Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn


- A- Nan thương xót chúng sanh mà cầu Phật trụ lâu ở đời



tải về 0.72 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3.- A- Nan thương xót chúng sanh mà cầu Phật trụ lâu ở đời. 


CHÁNH VĂN:

Sau khi Phật diệt độ, kinh pháp tuy còn mà không có người tin, rồi dần dần suy tàn tán diệt! Than ôi! Đau lòng lắm thay! Sẽ phải nương cậy vào đâu, cúi xin đức Thế Tôn vì thương xót chúng sanh mê tối lầm lạc, chưa nên vào Niết bàn. 

LỜI GIẢI:

Đây là lời nói tôn giả A-Nan trầm thống thốt lên từ cõi lòng thương xót chúng sanh dày đặc vô minh mê chấp tham dục tạo thành khổ nạn, cầu xin Phật lưu trụ ở đời lâu thêm để giáo hóa cứu độ quần mê. Đức Phật ra đời là ứng hóa thân rồi thị hiện tịch diệt, còn pháp thân thường trú thì bất biến khắp pháp giới. A-Nan lo ngại sau khi Phật tịch diệt Niết bàn rồi, kinh điển mang chứa phương pháp tu hành vẫn còn trên thế gian này, nhưng e sợ không có người chân tâm chánh niệm tin thọ hành trì, như thế thì chánh pháp của Phật sẽ từ từ bị suy vi đến chỗ tuyệt diệt.

Căn cứ pháp vận Phật pháp, thì một ngàn năm sau Phật Niết bàn, gọi là thời kỳ chánh pháp, người tin Phật chánh tâm, chánh tín, chánh hạnh thọ trì giới pháp còn nhiều, tu chứng cũng nhiều. Đến hai ngàn năm sau Phật Niết bàn thì gọi là thời kỳ tượng pháp, cách Phật xa dần, kinh điển lưu truyền pha lộn sai lầm dần dần nhiều, nhưng vẫn còn không tí người tu hành thiền định, an lạc trong thiền định. Đến hai ngàn năm sau Phật Niết bàn gọi là thời kỳ mạt pháp, cách Phật lâu xa, người tu học dần dần ra ngoài chánh pháp, không như chánh pháp, chỉ thích luận bàn mưu toan danh lợi, nên số lượng chứng đắc chẳng được là bao gọi là phàm vượt thánh, ta đa chánh thiểu. Lại còn có nạn quyến thuộc của ma vương giả dạng đệ tử Phật tu hành tự xưng chứng thánh, mê hoặc lòng người, tạo thành lớp người loạn tâm mê tín ùn ùn a dua tin theo, tưởng đó là Phật thánh hiện thân giáng thế. Điều hiển nhiên và thạnh hành trong thời mạt pháp là pháp môn tu thiền, khó phân biệt được đâu là thiền Phật thiền ma. Chánh tà lẫn lộn khiến cho người tu dễ nhầm lẫn đưa đến tình trạng cuồng tâm tán trí mà nhà thiền gọi là tẩu hỏa nhập ma. Nhưng may thay còn pháp môn Tịnh độ, phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sanh Cực lạc là cái phao duy nhất để cứu người trầm luân trong thời mạt pháp, nên số người tu Tịnh độ không phải là ít và số người vãng sanh không phải là hiếm.

Quán nhìn toàn suốt pháp vận và thế vận thì đích thực như lời tôn giả A Nan đã tiên tri: “Từ từ suy tàn tán diệt”. Quả thật chúng ta ngày càng thấy rõ ràng, tà sư ma đạo người đời đua chen nhào vô với lòng tin mạnh mẽ tạo thành phong trào, trong lúc chân sư chánh dạo thì người đời lại ít thích ít tin. Tôn giả A-Nan than: “Than ôi! Thật đau xót lắm thay!”. Trên là đau xót Phật pháp suy tàn, giáo hóa không người tin theo thực hành, dưới là đau lòng thấy chúng sanh mê vọng trong lợi danh giả huyễn, đua đuổi theo tà sư tà pháp tự tạo khổ, không có cách nào cứu độ được. Phật pháp là ánh sáng dẫn đạo hạnh phúc cho nhơn loại, mà nhơn loại không tin, Phật pháp suy vi thì chúng sanh ngu muội khổ nạn, từ đây về sau còn biết nương tựa vào đâu để được an lành hạnh phúc?

Phật là con mắt của thế gian, là ruộng phước điền của chúng sanh, bậc đạo sư của muôn loài, A-Nan thỉnh Phật ở lâu trong đời làm nơi nương tựa cho chúng sanh, giáo hóa để cho chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, cái vui Niết bàn tịch tĩnh viên mãn thanh tịnh. Văn trường hàng của kinh đến đây là kết thúc. 

Tiếp theo sau đây tôn giả A-Nan nói hai mươi tám bài kệ. Trước khi giảng hai mươi tám bài kệ nầy, tưởng cũng nên lược nói kinh Phật gồm có mươi hai thể loại mà thuật ngữ thường gọi là mười hai phần giáo hay mười hai bộ kinh. Nếu đứng về thể tài quy nạp mà nói thì kinh Phật không ngoài ba thể loại trường hàng, kệ tụng và mật chú.

1- Trường hàng thuộc về tán văn, phát huy nghĩa lý tận trí châu khắp viên mãn.

2. Kệ tụng thuộc thể thi ca, nhưng không chú trọng luật tắc hợp vận bình trắc. Kệ tụng có nhiều thể hoặc ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, chín chữ, tuy không luật tắc nghiêm khắc như thi ca, nhưng loại câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ v.v... cứ bốn câu là một bài kệ, có thể hòa khúc hợp ca, nhằm mục đích tóm tắc tinh nghĩa kinh trường hàng để hành giả dễ tụng dễ nhớ dễ thuộc, dễ thâm nhập lý kinh từ cạn vào sâu, tiềm tàng công năng tự nhiên hoán cải tam nghiệp của hành giả trên đường thánh thiện. Kinh nầy là thể loại ngũ ngôn, tức là loại câu năm chữ.

3- Mật chú. Kinh đây tuy không có mật chú, nhưng thường là các chú Đại Bi, Vãng Sanh, Lục Tự đại minh chân ngôn v.vv... người Phật tử ai cũng biết. Đại để mà nói thì mật chú bảo tồn cổ âm, ngữ âm của Phật thánh còn mang tên các thiện thần trong pháp giới, nên ngữ âm của mật chú phần nhiều hàm chứa ngôn ngữ của lục đạo chúng sanh rất nhiều nghĩa lý. Do vậy mật chú thường để nguyên âm không dịch nghĩa, ai nấy đều quen, mặc nhiên tiếp thọ, thành tâm tụng niệm đều được linh nghiệm lợi ích. Mật chú vì không dịch nghĩa, để nguyên âm tụng đọc, mặc nhiên tín thọ, hành giả cảm nhận thần lực uy linh của mật chú, vì thế nên cũng gọi mật chú là thần chú, là chân ngôn. Chẳng hạn như Lục tự đại minh chân ngôn “Án ma ni bát mi hồng”. Các cổ đức đại sư đều giải thích đại ý rằng:

Án, nghĩa là thân, là pháp thân trùm khắp pháp giới.

Ma ni, nghĩa là liên hoa thanh khiết

Bát mi, nghĩa là bảo trì, giữ gìn

Hồng, nghĩa là tâm ý, chân tánh Phật tâm. Tổng hợp toàn mật chú “Án ma ni bát mi hồng” có nghĩa là bảo trì ba nghiệp thân khẩu ý thanh khiết như liên hoa, như pháp thân, như chân tánh Phật tâm. An ma ni bát mi hồng thể nhập cùng chân tánh Phật tâm pháp thân làm một thể. Nên ngôn ngữ mật chú đầy đủ linh diệu ý nghĩa viên mãn chí chân chí thiện.

 

Đoạn sáu: Thấy mình có phước duyên, lại thương xót chúng sanh tội nhiều phước mỏng lòng tin yếu kém. Tôn giả A Nan cảm kích nên lời thi kệ để tóm lược lời Phật dạy giảng nói để đại chúng dễ nhớ, đồng thời cũng khuyến pháp hội phát tâm Bồ đề.

1- Thỉnh Phật trụ ở đời. 


CHÁNH VĂN:

A-Nan nhân đây mà nói kệ rằng. 

LỜI GIẢI:

“Nhân đây” có nghĩa là tôn giả A-Nan cảm thấy mình được phước duyên gặp Phật nghe pháp tín thọ tu hành, đồng thời nghĩ đến những chúng sanh hiện đời và đời sau khó gặp được Phật, nên kính xin Phật trụ lâu ở đời để cho thế nhơn thấm nhuần ơn pháp nhủ, có đủ nghị lực phát tâm tu hành. Đồng thời tôn giả cũng làm hai mươi tám bài thi kệ khuyến hóa người đời. Hai mươi tám bài kệ có thể chia làm bảy đoạn:

 

CHÁNH VĂN:



1/ Phật hộ trì ba cõi

Ân đức khắp chúng sanh

Nguyện vì tất cả chúng

Nên chưa thể Niết bàn.

*

2/ Người gặp chánh pháp ít

Mê muội không rõ chân

Đáng thương kẻ bất thức

Tội chướng sâu như thế

*

3/ Có phước gặp Phật pháp

Vạn triệu chỉ một hai

Kinh pháp tiêu tán dần

Biết phải nương vào đâu.

 

LỜI GIẢI:



Ba bài kệ trên đây thuộc đoạn một. Đại ý A-Nan cầu thỉnh Phật ở đời thời gian lâu dài hơn để cho chúng sanh được khai thị mở mắt vô minh, thoát vòng khổ lụy.

Bài kệ đầu tôn giả A Nan ca ngợi ân đức của Phật. Phật là bậc đạo sư ba cõi, là cha lành của muôn loài, từ bi hộ trì tất cả chúng sanh, là nơi nương tựa của chúng sanh trong chín cõi, lục đạo tam thừa, chúng sanh từ Phật pháp mà thoát khỏi luân hồi sanh tử. Rồi A-Nan cầu thỉnh Phật vì thương tất cả chúng sanh, chưa nên vào Niết bàn.

Bài kệ thứ hai A-Nan thương trách chúng sanh sao quá mãi mê dục lạc giả tạm thế gian, như kẻ đui mù không phân biệt đâu là chân giả chánh tà. Thâït đáng thương cho kẻ vô ý thức tham đắm dục lạc trần gian mà mắc phải tội lỗi sâu nặng như thế. Do tội lỗi sâu nặng buộc ràng nên khó được cơ duyên nghe chánh pháp, gặp Phật, gặp minh sư. Kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển sáu nói: “Vào thời mạt kiếp cách Phật lâu xa, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Cũng kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển chín nói: “Vào thời mạt pháp trong giáo pháp của ta, loài ma trà trộn xuất gia tu đạo, khiến cho kẻ chân chánh tu hành cũng bị (thế nhơn nhầm lẫn) xem là quyến thuộc của ma”. Qua đoạn kinh trên đây chính là lời Phật huyền ký cho chúng ta thấy rõ hiện nay lắm lẻ xưng là đệ tử Phật mà hành vi ngôn ngữ đời sống không có gì thể hiện là Phật tử cả, ngoài chiếc áo và hình thức tự xưng ra. Để khỏi rơi vào vòng tà sư mê hoặc, bạn ác dẫn dụ thì cần nên phát nguyện qui y Tam Bảo, thọ trì giới luật, chuyên tâm niệm Phật, cầu Phật lực hộ trì, thành tâm nhất chí niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh độ. Có như thế mới dứt được nghiệp duyên, thoát ly xiềng xích của tà sư tà pháp đoạn trừ vọng tâm ngũ dục ma chướng.

Bài kệ thứ ba nói người chân chánh gặp được Phật pháp số lượng thật quá ít oi, vạn triệu người mơi có được một hai. Thảo nào cổ đức đã chẳng nói “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” để nhắc nhở trước mỗi lần tụng kinh. Chánh pháp ít người gặp, ít người tin theo, nên ít người tu học hoằng truyền, do vậy mà Phật pháp từ từ suy đồi. Khổng tử nói: “Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhơn”. Người hoằng dương phát triển đạo chớ chẳng phải đạo hoằng truyền người. Nên người gặp được Phật pháp phải biết người đó tự đã trồng thiện căn từ nhiều đời trước. Với ý nghĩa nầy nên A-Nan nói: “Có phước gặp Phật pháp vạn triệu chỉ một hai”. Phật nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Nay chúng ta được thân người lại gặp Phật pháp mà không phát tâm tu tập thì chẳng khác nào con rùa mù ở biển cả ngàn năm nổi lên mặt nước một lần may gặp được bọng cây mà không chịu chui vào nằm nghỉ ngơi chờ dịp lên bờ rong chơi dưới ánh sáng mặt trời. Người không chịu tiếp nhận Phật pháp để trang bị cho bản thân được an lạc thì chẳng khác nào kẻ mù ăn mày được người thương nhận đem về uuôi chữa sáng mắt cho ăn học, nhưng từ chối lòng thương cứu giúp. Thật chẳng đáng thương tiếc làm sao?

Thế sự khó nhẫn, chúng sanh cang cường khó điều phục, khó hóa độ. Là đệ tử Phật phải cố gắng tối đa vận dụng năng lực tu hạnh nhẫn nhục khiêm cung, nguyện nhân lấy cái khổ người đời không thích là làm. Là đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia phải luôn luôn nhớ mình là đệ tử Phật, nội tại chuyên tâm trì giới, cố gắng tu học, khắc phục chướng duyên, ngoại tại phát triển tâm nguyện hoằng pháp lợi sanh, hộ trì chánh pháp, mở lượng giúp đời. Phải nuôi dưỡng tâm nguyện thanh tịnh lợi tha mới chân thật là đệ tử Phật.

 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương