Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn


Đoạn năm: A-Nan biết mình có phước duyên gặp Phật, thương xót người đời nhiều nghiệp tội ít lòng tin



tải về 0.72 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Đoạn năm: A-Nan biết mình có phước duyên gặp Phật, thương xót người đời nhiều nghiệp tội ít lòng tin.


 

1.- A-Nan biết mình được phước duyên gặp Phật ở đời.


 

 

CHÁNH VĂN:



A-Nan nghe Phật thuyết xong, sửa lại y áo chỉnh tề, đầu mặt cúi sát đất bạch Phật: “Tuy nhiên cúi xin đức Thế Tôn, chúng con có phước duyên được gặp đức Như Lai, khắp cho ân đức lớn lao, mong Ngài thương nghĩ đến tất cả chúng sanh, vì họ mà làm ruộng phước, khiến cho họ được thoát khổ”. 

LỜI GIẢI:

Đoạn kinh đây cho ta thấy, sau khi tôn giả A-Nan nghe Phật bốn lần khai thị chỉ dạy xong, Ngài sửa y áo chỉnh tề rồi gieo đầu mặt lạy sát đất, lòng nghỉ đến chúng sanh đời sau, nên đem tâm thành khẩn thưa với Phật, để cho chúng sanh được lợi lạc. Sửa y áo chỉnh tề, năm vóc đầu mặt chưn tay thân thể lạy sát đất là biểu lộ cử chỉ và tâm ý rất mực tôn kính cảm tạ lượng từ bi giáo hóa của Phật.

Người đời quan niệm đỉnh đầu là cao quý nhất, kế đến là thân thể. Nên nói thương cha mẹ nơi tâm, thờ cha mẹ trên đầu. Đỉnh đầu là chỗ cao khiết thiêng liêng, chỉ đối với bậc tôn kính nhất mới cúi đầu sát đất lạy. Vậy mà Thường Bất Khinh Bồ Tát gặp bất cứ ai Ngài cũng cúi đầu xá lạy miệng nói: “Xin kính lạy ngài, ngài là vị Phật tương lai”. Làm như vậy, dù bị người dời cho là khùng điên, khinh mắng, rượt đánh, Bồ Tát cũng vẫn làm y như vậy mỗi khi gặp bất cứ ai. Bởi dưới mắt Bồ Tát, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều đáng kính trọng. Ngày nay dù họ có mê muội trong dục vọng làm kiếp chúng sanh, nhưng một kiếp nào đó trong tương lai, họ sẽ tu hành giác ngộ. Đem đầu mặt lạy sát đất ngoài ý nghĩa hết mực tỏ lòng cung kính ra còn có ý nghĩa là tự diệt trừ tâm ngã mạn của mình.

“Tuy nhiên cúi mong đức Thế Tôn chúng con có phước duyên được gặp đức Thế Tôn trong đời”. Câu nầy tôn giả A-Nan biểu lộ lòng tôn kính tuyệt đối tin thọ lời khai thị của đức Phật, không còn có điều gì nghi ngờ. Nhưng ở đây A-Nan mở đầu lời bạch Phật bằng chữ “Tuy nhiên” mang ý nghĩa: Chỉ cho tất cả chúng sanh những người chưa có thiện duyên nghe Phật khai thị, không tin Phật pháp, A-Nan mặc nhiên đại diện thưa Phật thương xót đến họ. A-Nan lạy bạch Phật mở đầu bằng chữ “Tuy nhiên cúi xin đức Thế Tôn...” còn nói lên ý nghĩa: Con và đại chúng trong pháp hội đây nhờ tu bồi phước đức thâm sâu, nên đời nầy mới có cơ duyên gặp Phật nghe pháp. Còn thân phận của các chúng sanh thiếu thiện duyên không gặp Phật thì chắc phải chịu đọa đày trong tăm tối lâu dài khó có ngày gặp đức Như Lai. “Mong Ngài trải lòng từ bi bình đẳng nghĩ thương tất cả chúng sanh đó, khắp vì họ mà làm vô thượng ruộng phước để cho họ có cơ duyên gieo hạt giống Bồ đề”. Bất cứ ai, hễ thành tâm y theo lời Phật dạy mà tu tâm sửa tánh thì nhất định phấ mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Đừng tìm đạo ở nơi nào ngoài ta. Đạo tại tâm, Phật tại tâm. Tâm thanh tịnh là đạo, là Phật, là giác ngộ giải thoát. Tâm không thanh tịnh dù có chạy rong tin theo ông kia xưng là Phật sống, bà nọ xưng là Bồ Tát tái thế cũng vô ích chẳng được gì, lắm lúc trở thành kẻ cuồng loạn. Tổ Ấn Quang nói: “A-Di-Đà là phước điền thứ nhứt, niệm Phật vãng sanh là đại phước điền. Kẻ thiện căn lợi trí tin sâu chuyên trì lời Phật dạy, Tổ khuyên chân thật, tuyệt đối muôn đời không hư dối”. 

2.- A-Nan xót thương người đời nhiều ác, kém đức tin. 


CHÁNH VĂN:

Lời Phật dạy chí chân chí thiết, mà người tin Phật quá ít oi, đời nầy xấu ác nhiều, chúng sanh nguyền rủa lẫn nhau, thật đáng đau lòng lắm vậy! Nếu có tin lời Phật cũng chỉ một hoặc hai thì làm sao hoán cải cõi đời ác trượt nầy, nên mới tồi tệ đến như thế. 

LỜI GIẢI:

Đây là lời thương than của tôn giả A-Nan đối với chúng sanh trong đời nầy, nhiều xấu ác kém lòng tin. Lời Phật dạy thống thiết chân thật như trong pháp hội Bát Nhã, đức Phật nói với trưởng lão Tu Bồ Đề rằng: “Lời nói của Như Lai là chân thật ngữ”. Chân là không giả dối, không có hư vọng. Thật là không có mị ngụy. Chân thật ngữ là lời nói đúng như sự thật, như chân lý, hợp với căn cơ, trước sau duy nhất, không mâu thuẫn sai khác. Suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh, lời nào lời nấy của Phật nói ra đều hợp chân lý căn cơ, chẳng những khế hợp thời Phật tại thế cách đây gần ba ngàn năm, mà cho đến ngày nay thời đại tối cực văn minh, giáo pháp của Phật vẫn là ngọn đèn soi tỏ cho những phát minh tiến bộ của nhân loại về mọi phương diện liên hệ nhân sanh vũ trụ và hạnh phúc tiến bộ. Thế nên tin theo lời Phật dạy mà hành trì thì nhất định được an vui tiến bộ. Nhưng người đời vô minh vọng tâm loạn tưởng không tin không hành, nên tự tạo cho mình phiền khổ, lại còn gây đau thương đổ vỡ cho người khác. Tôn giả A-Nan thống thiết than: “Mà người tin Phật quá ít oi!”.

Nhưng tại sao đời lại ít người tin giáo pháp của Phật? Đây, chúng ta hãy nghe tôn giả A Nan xót thương người trần thế mà trầm thống thương than: “Đời nầy xấu ác nhiều, chúng sanh nguyền rủa lẫn nhau, thật đáng đau lòng lắm vậy!” Người trong cõi đời phần nhiều tạo mười nghiệp ác do thân miệng ý, nên nguyền rủa nhau, tổn hại nhau, đây là điều đáng thương đáng tội nghiệp của nhân thế. Đã vậy, người đời thích tin giả tin tà, không tin chân thật, nhận giả làm chân, không chịu tin điều chân thật. Đây là hành vi ngu muội của chúng sanh, do ít thiện căn, phước đức mỏng, phiền não sâu dày, nghiệp chướng trầm trọng mà tạo thành. Cho dù họ có gặp chánh pháp và thiện hữu tri thức đi nữa, thì ngay đó họ cũng nẩy sanh tà tâm, theo tà làm quấy, thật đáng thương, đáng tiếc lắm! Nên kinh đây nói: “Nếu có tin lời Phật cũng chỉ một hai mà thôi”. Đây là chỉ số lượng chúng sanh chân chánh tin lời Phật dốc lòng thực hành quá ít, vạn người chỉ được một hai mà thôi. Điều nầy chính như ngài Tu Bồ Đề trong pháp hội Bát Nhã cũng đã thưa với Phật: “Bạch đức Thế Tôn, có rất nhiều chúng sanh được nghe những lời đức Phật giảng nói như thế rồi, họ có sanh lòng chân thật tin không?” Phật bảo ngài Tu Bồ Đề rằng: “Ông chớ nói như thế. Sau khi Như Lai dịet độ năm trăm năm sau, có người trì giới tu hành, đối với lời dạy của ta mà hay sanh tín tâm, điều nầy là thật”. Thời đại của chúng ta đây cũng thuộc về năm trăm năm sau Phật diệt độ, người chuyên tâm chánh tín trì giới tu hành, trong chuyên cầu tam vô lậu học giới định huệ, ngoài tu thập thiện, lục độ cũng có, nhưng con số thật hiếm hoi. Họ có tin Phật đọc kinh sách. Nhưng phần nhiều đọc để thỏa trí óc tìm hiểu rồi lý luận, chứ tâm tánh không thấm nhuần lời Phật dạy. Nghĩa là trí có tăng trưởng mà tâm tánh vẫn phàm thường. Nên đối với những người chân tâm chánh hạnh, Phật nói: “Nên biết người nầy, không phải chỉ đời nay hay tin lời Phật nói, mà đối ở một vị Phật đều trồng thiện căn, cho đến ở vô lượng ngàn vạn Phật cũng đã trồng thiện căn, nghe kinh điển Phật, khởi niệm thanh tịnh tín, được vô lượng phước đức”. Nghĩa là Phật diệt độ năm trăm về sau, như thời đại chúng ta đang sống đây, vẫn có người thanh tịnh tín tâm trì giới tu phước đức, tuy số lượng ít ỏi, nhưng vẫn có, thì biết hạng người nầy đã nhiều đời gặp Phật, nghe thấy kinh điển giáo lý của chư Phật.

Số lượng chân tâm chánh tín tu hành ít oi, trong lúc đó các loại trùng mối cỏ gai trong Phật pháp lại nhiều, tránh sao khỏi khuấy nhiễu sư tử kiên thệ, hệ hại vườn hoa đạo pháp. Trong Phật pháp còn phải sư tử trùng, còn có gai nhiễu hại nhan nhãn, huống hồ là thế gian dãy đầy ác trược, đạo đức ngày một suy đồi, luân lý bại hoại? Thế nên tôn giả A-Nan thương than cho phong hóa nhân gian suy tàn băng hoại: “Thế gian ác trược như vậy bảo sao mà không tồi tệ đến thế!”.

 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương