Kinh Anan Vấn Phật Sự Cát Hung ht. Tịnh Không giảng tk. Thích Nhuận Nghi dịch Nguồn



tải về 0.72 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHẦN MỘT


I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

 

Đề kinh này gồm 8 chữ có thể phân giải như sau:



1.- “A-Nan” là em chú bác của Phật, sau khi được Phật hóa độ cho xuất gia, và được chư Tăng cử làm thị giả hầu Phật, cũng là người tùy tùng luôn luôn bên Phật. Trong hàng đại đệ tử của Phật, Tôn giả được khen tặng là bậc đa văn đệ nhứt. Sau khi Phật Niết bàn, chính Tôn giả A-Nan là người được thánh chúng suy cử tường thuật lại những lời Phật dạy để rồi từ đó kết tập thành tạng kinh điển.

2.- “Hỏi”, chữ này trong Phật pháp có những cách giải thích. Luận Du-Già-Thích nói: 1/- Vì không hiểu nên hỏi. Nghĩa là đối với sự việc nào đó mà không thấu hiểu nghĩa lý, cần phải hỏi bậc thầy mình. 2/- Vì nghi hoặc mà hỏi. 3/- Vì để thực nghiệm nên hỏi. Chữ để ở đây là để khảo nghiệm bậc thầy hoặc hàng thức giả xem thử chỗ hiểu của mình có giống với họ hay không. 4/- Khinh xuất mà hỏi. Nghĩa là hỏi mà không cố tâm thành ý trong việc tìm hiểu, không có dụng tâm suy nghĩ chín chắn trước khi hỏi. Hỏi để mà hỏi cho vui chơi vậy. 5/- Vì lợi ích cho chúng sanh mà hỏi. Nghĩa là không phải vì mình nghi ngờ mà hỏi. Hỏi là vì thấy còn có số người trong đại chúng đối với sự lý Phật thuyết giảng chưa thông suốt, lòng họ còn ôm mối nghi ngờ mà không dám hoặc không biết cách hỏi, nên giả trang mình không hiểu mà thay họ để hỏi.

Kinh đây Tôn giả A-Nan vì lợi ích chúng sanh để họ thấu hiểu đạo lý, nên nêu vấn đề thưa hỏi Phật. Thâm ý là vì lợi ích chúng sanh đời sau mà Tôn giả A-Nan nêu ra bốn vấn dề quan trọng để hỏi Đức Thế Tôn. Nói cách khác, bốn vấn đề quan trọng mà Tôn giả A-Nan hỏi đây đối với những người mới phát tâm bồ đề tu hành như chúng ta, thì nơi lòng ít nhiều đều mang nỗi lo nghĩ nghi ngờ. Qua tâm thành thưa hỏi của Tôn giả, Đức Phật từ bi khai thị giải bày, mỗi mỗi câu hỏi, mỗi mỗi lời giải đáp, qua đó chúng ta có thể lãnh hội nghĩa lý thâm thúy, phá trừ được nghi hoặc nơi lòng, từ đó đối với lý đạo vi diệu nhiệm mầu và phương pháp tu hành tự nhiên thông suốt. Đấy chính là ý nghĩa của chữ “hỏi” trong kinh nầy.

3.- Sự Phật: Sự là thừa sự phụng hành. Phật là người đã giác ngộ dứt sạch tất cả mọi nghiệp chướng phiền khổ, giải thoát luân hồi sanh tử. Sự Phật là thuần tâm chánh niệm phụng thờ và thực hành vơi lòng thành kính tin vâng lời giáo huấn của Phật. Phật giáo là giáo dục hướng đạo chúng sanh tu hành để trở nên an lành thánh thiện, chứ không phải thuần túy tôn giáo phụng thờ lễ bái ỷ lại thần quyền cầu xin lợi lộc. Nếu Phật giáo chỉ thuần là tôn giáo thần quyền, thì con người có thể tin vâng học tập và cũng có thể không. Và như thế Phật giáo chỉ là thứ tôn giáo tạo cho con người mê tín cuồng nhiệt nơi thần linh, phó thác tương lai sinh mạng mình cho đấng thần linh sáng tạo. Điều này tối kỵ đối với Phật giáo. Chính vì Phật giáo là giáo dục, tức là khai thị phương pháp và dưỡng dục trí đức, giáo hóa con người biết cách khai triển khả năng chân thiện mỹ ẩn tàng chính nơi con người để trở nên thánh thiện, để từ nhơn cách đến Phật cách, từ khổ lụy buộc ràng đến an vui giải thoát, từ phàm phu ngu muội đến Phật thánh giác ngộ. Nên những ai thành tín chánh tâm tín tin theo lời Phật dạy mà thực hành, thì kết quả sẽ được tiến bộ trong ánh sáng an lành hạnh phúc, được giác ngộ như Phật. Bằng không tin thì tạo thành lầm lẫn tổn thất nghiêm trọng cho sự an lành và tiến hóa của mình và xã hội. Từ tinh thần căn bản chánh thống này, nên một cách khách quan vô tư, thì cho dù các tín ngưỡng tôn giáo nào đi nữa cũng nên tiếp nhận tu học theo Phật pháp, chẳng khác nào người có thói quen uống các thứ nước rượu, bia, coca 7up v.v.. nhưng uống nước thiên nhiên vẫn cần thiết cho sức khỏe hơn. Phật pháp như nước thiên nhiên trong lành bồi bổ dinh dưỡng cho nguồn sống an lạc tiến bộ của khắp mọi chúng sanh. Phật giáo như biển cả có khả năng dung chứa tất cả nước của sông ngòi làm thành một vị. Lời dạy của Đức Phật bao dung tất cả giáo lý thiện của các tôn giáo thành một năng độ giác ngộ giải thoát.

Phật là một con người như bao nhiêu con người ở trần gian. Nhưng là con người có tâm tu, có ý chí hướng thượng, có tinh thần dũng tiến không ngừng, có thực chứng, nên tâm trí giác ngộ giải thoát.

Phật giáo là những lời giáo dục của Đức Phật phát ra từ đại trí tuệ, đại giác ngộ cảm hóa chúng sanh, nên sự giáo dục của Phật thường được gọi là giáo hóa. Mục đích giáo lý của Đức Phật là đánh thức chúng sanh thực sống lại với chính trí huệ giác ngộ của mình. Tôn chỉ của Phật giáo là triệt để phá trừ mê tín, khai mở chánh trí, khiến cho mọi người nhận rõ chân vọng, chánh tà, thị phi, thiện ác, lợi hại, đắc thất, để phấn tấn tiến lên kiến lập lý trí đại giác, tiến thủ lạc quan, hướng thượng phát huy tâm lượng từ bi thanh tịnh hoàn thành nhơn cách thánh thiện cứu thế độ sanh, gải quyết tất cả phiền khổ của chúng sanh để cùng đạt đến vũ trụ an hòa, nhơn sanh chân thật viên mãn hạnh phúc. Vì thế, Đức Phật giáo hóa, lời dạy của Ngài đối với bất cứ ai, ở bất luận tôn giáo hay lãnh vực nào cũng có thể tiếp thọ thực hành và nhất định sẽ đạt được kết quả an lành thánh thiện tiến bộ. Đây gọi là sự Phật.

4- Cát hung: Phàm làm việc gì thích với lòng, hợp với tâm, như ý mãn nguyện, được mọi người lương thiện khen mừng thì gọi là cát, tức là tốt lành. Trái lại, việc không xứng hợp với tâm, bất như ý mà bị mọi người lương thiện hiền đức ta thán thì gọi là hung. Tất cả sự việc trái ý nghịch lòng, cho đến tai ương hoạn nạn bịnh hoạn đều gọi là hung. Hai chữ “Cát - Hung” ở đây đã trở thành chủ yếu cho nghi vấn về kết quả việc “sự Phật”. Nói cách khác là, tại sao có người tin học Phật, kính thờ, Phật, thừa sự phụng hành lời Phật mà lại kết quả hung xấu? Điều này được Phật tường tận giải đáp trong kinh nầy: Tám chữ “A-Nan Hỏi Phật Sự Cát Hung” là tên riêng của kinh nầy, chứ không phải tên chung cho tất cả các kinh của đạo Phật.

5.- Kinh: Chữ kinh là danh từ, là đề tài chung. Phàm những lời Phật dạy được kết tập thành bộ, thành quyển đều gọi là kinh. Như kinh Pháp-Hoa, kinh Niết-Bàn, kinh Hoa-Nghiêm, kinh Bát-Nhã là tên, là đề tài riêng của mỗi bộ kinh, mang nội dung khác nhau. Cũng như kinh đây, tên là A-Nan Hỏi Phật Sư Phật Cát Hung.

Chữ kinh trong Phật Giáo hàm chứa rất nhiều nghĩa, mà nghĩa cốt yếu là khế hợp. Tức là khế hợp sở chứng của Phật, khế hợp chân lý vũ trụ hạn hữu muôn đời, khế hợp trình độ căn cơ của chúng sanh suốt mọi thời khắp nơi chốn, nên gọi là kinh. Đối với chữ kinh, xưa nay thường dùng bốn chữ “Quán nhiếp thường pháp” để giải thích.

Quán là quán xuyến. Nghĩa là văn nghĩa trong kinh điển Phật đều mang đặc tánh nghiêm cẩn về thể thức tổ chức, kết cấu, tinh suốt một mạch quán xuyến từ đầu đến cuối, không có rối loạn, tương phản.

Nhiếp là nhiếp thọ chúng sanh, khiến cho chúng sanh an lành, tiến bộ trên đường thánh thiện giác ngộ.

Thường là trước sau như một, thường hằng bất biến, thể hiện chân lý siêu thời gian, vượt không gian, khắp cùng nơi chốn, cổ kim trong ngoài vẫn như như thường nhiên.

Pháp là pháp tắc, là nguyên lý, là nguyên tắc, mà tất cả hiền thánh phàm phu ngoại đạo đều nên tuân giữ phụng hành thì được an lành giải thoát giác ngộ. Bất cứ văn cú sách sử nào mang đủ bốn nghĩa trên đây thì mới được gọi là kinh Phật. Do tính chất có đặc thù, có điều lý, có thể hiện, có tổ chức, có cấu kết quán xuyến thuyết minh chân tướng vũ trụ nhơn sanh, có khả năng khiến cho mọi người đều lãnh hội, có thể thực chứng chân tướng vạn pháp, nên kinh Phật còn được gọi là giáo khoa thư về chân lý.

Tổng hợp tên kinh nầy là một cách sát nghĩa yếu gọn là Tôn giả A-Nan thưa thỉnh với Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni rằng: “Có người vâng tin y giáo phụng hành theo lời Phật dạy thì được phước quả kiết tường vạn sự như ý. Nhưng có người phụng Phật mà lại bị họa hại tai ương bất lợi, ấy là tại vì sao?”. Như thế thì tên kinh nầy trọn nghĩa và Đức Phật giải đáp điều đó.

Nội dung kinh đây thuyết minh về phương cách học Phật, đạo lý cơ bản làm người. Có thẻ nói bổn kinh nầy là giáo khoa sơ học nhập môn cho hành giả xây dựng hạnh phúc thánh thiện, tuy là thuộc hàng nhơn thiên tiểu thừa, nhưng thực chất lại là nền tảng căn bản của Đại thừa Phật Giáo. Đại thừa Phật pháp như nhà lầu mười tầng mà học khoa của nhơn thiên tiểu giáo tức là kinh nầy chính là nền móng cho tòa nhà lầu mười tầng dó. Từ yếu nghĩa đây có thể thấy rằng, kinh nầy đối suốt trong toàn thể giáo học Phật pháp nó chiếm địa vị quan trọng đến chừng nào. Hình thức kinh thì đơn giản, ý nghĩa kinh không bí ẩn tàng sâu, nhưng lại hết sức căn bản. Người học Phật phải nên bắt đầu học từ kinh nầy. Người giảng kinh cũng nên bắt đầu khởi đi từ kinh nầy giảng lên.

Tôn chỉ kinh đây rõ ràng Đức Phật bảo chúng ta rằng: Ai y theo giáo pháp của Phật phụng hành thì nhất định được kiết tường tự tại. Trong giáo pháp Phật-Đà Ngài dạy chúng ta “tu hành” để thăng hoa thánh thiện nhơn cách. Tu là tu chánh. Hành là hành vi. Tu hành có nghĩa là tu sửa hành vi ngôn ngữ ý nghĩ của mình để trở nên đoan chánh lành thiện. Đức Phật dạy chúng ta “Chớ làm các điều ác, nên làm các việc lành”. Lời khuyên nầy hết sức đơn giản mà bảy đời Đức Phật cũng đều khuyên như thế. Đơn giản đến độ trẻ ba tuổi cũng biết, mà người già tám mươi tuổi làm chẳng xong.

Tu học Phật là sửa thân miệng ý để chấm dứt tất cả các ý ngỹ hành vi xấu ác. Tu thì nên nói những lời hiền hòa lợi ích chúng sanh. Tâm nên luôn luôn nuôi dưỡng lòng thành kính, bình đẳng, từ bi, hiếu hòa đối với tất cả chúng sanh và lúc nào cũng mang tâm nguyện hóa độ tất cả chúng sanh không mỏi mệt. Điều hòa ba nghiệp thân miệng ý lành thiện thanh tịnh. Phải luôn luôn ghi nhớ nơi tâm, tin chắc vun trồng nhân lành thì quyết định sẽ được quả lành. Nếu người y theo lời Phật dạy thành tâm dốc chí thực hành thì nhất định gặt hái mọi điều như ý. Có y giáo phụng hành mới là chân chánh nghe theo lời Phật dạy. Nhược bằng học Phật chỉ để hiểu cho thỏa mãn óc hiểu biết, rồi đem hết thì giờ lo suy diễn về viết sách hoặc rao nói mà tâm niệm hành vi đời sống không chân chánh thánh thiện tiến bộ như lời Phật dạy thì đó là lối y giáo phụng hành chỉ cầu lợi danh thì thuộc vào hư ngụy, tất nhiên kết quả sẽ trái ngược chứ không trọn lành như ý.

 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương