Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn


- Phật huấn thị về cung cách và bổn phận người Phật tử



tải về 0.72 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

4- Phật huấn thị về cung cách và bổn phận người Phật tử. 


CHÁNH VĂN:

Thọ trì năm giới Phật chế là người phước đức. Phàm làm việc gì nên khải bạch Tam Bảo. Phật huyền thông thấu suốt không việc nhỏ nhặt nào mà không biết. 

LỜI GIẢI:

Lời kinh trên đây là Phật khai thị cho chúng ta. Những ai thọ trì năm giới, chuyên tâm tu tập thì mới chân thật là đệ tử Phật, nhất định là người phước đức trong nhân gian. Thọ trì ngũ giới tất nhiên được năm phước đức: 1/- Trường thọ. 2/- Giàu sang. 3/- Thanh tịnh ít bệnh. 4/- Mội người kính tin. 5/- Trí huệ phước đức hơn người. Đại để các kinh luật đều nói tạo nhân tu trì ngũ giới thì được quả báo bằng phước đức như đây. Để hành vi thuần thiện, tâm ý thuần chân, Phật còn từ bi kỹ lưỡng chỉ giáo cho chúng ta phương pháp kiểm soát hành vi tâm niệm để tránh vọng tình huân tập bằng cách “khi hành sự, nên bạch Tam Bảo”, nhứt niệm thông tam giới. Nhứt tâm chánh niệm quy y Tam Bảo, thì trừ diệt được nghiệp ba đời. Trọn đời y như thế thực hành, thì không nguyện nào mà không thành, không tâm hạnh nào mà không thanh tịnh, không quả vị nào mà không chứng đắc. Thành kính khải bạch Tam Bảo mỗi khi thi hành việc gì, thì cho dù làm việc “thế sự” cũng thành “Phật sự”, hạnh chúng sanh cũng thành hạnh Bồ Tát.

Thế nào là khải bạch Tam Bảo? Phật huyền thông huệ nhãn, tàng thân khắp pháp giới, không nơi chốn nào mà không ảnh hiện. Đủ thiện duyên thì Phật ảnh hiện suốt thông tất cả. Như ba động khắp trong không gian, đủ dụng cụ hợp tầng số là có diệu dụng thu nhiếp và ảnh hiện. Như không khí khắp trong vũ trụ có năng lực nuôi sống muôn loại. Nên kinh nói: “Phật huyền thông thấu suốt, không việc nhỏ nhặt nào mà không biết”. Khải bạch Tam Bảo là đến trước tượng Phật đốt tâm hương thành kính bạch lên những việc sắp làm, mong đức Phật từ bi gia hộ cho bồ đề tâm kiên cố thuận duyên hành đạo; vận dụng hết tâm niệm hành vi thực hành thì đúng như lời Phật dạy trong kinh điển là khải bạch Pháp bảo; thỉnh ý sư trưởng, thảo luận với người đạo đức là khải bạch Tăng bảo. Làm như thế trước khi thi hành thì nhất định việc làm hợp với lý tánh lương tâm, tự nhiên cảm ứng đạo giao cùng với huyền thông chư Phật. 

CHÁNH VĂN:

Người có giới đức thì chư thiên thiện thần tận lực kính hộ, chư thiên hóa hiện để phục dịch, trời rồng quỷ thần đều kính phục. Tôn quý giới luật xưa nay chưa có điều chẳng cát tường, đâu phải lo ngại điều chẳng lành ư? 

LỜI GIẢI:

Ở đây đức Phật dạy, tất cả hành vi tâm niệm chỉ có hành vi tâm niệm đạo đức giới hạnh là rất được chư thiên quỷ thần tôn sùng kính hộ. Người có lòng chuyên trì giới pháp của Phật, tâm đắc giới pháp là người đạo đức. Đạo đức tùy thuộc tâm chánh cần tu học, ngày ngày tinh tiến thăng cao, chư thiên thiện thần cùng nhau ra sức ủng hộ người đạo cao dức trọng một lòng giữ giới hoằng đạo, nên kinh nói: “Người có giới đức chư thiên thiện thần tận lực kính hộ”.

Chẳng những được chư thiên thiện thần kính hộ, mà các vị ấy còn hóa hiện thân để hầu hạ phục dịch. Như đời nhà Đường Trung Hoa có cư sĩ Lý Thông Huyền và ngài Thích Đạo Tuyên luật sư là những người được thiện thần hóa thân trường kỳ hộ trì phục dịch. Những chuyên thiên thần hóa hiện hộ trì phục dịch người chuyên trì giới luật đạo đức thì nhiều, có ghi rõ trong bộ Cao Tăng Truyện. Tám bộ quỷ thần sở thuộc Tứ thiên vương vâng lịnh Trời Đế Thích có bổn phận cung kính ủng hộ người tinh nghiêm giới hạnh, nên kinh nói: “Chư thiên hóa hiện phục dịch, trời rồng quỷ thần đều kính phục”.

Đức Phật trước giờ vào Niết bàn còn ân cần dặn dò lần chót: “Giới pháp còn thì đạo pháp còn. Dù cho ta có ở đời ngàn vạn năm mà đệ tử ta không chuyên tâm thọ trì giới pháp, thì sự có mặt của ta trên cõi đời chẳng lợi ích gì. Người tôn trọng thọ trì giới pháp mới thật là đệ tử của ta, sẽ gặp ta trong cảnh giới gt”. Thế nên, giới pháp chính là cương lãnh, là mạng sống của đạo pháp vậy. Nên trong Giới Kinh nói: “Phải kính trọng giữ gìn giới luật như giữ gìn đôi tròng con mắt. Giới như đèn sáng lớn soi sáng đêm tối tăm. Giới như ngọc ma ni cứu giúp kẻ đói nghèo. Giới như thuyền bè tốt đưa người qua biển khổ”. Giới luật có năng lực đưa con người thánh thiện thăng tiến, nên kinh đây nói: “Tôn quý giới luật xưa nay chưa có điều chẳng kiết tường.

Thế mà có người không hiểu năng lực thần diệu của giới luật, nên khi nghe nói thọ trì giới luật Phật chế thì liền nghĩ ngay là thọ giới thì bị gò bó mất tự do. Họ còn trề môi cho rằng, thời đại văn minh nầy giới luật không còn thích hợp nữa. Thực tế nghĩ cho kỹ, không giới luật là không đạo đức, không hạnh phúc tiến bộ. Bằng chứng kẻ trộm cướp, xì ke ma túy là những kẻ không tuân pháp luật, nên tâm trí họ lúc nào cũng lo sợ bị phát giác, hành vi họ lúc nào cũng lén lút, có tự do thanh thản đâu? Cha mẹ con cháu không sống theo luật hiếu hòa tôn ty thì gia đình sẽ tan gia bại sản. Người dân không sống trật tự hỗ tương, không tuân theo luật nước thì quốc gia sẽ loạn lạc thống khổ. Kẻ lái xe trên xa lộ không theo luật sẽ gieo rắc tai nạn tan thân mất mạng. Người học Phật, nhất là người xuất gia mà không tôn trọng giữ gìn giới pháp thì cho dù tận lực hoạt động Phật sự, kết quả chỉ gây đổ vỡ cho Phật pháp và tăng đoàn mà thôi. Thế nên nhớ vâng theo lời Phật dạy, tôn trọng chuyên trì giới luật thì được cát tường, như kinh đây nói: “Tôn quý giới luật... đâu phải lo ngại điều chẳng lành ư?” 

CHÁNH VĂN:

Đạo thì bao la trùm che khắp đại địa, kẻ không thấu đạt lý nầy, lại tự làm chướng ngại cho chính mình. 

LỜI GIẢI:

Đạo ở đây là chỉ cho chân như, bản tánh chân tâm. Muốn đạt bản tánh chân tâm thể nhập lý đạo thì phải đoạn vọng tâm mê hoặc mới minh tâm kiến tánh, đạt thành tâm lượng bao la. Phật pháp thường nói chân tâm như hư không, phiền não như đám mây ở hư không. Chân tâm bao la không biên giới, không nhiễm trước, nên tâm chư Phật Bồ Tát độ sanh không chướng ngại. Với lòng đại bit trí giác ngộ vô biên, nên các ngài thấy tâm chúng sanh là tâm mình, thân chúng sanh là thân mình, khổ vui của chúng sanh là khổ vui của mình, mình với chúng sanh không hai, nên các ngài tự tại trong đại nguyện độ sanh. Cũng như hư không bao trùm vạn vật, hư không chẳng thấy chật, vạn vật của ngoài hư không. Nên kinh nói các pháp không ngoài tâm. Người dời không hiểu lý nầy nên chấp lấy tiểu tâm phàm phu mà bỏ đại tâm Phật tánh, nên phải sanh tử luân hồi khổ đau kiếp kiếp. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Tánh chân giác thanh tịnh hồn nhiên khắp trùm pháp giới tùy theo nghiệp lực chúng sanh mà nhận biết tâm đó”. Do vọng niệm tà kiến của chúng sanh đắm nhiễm cảnh trần mộng huyễn, nghiệp chuyển xa dần đại thể chân tâm, thấy mình khác Phật, tâm mình khác tâm Phật, nhận giả làm chân, tách rời bản thể Phật tánh bao la thanh thịnh giác ngộ giải thoát. Như bọt nước trong biển cả, như không khí trong bình, như vàng làm thành đủ loại sắc tướng nữ trang rồi danh xưng cũng theo đó có khác, đâu biết mình vốn là đại thể của nước biển cả, mình vốn là đại thể không khí vũ trụ bao la, mình vốn cùng là một loại tinh ròng vàng khối. Thế nên kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Diệu minh chân tâm như nước trong biển cả, bỏ đại thể nước trong, chỉ nhận thấy một bọt nước mà cho là toàn thể nước biển cả”. Có đáng thương cho chúng sanh quá đổi mê lầm không? Tự bỏ quên chân tâm Phật tánh bao la tự tại, để đuổi bắt chấp chặt phàm tâm tục lụy nhỏ hẹp buộc ràng! Có khác nào đứa con sanh trong nhà giàu sang quyền quý lại bỏ đời sống sang trọng hạnh phúc để theo sự cám dỗ của bạn ác rượu chè hút sách để rồi cam chịu sự đói rách lang thang. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm Phật và tâm chúng sanh không sai khác. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật”. Chúng ta sanh ra đời không gặp Phật là điều thiếu phước duyên, một nạn trong tám nạn “Phật tiền, Phật hậu”. Nhưng còn may mắn gặp được giáo pháp của Phật, thấy được các bậc chân tu đạo đức, thì phải nên phát tâm học đạo Bồ đề, thọ trì giới pháp, tinh tấn tu tâm sửa tánh làm lành. Tham đắm dục lạc thế gian mà chi, ra đời bằng hai bàn tay trắng, khi từ giả cuộc đời cũng chỉ hai bàn tay trắng mà thôi. Cổ nhơn đã khuyên ta:

Đời sống chẳng đầy trăm

Lòng hằng lo ngàn năm

Thế gian mộng huyễn khổ

Sao chẳng tâm tu hành. 

CHÁNH VĂN:



Việc thiện ác do tâm người làm. Họa phước đều do người tạo. Thiện ác phước theo người như bóng theo hình, như vang theo tiếng.

 

LỜI GIẢI:



Đến đây, đức Phật thuyết giảng rõ ràng, thiện ác do tâm người tạo, họa phước theo sát với người. Tâm tạo nhân, thân chịu quả, quả xúc tác thành nhân, thân tác dụng lại tâm, hình thành nhân quả tương tục, thân tâm tương tác buộc ràng với nhau không chạy trốn đau khỏi. Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói: “Đệ tử vốn tạo các ác nghiệp, đều do vô thỉ tham sân si, ừ thân miệng ý mà sanh ra”. Ác nghiệp hay thiện nghiệp đều do thân miệng ý tạo. Muốn được phước báo, mà cứ mãi tạo ác nghiệp thì làm sao tránh được tai ương hoạn nạn? Tham vọng không cùng mà lại than trách đất trời, oán hận tình đời? Qua đoạn kinh trên, ta thấy lòng từ bi của đức Phật vô lượng vô biên, không phước lành nào mà Ngài không giảng nói, không việc tiến bộ lợi ích nào mà Ngài không khuyên nhủ, không cội nguồn ác trược nào mà Ngài không trình bày, không pháp môn tu hành nào mà Ngài không khai thị, thế mà chúng sanh như mù như điếc mãi miết dong ruỗi.

Sáng chạy tây, rồi tối chạy đông

Đời người dong ruỗi tợ như ong

Trăm hoa hút nhụy về làm mật

Rốt cuộc thân tàn một kiếp không.

Không nghe theo lời Phật dạy để tu tĩnh tiến thân trên đường hạnh phúc giác ngộ giải thoát, lại mãi đắm chìm trong dục tình danh lợi thế gian là cố ý phớt lờ đối với hảo ý bi nguyện hóa độ của Phật, phản bội tánh linh tự quy y Phật của mình. Cũng như con không nghe lời cha mẹ khuyên dạy để lo học hành tiến thân lập nghiệp, lại nghe theo bạn ác rượu chè cờ bạc là con bất hiếu ngỗ nghịch. Người dân không biết nghe theo tiếng gọi của non sông, sĩ phu hữu trách theo gương các bậc anh hùng trung thành phục vụ dân tộc xứ sở lại vì quyền lợi riêng tư chạy theo ngoại bang là kẻ phản quốc. Kẻ quên lời Phật tha thiết khuyên dạy là kẻ bất hảo, tự mở cửa vào nẻo luân hồi trầm luân. Con không nghe lời cha mẹ dạy bảo là con bất hiếu, tự mình chiêu mộ bạn ác hư đốn khổ nghèo. Dân không theo gương các bậc anh hùng dân tộc để tận trung phục vụ xứ sở quê hương là người dân bất lương vong bản, lập ác đảng tà thuyết làm đổ nát quê hương gây đau thương dân tộc thì sử sách đời đời ghi đó là kẻ phản quốc phi nhơn. Tận trung hay vong bản, hiếu nghĩa hay phản bộ, tất cả đều do tâm tạo. Tâm nhẹ lợi danh thì được thanh nhàn tự tại có dịp gần thiện tri thức người hiền đức, gặp Phật gặp thánh. Ngược lại thì gặp ác nhơn hoạn nạn tai ương, yêu ma dẫn đường đưa đến đọa lạc. Nên kinh Hoa Nghiêm đã xác định tất cả khổ vui thánh phàm đều do tâm: “Nếu người muốn thấu rõ ba đời tất cả các đức Phật thì nên quán tánh của pháp giới, sẽ thấy rõ tất cả đều do tâm tạo. “Nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhứt thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhứt thiết duy tâm tạo”. Nhưng khổ thay, Phật đem trọn cuộc đời hết lời khuyên giảng, kinh điển chỗ nào cũng có, cửa chùa rộng mở khắp chốn cùng nơi, nhưng không mấy người đời bước vào để nghe đạo nhiệm mầu giải thoát, mà cứ đua chen nhau vào chỗ đèn mầu huyền ảo dục lạc trần gian! Phật Tổ đã phải rơi lệ than thở: “Niết bàn hữu lộ vô nhơn đáo. Địa ngục bế môn hữu khách tầm”. Phật pháp nói Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. 

CHÁNH VĂN:

Người có giới hạnh là có đạo đức ứng hợp với chân tánh tự nhiên, chư thiên hộ trì, sở nguyện không trái ý, cảm động mười phương, đức tánh bằng trời, vun bồi công đức vĩ đại, thánh hiền ngợi khen, khó có thể nghĩ bàn. 

LỜI GIẢI:

Đức Phật hết lời khen ngợi người có giới hạnh. Có giới hạnh là công đức sâu rộng lớn như trời biển, đồng thời Phật cũng khuyến khích mọi người nên phát tâm tu trì giới pháp. Học Phật phải nhận rằng phàm chỉ trì giới cho riêng mình là tiểu thừa giới, tiểu thừa tâm. Tự mình thọ trì giới pháp mà còn nghĩ đến làm lợi ích chúng sanh, khuyến khích chúng sanh cùng với mình phát tâm tu tập Phật pháp là đại thừa giới, đại thừa tâm. Người trì giới, đồng thời phát từ bi tâm làm lợi ích chúng sanh tự nhiên cùng với Phật Bồ Tát cảm ứng tương giao, được chư Phật Bồ Tát tùy duyên hiện tướng, tâm nguyện tương ưng cùng đại thể bản tánh Phật chúng sanh thanh tịnh, nên kinh đây gọi là “ứng hợp bản thể chân tánh tự nhiên”.

Lại nữa, Bồ Tát độ sanh tùy duyên hiện tướng, tùy căn cơ nghiệp thức chúng sanh thích hợp thân hình gì thì các ngài hiện tướng “đồng sự, lợi hành” theo Tứ nhiếp pháp mà không trái với bản thể chân tánh tự nhiên. Nếu người học Phật hiểu được nghĩa lý nầy thì chỉ cần tự thân chuyên trì giới luật, tinh tấn làm việc phước đức, chẳng phải cần cầu thần linh tự nhiên cảm ứng chư Phật Bồ Tát Thiên Long Bát Bộ hộ trì, không tâm nguyện nào mà không thành, không đạo hạnh nào mà không viên mãn. Tức là người chuyên trì giới luật với tâm lượng vị tha, thường nghĩ tưởng đến lợi ích của chúng sanh, xả thân hành đạo thì tất nhiên được chư Phật Bồ Tát Thiên Long Bát Bộ hộ niệm, nên việc làm khởi đầu dù gặp phải bất cứ nghịch duyên ma chướng, nhưng sau đó thuận tâm như nguyện. Muốn đạt đến hữu cầu tất ứng, thì tâm phải đồng tâm Phật, miệng nói lời Phật nói, thân làm các hạnh Phật làm, tự hành hóa tha, như thế nhứt định cảm động mười phương pháp giới, tâm hạnh xứng tánh, vô vi vô tác, rạng ngời như nhựt nguyệt, đem nguồn ấm mát cho vạn loại sanh trưởng, cùng với vạn vật dung hợp đồng nhất thể.

Do chánh tâm chuyên trì giới pháp, thành ý tu thiện, lợi ích chúng sanh, từ đó có được công đức tự lợi lợi tha to lớn, cảm đến thành hiền thế gian và xuất thế gian đều tán thán hộ trì bất tận, nên kinh đây nói: “Cảm động mười phương, đức sánh bằng trời, vun bồi công đức vĩ đại, thành hiền ngợi khen, khó có thể nghĩ bàn”. Người tu học Phật chỉ biết năng lực của sự trì giới và công đức hoằng pháp làm thiện chuyển động đến chư Phật Bồ Tát Bát Bộ Thiên Long. Nên năng lực thần thông có, khi nào chính lòng ta thật sự thanh tịnh làm việc công đức chứ không phải chạy tìm bên ngoài nhờ thần linh, hồn tinh quỷ mị giáng điển dựa thế lực người nầy kẻ khác để tu hành phụng sự Phật pháp. Như thế là tà pháp chứ không phải là chánh pháp. 

CHÁNH VĂN:



Kẻ trí hiểu sự đạt lý trọn đời không drơi vào đường tà, khéo y như lời Phật dạy thì có thể đạt đạo giải thoát. 

LỜI GIẢI:

Trên đây là lời Phật khai thị cuối cùng trong bổn kinh nầy. Phật dạy rằng chỉ có kẻ trí mới thấu rõ thân mạng mình, mới thành tâm thật ý phụng hành lời Phật dạy. Ở đây Phật gọi kẻ trí tức là chỉ cho người trí tuệ rõ sự đạt lý, đạo hạnh khiêm cung. Thấu rõ thân mạng tức là đạt mạng, tức là hiểu rõ y báo chánh báo mà mình đang sống. Nói cách khác là nhận rõ thân thể, tâm trí và hoàn cảnh mình đang sống. Tức là thông đạt lý nhân duyên sanh các pháp, nhân quả báo ứng tự nhiên, mà người đời thường gọi là thiên mạng, và thói quen quan niệm là trời đã định vậy rồi.

“Trọn đời không rơi vào đường tà”. Do rõ sự đạt lý, thông hiểu y báo chánh báo của mình do nghiệp quả nhân duyên chứ không phải thần linh tinh quỷ ban phước giáng họa, nên trọn đời không bao giờ nghi ngờ mê hoặc theo tà thuyết tà thân mê tín dị đoan để phải rơi vao quỷ đạo mê hoặc của hạng tà kiến tà hạnh mù quáng cầu được an lành hạnh phúc hoặc cầu được tiên thiên ân điển ban huệ. Người trí tuệ là người nhân lấy trách nhiệm hiện đời mình đang sống, và y theo lời Phật dạy tu tâm sửa tánh, cố gắng tạo nhân lành thiện để có được quả an lành sáng sủa hiện đời và đời sau, chứ không bao giờ oán trời trách người, hay lười nhác tu dưỡng mà ước mong quả tốt.

“Khéo ý như lời Phật dạy thì được đạt đạo giải thoát. Chữ khéo ở đây tức là sau khi nhận định đạo lý rõ ràng, y theo lời Phật dạy, chọn pháp môn tu hành, thích hợp căn tánh hoàn cảnh của mình, quyết tâm trì tải giữ giới, hằng thuận chúng sanh, tủy hỷ các công đức lành, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, thiết tha tam vô lậu học tinh tấn hành trì giới, định, huệ ngày thêm kiên cố, để xứng tánh tự tại vô ngại với chướng duyên như thuyền lướt sóng, ấy là lái thuyền đời lướt trên sông mê bể khổ xuôi mái về bến giác. Nên kinh đây nói là “khéo y như lời Phật dạy thì dạt đạo giải thoát”. Tức là thành tâm thiết ý y giáo phụng hành vậy.

Nếu người tại gia cũng “khéo y như lời Phật dạy” chuyên tâm tinh tấn hành trì thì cũng chứng được đại đạo bồ đề xuất thế gian, thành Bồ Tát, thành Phật. Xưa nay đã biết bao người y theo lời Phật dạy phát tâm chánh niệm tu hành gặt hái kết quả hiện đời được an lành, khi từ giả cõi đời nầy được sanh về cảnh giới giải thoát. Khi độc xong kinh đây, chúng ta mới thấy người tại gia cũng như xuất gia không có gì trở ngại về phương diện hành đạo, miễn là như lý như pháp, khéo y theo lời Phật dạy thì sẽ có đời sống mỹ mãn hạnh phúc tiến bộ, hiện đời tăng thêm giá trị tôn kính an lạc đời sau sẽ được quả báo thánh thiện.

Tiếp theo dưới đây nói về tôn giả A-Nan sau khi được đức Phật bốn lần khai thị ở bốn đoạn kinh trên, tự mình cảm thấy được phước duyên may mắn gặp Phật nghe pháp thấu hiểu lời Phật giảng truyền cảm nhận được nguồn an lạc vô biên. Tôn giả lại nghĩ đến những chúng sanh thiếu phước duyên không được gặp Phật nghe pháp, khó tránh khỏi mê lầm tà tâm tạo ác nghiệp, tôn giả động lòng thương xót chúng sanh mà cầu thỉnh Phật trụ ở đời, đây là nhờ nghe pháp mà được tâm đắc.

 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương