Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG


III. BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH NGOẠI VI



tải về 1.25 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

III. BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH NGOẠI VI

1. Công nghệ khai thác/bảo dưõng công trình ngoại vi

1.1. Mở đầu

Với sự phát triển của một xã hội thông tin, dịch vụ viễn thông trở nên không thể thiếu được để điều hành các hoạt động xã hội và kinh tế. Do vậy việc bảo dưỡng các phương tiện thông tin ổn định và thuận lợi ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những hy vọng rất cao đang được đặt ra cho việc kết hợp giữa bảo dưỡng và khai thác, đặc biệt là đối với công trình ngoại vi mà dung lượng phương tiện to lớn của nó trải rộng bên ngoài môi trường thiên nhiên rất dễ bị tác động bởi thiên nhiên và xã hội.



1.2. Tình hình hiện tại về bảo dưỡng/ khai thác công trình ngoại vi

Bảng 4.13: Các nhiệm vụ bảo dưỡng và khai thác công trình ngoại vi

Việc bảo dưỡng và khai thác công trình ngoại vi thực hiện theo một chuỗi lặp đi lặp lại, sau khi xây dựng các phương tiện đã hoàn thành. Những nhiệm vụ liên quan bao gồm việc xác định tình trạng hiện tại của phương tiện, sự bảo dưỡng, sự khai thác, sự phát triển và sửa chữa các sự cố, xác định tình trạng xấu đi và tăng nhân công, rất không hiệu quả. Tình hình này được cải thiện nhờ đưa vào công nghệ mới cùng công nghệ tự động hoá tổng đài.



1.3. Hoàn tất thiết kế công nghệ bảo dưỡng/khai thác công trình ngoại vi

Việc tiến hành bảo dưỡng/khai thác công trình ngoại vi một cách hiệu quả hơn đòi hỏi:



  • Liên kết công nghệ bảo dưỡng/khai thác đối với công trình ngoại vi

  • Tăng cường các chức năng khai thác.

a. Liên kết công nghệ bảo dưỡng/khai thác của công trình ngoại vi

Những công nghệ cơ bản cần thiết để hỗ trợ công nghệ bảo dưỡng/khai thác công trình ngoại vi như được liệt kê trong bản 4.4, là các chẩn đoán tình trạng xấu đi, giám sát, đo thử và quản lý các phương tiện. Những công nghệ cơ bản này sẽ tiếp tục được liên kết với nhau.



Bảng 4.14: Các công nghệ cơ bản để hỗ trợ công nghệ liên kết bảo dưỡng/khai thác công trình ngoại vi.

Công nghệ bảo dưỡng/khai thác

Mô tả

Giám sát/ đo thử

Giám sát/đo thử tình trang xuống cấp của trình độ dịch vụ (hư hỏng phương tiện) và của các phương tiện cung cấp dịch vụ

Chuẩn đoán tình trạng xuống cấp

Xác định một cách hiệu quả và chính xác bất kỳ sự xuống cấp nào của công trình ngoại vi

Kiểm tra phương tiện

Để đáp ứng lại các thông tin về phương tiện, chẳng hạn thông tin liên quan đến sự xuống cấp hoặc sự hư hỏng trong công trình ngoại vi, phải bảo vệ các phương tiện này nhờ các biện pháp được áp dụng kịp thời hoặc bằng điều khiển từ xa.

Quản lý phương tiện

Xử lý, biên soạn thông tin về phương tiện đạt được từ chẩn đoán tình trạng xấu đi và giám sát phương tiện; đồng thời cung cấp kịp thời thông tin cần thiết để sửa chữa và thay thế phương tiện.

b. Tăng cường các chức năng khai thác

Để đảm bảo sự phục vụ bảo dưỡng/ khai thác phương tiện một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhất thiết phải tăng cường các chức năng khai thác. Ngoài ra, thông tin chính xác về phương tiện được yêu cầu để hoàn thành các chắc năng khai thác, cho nên càng không thể thiếu được việc tăng cường quản lý phương tiện.

c. Các điều kiện riêng

Bảng 4.16 lập nên danh mục các công nghệ vận hành/bảo dưỡng được triển khai cho công trình ngoại vi. Các phân tử có thể được tổ hợp lại để thực hiện khối lượng công việc, ít nhất được đòi hỏi để đo thử cáp sợi quang và kiểm ra dây dẫn, nhằm khôi phục sớm nhất khỏi hư hỏng của dây dẫn.

Bảng 4.15: Các công nghệ bảo dưỡng/khai thác công trình ngoại vi.




Kim loại

Cáp sợi quang








Hệ thống thuê bao/hệ thống nội hạt

Hệ thống đường dài

Công nghệ giám sát/ đo thử

Hệ thống đường dây thuê bao gộp

AURORA

FITAS

Công nghệ kiểm tra phương tiện




Kế hoạch để thực hiện nhờ mở rộng các chức năng khi sử dụng AURORA

Kế hoạch để thực hiện nhờ mở rộng các chức năng khi sử dụng FITAS

Công nghệ kiểm tra phương tiện

CATS kim loại

CATS quang

FITAS

Công nghệ quản lý phương tiện

Hệ thống quản lý công trình ngoại vi

AURORA/hệ thống quản lý công trình ngoại vi

MONROU/hệ thống quản lý công trình ngoại vi

AURORA: Automatic Optical Fiber Operations Support System (hệ thống hỗ trợ khai thác cáp quang tự động)

FITAS: Fiber Transfer And Test System (Hệ thống chuyển giao và đo thử sợi quang)

CATS: Cable Transfer Splicing System (hệ thống hàn cáp)

MONROU: Management System for Outside Plant netwrok Route Information (Hệ thống quản lý dùng cho thông tin định tuyến mạng của công trình ngoại vi).

2. Hệ thống quản lý công trình ngoại vi

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu của hệ thống quản lý công trình ngoại vi là hệ thống hoá công việc quản lý công trình ngoại vi thông qua OA, và kết hợp các hồ sơ phương tiện thu được từ các hoạt động thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng; cần áp dụng những biện pháp để cung cấp các thông tin chính xác và thích hợp nhất về phương tiện cho công việc bảo dưỡng.



2.2. Sơ lược về chức năng

Mục tiêu của hệ thống quản lý công trình ngoại vi cũ làm cho công tác quản lý phương tiện được hiệu quả hơn, nhưng mục đích của hệ thống mới là làm cho toàn bộ chuỗi công việc liên quan đến công trình ngoại vi trở nên hiệu quả hơn, từ thiết kế, báo giá, hoàn thành xây dựng để tạo nên một kế hoạch bảo dưỡng.



2.3. Quản lý hồ sơ đường dây thuê bao

Thông tin về dây dẫn, hạn như hồ sơ phân phối cáp, bảng biểu cho các điểm nối dây trong bản kết nối chéo, được duy trì trong hệ thống OA. Điều này làm gia tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng tại dịch vụ ghi sê khách hàng, cũng như hợp nhất, tăng cường tính chính xác việc quản lý số cáp.



Bảng 4.16: Các điều khoản của thực đơn dịch vụ

Thực đơn

Dịch vụ

10

Tên gọi số của cáp (tự động)

11

Tên gọi số của cáp (khẳng định)

12

Hồ sơ gắn cáp (hiển thị)

13

Tham chiếu số dây dẫn

14

Tham chiếu thông tin cột

15

Tham chiếu thông tin dây dẫn

16

Ngỏ (khách hàng)

17

Huỷ bỏ

18

Dự phòng phương tiện khách hàng

19

Danh mục phân bố để sử dụng/sử dụng phụ

20

Sửa chữa (chuyển đổi dây dẫn)

21

Sửa chữa (sửa chữa dây dẫn)

22

Danh mục đường dây nhánh SD

23

Hồ sơ gắn cáp (máy in)

24

Cập nhật thông tin dây dẫn

25

Ghi nhận đường dây bị hỏng

26

Quản lý hồ sơ cung ứng (đoạn điều khiển cáp treo)

27

Quản lý hồ sơ cung ứng ( đường dây nhánh)

28

Ghi nhận yêu cầu


2.4. Các dịch vụ ghi hồ sơ công trình ngoại vi

Bảng 4.17: Các mục của thực đơn dịch vụ

Thực đơn số

Dịch vụ

50

Bảng các cáp treo nội hạt (đoạn)

51

Bảng các cáp ngầm nội hạt (đoạn)

52

Tóm tắt các kết nối chùm xoắn của cáp phi đỡ

53

Các yêu cầu kỹ thuật cho kết nối chùm xoắn của cáp phi đỡ

54

Các yêu cầu kỹ thuật của cáp trung kế

55

Các yêu cầu kỹ thuật điểm nối cáp của cáp trung kế

56

Bảng điều tiết cho cáp MH/HH (Bể cáp/Hố cáp)

57

Bảng điều tiết cho cáp dưới gầm cầu

58

Bảng điều tiết cho các đường hầm, đường hầm dùng chung, bể cáp (MH) liên tổng đài


2.5. Các dịch vụ khai thác, phương tiện và hồ sơ sự cố phương tiện

Các dịch vụ này xác định rõ các trạng thái của phương tiện, sự phát sinh một sự cố và rất cần thiết để quản lý/bảo dưỡng/vận hành các phương tiện. Chúng được kết nối tới cơ sở dữ liệu dùng cho quản lý đường dây thuê bao và tới các hồ sơ quản lý công trình ngoại vi. Các dịch vụ này được sử dụng cho việc quản lý và đánh giá chung phương tiện về độ tin cậy, bảo dưỡng , khả năng cấp nguồn và tiết kiệm.



2.6. Mối quan hệ giữa hệ thống quản lý công trình ngoại vi mới và các hệ thống khác.

Việc sử dụng hai chiều được bảo đảm, sao cho hệ thống quản lý công trình ngoại vi có thể tận dụng các dữ liệu trong các hệ thống khác và ngược lại. Điều này cho phép ứng dụng các dữ liệu có hiệu quả hơn.



3. Hệ thống hỗ trợ khai thác cáp quang tự động (AURORA)

AURORA đã được phát triển cho các đường dây quang trong hệ thống thuê bao và hệ thống trung kế. Nó cung cấp sự đo thử tự động từ xa của các dây dẫn quang, quản lý thông tin về dây dẫn, cô lập các sự cố v.v...



3.1 Khái niệm về AURORA

AURORA bao gồm một trạm làm việc (WS) để hướng dẫn đo thử từ xa, một đoạn điều khiển đo thử (TEM) để điều khiển tự động, việc đo thử, thiết bị chọn dây dẫn cần đo thử và một mođun quang (nhánh) để đưa ánh sáng vào đường dây thông tin để đo thử. có hai loại trạm làm việc, WS1 và WS2. WS1 được thiết lập tại trung tâm bảo dưỡng phương tiện để chỉ đạo các phép đo thử dây dẫn quang khác nhau và để điều khiển thông tin của dây dẫn cho tới cao nhất là 30.000 lõi cáp. WS2 được thiết lập tại trung tâm đo thử chủ yếu để chỉ đạo các phép đo thử khác nhau của dây dẫn quang.

TEM bao gồm một máy đo xung quang và một khối điều khiển; nó có thể điều tiết tới 4.000 lõi cáp của 4.000 dây dẫn quang. Thiết bị chọn dây dẫn được đặt tại bộ phân bố quang (FTM) để đấu nối máy đo tới dây dẫn quang cần đo thử theo mệnh lệnh từ TEM. Mođun nhánh quang có một bộ ghép quang có thể được gắn tới nhiều sợi dây dẫn quang. Nó đưa ánh sáng để đo thử từ phía dây dẫn quang trong một quá trình truyền dẫn. Dây chọn bước sóng chỉ cho phép ánh sáng dùng cho thông tin được đi qua bộ lọc trong sợi quang và ngắt ánh sáng để đo thử.

3.2 Hệ thống nào dùng để đo thử dây dẫn quang trong quá trình truyền thông?

Ánh sáng có bước sóng  =1,31 và 1,55 μm được sử dụng để làm ánh sáng đo thử. Ánh sáng 1,31 μm chủ yếu được dùng để đo thử sau khi lắp đặt cáp. ánh sáng 1,55μm được sử dụng trong quá trình đo thử các dây dẫn quang đang làm việc ở bước sóng 1,31μm. Khi đó, cả ánh sáng 1,31μm cho truyền thông tin và ánh sáng 1,55μm để đo thử đều được truyền lan bên trong dây dẫn quang cần đo thử, nhưng dây chọn bước sóng được lắp đặt có bộ lọc sẽ chặn lại ánh sáng thử (1,55μm) ngay trước thiết bị truyền dẫn. Do vậy có thể thực hiện các phép đo thử khác nhau và tham chiếu các dây dẫn mà không ảnh hướng đến quá trình truyền thông.

Ngoài ra, ánh sáng đo thử bị ngắt bởi bộ lọc ngay trước thiết bị truyền dẫn trên phía thuê bao, còn bị phản xạ mạnh. Do vậy nếu mạch bị hỏng, ánh sáng đo thử này có thể nhận dạng được bằng máy đo thử xung quang để xác định vùng không bị hỏng cho đường dây quang.

3.3 Việc cảm nhận độ ẩm được thực hiện như thế nào tại điểm nối cáp ?

Khối cảm nhận độ ẩm được lắp đặt tại điểm kết nối tới cáp quang không chứa khí (WS) được cấu tạo như thế nào đó sao cho một vật liệu bị giãn ra khi nó tiếp xúc với độ ẩm, sẽ làm cong dây dẫn quang. Lượng bị uốn cong sẽ được đo khi suy hao cáp quang gia tăng trong đoạn này; nhờ máy đo xung quang. Việc đo thử định kỳ dây dẫn quang này (được gắn trong khối) cho phép cảm nhận độ nhiễm ẩm tại điểm kết nối.



3.4. Ưu điểm của việc sử dụng AURORA là gì ?

AURORA cung cấp hai chức năng, đo thử tự động và kiểm soát các dây dẫn của đường dây quang. Các phép đo thử được thực hiện từ một WS tại trung tâm bảo dưỡng hoặc trung tâm đo thử và một thiết bị ghi đường dây xách tay (HART) tại điểm làm việc.

a) Đo thử nhanh cáp sợi quang

Việc đo các xung quang và việc xác định các kết quả đo thử có thể được thực hiện một cách tự động. Điều này cho phép thử nhanh sau khi đặt cáp sợi quang hoặc để đáp ứng một lệnh bảo dưỡng.

b) Sửa chữa nhanh

Thiết bị truyền dẫn hoặc đường sợi quang bị hỏng có thể được cô lập theo hướng dẫn từ trung tâm bảo dưỡng. Nếu đường sợi quang bị hỏng, việc định vị sự cố có thể được xác định từ trung tâm bảo dưỡng và việc thay thế cần được định ngay. Cán bộ sửa chữa không cần phải đi tới địa điểm có sự cố cùng với các thiết bị đo thử như trước đây phải làm. Điều này giảm đáng kể thời gian sửa chữa.

c) Đo thử định kỳ các đường dây cáp quang để tránh hỏng hóc

Việc đo thử nhiễm ẩm tại các điểm kết nối đường dây quang và trong các sợi quang dẫn được thực hiện trong quá trình truyền thông. Nếu có sự bất bình thường xảy ra trong đường dây quang, giá trị suy hao quang gia tăng có thể dẫn đến một thông báo của trung tâm bảo dưỡng phương tiện sao cho việc duy trì phòng tránh hiệu quả có thể được thực hiện tại mức của dây dẫn.

d)Việc điều khiển thông tin về dây dẫn nhờ cơ sở dữ liệu

Các mục thông tin khác nhau có thể được điều khiển nhờ WS, kể cả thông tin về dây dẫn quang trong một mạng hỗn hợp vòng/hình sao phức tạp, thông tin đầu cuối kim loại liên quan đến các dây dẫn quang, và các điều kiện sử dụng dây dẫn bằng cách dùng các chức năng thu thập thông tin. Điều này giải quyết sự bất tiện của việc quản lý số lượng lớn công việc giấy tờ. Ngoài ra, trong công việc đặt hàng dịch vụ và sửa chữa hư hỏng, thì một dây dẫn thích hợp nhất có thể được lựa chọn, dây dẫn đó sẽ cải thiện hiệu suất của công việc hàng ngày.

e) Gán dây dẫn một cách hiệu quả

Trong quá trình chuyển giao sự cố và rẽ nhánh các đường dây quang, nhất thiết phải gán các dây dẫn. Bằng vận hành từ xa của HART tại điểm làm việc, AURORA có thể cung cấp một cách tự động ánh sáng để gán dây dẫn. Vì ánh sáng đo thử 1,55ỡm được sử dụng trong quá trình gán gây dẫn, cho nên việc kết nối tới một dây dẫn đang truyền thông hoặc tới một dây dẫn khác do nhầm lẫn không gây ảnh hưởng tới mạch truyền thông.



4. Hệ thống truyền và đo thử sợi quang (FITAS)

4.1. Khái quát

FITAS được triển khai để sử dụng các đường dây quang trong một hệ thống đầu nối. Nó cung cấp các chức năng để đo thử tự động và chuyển mạch từ xa các dây dẫn quang nhờ chuyển mạch các đầu nối.



4..2 Các ưu điểm khi dùng FITAS

a)Tăng hiệu quả làm việc

Việc đo thử đường dây v.v... mà trước đây được làm thủ công, có thể được thực hiện từ xa và tự động nhằm tăng cường hiệu quả của việc đo thử công trình, đo thử bảo dưỡng, chuyển giao sự cố... và đáp ứng nhanh hơn đối với một hư hỏng xẩy ra.

b)Truyền tin sự cố dễ dàng hơn

Các dây dẫn được chuyển mạch giữa các trạm lặp theo các khối 2 lõi hoặc 4 lõi. Việc chuyển mạch đồng thời giữa các mođun chuyển mạch/rẽ nhánh quang được thực hiện nhanh hơn 0,01 giây khi sử dụng các bộ nối chuyển mạch lắp đặt ngay trong các mođun này. Điều này làm tăng tốc độ chuyển giao sự cố. Ngoài ra, FITAS thực hiện chuyển mạch dây dẫn ngay trong đoạn đòi hỏi chuyển giao sự cố, bất chấp dung lượng truyền dẫn bằng bao nhiêu, nên trong tương lai nó sẽ hiển thị dung lượng truyền dẫn lớn hơn.

IV. BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÔNG CỘNG

1. Mở đầu

Kế hoạch mở rộng các phương tiện thông tin gia tăng hết năm này sang năm khác dẫn đến mỗi quốc gia có hàng trăm ngàn ki lô mét cống cáp ngầm, hàng trăm ki lô mét đường hầm, hàng trăm ngàn bể cáp ...Nhiệm vụ bảo dưỡng các phương tiện truyền thông công cộng là luôn luôn duy trì và kiểm tra một số lượng các phương tiện lớn như vậy ở trạng thái làm việc tốt, và góp phần bảo đảm an toàn thông tin.

Trong một thời đại truyền thông và thông tin tiên tiến như hiện nay, tầm quan trọng của thông tin càng ngày càng trở lên lớn và không cho phép ngừng trệ thông tin, cho dù chỉ một khắc, bởi vì các phương tiện truyền thông công cộng là những phương tiện cơ bản trong một cuộc liên lạc. Những phương tiện đó chứa đựng số lượng lớn các đường cáp quan trọng. Do vậy việc hư hỏng của những phương tiện như vậy có thể có những tác động khôn lường tới xã hội. Hơn nữa, các nắp cống cáp là một phần của công trình đường sá, nên trách nhiệm xã hội là phải giữ chúng luôn luôn ở trạng thái tốt.

Tuy nhiên, khi mà hầu hết cống cáp và cáp của truyền thông công cộng đều được chôn trực tiếp dưới lòng đất thì công việc bảo dưỡng những phương tiện như vậy trở nên khó khăn hơn tương xứng với sự gia tăng khối lượng tải. Một điều tệ hại hơn là sự gia tăng khối lượng công việc cải thiện đường phố thường dẫn đến làm hỏng các cáp thông tin.

Do vậy, trong việc bảo dưỡng các phương tiện truyền thông công cộng, phải nhận thức tốt tầm quan trọng của công việc đó và phải áp dựng các biện pháp thông minh nhất. Khi nghiên cứu công tác bảo dưỡng các phương tiện truyền thông công công, bạn cần phải đổi mới các suy nghĩ và phải hiểu biết đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo dưỡng.

2. Kiểm tra các phương tiện bị hỏng

Khi các phương tiện công cộng được lắp đặt cùng chỗ với đường sá, chỉ một khối lượng nhỏ công việc bảo dưỡng cũng cần thiết phải đào bới đường sá, một công việc rất bị hạn chế bởi lưu lượng giao thông và môi trường xã hội. Do vậy, công việc bảo dưỡng phải được tiến hành có chủ định trước.

Mặc dùng biện pháp tức thời cần phải được áp dụng ngay cho các phương tiện công cộng bị hỏng, song việc cải thiện có chủ định trước cũng cần được thực hiện sau khi làm sang sỏ được các trạng thái hư hỏng và giải thích được nguyên nhân hư hỏng bằng phương tiện đặc biệt. Vả lại, cũng nên phân tích nguyên nhân hư hỏng dựa trên các tình huống đã được sữa chữa của các phương tiện tốt và áp dụng ngược trở lại cho các đoạn liên quan.

2.1. Loại các danh mục kiểm tra của các phương tiện hỏng.

a) Danh mục kiểm tra và hồ sơ bể cáp

Hồ sơ và kết quả kiểm tra nắp bể, cổ bể, bản thân bể và các đồ gá lắp như các khớp nối cho mỗi bể cáp.



b) Danh mục kiểm tra và hồ sơ đường cống cáp

Hồ sơ và kết quả kiểm tra các trạng thái luồn cáp của đường cống, các trạng thái lắp đặt ống cáp, sự thay đổi các lớp đất, trang bị đi xhuyên dưới gầm cầu, cần điện thoại và trang thiết bị phụ cho mỗi chặng.



c) Danh mục kiểm tra và hồ sơ đường hầm cáp

Hồ sơ và kết quả kiểm tra các thiết bị để thông gió, phân phối nguồn, các rãnh thoát nước, các tấm kim loại gá lắp, sự cấp nước, bản thân đường hầm, các nắp bể và bộ chỉ thị cho mỗi đoạn đường hầm.



d) Danh mục kiểm tra và hồ sơ điểm đầu cuối của cáp chôn trực tiếp

Hồ sơ và kết quả kiểm tra việc tồnt ại hay không tồn tại kế hoạch và sự tiến hành công việc, sự thay đổi các trang thiết bị phụ và các trạng thái lắp đặt cho mỗi đoạn.



e) Danh mục kiểm tra và hồ sơ các phương tiện bị hư hỏng

Quản lý các phương tiện hư hỏng bằng định lượng sau khi kiểm tra để chuẩn bị kế hoạch và biện pháp để sữa chữa chúng. Hồ sơ và kết quả sau khi sửa chữa để quản lý sự tiến triển. Danh mục này được coi như báo cáo về các phương tiện bị hỏng.



f) Biểu đồ quản lý các phương tiện bị hư hỏng

Các phương tiện bị hư hỏng đã biết, được quản lý bằng sự nhận biết theo mầu sắc trên bản đồ.



g) Hồ sơ sửa chữa bể cáp

Lý lịch sửa chữa bể cáp được ghi lại để quản lý chúng theo định lượng.



h) Hồ sơ sửa chữa cống cáp ngầm

Lý lịch sửa chữa cống cáp được lập hồ sơ để quản lý chúng theo định lượng.



2.2. Các phương tiện bị hư hỏng.

Trong việc cải thiện các phương tiện truyền thông công cộng bị hư hỏng, những khó khăn để thực thi công việc sẽ như sau:



a) Chịu chi phí và công sức lao động

b) Do liên quan đến những hạn chế không được xem xét đường sá

Nên nhất thiết phải thực hiện các công việc sửa chữa một cách tức thời cùng với các công việc lát lại đường hoặc các công trình xây dựng khác.



c) Nhất thiết phải chuẩn bị nội dung sửa chữa một cách thích hợp và định thời gian thích hợp từ quan điểm kinh tế của các phương tiện công cộng.

d) Các phương tiện truyền thông công cộng bị hư hỏng có thể là nguyên nhân trực tiếp của sự hư hỏng các dây cáp.

e) Sự bất tiện hoặc tổn hại có thể do những người thứ ba gây ra.

f) Các phương tiện công cộng bị hư hỏng có thể là nguyên nhân của những tai nạn không ngờ trước được.

Do vậy, đối với một công đoạn đảm trách bảo dưỡng, nhất thiết phải kiểm tra cẩn thận các phương tiện bị hỏng nhằm sao cho có thể áp dụng những biện pháp cải thiện thích hợp cho các phương tiện truyền thông công cộng bị hư hỏng.




tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương