Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG



tải về 1.25 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3. Bảo dưỡng bể cáp và hố cáp

Để nắm chắc tình hình hiện tại của phương tiện, như các bể cáp ..., trước hết, để phòng tránh các sự cố và các tai nạn xuất hiện và để duy trì môi trường làm việc an toàn, thì cần phải tiến hành việc tuần tra và thanh tra. Cần phải ghi chép các trạng thái hư hỏng được phát hiện vào danh mục hồ sơ; hồ sơ này có thể được sử dụng trong việc lập kế hoạch các công việc sửa chữa và trong việc tra cứu dùng cho các công việc bảo dưỡng và sửa chữa.



a) Tiến hành tuần tra và thanh tra.

  • Trong việc tiến hành thanh tra, phải nhận được phép sử dụng đường sá.

  • Các công cụ máy móc , các công cụ vệ sinh và các thiết bị bảo vệ cần cho công tác thanh tra cần được chuẩn bị trước.

  • Luôn luôn đem theo giấy phép sử dụng đường sá và theo dõi nghiêm ngặt thời gian và điều kiện làm việc quy định trong giấy phép này.

  • Cần thực hiện công tác an toàn bằng việc nắm vững tình hình giao thông và điều kiện tại chỗ. Bố trí người điều khiển giao thông chặn luồng xe đi lại.

b) Những điều cần đề phòng trong việc thực hiện thanh tra.

Trong việc thực hiện công tác thanh tra, trước hết cần bảo đảm an toàn, trong khi phải chú ý các vấn đề sau:



  • Khi bước xuống các bể cáp, phải cung cấp sự thông gió thích hợp, phải kiểm tra xem liệu có chất khí gây cháy và gây nổ trong bể hay không; không khí có thiếu ô xy hay không và có hơi độc hay không ( dùng máy phát hiện hơi độc).

  • Khi bước xuống bể cáp, phải bố trí người gác trên mặt đất và phải chuẩn bị trước thiết bị báo nguy hiểm. Người gác trên mặt đất phải chú ý đến việc lưu thông xung quanh bể cáp.

  • Khi xuống và lên khỏi bể cáp, hãy sử dụng thang dùng riêng cho bể cáp, thang phải vững chắc và gia cố tốt để tránh cho người kiểm tra bị trượt chân.

  • Khi thả các vật liệu hoặc công cụ máy móc xuống bể cáp phải báo cho người kiểm tra ở dưới bể.

  • Dây dẫn cho đèn thắp sáng phải là loại cáp bọc cao su, và bóng đèn điện phải được cung cấp vật chắn bảo vệ.

  • Trong suốt quá trình tiến hành công việc, cần phải thông gió liên tục và phải thường xuyên kiểm tra xem khí độc có phát sinh ở đâu không. Phải đặc biệt chú ý khi có sử dụng hoá chất.

  • Nước thải (nước tiêu) không được chảy ra đường mà phải chảy vào các rãnh tiêu nước. Nước lẫn bùn đất phải cho thoát sau khi cho qua bể ngưng tụ.

  • Phải tránh va đập hoặc dẫm chân lên cáp.

  • Khi đậy nắp, phải gạt hết cát và bùn đất tích tụ bên trong khung đỡ để không gây ra sự cập kênh, lung lay. Khi sự cập kênh do nắp bể cáp đã quá cũ tạo ra thì phải đệm bằng cao su chống rung mà không được làm hỏng nó khi đóng/mở nắp bể.

  • Khí độc được phát hiện bằng cách sử dụng máy phát hiện khí độc chống nổ sau khi mở nắp cống và trước khi thông gió (mở quạt gió).

  • Không được dùng lửa xung quanh bể cáp trước khi phát hiện hơi độc và trong quá trình quạt gió.

c) Tiến hành kiểm tra và các biện pháp cần áp dụng sau khi kiểm tra.

4. Bảo dưõng cống cáp ngầm

Để nắm vững trình trạng hiện tại của của các cống cáp ngầm, để phòng tránh sự xuất hiện các sự cố phiền hà, để chuẩn bị kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế theo các dữ liệu thu được qua kiểm tra, việc tuần tra và thanh tra phải được tiến hành. Tần suất tuần tra và thanh tra cần được quyết định theo mục tiêu, các phương tiện của chúng và các điều kiện của khu vực.



a) Sự thận trọng trong tuần tra và thanh tra

Trong việc thực hiện tuần tra và thanh tra các cống cáp ngầm, hãy bố trí nhân viên điều khiển giao thông để không gây nguy hiểm cho lưu thông.



b) Thử luồn ống

Phép thử này cần thiết được tiến hành theo các bước sau, vì thử luồn ống là một công việc quan trọng bậc nhất.



  • Luồn dây mồi: công việc luồn dây mồi là phải kéo cáp mồi (thường là dây thép 4.0mm) để đưa đầu nong hoặc mẫu đo thử vào ống, và nó được làm bằng ống PE hoặc bằng cách sử dụng không khí nén.

  • Vệ sinh bên trong ống: ở một đầu của dây dẫn cần luồn qua theo mục (1) ở trên, có gắn một bàn chải và khăn lau (một số đoạn khăn lau cách nhau 40 cm) và một dây thép 4,0mm, sau đó tiến hành luồn từ một bể cáp thứ hai để vệ sinh bên trong đường cống. Công việc vệ sinh cần được lặp lại cho đến khi đất nhão và bùn được rửa sạch.

  • Thử luôn dây mồi: sau khi hoàn thành công việc vệ sinh hãy dùng dây mồi để luồn dây lõi bằng việc gắn nó vào dây mồi. Đấu nối dây 4 mm với đầu sau của dây lõi sao cho nó có thể được đẩy trở lại khi nó bị chặn.

Tuy nhiên, đối với ống bằng sành hoặc bên tông amiăng, việc thử luồn bằng cách dùng một mẫu thử cần được tiến hành, trừ trường hợp khi đưòng công không luồn được cần được kiểm tra.

5. Bảo dưỡng phương tiện thông tin

Quản lý phương tiện = hồ sơ công trình




5.1) Nắm vững số lượng phương tiện =>

Số lượng các bể cáp, tổng độ dài và sự kéo dài đường cống


5.2) Nắm vững số lượng các phương tiện bị hỏng =>

Số lượng theo mỗi khoản bị hỏng

V í dụ: Đường cống không luồn được

v.v…

Các bể cáp nằm ở tâm đường.




Hạn chế giá trị cho việc quản lý các phương tiện hỏng.




5.3) Lập kế hoạch và ngừng bảo dưỡng và đổi mới

Người của mỗi cung đoạn phụ trách bảo dưỡng

Báo cáo tới đoạn quy hoạch



Thiết lập kế hoạch hàng năm

Phân bố ngân sách -> Công việc bảo dưỡng và đổi mới


CHƯƠNG V


CÁC CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG MỚI

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG

Trong quá trình phát triển, các động lực thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật viễn thông là:

- Công nghệ điện tử với xu hướng phát triển hướng tới sự tích hợp ngày càng cao của các vi mạch.

- Sự phát triển của kỹ thuật số.

- Sự kết hợp giữa truyền thông và tin học, các phần mềm hoạt động ngày càng hiệu quả.

- Công nghệ quang làm tăng tốc độ truyền tin với chất lượng cao và chi phí thấp...

Những xu hướng phát triển công nghệ đan xen lẫn nhau và cho phép mạng lưới thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ điện tử - tin học - viễn thông. Những xu hướng phát triển công nghệ đã và đang tiếp cận nhau, đan xen lẫn nhau cho phép mạng lưới thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Thị trường viễn thông trên thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông hội tụ toàn cầu tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng phát triển công nghệ điện tử - viễn thông - tin học ngày nay trên thế giới được ITU thể hiện một cách tổng quát như hình 5.1 dưới đây. Các dịch vụ thông tin được chia thành hai xu hướng:

- Hoạt động kết nối định hướng (Connection Oriented Operation).

- Hoạt động không kết nối (Connectionless Operation)



Hình 5.1: Các xu hướng phát triển trong công nghệ mạng

Kết nối định hướng: Các cuộc gọi trong mạng viễn thông, PSTN, ISDN là các hoạt động kết nối định hướng, các cuộc gọi được thực hiện với trình tự: quay số - xác lập kết nối - gửi và nhận thông tin - kết thúc. Với chất lượng mạng tốt, các hoạt động kết nối định hướng luôn luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ thông tin. Công nghệ ATM phát triển cho phép phát triển các dịch vụ băng rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Không kết nối: Khác với các cuộc gọi quay số trực tiếp theo phương thức kết nối định hướng, các hoạt động thông tin liên lạc dựa trên giao thức IP như việc truy nhập Internet không yêu cầu việc xác lập trước các kết nối, vì vậy chất lượng dịch vụ có thể không được đảm bảo. Tuy nhiên do tính đơn giản, tiện lợi với chi phí thấp, các dịch vụ thông tin theo phương thức hoạt động không kết nối phát triển rất mạnh theo xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến tới cạnh tranh với các dịch vụ thông tin theo phương thức kết nối định hướng.

Hai xu hướng phát triển này dần tiệm cận và hội tụ với nhau tiến tới ra đời công nghệ ATM/IP.

Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu dịch vụ và các công nghệ mới tác động trực tiếp đến sự phát triển cấu trúc mạng mới (xem hình 5.2).



Hình 5.2: Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ

1. Công nghệ truyền dẫn

1.1. Cáp quang

Mặc dù mới ra đời nhưng kỹ thuật quang đã được phát triển rất mạnh, hiện nay trên 60% lưu lượng thông tin truyền đi trên toàn thế giới được truyền trên mạng quang. Công nghệ truyền dẫn quang SDH cho phép tạo nên các đường truyền dẫn tốc độ cao (155 Mbit/s, 622 Mbit/s, 2,5 Gbit/s) với khả năng vu hồi bảo vệ của các mạng vòng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước và ở Việt Nam.

Kỹ thuật ghép bước sóng WDM đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu về dung lượng tăng lên trong tương lai với chi phí chấp nhận được. WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết hợp một số các tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau và ta có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng. Công nghệ WDM cho phép nâng tốc độ các truyền dẫn lên 5 Gbit/s, 10 Gbit/s và 20 Gbit/s.

1.2. Vô tuyến:

- Viba: Công nghệ truyền dẫn SDH cũng phát triển trong lĩnh vực viba, tuy nhiên do những hạn chế của môi trường truyền sóng vô tuyến nên tốc độ và chất lượng truyền dẫn không cao so với công nghệ truyền dẫn quang. Các thiết bị viba SDH hiện nay trên thị trường có tốc độ N x STM-1.

- Vệ tinh: có hai loại

LEO: Low Earth Orbit - Vệ tinh quỹ đạo thấp.

MEO: Medium Earth Orbit - Vệ tinh quỹ đạo trung bình.

Một số hệ thống vệ tinh được sử dụng rộng rãi trên thế giới là: Ellipso (HEO, MEO), Odyssey (MEO), Globalstar (LEO) và một số hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp như:Orbcomm, Starsys, LEOStar, Aries, TELEDESic, Archimedes...

Thị trường thông tin vệ tinh trong khu vực đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và còn tiếp tục trong các năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển như: DTH tương tác, truy nhập Internet, các dịch vụ băng rộng, HDTV... Ngoài các ứng dụng phổ biến đối với nhu cầu thông tin quảng bá, viễn thông nông thôn với sự kết hợp sử dụng các ưu điểm của công nghệ CDMA, thông tin vệ tinh ngày càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động, thông tin cá nhân...

2. Công nghệ chuyển mạch

2.1. Công nghệ ATM

Các công nghệ chuyển mạch sử dụng phổ biến trước đây và hiện nay không thoả mãn được đa phương tiện, đa dịch vụ băng rộng tương lai. Công nghệ ATM dựa trên cơ sở phương pháp chuyển mạch gói, thông tin được nhóm vào các gói có chiều dài cố định ngắn trong đó vị trí của gói chủ yếu không phụ thuộc vào đồng hồ đồng bộ mà dựa trên nhu cầu bất kỳ của kênh cho trước. Mỗi một cell bao gồm: trường thông tin người sử dụng, trường tiêu đề, có thể truyền với nhiều loại tốc độ khác nhau 155 Mbit/s, 622 Mbit/s hoặc lớn hơn trên các mạng truyền dẫn SDH.

Các chuyển mạch ATM cho phép hoạt động với nhiều tốc độ và dịch vụ khác nhau. Các hệ thống chuyển mạch ATM sẽ được thiết kế chế tạo để có khả năng kết nối làm việc với các mạng hiện tại. Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông của các nước gồm có các mạng sau: Telex, PSTN, N-ISDN, đường kênh thuê riêng, mạng truyền hình cáp... vì vậy cần có sự kết nối giữa hệ thống ATM mới và hệ thống cũ.

2.2. Công nghệ chuyển mạch quang

Các kết quả nghiên cứu ở mức thử nghiệm đang hướng tới việc chế tạo các chuyển mạch quang. Trong tương lai sẽ có các chuyển mạch quang phân loại theo nguyên lý như sau: chuyển mạch quang phân chia theo không gian, chuyển mạch quang phân chia theo thời gian, chuyển mạch quang phân chia theo độ dài bước sóng.



3. Công nghệ mạng truy nhập

Trong vài thập kỷ qua, quan điểm truyền thống đối với đường dây thuê bao đã thay đổi do nhu cầu truy nhập các dịch vụ tiên tiến - yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, thời gian đáp ứng sửa chữa cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành. Các phương pháp truy nhập đa kênh bao gồm: TDMA, FDMA, CDMA, SDMA. Các kỹ thuật truy nhập này có thể kết hợp sử dụng với các kỹ thuật khác. Các dịch vụ tiên tiến có nhu cầu truy nhập thông qua mạng nội hạt bao gồm: các dịch vụ băng rộng, mạng nội bộ, ISDN tốc độ cơ bản, hội nghị truyền hình, kết nối LAN/LAN tại tốc độ 2Mbit/s và cao hơn...



3.1. Mạng truy nhập quang

Mạng đa truy nhập sử dụng kỹ thuật ghép bước sóng là mạng sử dụng bước sóng một cách hiệu quả bằng cách truyền đồng thời nhiều tín hiệu quang ở các bước sóng khác nhau trên cùng một sợi quang. Một trong các ứng dụng đầu tiên của ghép kênh theo bước sóng WDM là việc sử dụng các bộ ghép bước sóng trong mạng quang thụ động. Cấu trúc mạng quang thụ động cũng có thể được sử dụng để truyền các dịch vụ băng rộng như truyền hình cáp CATV, truyền hình có độ nét cao (HDTV) và ISDN băng rộng cũng như các dịch vụ thoại dùng kỹ thuật ghép bước sóng. Mạng quang này được gọi là mạng quang thụ động băng rộng (BPON). Mỗi một bước sóng quang có thể được sử dụng cho các dịch vụ khác nhau hoặc cũng có thể dành riêng cho một thuê bao.

Mạng đa truy nhập sử dụng kỹ thuật ghép bước sóng (WDMA) được chia làm hai loại chính là: mạng WDMA đơn bước (hay còn gọi là các mạng WDMA toàn quang) và mạng WDMA đa bước. Các mạng đa truy nhập phân chia sóng mang phụ (SCMA) được chia làm hai loại là mạng SCMA đơn kênh và mạng SCMA đa kênh.

3.2. Mạng truy nhập vô tuyến

Kỹ thuật vô tuyến phát triển dựa trên kỹ thuật số tạo khả năng phát triển các dịch vụ phi thoại, có chất lượng tốt, dung lượng lớn, độ tin cậy và tính bảo mật cao.

Những loại hình thông tin vô tuyến phát triển mạnh nhất hiện nay là thông tin vô tuyến cố định (WLL - Wireless Local Loop) và thông tin vô tuyến di động. Các kỹ thuật truy nhập khác nhau là: TDMA và CDMA…

Xu hướng phát triển chính của kỹ thuật truy nhập vô tuyến trong tương lai là ngày càng nâng cao chất lượng truyền dẫn, dung lượng, độ tin cậy và có thể truyền được thoại và các dịch vụ số băng rộng.

Ứng dụng của kỹ thuật truy nhập vô tuyến rất linh hoạt và có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau:

- Sử dụng tại những khu vực dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa thuê bao và tổng đài lớn, địa hình phức tạp. Việc lắp đặt các tuyến cáp truy nhập tại những vùng này chi phí rất lớn và do đó truy nhập vô tuyến là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất. Giải pháp truy nhập vô tuyến điển hình ở nông thôn.

- Triển khai nhanh chóng tại những nơi có địa hình hiểm trở, phức tạp, không có khả năng lắp đặt tuyến cáp từ tổng đài tới thuê bao (vùng sâu, vùng xa).

- Lắp đặt thuê bao nhanh chóng chỉ trong vòng vài ngày tại những thuê bao đặc biệt.

Hoặc còn sử dụng để:

- Cung cấp cho các sự kiện đặc biệt như thể thao, triển lãm,...

Truy nhập vô tuyến có những lợi thế hơn hẳn so với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống ở nhiều khía cạnh:

- Lắp đặt triển khai nhanh chóng.

- Không cần nhân công xây dựng cống bể cáp và đi dây tới thuê bao do đó giảm được chi phí lắp đặt và bảo dưỡng.

- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi lại cấu hình, lắp đặt lại vị trí của thuê bao. Với việc sử dụng hệ thống truy nhập vô tuyến, thiết bị của hệ thống có thể dễ dàng chuyển tới lắp đặt ở vị trí mới theo yêu cầu cụ thể đối với từng thời kỳ.

- Trong những môi trường nhất định chẳng hạn như ở khu vực nông thôn thì chi phí lắp đặt của hệ thống truy nhập vô tuyến giảm hơn so với truy nhập cáp đồng, đó là chưa kể đến chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên kỹ thuật truy nhập vô tuyến cũng có những nhược điểm:

- Dung lượng bị giới hạn theo dải phổ được cung cấp.

- Chất lượng bị suy giảm phụ thuộc nhiều vào môi trường truyền dẫn. Nhiễu và suy hao vô tuyến là vấn đề cần được quan tâm trong hệ thống vô tuyến.

- Truy nhập vô tuyến đòi hỏi phải có nguồn nuôi cho thuê bao. Điều này đã góp phần làm tăng thêm chi phí của thiết bị đầu cuối.

- Vấn đề bảo mật cần phải được quan tâm đúng mức vì đối với các hệ thống truy nhập vô tuyến nếu không mã hoá thông tin thì việc nghe trộm là rất dễ dàng.



3.3. Các phương thức truy nhập cáp đồng

Một hướng phát triển truy nhập tốc độ cao từ thuê bao đến tổng đài không dùng cáp quang mà dùng chính trên đôi cáp đồng truyền thống, vì những lý do khác nhau mà truy nhập cáp đồng vẫn luôn luôn tồn tại trong hiện nay và cả tương lai.

- Đường dây thuê bao tốc độ cao HDSL (high bit-rate subscriber line): HDSL sử dụng công nghệ VLSI trong những thiết bị đầu cuối HDSL. Công nghệ tiên tiến này cho phép HDSL được lắp đặt vào các đôi cáp. HDSL là một luồng số không lặp tốc độ truyền dẫn 1,536 Mbit/s. HDSL ở dạng cơ bản chỉ phù hợp cho những khoảng cách ngắn.

- Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL (Asymmetric digital subscriber line): ADSL là một công nghệ mới. Nó đang trong thời kỳ thử nghiệm, chưa được sản xuất trên quy mô lớn. ADSL có tốc độ 1,536 Mbit/s đơn công, hướng về thuê bao, một kênh đơn công số liệu và điều khiển tốc độ thấp hướng về tổng đài cùng các dịch vụ POST song công, tất cả trên một đôi cáp. Tốc độ đường truyền thực tế đối với ADSL là gần 1,6 Mbit/s để cung cấp tín hiệu điều khiển và mào đầu. ADSL là công nghệ không sử dụng bộ lặp. Tính không đối xứng của ADSL giới hạn những ứng dụng của nó trong một thị trường viễn thông nhất định, cụ thể là thị trường dân cư. ADSL được thiết kế để chuyển tải những loại ứng dụng nhất định đến hộ thuê bao, gồm có: truyền hình, giáo dục từ xa, đa phương tiện, số liệu tốc độ cao (tới 1,546 Mbit/s), video giải trí quảng bá và phim theo yêu cầu...



3.4. Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng

Trong mạng truy nhập băng rộng thì mục tiêu là tất cả các dịch vụ băng hẹp sẽ được kết hợp vào cùng một đường truy nhập các dịch vụ băng rộng, nhưng trong quá trình phát triển những dịch vụ này có thể được truy nhập riêng biệt. Ba cấu trúc cho mạng truy nhập được sử dụng trong các doanh nghiệp là: truy nhập riêng biệt cho băng rộng; truy nhập kiểu ghép kênh và truy nhập mục tiêu.



3.5. Truy nhập riêng biệt cho băng rộng

Theo phương pháp này các dịch vụ băng rộng được đưa tới khách hàng qua đường truy nhập riêng biệt tới tổng đài nội hạt ATM. Như vậy sẽ không có sự ảnh hưởng nào tới các dịch vụ mạng hiện tại. Sử dụng kỹ thuật truy nhập riêng biệt tới mỗi một mạng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà khai thác trong việc giới thiệu các dịch vụ băng rộng cho bất cứ ai và bất cứ khi nào xuất hiện nhu cầu hoặc là khi có quyết định về mặt chính sách trong việc cung cấp các dịch vụ. Nó cũng có thể được dựa trên các kỹ thuật sớm nhất của ATM. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn tới việc phức tạp hoá và đa chủng loại của mạng.

Ưu điểm của phương pháp này là: chi phí ban đầu thấp; khả năng tạo ra lợi nhuận sớm; không bị ảnh hưởng bởi mạng truy nhập băng hẹp; cho phép sớm giới thiệu ATM từ đầu cuối tới đầu cuối (end-to-end ATM connectivity).

Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm là sự kết hợp giữa các dịch vụ mới và các dịch vụ đang tồn tại là khó khăn, việc vận hành và bảo dưỡng mạng phức tạp.



3.6. Hệ thống truy nhập kiểu ghép kênh

Phương pháp này sử dụng một luồng truy nhập băng rộng đơn nhất tới khách hàng để truyền tải đồng thời các dịch vụ băng hẹp và băng rộng. Với kỹ thuật ghép kênh ATM tất cả các dịch vụ được truyền trên kênh ảo và mạch ảo ATM sau đó khi tới thuê bao thì các dịch vụ băng hẹp được tách ra.

Những ưu điểm của phương pháp này là chi phí ban đầu chấp nhận được; có khả năng tạo ra lợi nhuận nhanh; có khả năng sớm giới thiệu ATM đầu cuối - đầu cuối (end-to-end); bước đầu đơn giản hoá việc vận hành và quản lý mạng nội hạt.

Nhược điểm của phương pháp ghép kênh là cuộc đàm thoại đi và đến ATM cho các dịch vụ băng hẹp có thể bị trễ.



3.7. Truy nhập mục tiêu

Phương pháp này giúp cho khách hàng sử dụng đầy đủ nhất thiết bị ATM của mình bằng cách tạo khả năng truy nhập ATM đầy đủ vào một tổng đài ATM. Các ưu điểm của các phương pháp truy nhập mục tiêu là phát triển nhanh hơn hướng tới mạng truy nhập mục tiêu, khả năng thu lợi nhuận lớn nhất; linh hoạt nhất cho khách hàng; đơn giản nhất trong việc vận hành và bảo dưỡng mạng truy nhập thuê bao. Tuy nhiên chi phí ban đầu cao do sự cần thiết phải có các tổng đài cổng cho các mạng phi ATM và các giao diện (giữa các thiết bị phi ATM với thiết bị ATM).



II. TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU

1. Cấu trúc và tổ chức mạng thế hệ sau

Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển mạch gói và công nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ sau có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Mạng thế hệ sau được tổ chức xây dựng theo nguyên tắc và cấu trúc như sau:



1.1. Nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau

Mạng thế hệ sau được tổ chức dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú đa dạng, đa dịch vụ, đa phương tiện.

- Mạng có cấu trúc đơn giản

- Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí khai thác và bảo dưỡng.

- Dễ dàng mở rộng dung lượng, phát triển các dịch vụ mới.

- Độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh

- Tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà tổ chức theo vùng mạng hay vùng lưu lượng.

Các nhu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông hiện nay và các loại dịch vụ viễn thông thế hệ mới được chia thành các nhóm bao gồm:

- Các dịch vụ cơ bản

- Các dịch vụ giá trị gia tăng

- Các dịch vụ truyền số liệu, Internet và công nghệ thông tin

- Đa phương tiện

Xu hướng tổ chức mạng có cấu trúc đơn giản, giảm số cấp chuyển mạch và chuyển tiếp truyền dẫn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí khai thác và bảo dưỡng.

Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức như vậy, các phương thức xây dựng, phát triển mạng thế hệ sau có thể chia thành hai khuynh hướng như sau:

* Phát triển các dịch vụ mới trên cơ sở mạng hiện tại tiến tới phát triển mạng thế hệ sau.

Đây là xu hướng đối với những nơi có:

- Mạng viễn thông đã và đang phát triển hiện đại hoá

- Các dịch vụ hiện tại đã phát triển trên cơ sở mạng hiện có

-

Có các nhu cầu phát triển các dịch vụ mới.

Mạng thế hệ sau được phát triển theo nhu cầu dịch vụ trên cơ sở mạng hiện tại.




*Xây dựng mới mạng thế hệ sau

- Mạng thế hệ sau được xây dựng với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo các nhu cầu về dịch vụ mạng hiện nay.

- Tiến tới phát triển các nhu cầu về dịch vụ mới.

- Các dịch vụ mới được triển khai trên mạng thế hệ sau.

Đây là xu hướng phát triển của những nơi có mạng viễn thông chưa được hiện đại hoá, các nhu cầu chủ yếu là các dịch vụ viễn thông cơ bản hiện tại, nhu cầu dịch vụ mới chưa có nhiều. Con đường phát triển là xây dựng mới tiến thẳng đến mạng thế hệ sau.

1.2. Cấu trúc mạng thế hệ sau

Cho đến nay mạng thế hệ sau vẫn là xu hướng phát triển mới mẻ, chưa có một khuyến nghị chính thức nào của ITU về cấu trúc mạng thế hệ sau. Các hãng cung cấp thiết bị đưa ra một số mô hình khác nhau. Các diễn đàn, hiệp hội và tổ chức viễn thông khác đang cố gắng để tiến tới những nguyên tắc chung và những chuẩn chung cho mạng thế hệ sau. Nhìn chung từ các các mô hình này, cấu trúc mạng viễn thông thế hệ sau (hình 5.6) có đặc điểm chung là bao gồm các lớp chức năng sau:

- Lớp truy nhập

- Lớp chuyển tải

- Lớp điều khiển

- Lớp quản lý



Hình 5.6: Cấu trúc mạng thế hệ sau

Trong đó:



- Lớp truy nhập:

+ Vô tuyến: Thông tin di động, Vệ tinh, Truy nhập vô tuyến cố định

+ Hữu tuyến: Cáp đồng, Cáp quang

- Lớp chuyển tải (core, transport):

+ Truyền dẫn: quang SDH, WDM.

+ Chuyển mạch: ATM/IP.

- Lớp điều khiển:

Hiện nay đang rất phức tạp, khả năng tương thích giữa các thiết bị của các hãng là vấn đề cần quan tâm. Các giao thức, giao diện, báo hiệu điều khiển kết nối rất đa dạng và còn đang tiếp tục phát triển, chưa được chuẩn hoá nên rất phức tạp. Cần có thời gian theo dõi, xem xét và cần đặc biệt quan tâm đến tính tương thích của các loại giao diện, giao thức, báo hiệu… khi lựa chọn thiết bị mới.



- Lớp quản lý:

Hình 5.7: Cấu trúc mạng và dịch vụ thế hệ sau

Đây là lớp đặc biệt xuyên suốt các lớp trên.Các chức năng quản lý được chú trọng: quản lý mạng , quản lý dịch vụ, quản lý kinh doanh

Xem xét từ góc độ kinh doanh và cung cấp dịch vụ thì mô hình cấu trúc mạng thế hệ sau còn có thêm lớp ứng dụng dịch vụ.Trong môi trường phát triển cạnh tranh thì sẽ có rất nhiều thành phần tham gia kinh doanh trong lớp ứng dụng dịch vụ. Như vậy, cấu trúc mạng viễn thông thế hệ sau bao gồm các lớp chức năng sau: lớp truy nhập (Access), lớp chuyển tải (Transport/ Core), lớp điều khiển (Control), lớp ứng dụng dịch vụ (Application / Service), lớp quản lý (Management).



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương