Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC


Chiến lược thâm nhập thị trường



tải về 0.7 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu18.09.2017
Kích0.7 Mb.
#33274
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chiến lược thâm nhập thị trường: chiến lược này tập trung nỗ lực nhằm tăng trưởng trên thị trường hiện có với những sản phẩm hiện có bẳng cách: khuyến khích mạnh hơn việc sử dụng sản phẩm; thu hút khách hàng của đối thủ; mua lại các hãng của đối thủ; tăng sức mua của khách hàng hiện tại.

  • Chiến lược phát triển thị trường: tập trung nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm hiện tại. Chiến lược này thực hiện bằng cách thâm nhập vào thị trường ở khu vực địa lí mới; tìm khách hàng mục tiêu mới trên thị trường hiện tại; mở rộng việc sử dụng sản phẩm hiện tại.

  • Chiến lược phát triển sản phẩm: bao gồm phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm cho các thị trường hiện tại bằng cách: cải tiến các đặc điểm sản phẩm; nâng cao chất lượng về độ chính xác, tốc độ, tính hiệu quả, độ bền; cải tiến kiểu dáng nâng cao tính thẩm mĩ của sản phẩm; giới thiệu mô hình sản phẩm mới.

      1. Soạn thảo kế hoạch chiến lược:

    Kế hoạch viết ra cần bảo đảm chứa đựng các nội dụng sau:

    • Sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức.

    • Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp, bao gồm cả thị trường mà tổ chức hướng tới.

    • Các phân tích về thị trường, bao gồm những cơ hội và đe dọa cũng như các kế hoạch dự phòng cho những sự kiện xảy ra ngoài dự tính.

    • Các chiến lược để tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực công nghệ, sản xuất, marketing và nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định, bao gồm việc tận dụng các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu cũng như thiết lập kế hoạch dự phòng.

    • Các chiến lược để phát triển và sử dụng năng lực của tổ chức đội ngũ nhân viên.

    • Các báo cáo tài chính bao gồm báo cáo lãi lỗ, báo cáo ngân quỹ và điểm hòa vốn.

      1. Chuẩn bị kế hoạch chiến thuật:

    Các kế hoạch chiến thuật được phát triển nhằm thực thi kế hoạch chiến lược, ví dụ như

    • Kế hoạch của từng bộ phận, từng giai đoạn.

    • Kế hoạch của các lĩnh vực hoạt động chức năng

    • Cách thức phân bổ, kết hợp sử dụng các nguồn lực của tổ chức.

    • Các chương trình hành động, các chính sách, thủ tục, các quy định cụ thể,…Những kế hoạch này có tác dụng hướng dẫn cho những hoạt động hàng ngày, nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.

      1. Thực thi, kiểm tra và đánh giá kết quả:

    Việc kiểm tra là cần thiết để bảo đảm chắc chắn rằng việc thực thi các kế hoạch là như mong đợi, và sau đó là đánh giá kết quả đạt được từ các kế hoạch này.

      1. Tiếp tục hoạch định:

    Các yếu tố môi trường bên ngoài (ví dụ như đối thủ cạnh tranh mới) và các yếu tố của môi trường bên trong (ví dụ như sự mong đợi của các nhân viên mới) là không ngừng biến đổi. Vì thế cần thực thi việc hoạch định một cách liên tục và thường xuyên để ứng phó với những thay đổi đó.

    1. Mô hình các chiến lược cạnh tranh:

    Trong quá trình cạnh tranh, có 3 mô hình chiến lược mà các tổ chức có thể sử dụng: chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt; chiến lược dẫn đạo chi phí; chiến lược tập trung. Các chiến lược này được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa 2 yếu tố cơ bản:

    • Thị trường chiến lược: phạm vi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là số lượng phân khúc thị trường mà tổ chức phục vụ.

    • Nguồn lợi thế chiến lược: chỉ ra những điểm mang lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức.

      1. Chiến lược gây khác biệt

    Chiến lược này liên quan đến việc cạnh tranh với tất cả các hãng trong ngành dựa trên việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng mà họ cảm nhận được sự riêng có.

      1. Chiến lược dẫn đạo chi phí

    Chiến lược dẫn đạo chi phí có nghĩa cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm với giá càng thấp càng tốt hoặc thấp hơn giá cả của các hãng cạnh tranh. Chiến lược này đòi hỏi quan tâm liên tục đến hiệu quả (tức là giảm thiểu chí phí trên mỗi một đơn vị sản phẩm).

      1. Chiến lược tập trung hóa

    Chiến lược tập trung cạnh tranh trong một ngành cụ thể tìm kiếm việc phục vụ một nhu cầu riêng biệt cho một nhóm khách hàng hoặc một thị trường theo khu vực địa lý.

    1. Ra quyết định:

      1. 5.1. Một số khái niệm:

    • Vấn đề được định nghĩa là sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại với mong muốn chưa đạt được. Các vấn đề xuất hiện là có tính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con người hay nhà quản trị, nhưng nhà quản trị cần đối diện với nó và tìm cách giải quyết nếu muốn cho tổ chức tồn tại và phát triển.

    • Quyết định quản trị. Trước mỗi vấn đề bao giờ cũng có nhiều phương án giải quyết khác nhau. Mỗi người tùy theo khả năng của mình sẽ chọn 1 phương án thích hợp trong nhiều phương án để giải quyết vấn đề đặt ra.

    + Quyết định là một phương án được lựa chọn trong số các phương án hiện có để giải quyết vấn đề.

    + Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường. Đặc điểm của quyết định quản trị:

    * Quyết định quản trị là sản phẩm riêng có của các nhà quản trị và tập thể quản trị.

    * Quyết định quản trị luôn gắn với những vấn đề của tổ chức.

    * Mỗi quyết định về quản trị là một mắc xích trong toàn bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức, nên mức độ tương tác, ảnh hưởng giữa chúng với nhau là cực kì phức tạp và hết sức quan trọng. Không thận trọng trong việc ra quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.



    • Ra quyết định là một tiến trình xác định vấn đề và tìm kiếm phương án để giải quyết vấn đề.

      1. 5.2. Các loại vấn đề và quyết định:

    Có 2 loại vấn đề cơ bản:

    • Vấn đề cấu trúc chặt: là vấn đề rõ ràng, thông tin về nó đầy đủ, cách giải quyết vấn đề mang tính hiển nhiên. Để giải quyết vấn đề thuộc loại này, người ta thường ra quyết định theo chương trình, những quyết định mà cách soạn thảo đã được xác định, phương án giải quyết thường theo thông lệ.

    • Vấn đề cấu trúc lỏng: là vấn đề chưa rõ ràng, thông tin về vấn đề chưa đầy đủ, người ta chưa nắm được bản chất nên cũng chưa xác định được cách thức giải quyết vấn đề, đây thường là vấn đề mới lạ, không lặp đi lặp lại. Để giải quyết vấn đề loại này, người ta thường ra quyết định không theo chương trình.





      1. 5.3. Tiến trình ra quyết định:

    Ra quyết định là một tiến trình bao gồm nhiều bước kế tiếp nhau theo sơ đồ dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tiễn có những tình huống ra quyết định có sự linh hoạt chứ không nhất thiết phải là một trình tự cứng nhắc, bắt buộc.



    5.3.1. Xác định vấn đề:

    Tiến trình ra quyết định bắt đầu với việc xác định một vấn đề hoặc cụ thể hơn là sự khác nhau giữa trạng thái hiện tại và mong muốn của sự việc. Đôi khi bước này chúng ta có thể hiểu là xác định nhu cầu của việc ra quyết định.

    Việc nhận dạng và chuẩn đoán vấn đề liên quan tới các năng lực của nhà quản trị được đề cập trong chương 1 (cụ thể là năng lực hoạch định và điều hành). Các năng lực này đề cập đến các khía cạnh sau đây: nhận biết trước, làm rõ và kết hợp lại.

    Việc nhận biết trước liên quan đến việc xác định và kiểm soát hàng loạt các tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài.

    Việc giải thích rõ đòi hỏi sự đánh giá các nhân tố và xác định các nguyên nhân của vấn đề, không nên chỉ đơn thuần là xác định triệu chứng của vấn đề đó.

    Sự liên kết giải thích rõ mối liên hệ giữa hiện tại với mục tiêu mong đợi của các bộ phận nói riêng hoặc tổ chức nói chung.

    5.3.2. Xác định các tiêu chuẩn quyết định

    Để có cơ sở đánh giá và lựa chọn phương án thích hợp một cách khách quan, không bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người ra quyết định thì cần phải xác định các tiêu chuẩn của quyết định. Tất nhiên tiêu chuẩn đánh giá có thể là định tính hoặc định lượng và số lượng tiêu chuẩn lệ thuộc vào bản thân vấn đề và các mục tiêu cần đạt được.



    5.3.3. Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn:

    Các tiêu chuẩn thường không quan trọng như nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt được mà ấn định trọng số cho từng tiêu chuẩn đánh giá. Do vậy, người ra quyết định cần thiết phải phân bổ trọng số cho các tiêu chuẩn được liệt kê trong bước 2 để tạo thứ tự ưu tiên trong quyết định. Người ra quyết định phải xác định thang đánh giá trọng số, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của người ra quyết định. Chẳng hạn, ta sử dụng thang điểm 10 thì yếu tố quan trọng nhất ta cho 10 điểm, yếu tố quan trọng tiếp theo sẽ là 9 điểm, … yếu tố ít quan trọng nhất là 1 điểm.



    5.3.4. Phát triển các phương án giải quyết vấn đề (hay phương án):

    Người ra quyết định liệt kê các phương án có thể sử dụng để giải quyết vấn đề, không nên chủ quan bỏ qua 1 phương án nào đó. Số lượng cũng như chất lượng của phương án phụ thuộc số lượng thông tin thu thập được về vấn đề cần giải quyết. Không có nỗ lực nào được thực hiện ở bước này để đánh giá các giải pháp mà chỉ liệt kê chúng mà thôi.



    5.3.5. Phân tích và đánh giá các phương án:

    Ở bước này, người ra quyết định sẽ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra từ trước. Cách đánh giá cũng đơn giản, giả sử mỗi tiêu chuẩn đặt ra ta sử dụng thang điểm 10, vậy xem trên thực tế mức độ đạt được tiêu chuẩn đặt ra của mỗi phương án là bao nhiêu, sau đó thống kê kết quả đánh giá của mỗi phương án. Lưu ý điểm đánh giá thực tế này không phản ánh trọng số được thực hiện ở bước 3. Tiếp theo lấy trọng số của mỗi tiêu chuẩn nhân với điểm tương ứng với tiêu chuẩn đó trên thực tế của mỗi phương án. Cuối cùng cộng dồn điểm đánh giá của mỗi phương án.

    * Lưu ý:

    - Nếu một phương án mọi tiêu chuẩn đều đạt 10 điểm thì không cần thiết cân nhắc đến các trọng số của các tiêu chuẩn.

    - Nếu trọng số như nhau cho mọi tiêu chuẩn thì có thể đánh giá phương án bằng cách cộng dồn các điểm số ở bước 5. Và phương án tối ưu là phương án có tổng số điểm cao nhất.

    5.3.6. Lựa chọn phương án:

    Trên cơ sở đánh giá mỗi phương án ở bước 5, người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án tốt nhất cho vấn đề đặt ra. Phương án lựa chọn là phương án có điểm số cao nhất ở bước 5. Việc đánh giá các phương án trong tiến trình ra quyết định cũng cần phải cân nhắc đến các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lí…bên cạnh tính kinh tế, và cũng cần xem xét cả khả năng và nguồn lực cần thiết cho việc thực thi quyết định.



    5.3.7. Thực thi quyết định:

    Một quyết định tối ưu sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không được triển khai thực hiện trên thực tế cũng như nó cũng sẽ bị thất bại nếu không được thực hiện một cách đúng đắn. Thực thi quyết định bao gồm việc chuyển, truyền tải quyết định đến những người có liên quan và làm cho mọi người cam kết thực hiện nó.



    5.3.8. Kiểm tra và đánh giá quyết định:

    Khi triển khai thực thi quyết định cần theo sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện những bất hợp lí để có những hành động điều chỉnh, nhằm đảm bảo vấn đề đặt ra được giải quyết tốt.



    5.4. Các phương pháp ra quyết định:

    5.4.1. Phương pháp ra quyết định cá nhân:

    Mặc dầu bốn phương pháp ra quyết định cá nhân xuất hiện một cách độc lập nhưng hầu hết nhà quản trị có những đặc điểm nhiều hơn một loại. Đó là, họ thường có một loại nổi trội, thống trị; các loại khác có thể là phương án thay thế và được sử dụng khi nó có thể xử lý tình huống tốt nhất.



    5.4.2. Phương pháp ra quyết định nhóm:

    Ra quyết định nhóm sẽ ngày càng trở nên thông dụng hơn do mục tiêu của tổ chức hướng vào việc phục vụ khách hàng và định hướng của tổ chức dựa vào quản trị chất lượng, vì thế rất cần sự khuyến khích mọi người ra quyết định.



    • Sự tham gia của các thành viên vào việc ra quyết định

    Huy động các thành viên trong nhóm tham gia vào việc ra quyết định có thể được xem là xu hướng phổ biến trong các tổ chức ngày nay. Trong công việc của mình, các nhà quản trị thường dùng nhiều kỹ thuật để lôi kéo các thành viên của tổ chức tham gia vào việc ra quyết định. Tuy vậy, đây không phải là một kỹ thuật đơn giản. Mức độ phù hợp của việc cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định phụ thuộc vào nhà quản trị, thái độ và khả năng của nhân viên trong việc ra quyết định của họ.

    • Ưu điểm chính:

    • Có thể sử dụng kinh nghiệm và sự thông thạo của nhiều người.

    • Có nhiều thông tin, dữ liệu và sự kiện.

    • Vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh.

    • Đảm bảo tính dân chủ trong tổ chức, các thành viên được thỏa mãn hơn.

    • Sự chấp nhận và cam kết đối với quyết định cao hơn.

    • Nhược điểm:

    • Đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

    • Bị một ít người chi phối.

    • Trách nhiệm của người ra quyết định không rõ ràng. Ra quyết định tập thể chỉ là phương pháp mà các nhà lãnh đạo dựa vào tập thể để ra quyết định chứ không phải họ không có trách nhiệm khi quyết định được đề ra.

    Chúng ta đã biết việc ra quyết định nhóm mang lại những lợi ích nhưthế nào, tuy vậy bản thân việc ra quyết định nhóm cũng chứa đựng nhiều nhược điểm. Vì vậy, các nhà quản trị cần vận dụng thành thạo các kỹ thuật ra quyết định nhóm.

    • Kỹ thuật tập kích não

    Các quy tắc của tập kích não:

    1. Khuyến khích sự tự do.

    2. Các thành viên trong nhóm không bị chỉ trích khi họ đang đề xuất ý kiến.

    3. Khuyến khích số lượng ý kiến. Ghi chép mọi ý kiến nhằm thể sự thừa nhận của nhóm và làm cơ sở nảy nở và hợp tác các ý tưởng mới.

    4. Không đánh giá các ý kiến cho đến khi tập hợp xong các phương án lựa chọn.


    • Kỹ thuật nhóm danh nghĩa (Nominal Group Technique – NGT)

    NGT thực hiện sự kết hợp cả hai giai đoạn dùng lời và cả giai đoạn không dùng lời. Về cơ bản, nhóm kỹ thuật danh nghĩa có cấu trúc được tiến hành như sau : một nhóm gồm từ 7 đến 10 người ngồi quanh bàn nhưng không nói với nhau. Nói đúng hơn là mỗi thành viên tự viết những kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau 5 phút bắt đầu chia sẻ với nhau các ý tưởng đó. Mỗi người ở bàn sẽ trình bày một ý tưởng của mình. Một người được cử làm thư ký sẽ ghi chép những ý tưởng đó lên một mảnh giấy trước mắt mọi người tham gia. Công việc này được tiến hành cho đến khi tất cả mọi người tham gia cho biết họ không còn ý kiến nào khác nữa để trình bày. Kết quả của giai đoạn này thường là một danh sách từ 18 đến 25 ý tưởng. Giai đoạn kế tiếp là thảo luận, trong đó mọi ý tưởng đều được lưu ý đến khi tiến hành biểu quyết.

    • Kỹ thuật Delphi

    Kỹ thuật Delphi do Rand Corporation phát triển nhằm khích thích nhóm tham khảo kinh nghiệm và cung cấp những dự báo về tương lai. Sử dụng nhiều công cụ hay bảng câu hỏi, một nhóm lãnh đạo việc điều tra và thu thập dữ liệu, kinh nghiệm. Người lãnh đạo tập hợp và tổng kết thông tin trước khi cung cấp nó cho các thành viên. Tiến trình tiếp tục cho đến khi các dự báo của các chuyên gia được hệ thống hóa, được xác định thông qua thông tin phản hồi và đạt được một sự nhất trí. Ưu điểm của kỹ thuật Delphi là nó tránh được quan hệ tương tác trong nhóm, mà NGT không hoàn toàn tránh được sự ảnh hưởng của các cá nhân đặc biệt trong cùng một phòng.

    Với kỹ thuật Delphi, những người tham gia có thể cách nhau hàng trăm dặm.

    Việc ra quyết định là một trách nhiệm chung của tất cả những nhà quản trị trong tổ chức, không phân biệt lĩnh vực chức năng hay cấp quản trị. Hàng ngày những nhà quản trị cần phải đưa ra những quyết định có tác dụng định hướng của tổ chức của mình cũng như tương lai của chính mình. Có những quyết định có thể tác động mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức, trong khi những quyết định khác cũng có ý nghĩa quan trọng nhưng ít có tính quyết định hơn. Tuy nhiên tất cả các quyết định đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, lớn hay nhỏ đến tổ chức đó.

    5.5. Thông tin trong quản trị:

    5.5.1. Một số khái niệm:

    - Dữ liệu là tin tức ở dạng thô, chưa được xử lí. Dữ liệu tồn tại dưới nhiều dạng, có thể là số liệu, kí hiệu …nó là nguồn gốc của thông tin. Dữ liệu sau khi được thu thập lại và xử lí sẽ cho ta thông tin.

    - Thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và xử lí. Nó là những tín hiệu mới, những tin tức được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

    - Thông tin quản trị là tất cả các thông tin nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trường quản trị và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quản trị.


    • Vai trò của thông tin:

    • Phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro.

    • Vai trò trong việc ra quyết định.

    • Vai trò trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

    • Yêu cầu đối với thông tin:

    • Tính chính xác

    • Tính kịp thời

    • Tính kinh tế

    • Tính hệ thống, tổng hợp, đầy đủ, logic, cô đọng.

    5.5.2. Hệ thống thông tin:

    • Khái niệm:

    Hệ thống thông tin là tổng hợp con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng truyền thông để thực hiện việc thu thập, xử lí, lưu trữ, phân phối thông tin và quản lí các hoạt động chuyển hóa các nguồn dữ liệu thành sản phẩm thông tin.

    Hệ thống thông tin còn được định nghĩa là tổng hợp con người, công nghệ thông tin và các thủ tục được tổ chức lại để cung cấp thông tin cho người sử dụng chúng. Những yếu tố của hệ thống thông tin được biểu diễn ở sơ đồ sau:







    • Vai trò của hệ thống thông tin:

    • Hỗ trợ các hoạt động được thực hiện.

    • Nâng cao năng lực ra quyết định cho các nhà quản trị.

    • Tăng cường khả năng cạnh tranh của tổ chức.

    • Chức năng của hệ thống thông tin:

    • Thu thập, xử lí, lưu trữ thông tin

    • Tìm kiếm (khai thác) và cung cấp thông tin

    5.5.3. Xác định nhu cầu thông tin trong quản trị:

    Mạng lưới thông tin phải được tổ chức sao cho phù hợp với các cấp quản lí, vì mỗi cấp quản lí đều có phạm vi hoạt động nhất định và chỉ cần những loại thông tin có liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm đã quy định. Sau đây là nhu cầu thông tin đối với từng cấp ra quyết định.



    Các thông số

    Cấp ra quyết định










    Chiến lược

    Chiến thuật

    Tác nghiệp

    Thời gian

    Dài hạn, 3 – 5 năm

    1 – 2 năm

    Năm hiện hành

    Nguồn thông tin

    Thiên về nguồn bên ngoài

    Hỗn hợp trong và ngoài

    Chủ yếu bên trong

    Mức độ chi tiết

    Tổng hợp

    Tổng hợp với chi tiết

    Được chi tiết hóa

    Khuôn dạng

    Khác nhau tùy từng báo cáo

    Cố định với những báo cáo cụ thể

    Cố định

    Độ cập nhật thông tin

    Tương đối cũ

    Trung bình

    Mới

    Mức độ chính xác

    Tính chính xác ít quan trọng hơn do những thay đổi và dự báo lớn

    Trung bình

    Cao

    Tần suất sử dụng

    Không định kì, không dự đoán được, tùy tiện

    Tương đối thường xuyên, định kì

    Thường xuyên và định kì

    Mức cấu trúc của vấn đề

    Vấn đề không cấu trúc, bán cấu trúc

    Bán cấu trúc

    Có cấu trúc

    Câu hỏi ôn tập

    1. Hoạch định là gì? Tiến trình cơ bản của công tác hoạch định như thế nào?

    2. Hoạch định chiến lược gồm những bước nào?

    3. Có bao nhiêu cấp chiến lược trong tổ chức? Đó là những cấp nào?

    4. Định nghĩa ra quyết định? Tiến trình ra quyết định bao gồm những bước nào?

    5. Phân biệt giữa mục tiêu và kế hoạch?

    6. Mô tả từng loại kế hoạch khác nhau?

    7. Định nghĩa quản trị chiến lược? Tại sao quản trị chiến lược lại quan trọng?

    8. Điều gì xảy ra trong bước thứ nhất của tiến trình quản trị chiến lược?

    9. Có bao nhiêu phương pháp ra quyết định? Đó là những phương pháp nào?

    10. Làm sao để kích thích sự sáng tạo của nhóm?

    11. Giải thích sự khác biệt giữa dữ liệu và thông tin, cho ví dụ minh họa. Nêu những đặc trưng của thông tin có ích?

    12. Các yếu tố của hệ thống thông tin?

    13. Trình bày nhu cầu thông tin thay đổi như thế nào đối với từng cấp ra quyết định? Cho ví dụ về thông tin hay báo cáo mà từng cấp quản trị có thể sử dụng?

    Câu hỏi thảo luận

    1. Ý nghĩa của hoạch định là dự trù các hoạt động trong tương lai, song người ta lại đòi hỏi kế hoạch đặt ra phải linh động. Có gì mâu thuẫn.

    2. Tại sao việc phân bổ trọng số lại quan trọng trong việc ra quyết định?

    3. Tại sao các nhà quản trị thường được mô tả là những người ra quyết định?

    4. Hãy nhận xét kết luận: “Ra quyết định là nhiệm vụ cơ bản của quản trị”?

    Bài tập

    1. Hãy chọn một tình huống quản trị và lập bảng phân tích SWOT. Sau đó thử đưa ra những khuyến cáo hoặc đề nghị cần thiết.

    Chương 5: Tổ chức





    1. Cơ cấu tổ chức

    Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để ứng mục tiêu của tổ chức.

      1. Những nhân tố của cơ cấu tổ chức

    Để đạt được mục tiêu của tổ chức, cơ cấu tổ chức bao gồm bốn nhân tố cơ bản: chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá, hợp tác, và quyền hành.

    a. Chuyên môn hoá: Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân hoặc đội đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.

    b. Tiêu chuẩn hoá: Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm trong quá trình thực hiện công việc của họ.

    c. Phối hợp: Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các đội và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.

    d. Quyền hành: Về cơ bản là quyền ra quyết định và hành động. Những tổ chức khác nhau sẽ phân bổ quyền hành khác nhau.

    1.2. Sơ đồ tổ chức

    Sơ đồ tổ chức là một biểu đồ chỉ ra các mối quan hệ giữa các chức năng, các bộ phận, các vị trí cá nhân trong một tổ chức.

    Sơ đồ tổ chức cung cấp thông tin về bốn khía cạnh quan trọng của cơ cấu tổ chức:


  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương