Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn


- A-Nan cầu xin Phật giảng giải ý nghĩa thế gian sự, thế gian ý



tải về 0.72 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

3.- A-Nan cầu xin Phật giảng giải ý nghĩa thế gian sự, thế gian ý.


CHÁNH VĂN:

A-Nan thưa với Phật: Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý? Thật khó phân biệt.

LỜI GIẢI:

A-Nan nghe Phật nói thế gian sự mà không thế gian quả, thật chưa lý giải tường tận ý nghĩa nầy, nên lại thưa Phật: “Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý?” Tại sao có thẻ làm thế gian sự mà không có thế gian ý xen tạp chỉ huy? Để mọi người thấu rõ ý nghĩa, phân biệt việc làm, nên tôn giả A Nan lại bạch hỏi Phật lần nữa, để Phật minh xác giải thích tường tận. 

CHÁNH VĂN:



Phật nói: Là đệ tử Phật có thể mua bán kinh doanh thương nghiệp, đúng cân đủ thước, không nên lừa dối, làm đúng tình lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên, tống táng, hôn thú, di cư đều là thế gian sự. 

LỜI GIẢI:

Thế gian sự thì vô số kể không thể nào nói hết. Ở đây đức Phật chỉ nêu vài việc làm thí dụ để giảng giải cho chúng ta hiểu rõ Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không trở ngại thế gian pháp. Thế gian pháp là điều mà chúng ta thường nhựt sinh hoạt, như ăn, uống, ngủ nghỉ, thân quyến bằng hữu, ân nghĩa giúp đỡ, hôn quan tang tế, mà hành giả công phu tu tập Phật pháp cũng sinh hoạt ở trong những sự vụ lớn nhỏ hằng ngày đó. Nhưng hành giả tu Phật có khác với kẻ thường tình là thấu rõ thế gian mộng huyễn, các pháp vô thường, nên thanh t hản buông thả, khởi lòng vị tha phương tiện dùng giả hiển thật, lấy huyễn độ chân, nên ở trong đời làm việc đời mà không nhiễm đời. Như hoa sen trong bùn mà không dính mùi bùn hôi tanh.

Đức Phật đã khuyến bảo chúng ta: Những người làm đệ tử Phật, phát tâm Đại thừa, hành Tứ nhiếp pháp thì sẽ vô ngại đối với thế gian sự. Chẳng hạn như có thể kinh doanh thương nghiệp, mua bán hàng hóa, miễn là thành tín tương kính, tâm ý chân trực tiếp vật đãi nhơn, cần lợi lạc nhân nghĩa đạo đức, chớ không cần hư danh tiền tài bên ngoài. Lợi ích hợp đạo tự lợi lợi tha ấy là “lợi hành và đồng sự” của Tứ nhiếp pháp. Các Bồ Tát muốn vào đời hóa đạo độ sanh, nhiều lúc cũng phải mang thân hình của người cư sĩ hòa quang đồng trần, dùng thân miệng ý nhiếp pháp để cảm hóa người đời. Dù ở trường hợp hoàn cảnh nào, người Phật tử vẫn giữ vững tâm lượng bao dung, ý tình chân trực trung tín như chánh pháp “thuận tình hợp lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên”. Khéo biết vận dụng bốn đức “nhân ái tín nghĩa” để phục vụ xã hội, làm phước lợi nhân quần. Khéo dùng Tứ nhiếp pháp cảm hóa hướng đạo thế nhân, mà thế nhân không cảm thấy mình bị cảm hóa hướng đạo, tự nguyện hồi đầu về với đạo cả. Như thế, đệ tử Phật làm việc thế gian như thương nghiệp tống táng, hôn lễ, di cư v.v... đều hành Bồ Tát đạo, hình thái là thế gian sự mà thực chất không thế gian ý. 

CHÁNH VĂN:

Là đệ tử Phật thì đối với việc thế gian ý như xin xăm bói quẻ, càu thỉnh sùng bái quỉ thần, phù chú, trù yếm, tấu sớ giải trừ, xem lựa ngày giờ tốt xấu, tất cả những thứ nầy đều không nên làm. 

LỜI GIẢI:

Đoạn kinh trên đây, đức Phật giảng thuyết về thế gian ý để cho người Phật tử thể hội suốt thông không nên mê tín tà ma thần quỷ ngụy tạo phù phép, mà phải tu dưỡng đạo đức ngay nội tại bản tâm. Việc mê tín rất nhiều hình thái, hoặc do những loài yêu ma hiện hình người, hoặc do người nặng nghiệp tà ma tạo ra những điều thần bí quái dị nhắm đúng hiếu kỳ, hợp tâm lý sợ hải ỷ lại, để thỏa lòng tham vọng của người đời, lâu ngày thành tạp khí mê tín thần linh ma quỷ. Suy cho cùng tánh lý, ngẫm cho kỹ lời Phật dạy trong tam tạng kinh điển, hễ người có thọ trì giới pháp, chánh tâm hành thiện, chuyên cần tu bồi phước đức thì tự nhiên được các thiện thần trời người hộ trì. Sách sử xưa nay ghi rõ những bậc thuần chân tu hành, những người đạo đức dù ở núi cao rừng thẳm, hoặc nơi đồng không mông quạnh vắng vẻ, xa cách đô thị, phồn hoa, mà các thức ăn mặc thuốc men không thiếu đời sống an lành không tai ương hoạn nạn, danh thơm đạo đức rạng ngời khắp nhân gian. Trái lại, kẻ bôn ba danh lợi sống nơi phồn hoa đô hội thị thành, quên chuyện giới hạnh tu tâm dưỡng tánh làm lành bồi phước, lại có kẻ chỉ đem tâm cầu thần cúng quỷ xin xăm bói quẻ, lẽ tất nhiên chiêu cảm ác thần ác quỷ thân gần ủng hộ. Khi hết cúng tế thần quỷ, thì thần quỷ quở phát, bịnh hoạn tai ương từ đó phát sanh. Người biết thọ trì giới pháp làm việc phước đức được thiện thần ủng hộ. Phật Bồ Tát khai quang hướng đạo. ngược lại, không thọ trì giới pháp, sống phóng túng dục lạc lợi danh, cầu thần linh ma quỷ, xin xăm bói quể thì sẽ được tà ma thần linh ủng hộ lợi lộc nhứt thời, để rồi sau đó phải khốn đốn. Bởi lòng tham sân của các thần quỷ không khi nào thắng qua được giới đức. Nên cổ đức tiên hiền lấy kinh nghiệm sống của mình mà có lời thống thiết khuyên chúng ta: “Đức trọng quỷ thần kinh”. Người có đạo đức cao dày thì quỷ thần tất nhiên phải kính trọng hộ trì, mà không phải làm những chuyện mê tín xin xăm bói quẻ cúng bái cầu khẩn thượng đế ban phước trừ họa. Đức dày thì tai họa tiêu. Thiếu phước thì ác quỷ ác thần lộng hành. Phước đức song toàn thì trời người thần quỷ chung nhau hộ trì. Tổ tiên ta có lời khuyên “ở có đức mặc sức mà hưởng”. Câu nói nôm na giản dị mà mang ýnghĩa thâm sâu, thầm khuyên người đời bỏ tà tâm mê tín, dừng bước tham dục lợi danh.

Đức Phật nói: Là đệ tử Phật nên biết những điều: 1/- Không nên bói quẻ xin xăm, xem tướng đoán mạng, dự trắc vận số kiết hung họa phước, lượng định phong thủy địa lý, 2/- Không nên đồng bóng cầu cơ tin thờ quỷ thần cô tiên đồng cốt. 3/- Không nên luyện bùa ngải, phù họa quái hình trừ tà yếm quỷ trị bịnh tà ma. 4/- không nên dùng phù chú tà thuật hình nộm trấn áp. 5/- Không nên thờ cúng tà thần tà quỷ, khẩn cầu bái vọng, giống loại thầy pháp. 6/- Không nên dùng sớ văn tấu trình thiên đế thần linh, cầu xin quỷ thần giải mở oán cứu, tiêu trừ tai họa. 7/- Không nên làm việc tuyển lựa ngày giờ tốt xấu, coi tuổi định duyên đoán phận. Bảy điều trên đây là những điều thế tục mê tín, trái với lý tánh chân tâm, không hợp với đạo đức tu tâm dưỡng tánh. Cúng bái thần linh tà quỷ chỉ thêm mang lụy vào thân. Đức Phật khuyên hàng Phật tử nên chánh tín phụng thờ Tam Bảo, tu tạo phước đức để làm tư lương trên đường hạnh phúc giác ngộ. Không những đức Phật khuyên mà Khổng Tử cũng nói với môn đồ: “Kính quỷ thần mà nên xa đó”. Phật đem chánh pháp giảng nói để chúng sanh khải phát chánh trí thể đạt chân lý, nên người Phật tử sống bằng trí huệ giới đức, chứ tuyệt đối không theo thói đời mê tín. Nhân thiện tất được quả thiện. Nhân ác tất chịu quả ác. Nhân tà tất phải quả báo tà. Nhân chánh thì được quả báo chánh. Nhân quả báo ứng mảy may không sai. Người đời nông cạn, bị hạn hẹp trong lợi danh, không vận dung chánh trí trong đời sống, không chịu tu tâm dưỡng tánh hành thiện bố thí cúng dường, lại cầu xin xăm bói quẻ để cầu vận mện tốt. Hạng người như thế thật là mù quáng dại dột nhứt đời.

Vào một ngày nọ có một tín chủ giàu có, ngoài sở nhà đang ở giá hơn triệu mỹ kim, còn có năm bảy sở nhà cho mướn, với sắc mặt lo âu, thân hình tiều tụy, lên chùa quỳ trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên khấn vái xin xăm. Thường thì tín chủ khấn vái xong sắc mặt bình thản an vui ẩn hiện rồi lặng lẽ ra về, không mấy khi muốn gặp tăng ni trong Phật Học Viện, có lẽ sợ phải cúng tiền chăng? Nhưng lần nầy thì khác hẳn, tín chủ tìm gặp vị tri khách với vẻ mặt lo âu, yêu cầu được gặp Hòa Thượng Giám Đốc để được thăm hỏi vài chuyện cần cấp. Tỳ kheo Quê Mùa tôi không có mấy khi tiếp khách thập phương mà phải dừng tay đang dịch kinh, để tiếp tín chủ. Vừa thấy mặt tôi, đôi mắt tín chủ như ứa lệ với giọng buồn rầu:

- Bạch thầy! Mấy hôm rày người con không được vui. Con vừa xin quẻ xăm xấu quá, xin thầy coi dùm và phải làm sao cho tốt?

- Để vừa lòng tín chủ, xem xong, quả tình lời xăm nói hạn vận không tốt. Nhân cơ hội này muốn độ cho người tín chủ mở tâm keo kiết để biết gieo phước lành, nên Tỳ kheo quê mùa tôi hỏi: “Vậy tín chủ có tín sự linh cảm của đức Bồ Tát Quán Thế Âm không?

- Bạch thầy con tin lắm. Mỗi lần có việc gì là con lên lạy cầu Ngài đều được kết quả tốt, nhưng lần này sao lòng con cảm thấy bất an, mà xăm lại xấu quá. Xin thầy chỉ cách cho con được an.

- Vậy thì nên phát tâm ấn tống kinh. Nhà gần Phật Học Viện, mỗi tối cố gắng về cùng với chư Tăng tụng kinh cầu nguyện để tiêu tai giải hạn. Nếu đến Viện không được thì ở nhà mỗi tối nên tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư cầu nguyện.

- Dạ bạch thầy! Con bận lám không thể tụng kinh được. Con lên đây cầu Phật bà cho con được có tiền vui vẻ, té ra xăm xấu thế nầy con đâu có tiền ấn tống kinh, làm việc phước thiện. Xin cảm ơn thầy, chào thầy con phải đi gấp.

- Tỳ kheo quê mùa tôi im lặng thương xót cho người tín chủ giàu có kia, đối với việc vun bồi phước đức quá ư khó khăn. Hai ngày sau nghe tin người tín chủ bị tai nạn xe vào nhà thương trong tình trạng bất tỉnh, tôi sửng sốt nhìn lên tượng Phật bất giác bật tiếng thương than: Phải chi tín chủ biết phát tâm tụng kinh, niệm Phật, làm thiện thành tâm cầu nguyện, dùng phước đức để giải tai ương, chắc có lẽ vượt qua được tai nạn đáng thương tâm! Thế nên, những gì Phật dạy, chúng ta cố gắng làm thì nhất định sẽ được an lành hạnh phúc. 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương