàng để mua lâu đài thất bảo đó. Ông nhà nghèo hiền được vàng liền mở hội bố thí cúng dường. Phật nhân đó thuyết pháp về nhân quả thiện ác báo ứng, khiến cho ông nhà nghèo hiền làm công quả kia tin sâu, nhờ đó mà chứng được đạo quả”. Dẫn đoạn kinh trên đây cho chúng ta rõ thiện ác quả báo là sự thực hiển nhiên, để từ đó có thể dứt trừ mê chấp khinh thường, Phật nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Kinh nói: “Không sợ tham sân sanh khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm lâu”. (Xin tìm xem quyển Phương Pháp Cải Đổi Vận Mạng). 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương