Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG


Khối lượng thông tin (bit) = Tốc độ bít * thời gian truyền



tải về 1.25 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Khối lượng thông tin (bit) = Tốc độ bít * thời gian truyền

Kiểu tính cước này thì rất dễ hiểu đối với người sử dụng. Đối với thông tin số liệu, ví dụ trong chuyển mạch gói cước được tính phụ thuộc số lượng gói được chuyển đi.

* Ngoài ra còn có phương pháp tính cước phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày. Ví dụ tính cước cho buổi đêm, cuối tuần hay vào những dịp lễ. Khi mà lưu lượng thấp thì có thể giảm giá để tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ.

3. Các hệ thống tính cước

3.1. Hệ thống tính cước đều (Flat - Rate System)

Đây là cách tính cước đơn giản nhất, không quan tâm tới số lượng cuộc gọi cũng như thời gian duy trì cuộc gọi. Một mức cước cố định được đặt ra cho người sử dụng trong một khoảng thời gian thông thường là một tháng. Tuy nhiên phương pháp này có một số ưu nhược điểm.



. Ưu điểm : - Không yêu cầu thiết bị liên quan tới tính cước .

- Công tác quản lý rất đơn giản .

- Người sử dụng biết trước được mức cước mà họ phải trả .

- Khuyến khích việc sử dụng dịch vụ với các thiết bị đã có sẵn.



. Nhược điểm: - Hệ thống không công bằng đối với người sử dụng.

- Hạn chế việc đăng ký thuê bao mới.

- Thuê bao không điều chỉnh được mức mà họ phải trả.

3.2. Hệ thống tính cước dựa trên cuộc thông tin (Measured - Rate System)

Trong các hệ thống tính cước theo cuộc gọi thì thông tin cước có thể phụ thuộc vào thời gian duy trì cuộc gọi và khoảng cách thông tin. Nếu mức cước cho một cự ly cố định trong khoảng thời gian T là a thì mức cước cho một cuộc thông tin có thể tính theo công thức sau:



Mức cước = a * t/T

Trong đó :

a : là mức cước cho một cự ly nhất định trong khoảng thời gian T

t : là thời gian duy trì cuộc thông tin

T: Chu kỳ tính

Tuỳ thuộc vào sự thay đổi của chu kỳ tính hay tỉ giá trên một đơn vị đo mà chúng ta có thể có hai cách tính cước.



  1. Phương pháp tính cước theo chu kỳ cố định

Chu kỳ T là cố định, giá trị a thay đổi theo khoảng cách của cuộc thông tin.

Đối với các thao tác nhân công , phương pháp này rất phổ biến do thiết bị đơn giản (gồm đồng hồ đo và cách tính đơn giản). Chu kỳ ở đây thông thường được chọn là 3 phút khi cuộc gọi bắt đầu và sau đó là một phút.

Đối với các hệ thống chuyển mạch không điều khiển theo nguyên tắc SPC thì tỉ giá a thay đổi nhờ việc thay đổi của số lượng các xung đo được theo từng khoảng cách. Do số lượng các vùng cước tăng lên và các thiết bị rất phức tạp.

Ví dụ

Giả sử một cuộc gọi diễn ra khoảng 5 phút 30 giây giữa thuê bao thuộc vùng A, B và C. Trong trường hợp này thì tỉ giá trên một đơn vị đo lường được tính như bảng sau .



Bảng 2.2: Tính cước theo chu kì cố định

Khoảng cách

Từ 1 tới 3 phút đầu

Mỗi phút sau đó

< 40 Km

60

20

41 - 60 Km

90

30

61 - 80 Km

120

40

* Đối với cuộc gọi từ vùng A tới vùng B




* Đối với cuộc gọi từ vùng A tới vùng C



b. Phương pháp đo các xung theo chu kỳ

Tại kiểu tính cước này thì tỉ giá trong một đơn vị đo lường a là cố định và chu kỳ T sẽ thay đổi phục thuộc vào khoảng cách. Trong trường hợp này ngay cả khi số lượng các vùng cước tăng lên thì không ảnh hưởng đến thiết bị vì chỉ cần thay đổi giá trị T. Bởi vậy thiết bị tính cước trong tổng đài non- SPC không bị phức tạp. Tương tự như ví dụ trên khi một cuộc gọi diễn ra trong khoảng 5 phút 30 giây cho 3 vùng A,B và C đối với phương pháp tính cước mà có chu kỳ thay đổi thì được minh hoạ theo hình vẽ và bảng sau.






Bảng 2.3: Tính cước theo chu kì thay đổi

Cự li thông tin

Chu kỳ với mức cước trên một đơn vị đo lường là 10

< 40 Km

30 s

41 – 60 Km

20 s

61 – 80 Km

15 s

5 phút 30 giây = 330 giây

* Đối với cuộc gọi A – B: 10 * 330/30 = 110

* Đối cuộc gọi A – C: 10 * 330/15 = 220

. Qua hai ví dụ trên ta thấy rằng mức cước được tính cho thuê bao là khác nhau, tuỳ thuộc vào nhà quản lý lựa chọn kiểu nào và tổng đài SPC có thể cung cấp các chức năng trên.



3.3. Hệ thống tính cước hỗn hợp

Hệ thống tính cước hỗn hợp được sử dụng để khắc phục các nhược điểm và tận dụng các ưu điểm của cả hai hệ thống tính cước ở trên. Trong hệ thống này, ngoài mức cước tính theo cuộc thông tin như ở trên thì khách hàng phải trả thêm một mức cuớc cố định tuỳ thuộc vào từng dịch vụ cụ thể cho việc bảo dưỡng các thiết bị kết cuối. Hệ thống tính cước hỗn hợp có một số đặc điểm sau đây :

* Mức cước cố định cho các thuê bao cho các dịch vụ như vậy là khá công bằng

* Khi không có cuộc thông tin nào diễn ra thì nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vẫn có thể đáp ứng việc cấp nguồn nuôi cho các thiết bị.

* Cần thiết các thiết bị cho việc tính cước

VIII. CÁC KẾ HOẠCH KHÁC

1. Kế hoạch truyền dẫn

Truyền dẫn là quá trình truyền thông tin giữa các điểm trong một hệ thống hay một mạng nào đó. Thông thường khoảng cách tuyến thông tin giữa hai điểm đầu cuối là rất dài. Các hệ thống này gọi là các phần tử mạng như tổng đài, được nối với các hệ thống khác bằng kết nối cung cấp bởi hệ thống truyền dẫn. Kế hoạch này mô tả một số quy định về kỹ thuật cho mạng, bao gồm một số quy định sau đây:

Suy hao (Attenuation): trong một số trường hợp tín hiệu tiếng nói có thể bị yếu đi trên tuyến thông tin giữa hai thuê bao, đó được gọi là suy hao trên đường truyền. Méo (Distortion): trong kế hoạch này quy định độ méo chấp nhận được.

Tỷ số tín hiệu / nhiễu (Signal /Noise Ratio) : kế hoạch truyền dẫn quy định mức độ ảnh hưởng của nhiễu có thể chấp nhận được trên tuyến nối.

Xuyên kênh (Crosstalk) : là hiện tượng khi một tuyến nối bị ảnh hưởng bởi một cuộc gọi trên đường dây khác.

2. Kế hoạch chất lượng dịch vụ

Các tiêu chí cơ bản của chất lượng dịch vụ của một hệ thống thông tin là : đấu nối nhanh, chất lượng tiếng nói đảm bảo và ít xảy ra sự cố. Các tiêu chí này tương ứng với một số tham số như : GOS, chất lượng truyền dẫn và độ ổn định.



Hình 2.18: Phân loại chất lượng thông tin
2.1. Chất lượng chuyển mạch

Đối với các dịch vụ viễn thông, Nhiều người sử dụng phải chia sẻ quyền sử dụng thiết bị trên mạng lưới. Do đó, khi lưu lượng mà cao thì một số cuộc gọi có thể không thực hiện kết nối được. Chất lượng mà liên quan đến quá trình đấu nối để cung cấp dịch vụ viễn thông được gọi là chất lượngchuyển mạch, có nghĩa là chất lượng chuyển mạch trong quá trình kể từ khi thuê bao chủ gọi quay số cho tới khi kết nối được với bị gọi hoặc là khi một thuê bao đặt máy giải phóng cuộc thông tin cho tới khi giải phóng hoàn toàn các thiết bị liên quan đến cuộc thông tin đó.

Chất lượng chuyển mạch liên quan chặt chẽ đến chất lượng của thiết bị và lưu lượng thông tin. Người ta quy định chất lượng chuyển mạch này dựa trên điều kiện là khi lưu lượng ở mức trung bình và thiết bị hoạt động tốt. Chất lượng chuyển mạch có thể tạm chia thành tổn thất đấu nối và trễ đấu nối. Tổn thất đấu nối có nghĩa là một cuộc gọi bị tổn thất khi mà các mạch trung gian cho cuộc gọi đó đang ở trạng thái bận hay thiết bị bận hoặc là thuê bao bị gọi bận hay không nhấc máy trả lời. Do đó để tính độ tổn thất đấu nối này người ta sử dụng tham số gọi là xác suất tổn thất. Trong khi đó trễ đấu nối là khoảng thời gian từ khi thuê bao chủ gọi nhấc máy khởi xướng cuộc gọi cho tới khi nhận được âm mời quay số (trễ âm mời quay số), hay là khoảng thời gian từ khi quay số cho tới khi nhận được hồi âm chuông (trễ quay số) hay là khoảng thời gian đặt máy giải phóng cuộc thông tin cho tới khi các thiết bị liên quan trở về trạng thái rỗi. Độ trễ này thường được biểu thị qua tham số thời gian trễ trung bình.

2.2. Chất lượng đàm thoại

Trong dịch vụ điện thoại, độ nghe hiểu phải được đảm bảo trong suốt quá trình đàm thoại từ phía phát đến phía thu. Do đó, độ nghe hiểu được đưa ra thông qua chất lượng đàm thoại tổng thể bao gồm chất lượng phát, truyền dẫn và thu.

Chất lượng thu tiếng nói mô tả độ rõ nét của mạch thu điều này phụ thuộc vào khả năng nghe của người nghe, tiếng ồn trong phòng và các thành phần khác.

Chất lượng phát tiếng nói mô tả độ rõ nét của mạch phát và nó cũng phụ thuộc vào tiếng nói của người nói, tiếng ồn trong phòng và ngôn ngữ vv.

Chất lượng truyền dẫn tiếng nói mô tả mức độ truyền dẫn chính xác trên các đường truyền dẫn bao gồm cả thiết bị thuê bao và tổng đài. Chất lượng truyền dẫn được quy định dựa trên độ nhậy của máy điện thoại, tổn thất trên đường truyền, Nhiễu và sự hạn chế về băng tần. Chất lượng phát và thu tiếng nói còn phụ thuộc vào khả năng nghe hiểu, phát âm của người nói, nghe và trạng thái truyền dẫn tiếng nói.

2.3. Độ ổn định

Ngày nay thông tin liên lạc được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng của một xã hội hoá thông tin. Do đó độ tin cậy của các thiết bị trên mạng như tổng đài và các đường truyền dẫn phải đảm bảo. Điều này có nghĩa là độ tin cậy để có thể cung cấp cac dịch vụ cần thiết trong điều kiện lưu lượng không bình thường do lỗi ở thiết bị hay từ một lý do nào đó. Chất lượng ổn định (độ ổn định) đưa ra các mức độ bảo dưỡng cần thiết cho các dịch vụ thông thường.

Độ ổn định càng cao thì càng tốt tuy nhiên độ tin cậy mà vượt quá một ngưỡng nào đó thì giá thành sẽ tăng rất cao. Do đó, mức tốt nhất được chọn dựa trên sự cân đối giữa giá thành có thể chấp nhận được và vấn đề kỹ thuật. Giá trị được chọn này phải thoả mãn một số điều kiện khác như thiết kế mạng, bảo dưỡng mạng v.v. Các tai nạn hay thiên tai gây ra được coi là các ảnh hưởng khách quan không tính trong độ ổn định của hệ thống. Khi một mạng viễn thông được thiết kế thì cần chú ý việc lắp đặt các tuyến truyền dẫn và việc phân bố rải rác các tổng đài. Độ tin cậy của thiết bị, hệ thống bảo dưỡng được coi như là các nhân tố bên trong. Do đó chúng ta cần quan tâm như cấu hình của thiết bị dự phòng và công nghệ bảo dưỡng mạng .

CHƯƠNG III

CÁC MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
I. MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG (PSTN)

1. Giới thiệu

PSTN là mạng điện thoại công cộng chuyển mạch kênh bao gồm (đường truyền dẫn, phương tiện chuyển mạch, máy điện thoại) cung cấp dịch vụ điện thoại. Khi một đường nối vào mạng thì thuê bao được cung cấp một kênh cho truyền tiếng nói (0,3-3,4kHz). Nếu mạng sử dụng cho các dịch vụ phi thoại thì cần một thiết bị thêm vào thực hiện điều chế và giải điều chế tín hiệu cho phù hợp với môi trường truyền (đường dây điện thoại tương tự) về tốc độ và dạng tín hiệu, đó chính là MODEM. Mạng PSTN xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn khuyến nghị chung để có thể kết nối với các mạng khác hay có thể cung cấp các dịch vụ phi thoại.



2. Chức năng của các thành phần trong mạng PSTN

2.1.Đường truyền dẫn

  • Đường nối đến thuê bao: gồm các cặp dây đối xứng, mỗi cặp sử dụng cho riêng một thuê bao.

  • Thiết bị đường truyền: gồm các đường dây, cable, hệ thống truyền tương tự, truyền số, vi ba hoặc vệ tinh...

Đường truyền dẫn thực hiện quá trình truyền tải thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng. Trong mạng, đường truyền dẫn kết nối các tổng đài với nhau. Chú ý rằng, số lượng kênh thoại (là đơn vị đo dung lượng truyền dẫn) cần thiết giữa các tổng đài nhỏ hơn rất nhiều với số lượng thuê bao vì số lượng thuê bao thực hiện gọi đồng thời là ít.

2.2- Phương tiện chuyển mạch

Về nguyên tắc, tất cả các máy điện thoại có thể đấu nối trực tiếp với nhau như thời ban đầu của nó. Tuy nhiên khi số lượng thuê bao tăng lên, người ta thấy rằng cần phải thực hiện chuyển mạch giữa các dây với nhau. Sau đó chỉ có một số tuyến nối cần thiết giữa các tổng đài, do số lượng các cuộc gọi ra thì nhỏ hơn nhiều so với số lượng thuê bao. Các thế hệ tổng đài ban đầu đều thực hiện chuyển mạch nhân công dựa trên các phiến nối và phích cắm.

Các hệ thống chuyển mạch tự động đầu tiên gọi là các tổng đài do Strowger phát triển vào năm 1887. Sau đó quá trình chuyển mạch điều khiển do người sử dụng thực hiện tạo ra các xung khi quay số. Qua nhiều thập kỷ, tổng đài có hàng loạt các bộ chọn điện cơ phức tạp, nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, chúng phát triển thành các tổng đài số điều khiển bằng phần mềm và có thể cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung. Các tổng đài hiện đại thường có dung lượng tương đối lớn, hàng ngàn số, thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời.

3. Máy điện thoại thường

Một máy điện thoại tại nhà thuê bao nhận nguồn điện từ tổng đài nội hạt để đảm bảo hoạt động của máy thông qua đôi dây cáp đồng. Các đôi dây này cũng mang tín hiệu thoại gọi là mạch vòng thuê bao. Nguyên tắc cấp nguồn này giúp cho máy điện thoại thuê bao không phụ thuộc vào mạng điện lưới. Các tổng đài nội hạt có nguồn dự phòng với dung lượng lớn đảm bảo cho nó và các máy điện thoại thuê bao làm việc trong vòng vài tiếng sau khi mất nguồn điện lưới. Việc này rất cần thiết vì hoạt động của mạng điện thoại rất quan trọng trong tình huống khẩn cấp khi nguồn điện lưới có sự cố.

Một số khác biệt nhỏ khi vận hành còn tồn tại trên thế giới, đặc biệt khi cung cấp các hệ thống PBX/PABX, nhưng các nguyên tắc được đề cập trong mục áp dụng hầu hết cho các mạng PSTN.

a. Micro

Khi nhấc điện thoại, khoá chuyển mạch đóng, một dòng điện bắt đầu chạy trong mạch vòng thuê bao qua mirco, do micro nối tới mạch vòng này. Micro làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng điện. Các máy điện thoại hiện đại ngày nay thường sử dụng micro điện từ.



b. Tai nghe

Dòng xoay chiều tạo ra từ micro được biến đổi ngược lại thành tín hiệu tiếng nói tại phía đối phương. Tai nghe có màng mỏng với một miếng nam châm bên trong của cuộn dây. Dòng xoay chiều tạo ra từ micro được đưa tới cuộn dây ở phía đối phương. Dòng điện đó tạo ra một từ trường biến thiên và từ trường này làm cho màng mỏng đó tạo ra sóng âm thanh gần như âm thanh ở phía phát.



4. Các chức năng báo hiệu

Mạng điện thoại cung cấp một dịch vụ chuyển mạch hay quay số, nó cho phép thuê bao khởi tạo và giải toả các cuộc thoại. Thuê bao quay con số địa chỉ của thuê bao bị gọi. Việc này yêu cầu một số thông tin thêm vào và truyền nó qua mạch vòng thuê bao hay từ tổng đài này tới tổng đài kia trên tuyến nối và việc truyền các thông tin bổ sung đó được gọi là báo hiệu.



4.1. Báo hiệu thuê bao

Báo hiệu thuê bao là quá trình trao đổi các tín hiệu báo hiệu như nhấc máy, đặt máy, âm mời quay số, âm báo bận, chuông và các con số địa chỉ thuê bao giữa thiết bị kết cuối và tổng đài nội hạt để thiết lập, giám sát và giải toả cuộc thông tin. Các tín hiệu báo hiệu nói trên có thể được truyền đi dưới dạng dòng điện một chiều, các tín hiệu thập phân hay đa tần tuỳ thuộc vào loại thiết bị kết cuối và tổng đài



a. Báo hiệu đường thuê bao

Hình 3.1: Quá trình báo hiệu đường thuê bao

Báo hiệu đường thuê bao là quá trình trao đổi các tín hiệu báo hiệu mà các tín hiệu này liên quan đến các trạng thái của đường thuê bao. Thông qua quá trình xử lý gọi thì các tín hiệu báo hiệu đường được trao đổi giữa thuê bao và tổng đài nội hạt như hình vẽ 3.1 mô tả tổng quát mạch vòng đường dây thuê bao. Đường dây thuê bao thông thường là một đôi dây.





Hình 3.2: Mạch vòng đường dây thuê bao

Khi ở điều kiện bình thường (thuê bao đặt máy ) mạch vòng thuê bao ở trạng thái hở và không có dòng qua mạch vòng. Trở kháng mạch vòng =

Khi thuê bao nhấc máy yêu cầu đàm thoại hay trả lời gọi thì mạch vòng ở trạng thái kín mạch. Lúc đó trở kháng của mạch vòng = R A + RL + RL

Tổng đài sẽ xác định sự thay đổi trở kháng mạch vòng, và điều khiển cấp âm mời quay số cho thuê bao chủ gọi khi tổng đài đã sẵn sàng thu số .



b. Báo hiệu địa chỉ

Báo hiệu địa chỉ là quá trình trao đổi tín hiệu giữa thuê bao và tổng đài nội hạt, các tín hiệu báo hiệu này liên quan tới địa chỉ của thuê bao bị gọi hay các thông số liên quan tới việc chọn tuyến nối giữa các thuê bao.

Các tín hiệu báo hiệu địa chỉ là các con số của thuê bao bị gọi. Một số loại tín hiệu mô tả các con số địa chỉ tuỳ thuộc vào máy điện thoại là quay số hay ấn phím: các xung, các tín hiệu đa tần.

Truyền các con số địa chỉ thuê bao bị gọi từ máy điện thoại quay số

Các xung được gửi đi một cách liên tục bằng việc đóng, ngắt mạch vòng đường dây thuê bao (có dòng, không dòng ).



Truyền các con số địa chỉ thuê bao bị gọi từ máy điện thoại ấn phím

Máy điện thoại quay số có nhiều nhược điểm (tốc độ, không dùng được các dịch vụ mà tổng đài cung cấp với các phím: - *, #, flat..., nên được thay thế bằng máy điện thoại ấn phím . ITU-T đưa ra khuyến nghị cho việc mã hoá các âm hiệu để minh hoạ các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi như hình vẽ trên. Mỗi một con số bao gồm sự kết hợp của 2 trong 8 tần số trên (1 thuộc nhóm cao, 1 thuộc nhóm thấp).



4.2. Báo hiệu liên đài

a. Báo hiệu kênh kết hợp

Báo hiệu kênh kết hợp, trong đó tín hiệu báo hiệu và tiếng nói truyền trên cùng một đường trên mạng do đó gọi là báo hiệu kênh kết hợp. Trong một số trường hợp còn được gọi là báo hiệu kênh riêng vì mỗi một kênh báo hiệu giành riêng cho một kênh thoại độc lập nhau. Trong báo hiệu kênh kết hợp các tín hiệu báo hiệu được phân chia thành 2 loại: tín hiệu đường và tín hiệu ghi phát.



b. Báo hiệu kênh chung

Báo hiệu kênh chung là một phương thức báo hiệu trong đó dùng một kênh độc lập với kênh tiếng với tốc độ 64 Kbit/s để truyền tải các thông tin báo hiệu cho nhiều kênh thoại hay các thông tin phục vụ điều khiển mạng. Các thông tin báo hiệu truyền dưới dạng các bản tin.




Hình 3.3: Phương thức báo hiệu kênh chung

5. Thiết lập và giải toả cuộc gọi

Mỗi máy điện thoại có một khoá chuyển mạch dùng để xác định các trạng thái nhấc máy và đặt máy. Khi khoá này được đóng thì một dòng điện khoảng 50 mA bắt đầu chạy trong mạch. Trạng thái này được phát hiện nhờ một rơle, thông tin này được đưa tới khối điều khiển của tổng đài. Khối điều khiển trong tổng đài là một máy tính có cấu hình mạnh và tin cậy trong tổng đài. Nó kích hoạt các mạch báo hiệu, sau đó các mạch này thu các con số địa chỉ từ thuê bao chủ gọi (chúng ta gọi thuê bao khởi tạo cuộc gọi là thuê bao A, Thuê bao nhận cuộc gọi là thuê bao B). Khối chuyển mạch trong tổng đài điện thoại sẽ điều khiển trường chuyển mạch để kết nối mạch thoại tới thuê bao B. Một tuyến nối được thực hiện theo các con số mà thuê bao A quay.

Khi cuộc gọi tới thuê bao B, tổng đài cung cấp chuông tới mạch vòng thuê bao và máy điện thoại của thuê bao B đổ chuông. Điện áp chuông có giá trị khoảng 85V DC với tần số 25 Hz, điện áp này đủ để kích hoạt chuông của các máy điện thoại. Khi trạng thái nhấc máy của thuê bao B được phát hiện thì điện áp chuông này được cắt ngay lập tức và sau đó mạch thoại giữa 2 đầu được kết nối và cuộc đàm thoại có thể bắt đầu.

Khi tổng đài phát hiện được trạng thái nhấc máy qua mạch vòng thuê bao, nó cấp cho chúng ta âm mời quay số và xác nhận rằng tổng đài đã sẵn sàng nhận các con số. Sau khi quay số, tổng đài sẽ báo cho thuê bao biết việc thiết lập mạch thoại có thành công hay không thông qua việc cấp hồi âm chuông khi thuê bao bị gọi đổ chuông. Khi thuê bao B nhấc máy trả lời, tổng đài cắt cả tín hiệu chuông và hồi âm chuông, sau đó kết nối mạch thoại qua chúng. Khi kết thúc cuộc đàm thoại, trạng thái đặt máy được phát hiện bởi tổng đài và mạch thoại được giải phóng.



II. MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYỂN MẠCH GÓI

1. Giới thiệu

Với kỹ thuật chuyển mạch kênh (chuyển mạch thoại thông thường) trên, mỗi cuộc đàm thoại giữa hai thuê bao đều chiếm giữ một kênh nhất định trong suốt thời gian đàm thoại (cho dù hai thuê bao chỉ nhấc máy mà không nói chuyện), kênh này chỉ được giải phóng khi kết thúc đàm thoại (thuê bao đặt máy). Đặc điểm này dẫn tới sự lãng phí về sự chiếm dùng trang thiết bị trong tổng đài, kênh truyền dẫn và nhược điểm này còn thể hiện rõ khi chúng ta biết rằng kênh đó chỉ sử dụng khoảng 40% thời gian để truyền tín hiệu thoại, khoảng thời gian còn lại là khoảng trống ngắt quãng giữa các câu, từ trong quá trình đàm thoại. Người ta tìm ra phương thức chuyển mạch mới khắc phục nhược điểm của chuyển mạch kênh ở trên, đó là phương thức chuyển mạch gói. Khác với kỹ thuật chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói không thiết lập kênh truyền trước khi thực hiện truyền thông. Thông tin người dùng được chia thành từng gói nhỏ. Các gói tin này được truyền đến mạng chuyển mạch gói và truyền đến đích. Tại đích diễn ra quá trình ghép các gói tin để tái tạo thông tin như ở phía phát (hình 3.4).





Hình 3.5: Nguyên lý chuyển mạch gói

2. Nguyên lý chuyển mạch gói

  • Tại trạm phát, thông tin của người dùng được chia thành nhiều gói nhỏ có độ dài khác nhau, mỗi gói được gán một nhãn (tiêu đề) để có thể định tuyến gói tin đến đích.

  • Khi gói tin đến một trạm bất kỳ trên đường truyền dẫn, gói tin được trạm lưu tạm và xử lý:

* Tách lấy phần tiêu đề của gói tin để thu các thông tin cần thiết.

* Kiểm tra lỗi, nếu gói tin bị lỗi: gói tin bị huỷ bỏ đó và yêu cầu trạm phát phát lại bản tin đó. Nếu gói tin không bị sai lỗi, trạm sẽ kiểm tra xem nó có phải là đích đến của gói tin đó hay không bằng cách so sánh phần địa chỉ đích chứa trong tiêu đề gói tin và địa chỉ của trạm, nếu đúng trạm sẽ chuyển gói tin đến một bộ đệm chờ xử lý tiếp theo. Nếu trạm hiện tại không phải là trạm đích của gói tin, nó có nhiệm vụ xác định trạm tiếp theo hợp lý nhất mà khi đến đó, gói tin có thể đến được đích và truyền gói tin đến trạm tiếp theo.



  • Tại trạm đích:

Thực hiện quá trình kết hợp các gói tin nhận được theo thứ tự được quy định trong phần tiêu đề của mỗi gói tin thành thông tin người dùng như ở phía phát. Thông tin này được chuyển đến người nhận một cách chính xác.



Hình 3.5: Truyền các gói tin qua mạng chuyển mạch gói

Vì thông tin của người dùng được chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói được gắn một tiêu đề (chứa địa chỉ đích) nên các gói tin của các người dùng khác nhau có thể được phân biệt một cách dễ dàng do đó nhiều người dùng có thể đồng thời sử dụng chung một đường truyền.

Kỹ thuật chuyển mạch gói cũng tương tự như quá trình chuyển phát thư trong Bưu chính. Thông tin của khách hàng (thư) được đóng gói (cho vào phong bì) và ghi địa chỉ bên ngoài (tiêu đề). Nhiều thư của người dùng có thể được truyền trên cùng một đường truyền. Hệ thống chuyển phát thư của Bưu điện sẽ căn cứ vào phần địa chỉ của lá thư để chuyển đến người nhận thư.

3. Các kỹ thuật chuyển mạch gói

Có hai kỹ thuật để truyền một gói tin đến đích là chuyển mạch theo góichuyển mạch theo kênh ảo.



  • Chuyển mạch theo gói tin:

Mỗi gói tin được truyền đến đích một cách độc lập do đó chúng có thể đến đích bằng các đường khác nhau. Kỹ thuật này được ứng dụng trong mạng Internet và mạng LAN.

  • Chuyển mạch theo kênh ảo:

Tất cả gói tin của người dùng cùng được truyền đến đích trên một con đường gọi là kênh ảo. Kênh ảo được thiết lập trước khi quá trình truyền gói diễn ra. Khi đã thiết lập đường kênh ảo giữa nguồn và đích thì các gói tin có tiêu đề đơn giản hơn do đó, thời gian trễ trên đường truyền cũng nhỏ hơn. Kỹ thuật này được ứng dụng trong kỹ thuật chuyển tiếp khung (FR: Frame Relay) và trong kỹ thuật ATM.



4. Mạng chuyển mạch gói

Mạng chuyển mạch gói bao gồm các thành phần cơ bản sau:



  • DTE: Thiết bị đầu cuối dữ liệu là một giao tiếp RS232 mà máy tính có thể trao đổi dữ liệu với modem hoặc các thiết bị đặc biệt khác.

  • DCE: Modem truyền số liệu, thực hiện quá trình trao đổi dữ liệu với DTE của máy tính hoặc các thiết bị truyền số liệu đặc biệt khác.

  • PSE: Tổng đài (node) chuyển mạch gói: Thực hiện chức năng chuyển mạch các gói tin đến các tổng đài khác thích hợp.

Các thuê bao số liệu DTE được đấu nối với tổng đài chuyển mạch gói PSE thông qua DCE. PSE thực hiện định tuyến các gói tin đến đích tương ứng thông qua mạng chuyển mạch gói.

5. Các đặc điểm của chuyển mạch gói

  • Tiết kiệm đường truyền:

Trong kỹ thuật chuyển mạch gói, mỗi gói tin có một tiêu đề mang thông tin điều khiển để định tuyến gói tới đích cho phép phân biệt các gói của các người dùng khác nhau do vậy, nhiều người dùng có thể sử dụng chung một đường truyền (khác với chuyển mạch kênh, một người sử dụng phải có một kênh truyền độc lập)



Hình 3.8: Mạng chuyển mạch gói

  • Các dịch vụ do chuyển mạch gói cung cấp không cố định ở bất kỳ tốc độ nào do tốc độ dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng (khác với chuyển mạch kênh, tốc độ dịch vụ luôn luôn là 64Kb/s hoặc bội số của nó)

  • Thời gian trễ truyền dẫn khá lớn:

Vì thông tin người dùng được chia thành gói nhỏ do vậy nảy sinh thời gian chia gói, kết hợp gói và thời gian xử lý gói tin tại mỗi trạm trung gian. Mặt khác, vì có nhiều người dùng chung đường truyền, nên nếu tất cả mọi người đều sử dụng thì số lượng gói trên đường truyền có thời điểm tăng cao dẫn đến dễ nghẽn mạch gây mất thông tin và khả năng truyền tin giảm hẳn. Bởi vậy, nên chuyển mạch gói được thiết kế cho các dịch vụ không yêu cầu tính thời gian thực cao như Internet, truyền số liệu…

Chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói đều có ưu nhược điểm khác nhau; chúng được sử dụng đồng thời và hỗ trợ nhau để cung cấp những dịch vụ đa dạng cho thuê bao. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử-tin học, kỹ thuật mã hoá ngày càng hoàn thiện nên kỹ thuật chuyển mạch gói ngày càng được sử dụng rộng rãi .



III. MẠNG SỐ TÍCH HỢP ĐA DỊCH VỤ ( ISDN)

1- Giới thiệu chung về IDN và ISDN

1.1. Mạng viễn thông số tích hợp IDN : là tập hợp các nút mạng và các đường truyền dẫn số mà trong mạng này thì truyền dẫn và chuyển mạch là kiểu tích hợp để cung cấp các kết nối số giữa các điểm trên mạng để cung cấp khả năng truyền thông tin giữa chúng.

1.2. Mạng viễn thông số tích hợp đa dịch vụ ISDN: là một mạng viễn thông khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và cung cấp các đường nối số giữa các giao diện người sử dụng và mạng (các thiết bị kết cuối).

1..3Tại sao chúng ta cần có mạng ISDN ?

Ngày nay ngoài dịch vụ thoại thông thường, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tốc độ và chất lượng cao hơn như: Fax, truyền số liệu... Tuy nhiên, đối với mạng điện thoại thông thường của chúng ta hiện nay dựa trên công nghệ tương tự để cung cấp được các dịch vụ trên thì chúng ta phải thực hiện biến đổi các tín hiệu số thành các tín hiệu tương tự và mạng điện thoại không thể cung cấp các dịch vụ tốc độ cao. Do đó hiện nay để cung cấp các dịch vụ trên chúng ta phải sử dụng các mạng riêng biệt .




Hình 3.9: Các mạng viễn thông riêng biệt
Tuy nhiên, với những mạng riêng lẻ như hiện nay để sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau thì cần những đường dây thuê bao riêng lẻ tới nhà thuê bao, điều này không thuận tiện do kế hoạch đánh số ở các mạng là khác nhau.



Hình 3.10: Mạng liên kết sử dụng ISDN

Để tận dụng một đường dây thuê bao cho nhiều dịch vụ khác nhau thì cần có các mạng tích hợp dịch vụ. Hơn nữa, ngày nay do công nghệ thông tin nói chung phát triển nhanh nên một mạng viễn thông số tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn có thể được xây dựng. Mạng ISDN là mạng số có khả năng tích hợp được nhiều dịch vụ như : thoại, số liệu, hình ảnh qua các giao diện chuẩn. Mạng ISDN có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau qua một mạng số có tốc độ và chất lượng cao giữa các thiết bị kết cuối.



  1. Nguyên tắc của mạng ISDN



Hình 3.11: Nguyên tắc kết nối các thiết bị điện

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng nhiều đồ gia dụng đồng thời nhờ việc kết nối (TIVI, Rađio..) vào nguồn điện chung. Hơn nữa tiền điện trả hàng tháng tuỳ thuộc vào lượng điện dùng chứ không quan tâm vào dụng cụ loại nào được sử dụng. Đem ý tưởng này sang lĩnh vực viễn thông, nó tựa như các thiết bị đầu cuối khác nhau cùng kết nối vào một đường dây thuê bao cho phép các thiết bị kết cuối liên lạc đồng thời, cước phí sẽ tính trên tổng lượng thông tin truyền đi chứ không phụ thuộc vào dịch vụ sử dụng.





Hình 3.12: Nguyên tắc kết nối ISDN

Các khuyến nghị quỗc tế định nghĩa ISDN là "một mạng cho phép người sử dụng đầu cuối kết nối thông qua các mạch số để cung cấp cả dịch vụ thoại và phi thoại sử dụng các giao diện tiêu chuẩn".

3. Đặc tính của mạng ISDN

ISDN có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau cho một mạng số, với tốc độ, chất lượng thông tin giữa các đầu cuối cao.

Các đặc tính cơ bản của ISDN được liệt kê như sau:

3.1. ISDN đáp ứng thoả mãn các nhu cầu của người sử dụng


  • Tích hợp các dịch vụ



Hình 3.13: Tích hợp dịch vụ sử dụng ISDN

  • Tiêu chuẩn được thống nhất bởi các khuyến nghị quốc tế



Hình 3.14: Các giao diện được chuẩn hoá quốc tế

  • Tốc độ và chất lượng truyền thông cao.

Trong mạng thoại truyền thống sử dụng đường truyền tương tự, tốc độ truyền số liệu chỉ khoảng 9,6 kbps, hoặc tới 56 kbps nhờ các công nghệ điều chế hiện đại. Trái lại trong ISDN, tốc độ tối thiểu có thể đạt tới 64 kbps, còn tốc độ tối đa cho người sử dụng đầu cuối là 384 kbps và 1536 kbps hoặc 2048 kbps. Mặt khác, tín hiệu số cũng chống nhiễu tốt hơn, dễ sửa sai hơn và do đó làm chất lượng truyền dẫn tốt hơn.

Một ví dụ: Trong mạng thoại để gửi 1 trang A4 qua fax thì mất khoảng 1 phút, còn trong mạng ISDN (G4 fax) chỉ mất khoảng 4 giây và chất lượng bức fax hơn hẳn.



  • Khả năng mở rộng các dịch vụ tốt

3.2. ISDN đáp ứng thoả mãn các yêu cầu của nhà khai thác

  • Tốc độ, băng thông đáp ứng nhu cầu tăng của dịch vụ.

Theo các khuyến nghị quốc tế, các giao diện cho người sử dụng chuẩn hoá cả về mặt logic và vật lý. Nó cho phép kết nối với các loại thiết bị đầu cuối khác nhau. Do đó một thuê bao có thể sử dụng nhiều thiết bị truyền thông theo nhu cầu.

  • Dễ phát triển dịch vụ mới

Bằng việc tách xen tín hiệu của hệ thống ngoài kênh.

  • Kinh tế khi xây dựng mạng

Bằng việc tách xen tín hiệu của hệ thống ngoài kênh.

4. Cấu hình mạng ISDN

4.1. Cấu trúc chức năng cơ bản

ISDN mang lại nhiều dịch vụ với tốc độ và thiết bị khác nhau sử dụng cùng một đường dây thuê bao, một giao diện. Do đó, mạng phải có các chức năng chuyển mạch tương ứng với từng loại dịch vụ và các chức năng đó theo yêu cầu từ thiết bị đầu cuối. Bảng 3.1 mô tả các chức năng này.

Bảng 3.1 mô tả các chức năng của ISDN.

TT

Chức năng

Mô tả

1

Phân bố các chức năng

Lựa chọn và phân bố các chức năng bên trong mạng để phù hợp với yêu cầu dịch vụ của người sử dụng, nó cũng xử lý các tín hiệu điều khiển để thiết lập các mạch giữa các kết cuối.

2

Chuyển mạch kênh - 64 kbps

Thiết lập/giải phóng tuyến thông tin giữa các kết cuối và truyền dẫn tín hiệu số tốc độ 64 kbps.

Tuyến thông tin bị chiếm dùng từ khi bắt đầu cho tới khi giải phóng tuyến nối.



3

Đường thuê riêng - 64 kpbs

Thiết lập tuyến thông tin giữa các kết cuối, và truyền tín hiệu số 64 kbps.

4

Chuyển mạch kênh tốc độ cao - trung bình

Thiết lập/giải phóng tuyến thông tin giữa các kết cuối và truyền dẫn tín hiệu số tốc độ cao hơn 64 kbps.

5


Đường thuê riêng tốc độ cao - trung bình.

Thiết lập tuyến thông tin giữa các kết cuối, và truyền tín hiệu số tốc độ cao hơn 64 kbps.

6

Chuyển mạch gói

Tuyến thông tin chỉ bị chiếm khi thông tin được phát đi. Các tín hiệu số được truyền đi trong các gói.

7

Báo hiệu kênh chung

Chuyển giao các tín hiệu thông tin điều khiển phục vụ cho quá trình thiết lập/giải phóng tuyến thông tin trong mạng.

8

Xử lý thông tin

Tuỳ theo loại tin và việc xử lý dữ liệu yêu cầu tốc độ xử lý khác nhau, nó chuyển đổi giữa các phương tiện khác nhau và thay đổi thông tin.





Hình 3.15: Mô hình của cấu trúc ISDN cơ bản


    1. Các chức năng của ISDN:

a. Chức năng phân phối :

Do ISDN là mạng số tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau nên đặc tính của nó là người sử dụng dịch vụ tự do lựa chọn dịch vụ. Để thực hiện điều này cách hiệu quả thì ISDN phải cung cấp chức năng phân bố . Các chức năng được dùng để đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ của khách hàng thì được gọi là các chức năng phân phối. Trong mạng thực tế, các chức năng phân phối nằm trong hệ thống chuyển mạch đường dây thuê bao.



b. Chức năng chuyển mạch kênh:

Đối với dịch vụ điện thoại thông thường thì hệ thống chuyển mạch trong mạng thiết lập đường nối cho việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị kết cuối nhờ vào con số địa chỉ của thuê bao được gọi mà thuê bao chủ gọi gửi tới. Đường nối giữa các thiết bị kết cuối bị chiếm trong suốt thời gian đàm thoại. Đó chính là các chức năng chuyển mạch kênh. Các dịch vụ mà sử dụng các chức năng chuyển mạch kênh như : Fax, DDX-C và dịch vụ điện thoại tương tự thông thường.

Tốc độ truyền dẫn cơ sở cho các chức năng chuyển mạch kênh trong ISDN là 64kbit/s, phù hợp cho tín hiệu thoại. Đối với những tốc độ lớn hơn 64 kbit/s được chia thành hai loại : Tốc độ trung cao 384,1536 kbit/s, tốc độ cao 30-140 Mbít/s. Đối với những tốc độ nhỏ hơn 64 kbit/s như 8,16 và 32kbit/s được biến đổi để truyền trên kênh 64kbit/s .

c.Các chức năng đường thuê

Các chức năng đường thuê thiết lập các mạch cố định hay bán cố định giữa các thiết bị kết cuối. Các dịch vụ thuê đường thì được đưa ra cho các hệ thống tốc độ thấp trong khoảng 50-9600 bits/s và tốc độ cao từ 64kbit/s -6Mbit/s.

d.Các chức năng chuyển mạch gói.

Các chức năng chuyển mạch gói chuyển các thông tin được gửi giữa các thiết bị đầu cuối theo địa chỉ bị gọi. Các chức năng này khác chuyển mạch kênh ở chỗ là đường thông tin chỉ bị chiếm dùng khi có thông tin truyền qua. Các đường truyền dẫn giữa hai thiết bị kết cuối là một chiều. Hình 3.22 minh hoạ quá trình làm việc của mạng chuyển mạch gói.




Dịch vụ chuyển mạch gói thì hiệu quả nhất khi khối lượng thông tin được gửi thì ít hơn một cuộc gọi (chuyển mạch kênh). Ví dụ: khi thiết bị kết cuối số liệu thường trực (on line) truy cập vào máy tính chủ. Cước cho dịch vụ chuyển mạch gói này được tính theo khối lượng thông tin. DDX-P là một trong những dịch vụ sử dụng các chức năng chuyển mạch gói. Trong ISDN một thiết bị kết cuối có thể lựa chọn các chức năng chuyển mạch kênh hay chuyển mạch gói trên cùng một giao diện chuẩn.



  1. Chức năng báo hiệu kênh chung :

Các chức năng báo hiệu kênh chung được dùng để truyền các tín hiệu điều khiển trong quá trình thiết lập, giám sát và giải toả cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh.

Nếu như thông tin cần được trao đổi của khách hàng được truyền cùng với tín hiệu điều khiển thì có một số nhược điểm như sau: Tín hiệu điều khiển không thể được truyền trong khi cuộc gọi đang diễn ra và dung lượng tín hiệu báo hiệu thấp do đó không thể triển khai các dịch vụ mới . Do đó trong ISDN một kiểu báo hiệu mới được yêu cầu, đó là hệ thống báo hiệu kênh chung. Trong hệ thống này tín hiệu báo hiệu được truyền trên một kênh độc lập với kênh tiếng và phục vụ cho nhiều kênh thoại. Các chức năng báo hiệu kênh chung thì cần thiết cho việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ mới bổ xung cho các dịch vụ thông thường. Do đó chúng là các chức năng quan trọng để hình thành nên ISDN.






Hình 3.18: Chức năng báo hiệu kênh chung trong ISDN

  1. Các chức năng xử lý thông tin

Các chức năng xử lý thông tin có nhiệm vụ lưu giữ thông tin gửi tới/ từ các thiết bị kết cuối trong khối xử lý (trong hay ngoài mạng) và biến đổi tốc độ, môi trường truyền dẫn và là trạm trung gian trợ giúp cho các thiết bị kết cuối.

Ví dụ một máy Fax muốn trao đổi thông tin với một máy tính cá nhân, các chức năng xử lý thông tin thực hiện biến đổi tín hiệu fax thành tín hiệu mà có thể được xử lý trong máy tính. Các chức năng này còn cho phép hai máy Fax nhóm 3 và nhóm 4 trao đổi thông tin hai chiều với nhau. Để thực hiện các chức năng này thì cần nhiều phương pháp khác nhau. Có thể được thực hiện trong hoặc ngoài mạng ISDN thậm chí được thực hiện ở thiết bị kết cuối.

5- Các dịch vụ của ISDN


    1. Phân loại dịch vụ

ISDN cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng dựa trên các chức năng thông tin. Có thể định nghĩa dịch vụ ISDN là tất cả các dịch vụ mà khách hàng có thể được sử dụng qua giao diện người sử dụng và mạng bao gồm cả tiếng nói, hình ảnh hay số liệu. Các dịch vụ này thường được chia thành hai loại: dịch vụ mang, nó được định nghĩa như là các chức năng chuyển tiếp thông tin giữa các thiết bị kết cuối đấu nối tới giao diện S/T và dịch vụ xa được coi như các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng thông qua các thiết bị kết cuối. Ngoài ra còn có một số dịch vụ bổ xung khác hỗ trợ cho các dịch vụ viễn thông cơ bản giúp cho khách hàng ngày càng tiện lợi hơn.


Dịch vụ mạng (bear service):

Các dịch vụ viễn thông được mô tả tại điểm truy nhập 1 và 2.



Dịch vụ xa (tele service):

Các dịch vụ viễn thông được mô tả tại điểm truy nhập 3,5.

Điểm truy nhập 4 là điểm mà tại đó các thiết bị kết cuối thuộc loại X và V sử dụng dịch vụ ISDN qua bộ thích nghi (TA).


    1. Các dịch vụ mang

Hình 3.26 cho thấy các dịch vụ mang đảm bảo cung cấp tuyến thông tin hai chiều giữa các thiết bị kết cuối ISDN. Bởi vậy các dịch vụ này chỉ đóng vai trò là vật mang chứ không phải là dịch vụ cung cấp tại thiết bị kết cuối. Do đó một chức năng kết cuối phải được kết hợp với dịch vụ mang để cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin mà con người có thể hiểu được. Các thuộc tính của dịch vụ mang là sự phân loại và các quy định về đặc tính của các dịch vụ được cung cấp bởi mạng, chúng được chia thành 3 loại: các thuộc tính về truyền thông tin đề cập tới phương thức truyền và chuyển mạch( chuyển mạch kênh hay gói) và tốc độ truyền dẫn. Các thuộc tính truy nhập quy định các loại kênh tại giao diện người sử dụng và mạng (S/T interface) và các hệ thống thông tin, các thuộc tính chung chỉ ra việc áp dụng các dịch vụ bổ xung và chất lượng dịch vụ.



Bảng3.2: Các thuộc tính của dịch vụ mạng trong ISDN


THUỘC TÍNH

GIÁ TRỊ CÁC THUỘC TÍNH

TRUYỀN


THÔNG

TIN


TRUY

NHẬP


CHUNG

1. Các phương thức truyền

Chuyển mạch kênh, gói

2. Tốc độ truyền

Tốc độ bít

(kbit/s)


64,2*64,384,1536 và 1920

Xuyên suốt (b/s)

75, 150,300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 48000.

3. Khả năng truyền thông tin




4. Cấu trúc




5. Phương thức thiết lập gọi




6. Cấu hình thông tin

Điểm nối điểm, điểm nối đa điểm, quảng bá

7. Tính đối xứng

đối xứng một chiều, hai chiều, hai chiều không đối xứng

8. Kênh truy nhập

và tốc độ



Thông tin khách hàng

Báo hiệu


B(64), Ho(384), H1(1536), H12(1920)
D(16/64)

9. Thủ tục thông tin

1430,1431, Q920/921, Q930/931

10. Các dịch vụ bổ xung

11. Chất lượng dịch vụ

12. Khả năng liên kết mạng

13. Tài chính




5.3 Các dịch vụ xa

Các dịch vụ xa có nhiệm vụ trao đổi thông tin hai chiều giữa các thiết bị kết cuối ISDN, bao gồm các chức năng kết cuối.

Bảng 3.3: Mô tả các dịch vụ xa của ISDN

Các dịch vụ xa

Giới thiệu chung

Điện thoại thấy hình



Truyền tín hiệu hình ảnh động và tiếng nói đồng thời giữa hai điểm để cho 2 thuê bao có thể nhìn thấy nhau khi đang đàm thoại. Dịch vụ này giúp cho viễn thông ngày càng gần gũi với tự nhiên hơn.

Dịch vụ Fax nhóm 4

Truyền các bức fax với tốc độ và độ phân giải cao

Telex

Truyền đi các ký tự, chữ cái theo một khuôn dạng riêng. Dịch vụ telex sử dụng các bộ mã 6 bít với tốc độ 50bit/s và nó có thể phát triển lên các bộ mã 8 bít với tốc độ 2400bit/s với một khuôn dạng chuẩn.

Hội nghị từ xa

Các bức ảnh và tiếng nói được truyền giữa hai hay nhiều điểm để phục vụ cho các hội nghị từ xa mà các thành viên có thể nhìn thấy nhau qua màn hình.

Videotex

Đấu nối một máy tính tại một trung tâm tới một thiết bị đầu cuối để phục vụ các yêu cầu của người sử dụng về truy nhập vào các cơ sở dữ liệu để lấy thông tin

MHS (E.mail)

Các bản tin được truyền đi bao gồm phần điều khiển và phần nội dung. Bản tin này được truyền đi nhờ vào địa chỉ của nó qua mạng viễn thông với chất lượng và tốc độ cao.



5.4.Các dịch vụ bổ xung (supplementary services)

Các dịch vụ bổ xung ở đây đưa ra để hỗ trợ thêm cho các dịch vụ mang và các dịch vụ xa để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ngoài các dịch vụ bổ xung được cung cấp trên mạng thoại thông thường chúng ta có một số dịch vụ bổ xung sau.

* Dịch vụ nhận dạng thuê bao chủ gọi (CLIP) .

* Dịch vụ thông báo cước cho thuê bao (A.C).

* Dịch vụ chuyển tiếp dịch vụ .

* Chuyển tiếp cuộc gọi.



6- Các loại giao diện mạng

6.1. Khái niệm giao diện người sử dụng - mạng

Các điều kiện kết nối (giao thức) trong ISDN phải được định nghĩa, ví như kiểu connector, điện áp, thủ tục báo hiệu vv.... Thiết bị được thiết lập các điều kiện kết nối ở các điểm danh giới giữa mạng và đầu cuối (các điểm qui định ) được gọi là "giao diện người sử dụng - mạng".

Các khuyến nghị của ITU-T về ISDN nằm trong tập I (Series I). Giao diện người sử dụng mạng của ISDN được quy định trong các khuyến nghị I.400 và được gọi là giao diện I theo chữ I của tập khuyến nghị.


Hình 3.22: Khái niệm giao diện người sử dụng – mạng

Trong các mạng hiện nay các giao diện người sử dụng - mạng phân loại bởi kiểu dịch vụ, với mỗi loại mạng khác nhau có giao diện khác nhau.

Tuy nhiêu để cung cấp các dịch vụ ISDN khác nhau bởi một giao diện người sử dụng - mạng, cần phải thiết lập các điều kiện chung giữa các kết cuối và mạng. Giao diện I cung cấp các dịch vụ thoại và phi thoại qua một giao diện đường thuê bao. Các đặc điểm giao diện người sử dụng - mạng như sau:

- Lựa chọn các dịch vụ khác nhau cho mỗi cuộc gọi.

- Kết nối đồng thời với nhiều thiết bị đầu cuối.

- Đảm bảo tính cơ động của thiết bị đầu cuối.



6.2. Hệ thống khuyến nghị về giao diện I

Hình 3.28 là hệ thống khuyến nghị về giao diện người sử dụng – mạng ISDN. Giao diện này được gọi là “giao diện I”.





Hình 3.23: Hệ thống khuyến nghị I-Series

6.3. Mô tả điểm giao diện I (I Point)

Hình 3.24 cho ta thấy khái niệm và mối quan hệ giữa điểm tham chiếu và nhóm chức năng. Thiết bị kết cuối mạng loại 1 (NT1): Là thiết bị có các chức năng tương ứng với lớp vật lý (lớp 1) trong mô hình chuẩn OSI. Các chức năng này bao gồm các tính chất vật lý và điện của thiết bị:



  • Kết cuối đường truyền;

  • Bảo dưỡng, giám sát các đặc tính của lớp 1;

  • Đồng bộ;

  • Ghép đường lớp 1;

  • Kết cuối giao diện.

Thiết bị kết cuối mạng loại 2 (NT2): Thiết bị có các chức năng tương ứng với lớp vật lý (lớp 1) trong mô hình chuẩn OSI và các lớp cao hơn theo khuyến nghị X.200/IUT-T. Các tổng đài PABX, các mạng cục bộ (LAN), bộ điều khiển đầu cuối là những ví dụ thuộc lợi này. Các chức năng của NT2 bao gồm:

  • Điều hành giao thức lớp 2 và 3;

  • Ghép đường lớp 2 và 3;

  • Chuyển mạch;

  • Tập trung;

  • Các chức năng bảo dưỡng;

  • Kết cuối giao diện và các chức năng khác của lớp 1.

Thiết bị đầu cuối (TE): Thiết bị bao gồm các chức năng của lớp 1 và các lớp cao hơn trong mô hình OSI. Chức năng của TE bao gồm:

  • Điều hành các giao thức;

  • Bảo trì;

  • Đấu nối với các thiết bị khác;

  • Các giao diện.

Thiết bị đầu cuối loại 1 (TE1) là thiết bị đầu cuối tương thích với ISDN.

Thiết bị đầu cuối loại 2 (TE) là thiết bị đầu cuối không tương thích với ISDN.

Bộ tương thích đầu cuối (TA): cho phép thiết bị không tương thích ISDN có thể truy nhập vào mạng ISDN.

Ví dụ về cấu hình tham chiếu trên phương diện vật lý (hình 3.30).



  • T
    rường hợp giao diện vật lý tương thích với điểm S và T:

- Trường hợp giao diện vật lý tương thích với điểm T nhưng không tương thích với điểm S:



-
Trường hợp giao diện vật lý tương thích không phân biệt được điểm S và điểm T:


Hình 3.25: Ví dụ về cấu hình tham chiếu trên phương diện vật lý

6. 4. Cấu trúc giao diện I

Kênh: Là đơn vị được sử dụng để mang thông tin riêng qua giao diện. Kênh được phân ra: Kênh truyền thông tin người sử dụng (Kênh B, H)

Kênh báo hiệu (Kênh D)



Kênh B: Sử dụng truyền thông tin người sử dụng giữa các đầu cuối. Nó có thể được sử dụng cho cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Trong thông tin chuyển mạch kênh, tốc độ là 64 kbps (trong suốt đối với cuộc gọi). Còn nếu kênh B sử dụng chuyển mạch gói thì tuân theo chuẩn X.25.

Kênh H : Kênh H là kênh truyền thông tin người sử dụng tốc độ cao như truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu tốc độ cao. Kênh H0 có tốc độ 384 kbps, kênh H11 có tốc độ 1,536 Mbps, kênh H12 có tốc độ 1,920 Mbps.

KênhD: Kênh D mang thông tin báo hiệu cho điều khiển cuộc gọi của kênh B và kênh H. Kênh D cũng có thể được sử dụng để chuyển mạch gói với tốc độ 16 kbps đối với giao diện cơ sở và 64kbps đối với giao diện sơ cấp.

6.5. Thiết lập các lớp giao thức thông tin

Khi các đầu cuối thực hiện thông tin qua một mạch hoặc mạng, cần có sự thống nhất về giao thức ở điểm giao diện. Giao thức này sẽ thiết lập các yêu cầu vật lý, điện, sửa lỗi … các giao thức được đặt thứ tự theo các lớp dựa trên mô hình tham chiếu OSI.

Để phù hợp công nghệ truyền thông và phát triển mạng trong tương lai, ITU-T đã khuyến nghị giao diện I tương thích với mô hình tham chiếu OSI như hình vẽ dưới đây. Trong phân cấp 7 lớp, thông tin giữa đầu cuối và mạng chỉ sử dụng từ lớp 1 đến lớp 3, từ lớp 4 trở lên là liên quan đến kết nối giữa các thiết bị đầu cuối.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương