Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG


Các công nghệ được áp dụng cho mạng thế hệ sau



tải về 1.25 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

2. Các công nghệ được áp dụng cho mạng thế hệ sau

2.1. Các công nghệ áp dụng cho lớp mạng chuyển tải

Lớp mạng chuyển tải trong cấu trúc mạng mới bao gồm cả truyền dẫn và chuyển mạch. Theo tài liệu từ các hãng cung cấp thiết bị và thông tin về tình hình phát triển mạng viễn thông ở một số quốc gia thì công nghệ áp dụng cho lớp chuyển tải trong mạng thế hệ sau là:

- Công nghệ truyền dẫn quang SDH, WDM

- Chuyển mạch ATM/IP; IP/MPLS



2.2. Các công nghệ áp dụng cho lớp mạng truy nhập

+ Hữu tuyến (wire): cáp đồng(xDSL), cáp quang

+ Vô tuyến (Wireless): thông tin di động: công nghệ GSM hoặc CDMA, truy nhập vô tuyến cố định, vệ tinh

2.3. Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS:

Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS có vai trò quan trọng trong mạng NGN. Việc hình thành và phát triển công nghệ MPLS xuất phát từ nhu cầu thực tế và được các nhà công nghiệp viễn thông thúc đẩy rất nhanh chóng. Đặc biệt sự thành công và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường công nghệ này có được chủ yếu dựa vào việc tiêu chuẩn hoá công nghệ. Khái niệm chuyển mạch nhãn xuất phát từ quá trình nghiên cứu hai thiết bị cơ bản trong mạng IP: tổng đài chuyển mạch và bộ định tuyến. Sau đây giới thiệu một số khái niệm cơ bản về vấn đề này:



- Nhãn (Label): Nhãn là một thực thể có độ dài ngắn và cố định không có cấu trúc bên trong. Nhãn không trực tiếp mã hoá thông tin của mào đầu lớp mạng như địa chỉ lớp mạng. Nhãn được gán vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho một FEC (Forwarding Equivalence Classes - Nhóm chuyển tiếp tương đương) mà gói tin đó được ấn định.

- Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR - Label Switch Router): là thiết bị định tuyến hay chuyển mạch (Router hay Switch) sử dụng trong mạng MPLS để chuyển các gói tin bằng thủ tục phân phối nhãn. Có một số loại LSR cơ bản như: LSR biên, ATM-LSR, ATM-LSR biên...

- Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR - Label Switch Router): là thiết bị định tuyến hay chuyển mạch (Router hay Switch) sử dụng trong mạng MPLS để chuyển các gói tin bằng thủ tục phân phối nhãn. Có một số loại LSR cơ bản như: LSR biên, ATM-LSR, ATM-LSR biên...

- Ấn định và phân phối nhãn: Trong mạng MPLS, quyết định để kết hợp một nhãn L cụ thể với một FEC F cụ thể là do LSR phía trước thực hiện. LSR phía trước sau khi kết hợp sẽ thông báo với LSR phía sau về sự kết hợp đó. Do vậy các nhãn được LSR phía trước ấn định và các kết hợp nhãn được phân phối theo hướng từ LSR phía trước tới LSR phía sau.



Hình 5.8 Cơ chế thiết lập kênh ảo điều khiển MPLS

a. Tình hình triển khai:

Bảng 5.1 : Một số dự án triển khai MPLS:

6- 2003

MASERGY triển khai dịch vụ thương mại VPLS

6- 2003

Kuehne & Nagel mở rộng dịch vụ IP VPN ký với Equant

6- 2003

AT&T thông báo cung cấp dịch vụ mới cho các khách hàng doanh nghiệp

6- 2003

BellSouth lựa chọn công nghệ của Lucent và Cisco để triển khai các dịch vụ mới trên nền hạ tầng NG-SONET

6- 2003

Dịch vụ giải pháp kết nối đồng cấp giữa các nhà khai thác truyền tải của Veraz's được triển khai

5-2003

Norlight cung cấp dịch vụ IP VPN Any-to-Any

5-2003

Nhà khai thác dịch vụ của Litva Lithuanian Telecom triển khai mạng trục IP trên nền MPLS

5-2003

NTT Communications triển khai mạng dịch vụ Vivace trong mạng đa dịch vụ MPLS

5-2003

Equant ký hợp đồng khai thác IP VPN có giá trị 5 năm với bộ phận IT của Electrolux

5-2003

Hãng tin BBC ký thoả thuận với Genesis Networks (SM) thiết lập mạng băng tần chuyển đổi giữa 5 thành phố

5-2003

Hãng Cox Communications triển khai các thiết bị định tuyến thuộc họ T-của Juniper trong mạng đường trục quốc gia IP

5-2003

BellSouth lựa chọn MPLS cho mạng dịch vụ

5-2003

MetroNet triển khai MPLS nhằm truyền tải các dịch vụ VPN cao cấp trên toàn quốc của Mexico

5-2003

BT thông báo lựa chọn MPLS để mở rộng khả năng cung cấp các dịch vụ ICT giữa các doanh nghiệp tại Mỹ

5-2003

Acceris Communications lựa chọn MPLS cho giải pháp nâng cấp mạng truyền số liệu

4- 2003

ICG triển khai MPLS trong mạng số liệu quốc gia

4- 2003

T-Systems Inc. thông báo đã triển khai mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ IP MPLS sang Bắc Mỹ

4- 2003

NTT America bắt đầu cung cấp dịch vụ IP-VPN trên nền MPLS tại Thái Lan

3-2003

BellSouth đưa vào khai thác dịch vụ mạng VPN

3-2003

Hãng Hanaro Telecom của Hàn Quốc lựa chọn CoSine's IPSX 9500 để tích hợp IPSec và Firewall với dịch vụ MPLS VPN

2-2003

Chiyoda-ku Hitotsubashi triển khai các bộ định tuyến 12000 của Cisco trong mạng lõi 10 Gbit/s MPLS

2-2003

Nortel Networks xây dựng mạng trục đa dịch vụ cho China Netcom

1-2003

Connex triển khai các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ của Nortel Networks trong mạng đường trục

1-2003

BELNET truyền tải các ứng dụng Internet cao cấp bằng các sản phẩm Alcatel IP/MPLS

1-2003

KT Corporation lựa chọn CoSine's IPSX 9500 để tăng cường các dịch vụ thế hệ sau IP VPN

11-2002

Cellcom triển khai các router M10 của Juniper Networks cho mạng IP/MPLS tại Israel

11-2002

NTT America thông báo đã hoàn thành việc lắp đặt giải pháp mạng MPLS cho hãng Allied Telesyn Group

10-2002

China Telecom lựa chọn giải pháp mạng trục đa dịch vụ MPLS của Nortel Networks

Nguồn: MPLS-World. - http:\\www.mplsworld.com

b. Xu hướng phát triển:

Các nhà sản xuất thiết bị hướng tới mạng viễn thông truyền thống không có nhiều nghiên cứu về MPLS mà chủ yếu bằng cách mua lại hay sáp nhập các công ty nhỏ hơn (như Ericsson với Juniper, Lucent Tech. với Ascend, Alcatel với NewBridge, Siemens với Unisphere...) chuyên về thiết bị mạng. Có thể nhận thấy tất cả các nhà sản xuất thiết bị đều rất quan tâm đến MPLS và phát triển các sản phẩm MPLS. Do có sự hội nhập và xu hướng hòa đồng giữa thiết bị chuyển mạch và các thiết bị định tuyến nên xu hướng phát triển các sản phẩm MPLS là tất yếu và đang diễn ra rất mạnh. Quá trình hình thành và ra đời của các tiêu chuẩn có thời gian ngắn, các tiêu chuẩn được các nhà sản xuất thiết bị liên tục đóng góp, cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Sự lựa chọn MPLS hiện nay đang được coi là sự lựa chọn đúng đắn cho tất cả các nhà khai thác, từ nhà khai thác độc quyền trước đây đến những nhà khai thác mới xuất hiện. Tuy nhiên nguyên tắc hoạt động, tổ chức, các giao thức có thể phát triển để ứng dụng cho các công nghệ sau này mà hiện nay đã được xác định đó là GMPLS – Generalized Multiprotocol Label Switching.

GMPLS là giai đoạn phát triển nâng cao của MPLS, nó cung cấp mảng điều khiển chung dựa trên cơ sở IP cho tất cả các lớp; sử dụng phương thức chuyển mạch gói (bộ định tuyến và chuyển mạch), chuyển mạch kênh (SDH ADM), chuyển mạch bước sóng và chuyển mạch cổng vật lý (chuyển mạch quang). GMPLS cho phép tận dụng những kinh nghiệm trong khai thác, hoạt động của MPLS. Mảng điều khiển GMPLS trên cơ sở tiêu chuẩn mở cho phép các nhà khai thác lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Hơn nữa, GMPLS cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tạo ra độ mềm dẻo hơn trong thiết kế mạng. Mặc dù tiến trình tiêu chuẩn hoá GMPLS được thực hiện rất nhanh và các đặc tính cơ bản nhất đã được định nghĩa nhưng vẫn còn nhiều việc đang được tiến hành. Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề định nghĩa sử dụng các tham số cơ bản như thế nào để tích hợp đặc điểm riêng và đặc tính của từng lớp.



III. CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH GÓI

Có nhiều công nghệ chuyển mạch gói, chẳng hạn X.25, Frame Relay, ATM..., chúng ta sẽ lần lượt xem xét các công nghệ này.



1. Công nghệ chuyển mạch gói X.25

X.25 được thiết kế để sử dụng qua các PDN. Chồng giao thức X.25 cung cấp truyền thông giữa giữa hai mạng cục bộ trên mạng diện rộng bằng cách sử dụng các thiết bị đầu cuối dữ liệu (DTE - Data Terminal Equipment) và thiết bị cuối kênh dữ liệu DCE (Data Circuit-terminating Equipment).

Do các mạng X.25 được phát triển khi mạng điện thoại chưa hoàn toàn được tin cậy, nên X.25 thực hiện chức năng kiểm tra và sửa lỗi. Chính vỡ lý do này,tốc độ các mạng X.25 chậm đi và chỉ đạt tới tốc độ xấp xỉ 64Kb/s.

Các mạng X.25 cung cấp các kết nối không lỗi, đáng tin cậy, tuy nhiên chúng ngày càng ít phổ biến do sự phát triển của Frame Relay và ATM.



2. Công nghệ chuyển mạch gói chuyển tiếp khung (Frame Relay)

Frame Relay ra đời sau X.25. Đây là giao thức mạng diện rộng tầng 2, cung cấp các kết nối tốc độ cao giữa các thiết bị DTE (chẳng hạn cầu nối hoặc Router). Frame Relay nhanh hơn X.25 do loại bỏ chức năng điều khiển và sửa lỗi, các chức năng đó làm giảm khả năng chuyển gói của X.25. Các kết nối Frame Relay có thể hoạt động ở tốc độ khoảng 56Kb/s tới 1.544Mb/s.

Frame Relay sử dụng các kênh ảo thường trực cho các tác vụ truyền thông giữa các điểm trên mạng diện rộng. Các kênh ảo này được nhận biết bởi một số hiệu nhận dạng kết nối liên kết dữ liệu (DLCI – Data Link Connection Identifier), một giá trị do nhà cung cấp dịch vụ Frame Relay cung cấp. Do nhiều kênh ảo có thể tồn tại trên một giao diện Frame Relay nên DLCI dành cho một kênh ảo cụ thể có thể được sử dụng làm tham chiếu để đảm bảo các gói tin được chuyển đúng đích. Điều này được thực hiện bằng cách ánh xạ địa chỉ giao thức (chẳng hạn địa chỉ IP nếu dùng giao thức IP) của các DTE gửi và nhận với DLCI của kênh ảo chúng ta sử dụng để truyền thông.

Một trong những điều hấp dẫn khách hàng là các kết nối Frame Relay có thể được thiết lập cho bất kỳ sự đũi hỏi nào về băng thông. Hiện nay, các kết nối Frame Relay khá phổ biến vỡ chỳng cung cấp một trong cỏc kết nối mạng diện rộng tốc độ cao nhưng giá thành rẻ. Các kết nối Frame Relay có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ thích ứng Frame Relay CSU/DSU và một cầu nối hoặc Router.



3. Công nghệ chuyển mạch gói ATM

ATM (Asynchronous Transfer Mode) là một công nghệ chuyển mạch gói tốc độ cao, có thể cung cấp khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao qua mạng diện rộng. ATM có thể được sử dụng qua nhiều phương tiện truyền thông với các hệ thống truyền thông băng cơ sở và băng hẹp.

Việc thực hiện chuyển mạch gói của ATM được gọi là chuyển mạch tế bào (cell-switching) vỡ nú sử dụng cỏc gúi dữ liệu cú độ dài cố định. Không giống như Frame Relay, nơi độ dài các gói dữ liệu có thể thay đổi, các gói ATM (được gọi là các tế bào) có độ dài cố định 53 byte. Trong số 53 byte này có 48 byte chứa dữ liệu và 5 byte mào đầu. Do các gói dữ liệu chuẩn dễ dàng di chuyển hơn các gói có kích thước ngẫu nhiên, ATM thực hiện hầu hết việc vận tải và chuyển mạch qua các thiết bị phần cứng. Hiệu quả của việc sử dụng chuyển mạch phần cứng với các gói dữ liệu nhỏ cho phép ATM có thể đạt tới tốc độ thực tế 622Mb/s (tốc độ lý thuyết có thể đạt tới 1.2Gb/s).

Giống như Frame Relay, ATM để lại việc sửa lỗi cho các thiết bị tầng liên kết dữ liệu tại mỗi đầu của kết nối và cũng thiết lập một kênh ảo thường trực giữa hai điểm qua mạng diện rộng.

ATM được xem như là công nghệ của tương lai trong môi trường mạng LAN cũng như cho phép tích hợp thoại, dữ liệu và video vào một mạng vật lý duy nhất có băng thông lớn, mềm dẻo. Tuy nhiên, để thực hiện các tính năng đó yêu cầu công nghệ rất phức tạp mà chỉ có thể thích hợp với các đường truyền dữ liệu gói cực lớn và việc truyền các dịch vụ thoại, video bằng các quá trình ghép kênh.

Tính phức tạp làm gia tăng chi phí và làm cho người dùng chưa sẵn sàng chuyển lên dùng ATM. Trong quá trình chạy một thời gian dài người ta chỉ thấy lợi ích của việc áp dụng ATM vào mạng LAN là khả năng đạt được chất lượng dịch vụ QoS và các loại dịch vụ CoS. Việc lắp đặt ATM trong các mạng đồng trục chỉ để loại bỏ tắc nghẽn và băng thông lớn, tuy nhiên các mạng đường trục không thể luôn thay đổi vì chi phí đầu tư lớn.



IV. CÁC CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP BĂNG RỘNG

1. Giới thiệu chung

Khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng và chất lượng cao như hội nghị truyền hình, Internet tốc độ cao ngày càng tăng nhanh thì mạng truy nhập cần được phát triển hướng tới băng thông rộng, chất lượng và độ linh hoạt cao sử dụng các môi trường truyền dẫn khác nhau: cáp quang, cáp đồng, vô tuyến và sử dụng các công nghệ truy nhập hiện đại để có thể cung cấp được các dịch vụ mới.



2. Các công nghệ đường dây thuê bao số (x.DSL)

Bảng 5.3: Các công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL)

TÊN

Ý NGHĨA

TỐC ĐỘ

PHƯƠNG THỨC TRUYỀN

GHI CHÚ

HDSL/ HDSL2

Đường dây thuê bao số tốc độ cao

1544 kb/s

2048 kb/s



Đối xứng

Sử dụng 2 đôi dây

(HDSL2 sử dụng 1 đôi dây)



SDSL

Đường dây thuê bao số đỗi xứng

768 kb/s

Đối xứng

Sử dụng 1 đôi dây

ADSL

Đường dây thuê bao số bất đối xứng

1,5-8 Mb/s

16-640 kb/s



Hướng về

Hướng đi


Sử dụng 1 đôi dây

Cự ly tối đa 18Kft



RADSL

Đường dây thuê bao số thích ứng tốc độ

1,5-8 Mb/s

16-640 kb/s



Hướng về

Hướng đi


Sử dụng 1 đôi dây

Tốc độ dữ liệu Thay đổi theo chất lượng đường truyền



CDSL

Đường dây thuê bao số cho người dùng

Tới 1 Mb/s

16-128 kb/s



Hướng về

Hướng đi


Sử dụng 1 đôi dây

Không cần thiết bị tại nhà khách hàng



IDSL

Đường dây thuê bao số ISDN

Tốc độ BRI của ISDN

Đối xứng

Sử dụng 1 đôi dây

Còn được gọi là BRI không cần qua tổng đài



VDSL

Đường dây thuê bao số tốc độ rất cao

13-52 Mbs/s

1,5-6 Mb/s



Hướng về

Hướng đi



Cự ly từ 1- 4,5 Kft

Cần kết hợp với cáp quang và công nghệ ATM



Có nhiều các giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng quá tải trên mạng thoại (PSTN) do các dịch vụ số liệu (Internet) hoặc các dịch vụ băng rộng gây ra. Trong số đó, có thể lắp đặt các hệ thống mới dựa trên các công nghệ truy nhập quang, truy nhập vô tuyến v.v. Tuy nhiên, giải pháp tận dụng mạng cáp đồng rộng lớn sẵn có được các nhà khai thác quan tâm và phát triển nhiều nhất. Giải pháp này dựa trên các công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) đã đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế do tận dụng mạng cáp đồng cũng như các thiết bị đầu cuối của khách hàng.

Công nghệ đường dây thuê bao số (DSL) bắt đầu với mạng số tích hợp đa dịch vụ (ISDN). Đối với các dịch vụ triển khai tại nhà khách hàng, ISDN DSL được cung cấp với tốc độ 144 kb/s đối xứng (2B+D) qua giao diện tốc độ cơ sở (BRI). Các công nghệ xDSL sau này có nhiều đặc điểm nổi bật hơn như cho phép truyền dẫn đối xứng hoặc bất đối xứng và truyền dẫn với tốc độ cao hơn. Các công nghệ đó là: HDSL (đường dây thuê bao số tốc độ cao); SDSL (đường dây thuê bao số đối xứng); ADSL(đường dây thuê bao số bất đối xứng) và VDSL(đường dây thuê bao số tốc độ rất cao).



2.1.HDSL/HDSL2 (High bit rate DSL):

Công nghệ đường dây thuê bao số tốc độ cao (HDSL) là công nghệ truyền dẫn đối xứng (tốc độ trên hai hướng bằng nhau). Tốc độ trên hướng đi và về là 1,5 Mb/s (theo chuẩn Mỹ) hoặc 2 Mb/s (các nước khác). Với tốc độ này, HDSL tương xứng với các hệ thống truyền tải T1 hoặc E1 trước đây. Trong thực tế với công nghệ HDSL này được ứng dụng cho truyền tải các luồng tín hiệu với tốc độ 1,5 hoặc 2 Mb/s qua đôi cáp đồng ở các hệ thống DLC hoặc các kết nối mạng diện rộng (WAN) giữa các mạng cục bộ (LAN). Phiên bản mới nhất là HDSL2 chỉ sử dụng một đôi dây và khả năng tương thích giữa các nhà cung cấp thiết bị cao.



    1. SDSL (Symmetric DSL):

Đường dây thuê bao số đỗi xứng sử dụng một đôi dây để truyền tín hiệu số với tốc độ 768 kb/s đối xứng với cự ly tố đa 10 kft. Truyền tín hiệu trên một đôi dây như vậy chính là đã tận dụng được các mạch vòng thuê bao tương tự. Tuy nhiên, so với SDSL thì HDSL2 có những đặc tính tương tự và còn nhiều ưu điểm hơn nữa. Do đó, HDSL2 sẽ có thể thay thế SDSL.

    1. ADSL (Asymmetric DSL):

Đường dây thuê bao số bất đối xứng với đặc điểm tốc độ trên hai hướng khác nhau rất phù hợp với đặc điểm của các loại dịch vụ băng rộng và có thể đạt cự ly tối đa là 18kft.

    1. RADSL (Rate adaptive DSL):

Thông thường các trang thiết bị được lắp đặt và làm việc tại một tốc độ cố định nào đó khi chất lượng đường truyền ở mức thấp nhất cho phép. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi chất lượng đường dây thay đổi ? Công nghệ RADSL đã thừa hưởng các đặc điểm của ADSL và sử dụng mã hoá DMT để thích ứng với sự thay đổi chất lượng đường dây và điều chỉnh tốc độ trên các hướng để có thể đạt tốc độ tối đa.

    1. CDSL (Consumer DSL):

Mặc dù về cơ bản là giống ADSL và RADSL; tốc độ hạn chế hơn nhưng CDSL có ưu điểm riêng, đó là không cần phải lắp đặt các bộ chia tại nhà khách hàng. Chức năng tách tín hiệu thoại và số liệu này sẽ được tích hợp trong máy điện thoại hoặc máy fax.

    1. IDSL (ISDN DSL):

Kỹ thuật này sử dụng các kênh truyền (2B+D) như tốc độ cơ sở của IDSN, hoạt động ở tốc độ 144 kb/s. Tuy nhiên giao diện tốc độ cơ sở (BRI) này không kết nối với tổng đài ISDN mà kết nối tới các thiết bị DSL. IDSL sử dụng một đôi dây và cự ly tối đa có thể là 18 kft.

    1. VDSL (Very high-speed DSL):

Đây là công nghệ mới nhất trong họ công nghệ xDSL, nó đạt tốc độ cao nhất nhưng chỉ ở cự ly ngắn (1 - 4,5 kft). Điều này không quá trở ngại đối với VDSL bởi vì VDSL thường được sử dụng với cáp sợi quang và truyền tải các tế bào ATM.

V. CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI QUA WDM

Công nghệ truyền tải qua WDM là công nghệ sử dụng cáp quang làm môi trường truyền dẫn chủ yếu để truyền thông tin thuê bao. So cới công nghệ truy nhập cáp đồng, nó có nhiều ưu điểm và triển vọng ứng dụng rất rộng lớn.

WDM dùng các bước sóng khác nhau cho các khối mạng cáp quang (ONU) khác nhau. Do đó không cần linh kiện điện tử phức tạp, đồng thời tận dụng cửa sổ bước sóng suy hao thấp của sợi qung. Về mặt xử lý tín hiệu đưa vào và lấy ra, có thể dùng bước sóng khác nhau để phân biệt. Như áp dụng bước sóng ở đoạn 1.310 nm truyền tín hiệu băng hẹp đưa vào, dùng đoạn băng 1.550 nm truyền tín hiệu băng rộng lấy ra, đồng thời kênh đưa vào và lấy ra hoàn toàn trong suốt. Nếu tín hiệu lấy ra suy hao tương đối lớn, có thể sử dụng bộ khuếch đại quang trộn Erbơ (EDFA). Hình 5.9 đưa ra ứng dụng phương thức WDM thuộc cấu trúc hệ thống mạng cáp quang thụ động không nguồn (PON). Nó điều chế tín hiệu truyền dẫn đưa vào của các ONU thành tín hiệu quang có bước sóng khác nhau, đưa đến bộ chia đường quang (OBD), đồng thời phối hợp vào cáp sợi quang. Tín hiệu ghép này sau khi đến thiết bị đầu cuối đường quang (OLT), qua linh kiện WDM được tách thành tín hiệu quang của các ONU và đi qua bộ đo thăm dò quang/ điện (PD) giải điều chế thành tín hiệu điện.


Hình 5.9: Mô hình WDM- PON

Nhược điểm chủ yếu của WDM là yêu cầu độ ổn định bước sóng của nguồn quang rất cao, số đường truyền đưa vào bị hạn chế, không thể dùng chung thiết bị quang OLT, giá thành tương đối cao.



PHẦN II: CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CHƯƠNG VI

CÁC DỊCH VỤ THOẠI
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm:

“Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.






Hình 6.1 : Dịch vụ viễn thông

Nói một cách khác dịch vụ viễn thông là các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp viễn thông (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng) cung cấp cho khách hàng khả năng truyền đưa hay tiếp nhận các loại thông tin (âm thanh, ký tự, tín hiệu, văn bản, hình ảnh) thông qua mạng viễn thông (hình 6.1 minh hoạ điều này).

Nhà cung cấp hạ tầng mạng: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng tại Việt Nam hiện nay có 7 doanh nghiệp (thời điểm 12/2004), bao gồm: Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty điện tử viễn thông quân đội (VieTel), Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài gòn (SPT), Công ty viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom), Công ty thông tin điện tử hàng hải (Vishipel), công ty công nghệ truyền thông FPT. Ngoài ra còn có một số công ty khác như: NetNam, OCI...



Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông : Là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ viễn thông. Hiện nay chỉ mới duy nhất VNPT là doanh nghiệp tham gia cung cấp toàn bộ các dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng khác chỉ cung cấp một phần các dịch vụ viễn thông. Ngoài ra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác chủ yếu tham gia cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) và cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP).

Nhờ việc lắp đặt các tổng đài điện thoại, các thiết bị truyền dẫn hiện đại nối giữa các tổng đài nên mạng điện thoại có thể vươn ra rất xa và đi tới mọi vùng trong một nước. Các thiết bị đầu cuối của mạng này là các thuê bao hay các máy điện thoại công cộng, các ghisê hoặc các tổng đài riêng của các cơ quan. Nhờ đó số lượng khách hàng tăng lên đáng kể, thoả mãn được nhu cầu toàn xã hội về đàm thoại ở bất kể nơi nào.

Ngoài các dịch vụ thoại, kể cả máy cố định và máy di động, còn nhiều loại hình dịch vụ phi thoại khác được đáp ứng qua mạng viễn thông. Điều đó rất phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài việc trao đổi tin tức bằng lời nói, con người còn trao đổi với nhau nhiều loại thông tin hay những tin tức khác. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội, nhu cầu trao đổi, nhu cầu tìm kiếm thông tin có những hình thức và mức độ khác nhau. Nguồn tin cũng được cất giữ và bảo quản khác nhau bằng những phương tiện kĩ thuật khác nhau. Do vậy sự hoạt động của các nhà doanh nghiệp, các chính trị gia, các nhà sử học,... đều cần các nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác, bí mật, đầy đủ nhất kéo theo những hình thức truyền tin hiện đại, chất lượng nhất để phục vụ cho sự nghiệp của mình. Ngành viễn thông cần đáp ứng những yêu cầu đa dạng và khắt khe ấy của khách hàng. Những loại hình dịch vụ khác nhau có thể cần có những mạng riêng của nó, cũng có thể ghép nối chúng với mạng thoại vốn đã rộng khắp và phát triển thành hệ thống ISDN.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương