Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG


Communication = Post + Telecommunication (Telephony, Fax, Telex, Teletex,Videotex, Data)



tải về 1.25 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Communication = Post + Telecommunication (Telephony, Fax, Telex, Teletex,Videotex, Data)

Viễn thông (Telecommunication) là quá trình trao đổi các thông tin ở các dạng khác nhau (tiếng nói, hình ảnh, dữ liệu...) với cự ly xa nhờ vào các hệ thống truyền dẫn điện từ (truyền dẫn cáp kim loại, cáp quang, vi ba, vệ tinh).

Mạng viễn thông (Telecommunications Network) là tập hợp các thiết bị (Devices), các kỹ thuật (Mechanisms) và các thủ tục (Procedures) để các thiết bị kết cuối của khách hàng có thể truy nhập vào mạng và trao đổi thông tin hữu ích. Các yêu cầu đặt ra cho mạng viễn thông là phải có khả năng cung cấp các đường truyền tốc độ khác nhau, linh hoạt, có độ tin cậy cao đáp ứng các loại hình dịch vụ khác nhau.

Mạng vật lý & Mạng logic (physical and logical networks)



Mạng vật lý bao gồm các hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch như: mạng cáp nội hạt, mạng vi ba số, mạng SDH, mạng thông tin vệ tinh, mạng lưới các tổng đài. Các hệ thống được thiết lập nhằm tạo ra các đường dẫn tín hiệu giữa các địa chỉ thông qua các nút mạng. Mạng vật lý đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của viễn thông, nó phục vụ chung cho liên lạc điện thoại, truyền thông dữ liệu và các dịch vụ băng rộng khác.

Trên cơ sở hạ tầng đó các mạng logic được tạo ra nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của xã hội. Mạng điện thoại, mạng TELEX, mạng Radio truyền thanh là các mạng logic truyền thống. Ngày nay, ngoài các mạng trên còn có có thêm các mạng khác có thể cùng tồn tại trong một khu vực, như là mạng điện thoại công cộng (PSTN), mạng dữ liệu chuyển gói công cộng (PSPDN), mạng nhắn tin (Paging network), mạng điện thoại di động, mạng máy tính toàn cầu (INTERNET), mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN) vv...Các mạng trên đã cung cấp hàng loạt dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống truyền thông (Communication System): là các hệ thống làm nhiệm vụ xử lý và phân phối thông tin từ một vị trí này đến một vị trí khác và còn gọi là hệ thống thông tin. Một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần sau: bộ mã hoá, bộ phát, môi trường truyền dẫn, bộ thu, bộ giải mã.

Trong hệ thống truyền thông chúng ta cần quan tâm: khuôn dạng thông tin, tốc độ truyền dẫn, cự ly truyền dẫn, môi trường truyền dẫn, kỹ thuật điều chế, thủ tục phát hiện và sửa lỗi.

Các phương thức truyền tín hiệu trong hệ thống truyền thông:

- Đơn công (Simplex): Thông tin chỉ truyền trên một hướng, bộ thu không thể trao đổi thông tin với phía phát.


-
Bán song công (Half- Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng nhưng không cùng thời điểm.

- Song công (Full-Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng đồng thời .



II.CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG VIỄN THÔNG

1. Giới thiệu chung về mạng viễn thông .

Khi xét trên quan điểm phần cứng, mạng viễn thông bao gồm các thiết bị đầu cuối, thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn.



2. Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng cung cấp dịch vụ. Hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác nhau tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại, máy fax, máy tính cá nhân...). Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đổi thông tin cần trao đổi thành các tín hiệu điện và ngược lại.



  1. Thiết bị chuyển mạch:

Chuyển mạch có nghĩa là thiết lập một đường truyền dẫn giữa các thuê bao bất kỳ (đầu cuối). Chức năng chính của thiết bị chuyển mạch là thiết lập đường truyền này. Với thiết bị chuyển mạch như vậy, đường truyền dẫn được chia sẻ và một mạng lưới có thể được sử dụng một cách kinh tế. Trong mạng điện thoại, thiết bị chuyển mạch là các tổng đài điện thoại.

Tuỳ theo vị trí của tổng đài trên mạng, người ta chia thành tổng đài chuyển tiếp quốc tế, tổng đài chuyển tiếp liên vùng và tổng đài nội hạt.





4. Thiết bị truyền dẫn

Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các tổng đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác.

Thiết bị truyền dẫn phân loại thành thiết bị truyền dẫn thuê bao, nối thiết bị đầu cuối với tổng đài nội hạt, và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp, nối giữa các tổng đài. Dựa vào môi trường truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể phân loại sơ lược thành thiết bị truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp kim loại, cáp sợi quang và thiết bị truyền dẫn vô tuyến sử dụng không gian làm môi trường truyền dẫn. Thiết bị truyền dẫn thuê bao có thể sử dụng cáp kim loại hoặc sóng vô tuyến (radio).

- Thiết bị truyền dẫn thuê bao: gồm các loại cáp kim loại, các loại cáp sợi quang hay vô tuyến. Cáp quang được sử dụng cho các đường thuê riêng và mạng thông tin số đa dịch vụ, mạng này yêu cầu một dung lượng truyền dẫn lớn.

- Thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp: bao gồm hệ thống cáp quang, hệ thống cấp đồng trục, hệ thống vi ba, hệ thống thông tin vệ tinh…Trong thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp, một số lớn các tín hiệu hay thông tin được truyền đi một cách kinh tế qua một đường truyền dẫn đơn.

III. MẠNG TRUY NHẬP

1. Mạng truy nhập là gì ?

Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tăng từ dịch vụ điện thoại tới dịch vụ số liệu, hình ảnh và đa phương tiện. Do đó, hiện nay mạng viễn thông trên thế giới đang phát triển theo hướng số hoá hoàn toàn, đa dịch vụ và đa phương tiện. Một cách tổng quát, tổ chức một mạng viễn thông bao gồm: mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập.



Mạng truy nhập (Access Network - AN) là phần mạng giữa nút mạng (tổng đài nội hạt) và thiết bị đầu cuối của khách hàng; là mạng trung gian cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng.

Mạng truy nhập nằm ở vị trí cuối cùng của mạng viễn thông bao gồm tất cả các thiết bị, đường dây kết nối giữa thiết bị đầu cuối khách hàng và nút chuyển mạch nội hạt. Dựa vào kỹ thuật và môi trường truyền dẫn được sử dụng mà người ta phân loại mạng truy nhập như sau: mạng truy nhập cáp đồng, mạng truy nhập quang, mạng truy nhập vô tuyến.

2. Mạng truy nhập cáp đồng:

Đối với mạng điện thoại truyền thống (PSTN), mạng truy nhập, hay còn gọi là mạng thuê bao, gồm mạng cáp đồng kết nối giữa giá đấu dây (MDF) tại tổng đài và máy điện thoại tại nhà khách hàng. Cấu trúc chi tiết của mạng cáp đồng phân chia thành 3 phần: mạng cáp gốc, mạng cáp nhánh và dây thuê bao.



Mạng truy nhập truyền thống dựa trên mạng cáp đồng như trên tồn tại một số nhược điểm sau :



* Băng tần hạn chế: qua mạch vòng thuê bao tương tự hiện nay chỉ cho phép truy nhập dựa trên băng tần thoại (0,3-3,4 kHz), các tín hiệu ở thành phần tần số cao hơn băng thoại đều bị cắt bỏ tại tổng đài nội hạt. Do đó, qua mạch vòng này chỉ hỗ trợ các dịch vụ thoại truyền thống, fax nhóm 3 hoặc truyền dữ liệu tốc độ thấp qua Modem tương tự.

* Suy hao lớn: cự ly tối đa của mạch vòng thuê bao tương tự như hiện nay tương đối hạn chế, khoảng 5km (tùy thuộc vào đường kính lõi cáp đồng) do đó để kéo dài cự ly này các nhà khai thác lắp đặt thêm các cuộn tải hoặc lắp các bộ tập chung thuê bao xa.

* Chất lượng chưa cao: tín hiệu thoại truyền trên mạch vòng thuê bao tương tự chịu ảnh hưởng của can nhiễu điện từ và xuyên âm giữa các đôi dây với nhau.

* Độ tin cậy và bảo mật thấp: khi thực hiện truyền tín hiệu trên mạch vòng thuê bao tương tự thì độ tin cậy không cao do chất lượng mạng cáp đồng nói chung còn hạn chế. Ngoài ra, tín hiệu truyền ở dạng tương tự nên độ bảo mật không cao.

Để khắc phục nhược điểm của mạng truy nhập cáp đồng, người ta đưa ra công nghệ đường dây thuê bao số (DSL) để truyền dữ liệu tốc độ cao trên đôi cáp đồng truyền thống (truy nhập Internet tốc độ cao,VoD, đấu nối mạng WAN..). Kỹ thuật truyền dẫn số tốc độ cao qua đôi dây điện thoại khắc phục cơ bản các nhược điểm của đôi cáp đồng truyền thống như sự suy giảm tín hiệu, nhiễu xuyên âm, sự phản xạ tín hiệu, nhiễu tần số và nhiễu xung.



Các ưu điểm của công nghệ ADSL:

* Sử dụng các đôi dây đồng có sẵn nên không cần đường dây mới

* Tốc độ truyền tín hiệu cao, một số loại DSL có thể thay đổi tùy theo đặc điểm và yêu cầu của thuê bao.

* Không cần nâng cấp tổng đài.

* Khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến, không cần quay số.

* VDSL có thể kết hợp với cáp quang để cho giải pháp hợp lý truy nhập băng rộng với tốc độ rất cao.



3. Mạng truy nhập quang :

Mạng truy nhập cáp quang (OAN: Optical Access Network) là mạng truy nhập dùng môi trường truyền dẫn chủ yếu là cáp sợi quang để thực hiện truyền dẫn thông tin. Nó không phải là hệ thống truyền dẫn cáp quang truyền thống mà là dựa vào mạng truy nhập để thiết kế mạng truyền dẫn cáp quang đặc biệt.




Đặc điểm chính của mạng truy nhập cáp quang là:



  • Có thể truyền dẫn dịch vụ băng rộng, có chất lượng truyền dẫn tốt, độ tin cậy cao.

  • Đường kính của mạng tương đối nhỏ, có thể không cần bộ trung kế (khuếch đại, bộ lặp), nhưng do thuê bao rất nhiều cho nên phải phân phối công suất quang, có khả năng phải áp dụng bộ khuếch đại quang để bù công suất.

  • Tình hình thị trường rất tốt, phạm vi ứng dụng rộng lớn.

  • Giá thành đầu tư lớn, quản lý mạng tương đối phức tạp, cấp điện đầu xa tương đối khó khăn.



Hình 1.8: Mạng truy nhập quang thụ động (PON)



Hình 1.9: Cáp quang đến vùng dịch vụ (FTTSA)




Hình 1.10: Cáp quang đến toà nhà cụm dân cư, nhà dân
Mạng truy nhập quang dùng kỹ thuật ghép bước sóng được ứng dụng để truyền các dịch vụ băng rộng như truyền hình cáp CATV, truyền hình có độ nét cao (HDTV) và ISDN băng rộng cũng như các dịch vụ thoại.

4. Mạng truy nhập vô tuyến

Kỹ thuật vô tuyến phát triển dựa trên kỹ thuật số tạo khả năng phát triển các dịch vụ phi thoại, có chất lượng tốt, dung lượng lớn, độ tin cậy và tính bảo mật cao. Những loại hình thông tin vô tuyến phát triển mạnh nhất hiện nay là thông tin vô tuyến cố định (WLL - Wireless Local Loop) và thông tin vô tuyến di động. Các kỹ thuật truy nhập khác nhau là: TDMA và CDMA…





Hình 1.11: Truy nhập vô tuyến
Xu hướng phát triển chính của kỹ thuật truy nhập vô tuyến (Wireless Access) trong tương lai là ngày càng nâng cao chất lượng truyền dẫn, dung lượng, độ tin cậy và có thể truyền thoại và các dịch vụ số băng rộng.



Hình 1.12: Hệ thống truy nhập vô tuyến
Ứng dụng của kỹ thuật truy nhập vô tuyến rất linh hoạt và có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau:

- Sử dụng tại những khu vực có dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa thuê bao và tổng đài lớn, địa hình phức tạp. Việc lắp đặt các tuyến cáp truy nhập tại những vùng này có chi phí rất lớn và do đó truy nhập vô tuyến là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất. Giải pháp truy nhập vô tuyến là điển hình ở khu vực nông thôn.

- Triển khai nhanh chóng tại những nơi địa hình hiểm trở, phức tạp, không có khả năng lắp đặt cáp từ tổng đài tới thuê bao vùng sâu, vùng xa

- Lắp đặt thuê bao nhanh chóng

Hoặc còn sử dụng để:

- Cung cấp cho các sự kiện đặc biệt như thể thao, triển lãm,...

Truy nhập vô tuyến có những lợi thế hơn hẳn so với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống ở nhiều khía cạnh:

- Lắp đặt triển khai nhanh chóng.

- Không cần nhân công xây dựng cống bể cáp và đi dây tới thuê bao do đó giảm được chi phí lắp đặt và bảo dưỡng.

- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi lại cấu hình, lắp đặt lại vị trí của thuê bao. Với việc sử dụng hệ thống truy nhập vô tuyến, thiết bị của hệ thống có thể dễ dàng chuyển tới lắp đặt ở vị trí mới theo yêu cầu cụ thể đối với từng thời kỳ.

- Trong những môi trường nhất định chẳng hạn như ở khu vực nông thôn thì chi phí lắp đặt của hệ thống truy nhập vô tuyến giảm hơn so với truy nhập cáp đồng, đó là chưa kể đến chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên kỹ thuật truy nhập vô tuyến cũng có những nhược điểm:

- Dung lượng bị giới hạn theo dải phổ được cung cấp.

- Chất lượng bị suy giảm phụ thuộc nhiều vào môi trường truyền dẫn. Nhiễu và suy hao vô tuyến là vấn đề cần được quan tâm trong hệ thống vô tuyến.

- Truy nhập vô tuyến đòi hỏi phải có nguồn nuôi cho thuê bao. Điều này đã góp phần làm tăng thêm chi phí của thiết bị đầu cuối.

- Vấn đề bảo mật cần phải được quan tâm đúng mức vì đối với các hệ thống truy nhập vô tuyến nếu không mã hoá thông tin thì việc nghe trộm là rất dễ dàng.



IV. CHUẨN HOÁ TRONG VIỄN THÔNG

  1. Vấn đề chuẩn hoá trên mạng viễn thông

Thiết bị thuộc các hãng sản xuất khác nhau muốn phối hợp với nhau nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông thì công tác chuẩn hoá là rất cần thiết. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, cũng như cho các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Công tác chuẩn hoá nói chung tương đối phức tạp do gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh tế để đi đến sự thống nhất giữa các chuẩn của các hãng đưa ra.

2. Các tiêu chuẩn trong viễn thông

2.1. Các tiêu chuẩn cho phép việc cạnh tranh

Các tiêu chuẩn mở sẵn sàng cho bất kỳ nhà cung cấp thiết bị của hệ thống viễn thông nào. Khi hệ thống mới được chuẩn hoá và hấp dẫn về mặt kinh doanh thì sẽ có rất nhiều nhà cung cấp có mặt tại thị trường. Nếu hệ thống nào đó bị độc quyền thì các đặc tính kỹ thuật sẽ là của riêng nhà sản xuất đó, điều này rất khó cho các nhà sản xuất mới bắt đầu việc sản xuất các hệ thống tương thích để cạnh tranh. Cạnh tranh mở tạo ra các sản phẩm rất hiệu quả về mặt giá thành dẫn đến có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông với giá thành thấp cho người sử dụng.



2.2. Các tiêu chuẩn dẫn tới sự cân bằng về kinh tế giữa yếu tố kỹ thuật và sản xuất

Các tiêu chuẩn thúc đẩy thị trường phát triển để các sản phẩm hướng tới các tiêu chuẩn chung, dẫn tới việc sản xuất mang tính phổ biến và cân bằng về kinh tế giữa sản xuất và yếu tố kỹ thuật. Việc sử dụng các vi mạch có độ tích hợp rất lớn (VLSI) và các lợi ích khác sẽ giảm giá thành và giúp cho sản phẩm dễ dàng chấp nhận hơn. Điều này dẫn tới sự phát triển về kinh tế xã hội nhờ việc cải tiến và giảm giá thành các dịch vụ viễn thông.



2.3. Các quyền lợi về chính trị hình thành nhiều tiêu chuẩn khác nhau như Châu Âu, Nhật bản và Mỹ.

Việc chuẩn hoá không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Đôi khi các quyền lợi về chính trị ngăn cản việc phê chuẩn các tiêu chuẩn toàn cầu và các tiêu chuẩn khác nhau làm thích nghi giữa Châu âu, Mỹ và Nhật bản. Châu âu không muốn chấp nhận các công nghệ của Mỹ và ngược lại vì muốn bảo vệ ngành công nghiệp của họ. Một trong các ví dụ tiêu biểu về quyết định mang tính chính trị (vào những năm 70) là luật mã hoá PCM của Châu âu được đưa ra thay vì sử dụng luật của Mỹ. Một ví dụ gần đây là quyết định của Mỹ về việc không chấp nhận công nghệ GSM của Châu âu là công nghệ thông tin di động tế bào số chính.



2.4. Các tiêu chuẩn quốc tế đe doạ các ngành công nghiệp của các nước lớn nhưng là cơ hội tốt cho nghành công nghiệp các nước nhỏ.

Các nhà sản xuất chính của các nước lớn có thể không ủng hộ việc chuẩn hoá quốc tế vì nó mở thị trường nội địa của họ thành các cuộc cạnh tranh quốc tế. Các nhà sản xuất của các nước nhỏ muốn được hỗ trợ chuẩn hoá vì họ phụ thuộc các thị trường nước ngoài. Thị trường nội địa của họ không đủ lớn và họ tìm kiếm một thị trường mới cho công nghệ của họ.



2.5. Các tiêu chuẩn làm các hệ thống thuộc các nhà cung cấp khác nhau có thể kết nối với nhau.

Mục đích chính về mặt kỹ thuật của sự chuẩn hoá là giúp các hệ thống cùng hay thuộc các mạng khác nhau có thể ‘hiểu’ lẫn nhau. Các tiêu chuẩn gồm các chỉ tiêu kỹ thuật để các hệ thống tương thích với nhau và hỗ trợ cho việc cung cấp trên diện rộng hay ngay cả đối với các dịch vụ toàn cầu dựa trên các công nghệ chuẩn hoá.



2.6. Các tiêu chuẩn giúp người sử dụng và nhà điều hành mạng của các hãng độc lập, tăng độ sẵn sàng của hệ thống.

Một giao diện chuẩn giữa thiết bị đầu cuối và mạng cho phép các thuê bao có thể mua các thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác nhau. Các giao diện chuẩn giữa các hệ thống trong mạng cho phép các nhà điều hành mạng sử dụng các hệ thống của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Việc chuẩn hoá cải tiến độ sẵn sàng và chất lượng của hệ thống cũng như giảm giá thành của chúng.



2.7. Các tiêu chuẩn làm cho các dịch vụ quốc tế có tính khả thi

Việc chuẩn hoá đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các dịch vụ quốc tế. Ví dụ các tiêu chuẩn toàn cầu chính thức như dịch vụ thoại, ISDN, dịch vụ chuyển mạch gói X.25 toàn cầu, telex và fax. Các tiêu chuẩn của một số hệ thống có thể không được chấp nhận rộng rãi một cách chính thức; nhưng nếu hệ thống trở nên phổ biến trên thế giới thì một dịch vụ toàn cầu có thể được thực hiện. Các ví dụ gần đây về các dịch vụ này như thông tin GSM và Internet với WWW.

Các ví dụ về các phạm vi chuẩn hoá quốc tế chỉ rõ sự ảnh hưởng chuẩn hoá đối với cuộc sống hàng ngày:

* Các bước ren của đinh ốc (ISO, uỷ ban kỹ thuật 1): Một trong các lĩnh vực đầu tiên được chuẩn hoá. Vào những năm 60 một bóng đèn của ô tô không thể lắp vừa vào ôtô khác. Nhưng chúng đã được chuẩn hoá quốc tế và hầu hết tương thích với nhau.

* Việc đánh số điện thoại quốc tế, mã quốc gia: Nếu việc nhận dạng thuê bao trên toàn cầu không duy nhất thì các cuộc gọi tự động không thực hiện được.

* Giao tiếp thuê bao điện thoại.

* Mã hoá PCM và cấu trúc khung cơ sở : làm cho các tuyến nối số hoá trong nước và quốc tế giữa các mạng thực hiện được.

* Các hệ thống phát thanh và truyền hình.

* Các tần số dùng cho vệ tinh và các hệ thống thông tin vô tuyến khác.

* Các bộ nối và các tín hiệu của PC, máy in và các giao diện với modem

* LAN: cho phép chúng ta sử dụng các máy tính từ bất kỳ nhà sản xuất nào trong mạng của công ty.

3. Các tổ chức chuẩn hoá quốc tế :

Có rất nhiều tổ chức tham gia vào công việc chuẩn hoá. Chúng ta xem xét chúng theo 2 khía cạnh: ai là những người tham gia vào thương mại viễn thông liên quan đến chuẩn hoá và nhà cầm quyền nào ủng hộ các tiêu chuẩn chính thức.



3.1. Các nhóm liên quan

Các nhà khai thác mạng ủng hộ việc chuẩn hoá:

*Để tăng cường khả năng tương thích các hệ thống viễn thông

*Có khả năng cung cấp các dịch vụ trên diện rộng và ngay cả đối với các dịch vụ quốc tế

* Có khả năng mua thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau



Các nhà sản xuất thiết bị tham gia vào chuẩn hoá:

* Để lấy các thông tin về tiêu chuẩn trong tương lai phục vụ cho hoạt động phát triển càng sớm càng tốt

* Để hỗ trợ cho các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ của chính họ

* Để hạn chế việc chuẩn hoá nếu nó ảnh hưởng đến thị trường của họ



Các người sử dụng dịch vụ tham gia vào việc chuẩn hoá

* Để hỗ trợ cho sự phát triển của các dịch vụ chuẩn hoá quốc tế

* Để hiểu được các nhà cung cấp hệ thống tương đương (mạng có nhiều nhà cung cấp tham gia)

* Để tăng khả năng tương thích cho các hệ thống của họ



Các nhóm quan tâm khác bao gồm:

* Các công chức của chính phủ những người mà quan tâm đến việc cố định hướng quốc gia tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.



  • Các chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu muốn trở thành các nhà phát minh ra các định hướng kỹ thuật mới.




3.2. Các cơ quan có thẩm quyền về chuẩn hoá quốc gia

Các cơ quan có thẩm quyền về chuẩn hoá phê chuẩn các tiêu chuẩn chính thức. Rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các lựa chọn từ đó các nhà có thẩm quyền quốc gia chọn ra một tiêu chuẩn quốc gia. Các lựa chọn này được kèm theo vì không tìm được các quan niệm toàn cầu chung. Đôi khi một số khía cạnh để mở và chúng yêu cầu một tiêu chuẩn quốc gia. Ví dụ cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia đưa ra kế hoạch đánh số cho mạng điện thoại quốc gia và việc phân bổ tần số trong nước họ. Họ quan tâm tới tất cả các lĩnh vực chuẩn hoá và có các tổ chức được chuyên môn hoá hay là các nhóm làm việc cho việc chuẩn hoá mỗi lĩnh vực kỹ thuật riêng như là công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin.






Hình 1.14: Một số ví dụ về các cơ quan chuẩn hoá quốc gia (BTI, Viện chuẩn hoá Anh; DNI, Deutche Industrie-Normen; ANSI, Việnc chuẩn hoá quốc gia mỹ; SFS, Viện chuẩn hoá Phần Lan)

3.3 Các tổ chức ở Châu âu

Các tổ chức chuẩn hoá Châu âu quan trọng nhất có trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn Châu âu rộng rãi tới các quốc gia khác để cải tiến các dịch vụ viễn thông của Châu âu. Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu âu (ETSI) là một cơ quan độc lập có nhiệm vụ tạo ra các tiêu chuẩn cho Châu âu. Các nhà khai thác mạng và các nhà sản xuất cũng tham gia vào công việc chuẩn hoá.





Hình 1.15: Các tổ chức chuẩn hoá châu Âu

Hội đồng chuẩn hoá về kỹ thuật điện Châu Âu/ hội đồng chuẩn hoá Châu Âu (CEN/CENELEC) hợp tác thành một tổ chức chuẩn hoá cho công nghệ thông tin. Nó tương ứng với IEC/ISO về cấp toàn cầu và quan tâm tới các khía cạnh môi trường và cơ điện học.

Hội nghị Châu âu về quản lý bưu chính và viễn thông (CEPT) cũng đã làm các công việc của ETSI trước khi cơ quan thông tấn của uỷ ban Châu âu (Green Paper) mở ra sự cạnh tranh ở Châu âu trên thị trường viễn thông. Việc mở cửa viễn thông yêu cầu cơ quan về điện thoại, điện báo và bưu chính (PTT) của các quốc gia trở thành các nhà điều hành mạng bình đẳng với các nhà điều hành mạng khác và họ không được phép xây dựng các tiêu chuẩn nữa.

Một ví dụ về các tiêu chuẩn được ETSI đưa ra là hệ thống thông tin di động tế bào số GSM được chấp nhận ở một số nước Châu âu, xem như 1 tiêu chuẩn chính cho thông tin di động toàn cầu hiện nay.



3.4 Các tổ chức của Mỹ

Cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn của Mỹ, ANSI- Viện nghiên cứu tiêu chuẩn quốc gia Mỹ, viện nghiên cứu kỹ thuật điện và điện tử (IEEE) là một trong các cơ quan chuyên môn lớn nhất trên thế giới đã tạo ra nhiều tiêu chuẩn quan trọng về viễn thông. Một trong số các tiêu chuẩn này như tiêu chuẩn cho mạng cục bộ (LAN) được ISO chấp nhận là tiêu chuẩn quốc tế. Hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) là tổ chức của các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Mỹ. Rất nhiều tiêu chuẩn của họ như các bộ nối của máy tính cá nhân được chấp nhận toàn cầu. Ví dụ, tiêu chuẩn về giao diện số liệu EIA RS –232 tương đương với khuyến nghị V.24/28 của ITU-T.







Hình 1.16: Các tổ chức chuẩn hoá Mỹ

Uỷ ban truyền thông liên bang (FCC) thực ra không phải là cơ quan xây dựng các tiêu chuẩn nhưng là cơ quan điều tiết. Nó là cơ quan quản lý nhà nước quy định về truyền thông vô tuyến và hữu tuyến, đóng vai trò quan trọng, ví dụ trong sự phát triển các đặc điểm kỹ thuật về bức xạ và độ nhạy của nhiễu điện từ trong các thiết bị viễn thông.



3.5 Các tổ chức toàn cầu

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là một cơ quan chuyên môn của liên hợp quốc chịu trách nhiệm về viễn thông. ITU gồm gần 200 nước thành viên và công tác chuẩn hoá được chia thành các phần chính: ITU-T (trước đây gọi là CCITT) và ITU-R (trước đây gọi là CCIR).

Hội đồng tư vấn điện thoại và điện báo quốc tế CCITT/ ITU-T nay gọi là ITU-T, T viết tắt của Viễn thông.

Hội đồng tư vấn về vô tuyến quốc tế CCIR/ITU-R nay được gọi là ITU-R trong đó R viết tắt của vô tuyến.

ITU-T và ITU-R xuất bản ra các khuyến nghị, thực ra chúng là các tiêu chuẩn chính về các mạng viễn thông. ITU-T xây dựng các tiêu chuẩn về các mạng viễn thông công cộng (ví dụ như ISDN), và ITU-R về vô tuyến như việc sử dụng tần số trên thế giới và các đặc tính kỹ thuật của các hệ thống vô tuyến. Rất nhiều nhóm tham gia vào công việc này nhưng chỉ có các cơ quan thuộc quốc gia mới có quyền bỏ phiếu. ITU-T trước đây là CCITT đã xây dựng hầu hết các tiêu chuẩn toàn cầu cho các mạng công cộng.

Tổ chức chuẩn hoá quốc tế/ Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (ISO/IEC) là tổ chức chung chịu trách nhiệm về chuẩn hoá công nghệ thông tin.

ISO chịu trách nhiệm chuẩn hoá trong lĩnh vực truyền số liệu và giao thức, còn IEC trong lĩnh vực kỹ thuật điện (ví dụ như các bộ nối) và các mặt khác về môi trường.

Hình 1.17: Các tổ chức chuẩn hoá toàn cầu

3.6 Các tổ chức khác

Lực lượng đặc nhiệm về kỹ thuật Internet (IETF) quan tâm tới việc chuẩn hoá các giao thức TCP/IP cho Internet

Diễn đàn phương thức truyền thông dị bộ (ATM) là tổ chức mở thuộc các nhà sản xuất thiết bị ATM, hỗ trợ khả năng tương thích giữa các hệ thống của nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Diễn đàn quản lý mạng là tổ chức của các nhà sản xuất hệ thống để tăng tốc cho sự phát triển của các tiêu chuẩn về quản lý. Với sự trợ giúp của các tiêu chuẩn này các nhà điều hành mạng có thể điều khiển và giám sát mạng có thiết bị của nhiều hãng một cách hiệu quả từ trung tâm quản lý. Sau đó các đề xuất được chuyển tới ITU-T và ISO để được chấp thuận một cách chính thức trên thế giới.

Ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác; hàng năm, một số nhóm mới xuất hiện thêm (hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM, biên bản ghi nhớ về các điều kiện và diễn đàn đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL), còn một số tổ chức khác thì giải thể



CHƯƠNG II

CÁC KẾ HOẠCH CƠ BẢN XÂY DỰNG MẠNG VIỄN THÔNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC KẾ HOẠCH

Việc lập kế hoạch trong mạng viễn thông nói chung và trong mạng điện thoại nói riêng được nhà quản lý viễn thông đưa ra phải rất rõ ràng và mang tính chất tổng thể. Tất cả mọi vấn đề được xem xét kỹ càng, cụ thể như việc sử dụng các thiết bị đang tồn tại, sự phát triển dân số trong các khu vực và sự phát triển của nền kinh tế nói chung hay sự chuyển hoá sang các công nghệ mới. Trong vấn đề lập kế hoạch thì yếu tố thời gian để phù hợp với các kế hoạch này là rất quan trọng, phù hợp với việc đầu tư hay dự báo dài hạn. Trong mạng viễn thông, các thành phần trên mạng (thiết bị chuyển mạch , thiết bị truyền dẫn, thiết bị ngoại vi) đảm nhiệm những chức năng riêng của nó nhưng để đảm nhiệm chức năng của một mạng thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa chúng. Các kế hoạch cơ bản nhằm phối hợp các thiết bị trên đảm bảo thực hiện chức năng mạng.




Các kế hoạch cơ bản (các quy tắc cơ bản cho thiết kế mạng) sau được coi là nền tảng cho việc xây dựng mạng viễn thông.

+ Cấu hình mạng dùng để tổ chức mạng viễn thông.

+ Kế hoạch đánh số qui định việc hình thành các số (quốc gia và quốc tế ) và các chức năng của từng thành phần.

+ Kế hoạch tạo tuyến quy định việc chọn tuyến giữa các nút mạng cho truyền tải lưu lượng thông tin đảm bảo hiệu quả về kinh tế cũng như kỹ thuật.

+ Kế hoạch báo hiệu quy định các thủ tục truyền các thông tin điều khiển giữa các nút mạng để thiết lập, duy trì và giải toả cuộc thông tin.

+ Kế hoạch đồng bộ quy định thủ tục phân phối tín hiệu đồng hồ giữa các nút mạng sao cho chúng hoạt động đồng bộ với nhau.

+ Kế hoạch tính cước xây dựng cơ sở tính cước cho các cuộc thông tin.

+ Kế hoạch truyền dẫn quy định các chỉ tiêu và các tham số kỹ thuật cho quá trình truyền dẫn tín hiệu trên mạng.

+ Kế hoạch chất lượng thông tin chỉ ra mục đích cho việc tổ chức khai thác và bảo dưỡng trên mạng.

I.1. Cấu hình mạng

1. Giới thiệu

Công nghệ cấu hình mạng xử lý các vấn đề về nhu cầu (dựbáo nhu cầu và dự báo lưu lượng), ước tính số lượng các tổng đài nội hạt theo vùng dịch vụ, cung cấp các dịch vụ yêu cầu và phác hoạ vùng tổng đài toll. Công nghệ này cũng đưa ra một số kiểu (cấp độ mạng), cấu trúc mạng (lưới hoặc sao), các thành phố trong đó lắp đạt các tổng đài toll, và các tuyến trực tiếp cũng như thay thế.



2. Các cấu hình mạng cơ bản

Các cấu hình mạng cơ bản bao gồm mạng hình lưới, mạng hình sao và mạng kết hợp giữa hình sao và hình lưới.



2.1. Mạng hình lưới

Hình 2.2 minh hoạ một mạng viễn thông được hình thành thông qua việc kết nối các tổng đài với nhau một cách trực tiếp, mạng viễn thông tổ chức như vậy gọi là mạng hình lưới.Với cấu hình mạng này thì không cần thiết một tổng đài trung gian nào làm chức năng chuyển tiếp và chức năng chọn tuyến, cũng đơn giản bởi vì các tổng đài đều nối với nhau trực tiếp. Tuy nhiên, khi số lượng tổng đài lớn thì số lượng tuyến nối giữa chúng tăng lên rất nhanh, do đó mạng hình lưới không phù hợp với mạng có kích cỡ lớn. Ví dụ nếu số lượng tổng đài là n thì số lượng đường nối giữa chúng có thể được tính như sau = n(n-1)/2.



Khi lưu lượng giữa các tổng đài nhỏ thì số lượng kênh trên các tuyến cũng ít do đó không hiệu quả trong việc sử dụng đường truyền. Nhìn chung mạng hình lưới chỉ phù hợp cho trường hợp khi một số ít tổng đài tập trung trong một khu vực nhỏ và lưu lượng thông tin lớn. Về vấn đề tài chính, mạng hình lới phù hợp khi giá thành truyền dẫn rẻ hơn so với giá thành chuyển mạch. Trong trường hợp có lỗi trong tổng đài thì sự ảnh hưởng của lỗi sẽ nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến các hệ thống khác.



2.2. Mạng hình sao

Hình 2.2 mô tả một mạng hình sao, mạng này hình thành khi các tổng đài nội hạt kết nối với nhau qua tổng đài chuyển tiếp giống như hình ngôi sao. Trong trường hợp này lưu lượng sẽ tập trung phần lớn tại tổng đài chuyển tiếp do đó hiệu quả cuả việc sử dụng đường truyền sẽ cao hơn so với mạng hình lưới.

Mạng hình sao rất thích hợp khi mà giá thành chuyển mạch nhỏ hơn so với giá thành truyền dẫn, ví dụ khi các tổng đài đặt trong một vùng rộng lớn.

Đối cấu hình mạng kiểu này, nếu tổng đài chuyển tiếp có lỗi thì tất cả các cuộc gọi giữa các tổng đài nội hạt không thể thực hiện được, do đó phạm vi ảnh hưởng của lỗi là lớn. Bảng 2.1 mô tả các đặc trưng của mạng hình lưới và mạng hình sao.



Bảng 2.1: Mô tả các đặc trưng của mạng hình lưới và mạng hình sao





MẠNG HÌNH LƯỚI

MẠNG HÌNH SAO

Chức năng chuyển mạch chuyển tiếp

Không yêu cầu

Có yêu cầu

Hiệu quả sử dụng kênh

Thấp khi mà số lượng mạch nhỏ

Cao bởi vì lưu lượng có thể được tập trung

Ảnh hưởng của lỗi

Chỉ một số phần liên quan đến thiết bị lỗi

Toàn mạng

Phạm vi áp dụng

- Giá thành chuyển mạch cao hơn giá thành truyền dẫn

- Áp dụng trong một vùng rộng mà lưu lượng giữa các tổng đài lớn

- Khi giá thành chuyển mạch nhỏ hơn giá thành truyền dẫn

- Phạm vi áp dụng đối với lưu lượng liên đài nhỏ


2.3. Mạng kết hợp

Như đã đề cập ở trên, mạng hình lưới hay hình sao đều có các ưu nhược điểm riêng của nó. Do đó, một mạng kết hợp giữa mạng hình sao và mạng hình lưới được đưa ra để tập hợp các ưu điểm của hai cấu hình mạng ở trên. Cấu hình mạng kết hợp này hiện nay đang áp dụng rộng rãi trong thực tế. Trong một mạng viễn thông có cấu hình kết hợp, khi lưu lượng giữa các tổng đài nhỏ thì chúng sẽ chuyển qua tổng đài chuyển tiếp. Nếu lưu lượng giữa các tổng đài lớn thì các tổng đài nội hạt này có thể đấu nối với nhau trực tiếp. Do đó đối với mạng kết hợp thì cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn có thể được dùng một cách kinh tế hơn.



3. Phân cấp mạng

3.1. Tổ chức phân cấp

Để quyết định cấu hình mạng viễn thông, chúng ta cần xem xét số lượng và việc phân bố thuê bao trong toàn mạng, mức và hướng của lưu lượng giữa các tổng đài nội hạt và giá thành thiết bị v.v. Một số tiêu chí sau đây rất quan trọng cho việc cấu hình mạng viễn thông.

Khi một mạng còn nhỏ, nó được cấu hình không chia lớp như ở mạng hình sao. Nhưng khi mạng này lớn lên, việc sử dụng mạng hình lưới(không phân cấp) là rất phức tạp và không hiệu quả về mặt kinh tế. Nên tổ chức phân cấp áp dụng cho các mạng có kích thước lớn. Tổ chức phân cấp minh hoạ qua hình 2.3.




3.2. Phân cấp mạng viễn thông Việt Nam

Mạng viễn thông hiện tại của Việt Nam bao gồm 4 cấp, được mô tả trong hình vẽ 2.4 : cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp nội tỉnh và cấp huyện. Cấp quốc tế bao gồm các tổng đài cổng quốc tế và các tuyến truyền dẫn quốc tế. Cấp quốc gia bao gồm các tổng đài chuyển tiếp đường dài và các tuyến truyền dẫn liên tỉnh, cấp nội tỉnh bao gồm các tổng đài nội hạt và tổng đài chuyển tiếp nội hạt và các tuyến truyền dẫn nội tỉnh. Cấp huyện bao gồm các tổng đài vệ tinh, cơ quan và các đường truyền dẫn giữa chúng.




II. KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ

1. Giới thiệu

Kế hoạch đánh số được thiết lập phải locgic và mềm dẻo. Các con số không chỉ được sử dụng như những điều kiện phân chia giới hạn cho các điểm nối điều khiển giữa các thuê bao và mạng lưới mà còn được sử dụng cho việc tính cước các cuộc gọi.Khi lập kế hoạch đánh số cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Kế hoạch đánh số phải ổn định trong một thời gian dài, số lượng các con số phải đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển dung lượng trong 50 năm cũng như khi phát triển dịch vụ mới.

- Trên toàn mạng quốc gia các con số phải được dùng chung để có thiết lập một cuộc gọi mà không quan tâm tới vị trí thuê bao chủ gọi.

- Kế hoạch đánh số phải đơn giản và dễ sử dụng cho các thuê bao. Số lượng các con số càng ít càng tốt sao cho không vượt quá những quy định mà ITU-T đưa ra cho số quốc tế.

- Về vấn đề chuyển mạch, kế hoạch đánh số phải đảm bảo sao cho thủ tục biên dịch, tạo tuyến và tính cước đơn giản.



2. Các hệ thống đánh số

2.1. Hệ thống đánh số đóng

Hệ thống đánh số đóng là hệ thống đánh số khi toàn mạng lưới được coi như một vùng đánh số, các con số được gán cho các thuê bao trên mạng theo một khuôn dạng chuẩn . Trong hệ thống này, mỗi thuê bao có địa chỉ riêng và số lượng các con số là cố định.



2.2. Hệ thống đánh số mở

Trong hệ thống đánh số đóng, khi lượng thuê bao tăng lên và mạng lớn lên thì mỗi số thuê bao phải tăng thêm số lượng các con số nhưng khi quay số với nhiều số con số như vậy thì không thuận tiện. Do đó, trong hệ thống đánh số mở, mạng được xây dựng dựa trên tập hợp các vùng đánh số đóng. Trong hệ thống này, thuê bao thuộc vùng đánh số đóng khác nhau được đấu nối với nhau nhờ việc thêm vào các con số tiền tố trung kế và các mã trung kế trước số đóng. Hệ thống này còn cho phép đấu nối các thuê bao trong một vùng, cùng tỉnh , với các số ngắn hơn.



3. Cấu tạo số

3.1. Số quốc gia :

I
TU-T quy định rằng con số 'O' làm số tiền tố trung kế



  • Mã vùng có thể bao gồm một hay vài con số .

  • Mỗi một tổng đài nội hạt trong một vùng được gán một mã riêng.

3
.2. Số quốc tế

+ Đối với những quốc gia định đưa ra các dịch vụ gọi quốc tế ITU-T quy định '00' là số tiền tố quốc tế.

+ Mã quốc gia có thể có từ 1 tới 3 con số . ITU-T đưa ra bảng mã quốc gia của các nước .

+ Sự kết hợp giữa mã quốc gia và số quốc gia tạo thành số quốc tế .

* ITU-T đã khuyến nghị rằng con số quốc tế không nên vượt quá 12 con số . Do đó số lượng các con số trong số quốc gia phải là (12-n).

{trong đó n là số con số trong mã quốc gia (country code)}.

Chú ý : ITU-T khuyến nghị rằng số lượng con số ISDN quốc tế có chiều dài tối đa là 15 con số . Giả sử rằng, có vài mạng điện thoại và ISDN trong một quốc gia, ITU-T mở rộng kế hoạch đánh số cho điện thoại từ 12 số lên 15 số để nhận dạng được các mạng khác nhau.

4. Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số

Thông thường, kế hoạch đánh số thiết lập dựa trên các bước sau đây:



* Xác định dung lượng số

Dự báo nhu cầu phát triển số lượng thuê bao để quyết định số lượng các con số.

Lựa chọn số chữ số

* Phân vùng đánh số

- Xem xét sự phù hợp giữa địa giới hành chính và vùng tính cước.

- Sự phù hợp giữa vùng đặt thuê bao và vùng đặt trung tâm chuyển mạch sơ cấp.

* Cấu tạo số

- Xem xét sự kết hợp giữa hệ thống đánh số đóng và đánh số mở

- Quy định chiều dài các số thuê bao là thống nhất.

4.1 Quyết định dung lượng đánh số

4.1.1 Chu kỳ cuả kế hoạch đánh số

Mỗi lần một kế hoạch đánh số được thiết lập, các thay đổi trong kế hoạch xảy ra sau đó thường gây ra nhiều khó khăn. Điều đó là không tránh khỏi, vì thế việc đưa ra các chữ số và các thông số khác phải căn cứ vào việc dự báo nhu cầu điện thoại chính xác để tránh việc thiếu số. Do vậy, khi dự báo nhu cầu điện thoại phải lưu tâm tới sự phát triển trong tương lai. Trên thực tế việc thực hiện dự báo nhu cầu dài hạn là rất khó khăn. Tuy nhiên, kế hoạch đánh số nên triển khai bằng cách mỗi lần đem áp dụng vào thực tiễn thì đòi hỏi không được thay đổi trong vòng 50 năm



4.1.2 Các chữ số và dung lượng số

Dung lượng số phụ thuộc vào việc có bao nhiêu chữ số được sử dụng cho việc đánh số. Dung lượng đánh số tượng trưng cho giới hạn cao hơn về tổng số thuê bao và /hoặc thiết bị đầu cuối mà có thể được cung cấp trong một vùng thích hợp. Ví dụ, nếu 4 chữ số được sử dụng cho việc đánh số thì lý thuyết nó sẽ tạo thành 10.000 số có thể sử dụng được, lên xuống từ “0000” đến “9999”. Có nghĩa là khả năng đánh số ở đây sẽ là 10.000 số. Tuy nhiên, không phải tất cả các số này đều sử dụng cho việc đánh số, bởi vì có một giới hạn được quy định cho các tìên tố trung kế và quốc tế và các mã dịch vụ đặc biệt.



4.1.3 Lựa chọn các chữ số

Việc lựa chọn các chữ số phải quan tâm tới nhu cầu đánh số thuê bao mà bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt cũng như khi các mã này được ấn định tới các thuê bao.

Ví dụ, chẳng hạn ta giả sử nhu cầu đánh số trong tương lai là 9 triệu số, thì các chữ số được lựa chọn theo cách sau:

a. Các điều kiện tiên quyết:

- Chữ số “0” nên được sử dụng cho tiền tố trung kế

- Hệ thống đánh số “1XY” nên được sử dụng cho các số của các dịch vụ đặc biệt

- Mã quốc gia nên sử dụng 3 chữ số

b. Các giới hạn trong việc sử dụng số:

- 9 chữ số từ 1 đến 9 không bao gồn chữ số “0” được sử dụng cho chữ số đầu tiên của mã tổng đài

c. Thực hiện phép trừ đi 3 chữ số đối với mã quốc gia từ tổng số 12 chữ số chỉ còn lại 9 chữ số. Như vậy chúng ta có thể sử dụng đến 9 chữ số cho số quốc gia

- Giả sử với 8 chữ số, thì khả năng đánh số sẽ là: 9 x 8 x 106 = 72.000.000 số

Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đánh số là 9 triệu số thì nên sử dụng 8 chữ số.

Hơn nữa, cần phải quan tâm đến tổn thất khi phân tách trong dung lượng đánh số liên quan tới việc thiết lập một vùng đánh số. Để minh hoạ khái niệm tổn thất phân tách, chúng ta hãy so sánh một vùng được phục vụ bởi một tổng đài điện thoại duy nhất với một vùng được phục vụ bởi 2 tổng đài điện thoại khác nhau.


a. Nếu là vùng được phục vụ bởi một tổng đài điện thoại duy nhất

- Chữ số “2” sẽ được ấn định cho mã tổng đài

- Nếu số của một thuê bao gồm 4 chữ số thì khả năng đánh số là 10.000 số, do đó sẽ đáp ứng nhu cầu trong tương lai là 8000 số. Lấy 10.000 số của khả năng đánh số trừ đi 8000 số của nhu cầu tương lai thì còn 2000 số là dung lượng không dùng đến.

b. Nếu vùng được phục vụ bởi 2 tổng đài điện thoại khác nhau

- Vùng dịch vụ nội hạt này được chia thành vùng A và vùng B.

- Đối với vùng A, giả sử nhu cầu trong tương lai là 5000 số, chữ số 5 được ấn định cho mã tổng đài.

- Đối với vùng B, giả sử nhu cầu trong tương lai là 3000 số, chữ số 6 được ấn định cho mã tổng đài.

- Số thuê bao được quy định có 4 chữ số. Khả năng đánh số là 10.000 số sẽ được ấn định cho mỗi vùng A và B. Như vậy, tổng khả năng đánh số cần có là 20.000 số. Lấy 20.000 số này trừ đi 8.000 số của nhu cầu tương lai còn 12.000 số là dung lượng không dùng đến.

Dung lượng không dùng đễn là quá cao trong trường hợp (b) cho vùng đánh số là không thích đáng. Ví dụ được trích dẫn ở trên có thể là trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên nó lại minh hoạ cho khả năng mà các mã trung kế và/hoặc các mã tổng đài có thể thiếu nếu không lựa chọn số lượng chữ số hoàn chỉnh cho toàn bộ dung lượng đánh số.

4.2 Lựa chọn vùng đánh số

Qua ví dụ trên cho thấy ccác vùng đánh số nên được lựa chọn căn cứ vào nhu cầu tương lai, theo đó việc thiếu khả năng đánh số sẽ không xảy ra.Nếu khả năng đánh số thiếu thì các số này có thể được sử dụng từ các vùng số khác.

Để lựa chọn vùng đánh số đúng đắn thì cần phải đảm bảo tính nhất quán đối với khả năng đánh số, giữa các vùng dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước. Nếu không đảm bảo tính nhất quán sẽ dẫn tới các vấn đề sau:


  • Các mức giá khác nhau được áp dụng cho các vùng có cùng mã trung kế và như vậy thì người sử dụng sẽ không thể hiểu nổi hệ thống tính cước

  • Khi các vùng cung cấp của trung tâm cơ sở giống hệt các vùng tính cước thì tổng đài có thể tạo ra một chỉ số tính cước bằng cách nhận dạng mã trung kế. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa các vung dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước thì tổng đài phải nhận dạng mã tổng đài từ đó mới nhận dạng vùng tính cước. Điều này dẫn tới sự phức tạp trong hoạt động của tổng đài.

Các vùng đánh số nên được lựa chọn cho toàn bộ khả năng đánh số theo đúng hệ thống phân vùng – như địa hạt quản lý mà những người sử dụng đã thông thạo.

III. KẾ HOẠCH ĐỊNH TUYẾN

1. Giới thiệu

Thông thường một cuộc gọi được thực hiện qua nhiều tổng đài khác nhau. Định tuyến là quá trình chọn một đường đi (tuyến) qua các nút mạng để tới đích một cách tối ưu nhất về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế.

Một số yêu cầu đặt ra:

. Quá trình chọn tuyến và các thủ tục điều khiển phải đơn giản.

. Đảm bảo sử dụng kênh & các thiết bị một cách hiệu quả.

. Đảm bảo thiết kế và quản lý mạng dễ dàng .

2. Các phương pháp định tuyến

2.1. Định tuyến cố định :

Định tuyến cố định là phương pháp quy định một số tuyến cố định cho việc chuyển lưu lượng giữa hai tổng đài. Do phương pháp này yêu cầu phần điều khiển rất đơn giản nên nó được ứng dụng trong các hệ thống chuyển mạch cơ điện. Tuy nhiên, phương pháp này rất hạn chế trong việc chọn tuyến dẫn đến không linh hoạt khi có kênh nào đó bị lỗi.

2.2. Định tuyến luân phiên:

Phương pháp định tuyến luân phiên được tả rõ trong hình vẽ dưới đây. Giữa bất kỳ hai nút mạng nào cũng có nhiều hơn 1 tuyến. Nguyên tắc định tuyến luân phiên như sau: khi tất cả các mạch thuộc tuyến đầu tiên bận thì tuyến thứ hai được chọn. Nếu tuyến thứ 2 bận thì tuyến thứ 3 được chọn và cứ như vậy cho tới khi tìm được tuyến rỗi hoặc sẽ mất cuộc gọi đó.




Phương pháp này rất hiệu quả trong việc tối ưu hoá sử dụng các kênh trung kế và thường được áp dụng giữa các tổng đài điện tử số SPC.

2.3. Định tuyến động

Định tuyến động là một kiểu đặc biệt của định tuyến luân phiên như trên, một điểm khác biệt là tăng độ linh hoạt và giảm thời gian chọn tuyến giữa hai nút mạng căn cứ vào tình trạng của mạng hoặc theo thời gian định trước. Kiểu định tuyến này có thể được sử dụng giữa các tổng đài điện tử số hoặc giữa các nút trên mạng số liệu hiện nay.



IV. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU

1. Giới thiệu

Báo hiệu là quá trình trao đổi các thông tin điều khiển liên quan đến việc thiết lập duy trì và giải toả cuộc thông tin và quản lý mạng giữa các thiết bị đầu cuối và các thiết bị chuyển mạch hay giữa các thiết bị chuyển mạch.

Báo hiệu là một chức năng quan trọng đảm bảo sự kết nối giữa các tổng đài, đường truyền và các thiết bị đầu cuối mạng lưới. Khi áp dụng một hệ thống báo hiệu, nó sẽ ảnh hưởng lớn và lâu dài tới chức năng mạng lưới. Vì vậy, báo hiệu phải có tính mềm dẻo sao cho dễ thích nghi với sự mở rộng mạng lưới trong tương lai.

2. Phân loại báo hiệu

Báo hiệu trong mạng điện thoại được chia thành báo hiệu thuê bao, là báo hiệu giữa thiết bị đầu cuối và tổng đài nội hạt và báo hiệu liên đài, báo hiệu giữa các tổng đài.





Hình 2.8: Phân loại báo hiệu trong mạng điện thoại

Báo hiệu thuê bao là quá trình trao đổi các loại tín hiệu báo hiệu giữa thuê bao và tổng đài nội hạt và ngược lại.

Báo hiệu liên đài gồm báo hiệu kênh kết hợp và báo hiệu kênh chung. Đối với hệ thống báo hiệu kênh kết hợp, các tín hiệu thu và phát trên cùng một đường với tín hiệu tiếng nói. Trong khi đó ở báo hiệu kênh chung tín hiệu báo hiệu thu và phát qua một đường dành riêng cho báo hiệu khác với kênh tiếng nói. Hệ thống báo hiệu liên đài được phân chia thành 2 hệ thống chính là : Báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và Báo hiệu kênh chung (CCS). Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS có ưu điểm hơn so với báo hiệu kênh kết hợp như: dung lượng cao, linh hoạt, giảm phần cứng và tin cậy cao.

Trong mạng điện có nhiều hệ thống báo hiệu khác nhau được sử dụng như báo hiệu MFC,CCITT No 5, CCITT No 6... Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngày càng cao mà các hệ thống báo hiệu cũ không có khả năng đáp ứng các dịch vụ này do hạn chế về tốc độ, dung lượng và chất lượng. Do đó cần một hệ thống báo hiệu mới có khả năng đáp ứng các loại hình dịch vụ và tận dụng tối ưu khả năng của tổng đài SPC.

Xuất phát từ yêu cầu về một hệ thống báo hiệu mới, gần đây có một vài hệ thống báo hiệu kênh chung được đưa vào áp dụng. Năm 1968 ITU-T đã đưa khuyến nghị về hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 được thiết kế tối ưu cho lưu lượng liên lục địa, sử dụng trên các đường trung kế Analog, tốc độ thấp 2,4 Kbps. Vào những năm 80, ITU-T giới thiệu hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCS7) thiết kế tối ưu cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng trung kế số, tốc độ đạt 64 Kbps.

Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam sử dụng cả hai loại báo hiệu: R2 và C7. Mạng báo hiệu số 7 (C7) đưa vào khai thác tại Việt Nam theo chiến lược triển khai từ trên xuống theo tiêu chuẩn của ITU (khai thác thử nghiệm đầu tiên từ năm 1995 tại VTN và VTI). Cấu trúc mạng báo hiệu C7 xây dựng dựa trên cơ sở cấu trúc mạng chuyển mạch quốc gia nhằm chuyển tải an toàn và hiệu quả các bản tin báo hiệu CCS7 giữa các vùng lưu lượng chia thành 5 vùng báo hiệu tương ứng với 5 vùng lưu lượng thoại. Cho đến nay mạng báo hiệu số 7 đã hình thành với một cấp STP (điểm chuyển tiếp báo hiệu) tại 3 trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) của 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam), sử dụng loại STP tích hợp đặt tại các tổng đài chuyển tiếp quốc gia. Đối với STP quốc tế cũng là điểm chuyển tiếp lưu lượng báo hiệu SCCP cho các cuộc gọi Roaming quốc tế.



V. KẾ HOẠCH ĐỒNG BỘ

1.Giới thiệu chung

Trong mạng liên kết số (IDN), việc truyền dẫn và chuyển mạch các tín hiệu số trên mạng lưới được điều khiển bởi đồng hồ với một tần số riêng. Nếu các đồng hồ tại các tổng đài hoạt động độc lập với nhau thì tần số của chúng sẽ bị sai lệch, hay là hiện tượng trượt , gây ra lỗi thông tin ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ . Do đó kế hoạch đồng bộ được đưa ra để xây dựng và tổ chức mạng đồng bộ đảm bảo sự đồng bộ trên mạng. Sự trượt các dòng bít bị ảnh hưởng khác nhau đến các dịch vụ thoại, dữ liệu hay truyền hình.



2. Các phương thức đồng bộ mạng

Đồng bộ mạng là một khái niệm chung mô tả phương thức thức phân phối tín hiệu đồng hồ (common time and frequency) tới tất cả các phần tử trên mạng sao cho chúng hoạt động đồng bộ với nhau.



2.1. Phương thức cận đồng bộ (Plesiochronous Synchronization Method)

Trong phương thức cận đồng bộ, các tổng đài trên mạng lắp đặt các bộ tạo dao động độc lập nhau để cung cấp tín hiệu đồng hồ điều khiển cho quá trình làm việc của tổng đài đó. Hệ thống này dùng cho mạng viễn thông quốc tế và được đánh giá như sau :

Ưu điểm : - Linh hoạt trong việc mở rộng, sửa đổi và tái sử dụng mạng .

- Không yêu cầu một mạng phân phối tín hiệu đồng hồ .

Nhược điểm :

- Tại các tổng đài trên mạng yêu cầu các đồng hồ có độ ổn định cao.

- Yêu cầu cấu hình dự phòng cho các đồng hồ này.

- Giá thành cho việc đồng bộ mạng cao.






2.2. Phương thức đồng bộ chủ tớ (Master - Slaver Synchronization Method)

Trong phương thức đồng bộ chủ tớ, trên mạng đồng bộ tại một nút nào đó trang bị một đồng hồ có độ ổn định cao gọi là đồng hồ chủ. Thông qua mạng phân phối tín hiệu đồng bộ (Synchronization Network) , đồng hồ chủ sẽ phân phối tín hiệu đồng hồ tới các đồng hồ của tổng đài khác trên mạng, các đồng hồ của các tổng đài này gọi là đồng hồ tớ. Tại đây tín hiệu đồng hồ được tái tạo lại để làm nguồn đồng hồ tham khảo cho tổng đài tớ thực hiện điều khiển tạo ra tín hiệu đồng hồ đồng bộ với tổng đài chủ trên mạng.

Ưu điểm: không cần yêu cầu đồng hồ tại mọi tổng đài trên mạng có độ ổn định cao (chỉ yêu cầu đồng hồ chủ) .

Nhược điểm :

- Yêu cầu một mạng phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ (các đường truyền dẫn thông thường dùng cho mạng này ).

- Khi xảy ra sai lỗi trên đường truyền, tín hiệu đồng bộ làm ảnh hưởng tới tổng đài tớ trên mạng.




2.3. Phương thức đồng bộ tương hỗ

Trong phương thức đồng bộ này các đồng hồ khác nhau được lắp đặt tại các tổng đài trên mạng và điều khiển tương hỗ lẫn nhau để tạo ra nguồn đồng hồ bộ chung cho mọi đồng hồ trên mạng.





Đánh giá phương thức đồng bộ tương hỗ:

Ưu điểm :

- Không yêu cầu đồng hồ có độ ổn định cao cho các tổng đài trên mạng.

- Các tổng đài không cần phân cấp (khác với hệ thống đồng bộ chủ tớ).

Nhược điểm :

- Khi một đồng hồ tại tổng đài trên mạng bị lỗi, thì toàn mạng bị ảnh hưởng.

- Các đường phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ hình thành theo kiểu mạch vòng do đó việc cách ly lỗi ra khỏi hệ thống khó khăn hơn.

3. Đồng hồ và các tham số liên quan

Việc đồng bộ hoá mạng lưới cơ bản là vấn đề giữ cho các đồng hồ trên mạng làm việc không sai lệch nhau về tần số cũng như về pha. Đồng hồ được định nghĩa như là một nguồn tần số, nối tới bộ chia hay bộ đếm. Nó tạo ra một gốc thời gian để kiểm soát việc định thời cho trường chuyển mạch của tổng đài số (tạo ra các xung nhịp điều khiển các mạch số nói chung) .



3.1. Các tham số tiêu biểu của đồng hồ

Hai tham số quan trọng nhất có liên quan đến chất lượng đồng hồ là độ ổn định và độ chính xác. (Stability & Accuracy).

+ Độ chính xác (A): là mức độ tương ứng tần số của nó với một tần số chuẩn (tần số danh định )

A: độ chính xác; F dđ ­: Tần số danh định; F ra : Tần số ra

+ Độ ổn định (S): là mức độ mà căn cứ vào đó một đồng hồ sẽ tạo nên ở cùng một tần số trong khoảng thời gian chạy liên tục của nó.


F dđ ­: Tần số danh định; F ra : Tần số ra; S : Độ ổn định

3.2. Một số loại đồng hồ tiêu biểu

Có hai nguồn đồng hồ nguyên tử và tinh thể thạch anh đều dùng để tạo dao động trong các bộ tạo xung. Một số điểm khác nhau giữa hai loại này là, ngược lại với nguồn đồng hồ nguyên tử, tần số của các đồng hồ thạch anh ổn định, sự thay đổi tần số của chúng (do lâu ngày) rất ổn định và các diễn biến tính chất của nó có thể đoán trước một cách an toàn. Diễn biến đó được dự báo trước nên có thể dùng để lặp lại chính xác tần số. Các đồng hồ điện tử gồm hai loại : loại dùng tia Cesium chuẩn gọi là đồng hồ Cs, loại dùng pin chứa khí Rubilium gọi là đồng hồ Rb.



4. Mạng đồng bộ Việt Nam

Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo phương thức chủ tớ có dự phòng. Mạng đồng bộ của VNPT bao gồm 4 cấp là: cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Trong đó:

- Cấp 0: là cấp của các đồng hồ chủ quốc gia. Sử dụng đồng hồ có độ ổn định tần số,1.10E-11 (đồng hồ Cesium).



- Cấp 1: là cấp trục đồng bộ trực tiếp từ đồng hồ chủ (PRC) tới các tổng đài nút chuyển tiếp quốc tế, chuyển tiếp quốc gia và các đồng hồ thứ cấp.

- Cấp 2: là cấp mạng đồng bộ từ đồng hồ của các nút chuyển tiếp quốc tế hoặc chuyển tiếp quốc gia hoặc đồng hồ thứ cấp tới các tổng đài HOST và các tổng đài có trung kế với các nút chuyển tiếp quốc tế và chuyển tiếp quốc gia.

- Cấp 3: là cấp mạng đồng bộ từ đồng hồ của các tổng đài HOST và từ các tổng đài có trung kế với các nút chuyển tiếp quốc tế và chuyển tiếp quốc gia tới các thiết bị thuộc phần mạng cấp thấp hơn.

Đồng bộ cho các mạng nội hạt

Mạng nội hạt có tuyến truyền dẫn SDH quốc gia(1):

+ Tín hiệu đồng bộ lấy từ tuyến trục SDH quốc gia đồng bộ cho tổng đài Host (tổng đài Host phải được trang bị cổng đồng bộ 2MHz)

+ Trong trường hợp Host chưa trang bị cổng lấy tín hiệu đồng bộ 2MHz thì lấy tín hiệu trực tiếp từ luồng E1 có lưu lượng.

Mạng nội hạt chỉ có tuyến truyền dẫn PDH(2):

+ Tín hiệu đồng bộ lấy trực tiếp từ luồng E1 để đồng bộ cho Tổng đài Host.

- Ưu tiên 1: Lấy tín hiệu đồng bộ từ các tuyến truyền dẫn cáp quang.

- Ưu tiên 2: Lấy tín hiệu đồng bộ từ các tuyến truyền dẫn viba.

Các tuyến truyền dẫn SDH nội tỉnh phải đồng bộ theo tín hiệu đồng bộ của tuyến trục truyền dẫn quốc gia thông qua bộ phân phối tín hiệu đồng bộ SASE.

Các tổng đài vệ tinh và độc lập đồng bộ theo tổng đài Host theo tín hiệu đồng bộ lấy từ tuyến truyền dẫn nội tỉnh theo phương thức đã mô tả ở (1) và (2) tương ứng.

Các thiết bị khi đưa vào khai thác hoạt động trên mạng viễn thông của VNPT phải đảm bảo yêu cầu không làm tăng cấp mạng đồng bộ.

VII. KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC

1. Giới thiệu chung

Hàng năm trên mạng viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải đầu tư nhiều cho việc vận hành, bảo dưỡng cũng như phát triển, quản lý mạng, do đó các thuê bao phải trả cước cho các dịch vụ mà họ sử dụng. Để xác định mức cước mà thuê bao phải trả cho các dịch vụ viễn thông và các tiêu chí cho tính cước việc lập kế hoạch tính cước để đưa ra các loại cước, số tiền và phương pháp tính toán phù hợp là rất cần thiết. Để đảm bảo xây dựng được hệ thống tính cước phù hợp như trên thì kế hoạch tính cước phải thoả mãn một số yêu cầu sau đây:

- Quy tắc tính cước phải công bằng, dễ hiểu đối với khách hàng và đơn giản cho nhà quản lý.

- Hệ thống tính cước riêng phải phù hợp với cấu trúc tính cước chung.

- Hệ thống tính cước phải khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê bao hay dịch vụ mới.

- Các thiết bị và kỹ thuật cho việc tính cước phải tin cậy chính xác.



Cước được phân chia thành 3 loại :

- Chi phí lắp đặt ban đầu (Installation fee) khi phát triển thuê bao mới thì các cơ quan chủ quản phải đầu tư cho lắp đặt dây cáp, do đó thông thường khi mới lắp đặt thì người sử dụng phải trả một khoản tương đối lớn.

- Chi phí cho đăng ký dịch vụ (Subscription fee) đây là một khoản chi phí cố định để duy trì hoạt động của đường dây và các thiết bị liên quan.

- Cước cho cuộc thông tin (Call charge) hai kiểu trên thì cố định và không yêu cầu một thiết bị hay một cách tính nào nhưng đối với việc tính cước cho các cuộc thông tin thì phức tạp hơn phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách.



2. Các tiêu chí cho việc tính cước

2.1. Tính cước dựa trên số lượng cuộc gọi

Phương pháp này chỉ quan tâm đến số lượng cuộc gọi, không đề cập đến thời gian duy trì cuộc gọi. Ưu điểm là đơn giản hoá các thiết bị tính và lưu cước, nhưng nhược điểm là các cuộc gọi có thể diễn ra lâu.



2.2. Tính cước dựa trên thời gian duy trì cuộc gọi

Thời gian duy trì cuộc gọi được tính từ khi thuê bao bị gọi nhấc máy trả lời cho tới khi cuộc gọi được giải phóng. Trong phương pháp này có lợi khi mà cuộc gọi diễn ra dài.



2.3. Tính cước dựa trên thời gian duy trì cuộc gọi và khoảng cách

Thông thường các cuộc gọi đường dài cần sử dụng nhiều thiết bị hơn so với các cuộc gọi nội hạt nên cước sẽ cao hơn. Do đó khoảng cách là tiêu chí quan trọng cho việc tính cước cho các cuộc gọi đường dài cùng với thời gian duy trì cuộc gọi. Khoảng cách ở đây đề cập tới khoảng cách giữa tổng đài chủ gọi và tổng đài bị gọi. Để phục vụ cho việc tính cước, mạng quốc gia được chia thành nhiều vùng cước khác nhau mỗi vùng được quy định một mức cước cố định.



2.4. Tính cước phụ thuộc vào khối lượng thông tin

Trong thông tin số liệu thì việc tính cước có thể dựa trên khối lượng thông tin đã được chuyển.




tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương