Khoa công nghệ ĐIỆn tử VÀ truyền thông bộ MÔn công nghệ truyền thông thS. ĐOÀn thị thanh thảo tổ chức mạng viễn thôNG



tải về 1.25 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.25 Mb.
#27477
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4. Các yếu tố khác

Cước phí của điện thoại đường dài IP sẽ giảm do đấu vòng đường dài hoặc giảm đường dài. Điện thoại IP sẽ tạo cơ hội cho truyền thông đa phương tiện và có thể tích hợp các mạng thoại và số liệu.

Lưu lượng điện thoại sẽ tăng khi chi phí dịch vụ thấp hơn. Giao thức Inter net ngày càng được sử dụng nhiều không chỉ như là một phần mềm mạng mà còn như là một phần mềm ứng dụng thực tế. Điều này làm cho thoại qua IP hơn hẳn thoại qua chuyển tiếp khung và ATM, nơi chỉ được sử dụng như là một phương thức truyền tải. Việc truyền thoại qua IP dẫn đến khả năng nâng cấp và tích hợp truyền thông với các ứng dụng khác như video, chia sẽ dữ liệu, chia sẽ ứng dụng, làm việc từ xa, các dịch vụ thư mục.

Điện thoại IP không chỉ là vấn đề "Các cuộc gọi giá rẻ" mà còn là sự tích hợp dịch vụ. Tích hợp dịch vụ có nghĩa là một số dịch vụ có thể được hỗ trợ qua mạng cho phép giảm chi phí vận hành và để chia sẻ các dịch vụ mới.

Các mạng IP được phát triển dành cho các ứng dụng số liệu và không cung cấp các khả năng giá trị thời gian thực cho các dịch vụ thoại và video. Điều này không có nghĩa là không thể sử dụng điện thoại IP dù chất lượng thoại chưa phù hợp. Khi mạng IP bị tải nặng việc sắp hàng trong các bộ định tuyến mạng sẽ chưa kiểm soát được trễ khi sắp hàng cho lưu lượng thoại. Trễ đầu cuối đến đầu cuối thường xuất hiện từ cổng thoại và các bộ định tuyến. Yếu tố tương tác liên quan đến các sản phẩm cảu các nhà khai thác khác nhau cũng như các mạng của các nhà cung cấp.

Đối với một nhà cung cấp, tài chính là một vấn đề chính vì hai lý do sau:

- Sẽ không có được một sự thoả thuận tiêu chuẩn về các chỉ số thanh toán và các biện pháp tính cước cho điện thoại IP

- Các nhà khai thác trên toàn thế giới phải đạt được các thoả thuận song phương về thanh toán. Điều này có lợi cho chuyển mạch kênh và nhiều nhà khai thác mới do quy định bị bãi bỏ.



Tích hợp với mạng PSTN

Vấn đề chính để tích hợp mạng điện thoại IP với mạng PSTN làm cho mạng PSTN và IP này trở thành một mạng cho người dùng đầu cuối và giúp cho nhà khai thác dễ quản lý.

Khi tích hợp hai mạng phải xét sự hạn chế của công nghệ chuyển mạch kênh cũng như của côngnghệ chuyển mạch gói, công nghệ chuyển mạch kênh bị hạn chế bởi dung lượng chuyển mạch và công nghệ chuyển mạch gói bị hạn chế bởi băng thông và mạng là mạng chuyển mạch.

Tóm lại, điện thoại IP cung cấp các khả năng:

- Chi phí truyền dẫn thấp

- Chi phí khai thác thấp

- Các dịch vụ gia tăng giá trị

Điện thoại IP đang ở trong giai đoạn phát triển và hứa hẹn đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới đây trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông.

V. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT

1. Dịch vụ điện thoại di động

Sau dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động hiện có số người sử dụng cao nhất với khoảng 4 triệu thuê bao tại Việt Nam.

Có 2 loại dịch vụ điện thoai di động: dịch vụ điện thoại di động trả sau (hay điện thoại di động thuê bao) & dịch vụ điện thoại di động trả trước (hay điện thoại di động dùng thẻ)

+ Mobiphone: do Công ty thông tin di động VMS cung cấp, sử dụng công nghệ GSM.

+ Vinaphone: do Công ty Dịch vụ viễn thông GPC cung cấp, sử dụng công nghệ GSM.

+ Sfone: do Công ty Dịch vụ viễn thông Sài Gòn SPT cung cấp, sử dụng công nghệ CDMA.

+ Vietel: do Công ty viễn thông quân đội cung cấp, sử dụng công nghệ GSM.

Tổng số nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hiện có là 5: VMS, GPC, SPT, Vietel và Hanoi Telecom.



2. Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ điện thoại di động

Ngoài dịch vụ điện thoại di động cơ bản kể trên, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nhắn tin ngắn (SMS), hộp thư thoại (voice mail), Fax và truyền số liệu, dịch vụ WAP, chuyển tiếp cuộc gọi (Divert), chuyển vùng trong nước và quốc tế, báo thức kế hoạch, dịch vụ thấy hình, dịch vụ Internet không dây...



3. Dịch vụ Cityphone (Điện thoại di động tốc độ thấp ):

Hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân (PHS) là một hệ thống vi tế bào số hỗ trợ cho các hệ thống thông tin đa phương tiện cá nhân, sử dụng băng tần 1900 MHz. PHS là một hệ thống cho phép sử dụng tổ hợp cầm tay của điện thoại vô tuyến số ở trong và ngoài toà nhà như cơ quan, trường học, các khu vực thương mại hoặc các khu công cộng. Trong hệ thống này, trạm gốc được gọi là trạm tế bào (CS-Cell Station) và thiết bị đầu cuối được gọi là trạm thuê bao (PS-Personal Station).

Thuật ngữ “thông tin di động nội vùng” được hiểu là hệ thống thông tin di động nhưng tính di động của thuê bao bị hạn chế trong một vùng nhất định (trong một thành phố, một khu vực). Vì vậy về cấu trúc và nguyên lý hoạt động sẽ đơn giản do đó, giá cước dịch vụ sẽ rẻ hơn .Việc triển khai thông tin di động nội vùng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu đặt máy của khách hàng tại những thành phố lớn, nơi đang gặp khó khăn về phát triển thuê bao cố định do thiếu cáp nội hạt và phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu di động hạn chế trong một vùng nhất định. Hình 6.2 minh hoạ cấu trúc tổng quan hệ thống di động nội vùng. Dịch vụ này hiện đang được triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (mạng Cityphone).



VI. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VỆ TINH CÔNG CỘNG

1. Điện thoại vệ tinh:

Điện thoại di động cầm tay sử dụng thông tin vệ tinh công cộng cho liên lạc di động toàn cầu. Hiện nay trên mạng Viễn thông Việt Nam vẫn chưa cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh. Trong thời gian tới khi Việt Nam phóng vệ tinh viễn thông VINASAT thì dịch vụ điện thoại vệ tinh sẽ được cung cấp trên thị trường Việt Nam.

Dịch vụ điện thoại vệ tinh là loại hình dịch vụ điện thoại mới được đưa vào sử dụng trong vài năm trở lại đây; nhà cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh như IRIDIUM, đã phóng lên quỹ đạo 48-64 vệ tinh địa tĩnh và các máy điện thoại vệ tinh thực hiện việc thu phát trực tiếp với mạng các vệ tinh này.

Tại mặt đất có trang bị các trạm đấu nối giữa hệ thống vệ tinh trên và mạng Viễn thông mặt đất vì vậy đảm bảo liên lạc giữa máy điện thoại vệ tinh và các thiết bị viễn thông của mạng viễn thông trên toàn thế giới.

Dịch vụ này phát huy rất hiệu quả tại những vùng xa xôi, hoang mạc, sa mạc, trên đại dương và những nơi chiến sự. Tuy nhiên chi phí cho sử dụng này cũng rất đắt, đắt hơn so với sử dụng dịch vụ VSAT (do thiết bị gọn nhẹ hơn, tính di động cao hơn).


Hình 6.3: Vùng phủ sóng và điện thoại vệ tinh của IRIDIUM



Hình 6.4 : Vùng phủ sóng và máy di động vệ tinh của Imasat



2. Điện thoại vệ tinh VSAT :

VSAT (Very Small Aperture Terminal) là một dạng trạm thông tin mặt đất cỡ nhỏ với anten có đường kính thường từ 1,8 m - 3 m, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thông tin vệ tinh cho phép người sử dụng có thể liên lạc với nhau qua vệ tinh.

VSAT có thời gian cung cấp dịch vụ nhanh chóng, độ tin cậy cao, triển khai trên mọi địa hình, phạm vi liên lạc rộng... Vì vậy đây là phương tiện thông tin liên lạc có hiệu quả trong việc phục vụ những vùng xa xôi, nông thôn, hải đảo, biên giới, giàn khoan ngoài khơi, các điểm Bưu điện Văn hoá xã... hoặc bất cứ nơi đâu tại Việt Nam và khu vực châu Á. VSAT cũng đáp ứng đa dịch vụ như: thoại, fax, truyền số liệu, video conferencing, ISDN...

VSAT có nhiều ứng dụng như kết nối với mạng điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, Internet..., thiết lập kênh thuê riêng trong nước và khu vực châu Á, truyền hình hội nghị ,đào tạo, giáo dục từ xa, thiết lập các mạng dựng riêng cho các công ty có mạng lưới hoạt động giao dịch rộng khắp như: ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, quảng bá thông tin ,thị trường chứng khoán, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và các tin tức khác...

Việt Nam hiện đang khai thác 2 hệ thống thông tin VSAT là VSAT SCPC và VSAT TDM/TDMA.

- Hệ thống VSAT SCPC chủ yếu phục vụ cho các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống gồm 01 Gateway đặt tại TP.Hồ Chí Minh và hơn 50 trạm đầu cuối thuê bao. Hệ thống làm việc trên băng tần C.

- Hệ thống VSAT TDM/TDMA vùng phục vụ là các nơi thuê bao có nhu cầu truyền số liệu. Hệ thống làm việc trên băng tần C. Trạm chủ đặt tại Hà Nội.

VII. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN MẠNG VÔ TUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI CÔNG CỘNG

Hiện nay công ty thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) là doanh nghiệp duy nhất cung cấp các dịch vụ viễn thông trên mạng vô tuyến điện hàng hải công cộng. Các dịch vụ này bao gồm :



- Thông tin qua các đài duyên hải : như các dịch vụ điện thoại, điện báo, fax, telex. Các đài duyên hải cũng cung cấp các dịch vụ thông tin hàng hải công ích như : dự báo thời tiết biển, khí tượng, chỉ dẫn an toàn hàng hải, chỉ dẫn y tế, chỉ dẫn cứu nạn trên biển,..

- Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat (A, B, C, M và miniM)

Dự án xây dựng hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải phần phía Bắc đã được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2003. Tiếp tục, thực hiện Dự án Thông tin Duyên hải phần phía Nam. Công ty đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế.



CHƯƠNG VII

CÁC DỊCH VỤ PHI THOẠI
I. DỊCH VỤ ĐIỆN BÁO

Điện báo là dịch vụ truyền đưa nội dung tin tức qua mạng lưới và thiết bị viễn thông dưới hình thức chữ viết (văn bản) từ người này đến người khác.



Bảng 7.1: Các dịch vụ điện báo

Điện báo trong nước

Điện báo quốc tế

- Điện báo khí tượng thuỷ văn

- Điện báo an toàn nhân mạng

- Điện báo quốc vụ

- Điện báo phổ thông (công, tư)

- Điện bá nghiệp vụ Bưu điện

- Điện báo báo báo chí

- Điện báo chuyển tiền

- Điện báo an toàn nhân mạng

- Điện báo quốc vụ

- Điện bá nghiệp vụ Bưu điện

- Điện báo tư

- ...

Ngoài ra, dịch vụ điện báo đặc biệt do Bưu điện cung cấp như: điện báo ưu tiên (hoả tốc, khẩn), điện báo nhiều địa chỉ, điện báo có yêu cầu thuê, báo phát, điện chúc mừng, điện chia buồn...




Hình 7.1: Máy Telex

II. DỊCH VỤ TELEX

Dịch vụ Telex là dịch vụ dùng thiết bị Telex (điện báo truyền chữ) để truyền đưa các thông tin có sẵn dưới dạng chữ telex

Dịch vụ Telex gồm 2 loại:

- Telex thuê bao: Thiết bị đầu cuối được đặt tại cơ quan, tổ chức, cá nhân được kết nối vào tổng đài của Bưu điện. Khách hàng Telex thuê bao thường là các Công ty, hãng, khách sạn lớn, cơ quan báo chí, đại diện thương mại, ngoại giao sử dụng dịch vụ này.

- Telex công cộng: Thiết bị đầu cuối được đặt tại các ghi sê Bưu điện để phục vụ khách hàng có nhu cầu về sử dụng telex.

III. DỊCH VỤ FAX

Dịch vụ Fax (Facsimile) là dịch vụ dùng thiết bị Fax để truyền đưa các thông tin có sẵn dưới dạng văn bản, biểu mẫu, bút tích, thư từ, sơ đồ, hình ảnh, bản vẽ (gọi chung là bức Fax).

Hình 7.2: Đấu nối máy Fax

Tương tự như dịch vụ Telex, dịch vụ Fax có 2loại:

- Fax thuê bao (Telefax): Máy Fax được đấu tại nhà riêng, cơ quan của thuê bao, cước phí sử dụng fax thuê bao tính như cước phí sử dụng điện thoại.

- Fax công cộng (Bureaufax): Máy Fax được đặt tại ghi sê để phục vụ khách hàng tại các ghi sê Bưu điện. Hiện nay giá dịch vụ chuyển một trang fax đi quốc tế (trang A4) tại Bureaufax vào khoảng 1,5-2,5USD/trang A4, fax trong nước: 3-5.000đồng/trang A4.



IV. DỊCH VỤ TRUYỀN SỐ LIỆU

Dịch vụ cung cấp mạng truyền đưa hoặc các ứng dụng để truyền đưa các thông tin dưới dạng số liệu trong mạng viễn thông. Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam, Công ty VDC được coi nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu duy nhất với 3 sản phẩm dịch vụ:



1. Dịch vụ truyền số liệu X25

Truyền số liệu tốc độ thấp (<64 Kbps) X.25 là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói dựa trên cơ sở giao thức X.25. Dịch vụ này hiện nay do Công ty VDC cung cấp thông qua mạng VIETPAC (Vietnam Packet Switching Network) và được kết nối với mạng truyền số liệu toàn cầu.

Dịch vụ này được coi là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm để kết nối các mạng máy tính riêng (LAN) phục vụ các ngành: Ngân hàng, tài chính, xổ số, tiết kiệm, giao thông vận tải, quản lý mạng lưới bưu chính viễn thông, du lịch, đăng ký vé, truy nhập các cơ sở dữ liệu,.. tạo mạng diện rộng (WAN)...

Dịch vụ X.25 đặc biệt có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thường xuyên, yêu cầu tính bảo mật thông tin cao, với dung lượng truyền và tốc độ không lớn.



2. Dịch vụ Frame Relay (chuyển tiếp khung):

Là dịch vụ kết nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch khung với tốc độ cao, tạo ra băng thông lớn thích hợp với các ứng dụng phức tạp đòi hỏi dung lượng truyền lớn và tốc độ cao.



3. Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)

Dịch vụ mạng riêng ảo là dịch vụ tạo lập một mạng LAN ảo trên nền công nghệ IP và các ứng dụng Internet. Với dịch vụ này các Công ty, doanh nghiệp có thể tạo cho mình một mạng diện rộng (WAN) với khả năng truy nhập gián tiếp hoặc trực tiếp qua mạng VDC-IP-VPN.



V. DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ:




Hình 7.3: Điện thoại truyền hình

Dịch vụ truyền hình hội nghị


Dịch vụ truyền hình hội nghị (Video conferencing) được cung cấp bởi các công ty viễn thông, nó cho phép 2 hay nhiều người, nhóm người ở các địa điểm khác nhau có thể cùng gặp mặt và thảo luận qua truyền hình tại một thời điểm. Một ưu điểm nổi trội của dịch vụ truyền hình hội nghị sử dụng công nghệ ISDN hoặc IP so với cầu truyền hình truyền thống (Televison bridge) đó là cho phép chia sẻ các ứng dụng của công nghệ máy tính, như cùng làm việc với các trang tài liệu, cùng sử dụng các chương trình phần mềm.



Hình 7.4:Truyền hình hội nghị qua ISDN

Camera

M
Camera
ột cuộc gọi truyền hình hội nghị ISDN được kết nối gần như một cuộc gọi điện thoại, sau khi kết nối bạn có thể nhìn thấy người cần gặp với đầy đủ màu sắc và người sử dụng có thể chuyển file dữ liệu hoặc cùng sửa một văn bản. Tốc độ dịch chuyển khuôn hình là 5-30 khuôn hình/giây tuỳ thuộc vào tốc độ kết nối, phần cứng và phần mềm điều khiển.

Hội nghị truyền hình có thể kết nối trong một mạng cục bộ (như LAN) hoặc sử dụng mạng công cộng (các đường điện thoại ISDN). ISDN làm việc trên các đường dây thoại thông thường, tốc độ truyền dẫn tối thiểu là 128 Kbps, và độ rộng băng thông này đủ cung cấp đường truyền thông cho cả hình ảnh và thoại (15-30 khung hình/giây). Ngày nay tốc độ 384 Kbps được xem là tối ưu cho hội nghị truyền hình ISDN.





T
Hình 7.5: Hội nghị truyền hình qua Internet
rong thời gian gần đây nhờ sự kết hợp của công nghệ máy tính và viễn thông sử dụng kỹ thuật nén hình ảnh số cho phép truyền thông qua Internet hoặc mạng điện thoại thông thường, điều đó làm giảm thiểu giá thành một cuộc hội nghị truyền hình. Tuy nhiên với cấu hình này, hình ảnh chuẩn thu được chỉ bằng 1/16 kích cỡ màn hình máy tính và tốc độ dịch chuyển hình ảnh là 3-4 khuôn hình/giây. Công nghệ Webcam là một ứng dụng điển hình của dịch vụ này.

Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam (Công ty viễn thông quốc tế, Công ty VTN, các Bưu điện thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...) có cung cấp các dịch vụ hội nghị truyền hình ISDN trong nước và quốc tế ở các tốc độ khác nhau, từ 128 Kbps đến 512 Kbps (cả đơn điểm và đa điểm). Tuy nhiên lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này còn ít. Chi phí cho 1 giờ sử dụng dịch vụ truyền hình hội nghị đơn điểm ở tốc độ 384 Kbps giữa Hà nội và Tp. HCM hiện còn khá cao.



  1. DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP

1. Giới thiệu

Trong thời kỳ đầu phát triển hệ truyền hình quảng bá, phương tiện mang tín hiệu video là sóng vô tuyến điện. Từ những năm 1930 các nước xuất hiện các đài phát vô tuyến truyền hình với cột anten cao. Vì vậy nói tới truyền hình quảng bá người ta hiểu là vô tuyến truyền hình. Ngay ở nước ta có những thuật ngữ sai: "xem vô tuyến" "máy vô tuyến" để gọi máy thu hình.



Hình 7.6: Hệ thống truyền hình vô tuyến

Các hệ thống vô tuyến truyền hình phát triển rất nhanh, nhu cầu xem tín hiệu video có chất lượng ngày càng nâng cao. Vào những năm cuối của thập niên 1940 hệ thống truyền hình CATV xuất hiện đúng với tên gọi của nó. CATV là tên viết tắt của hệ thống truyền hình dùng chung anten (Community Antenna television). Hệ thống CATV có khả năng phục vụ vùng dân cư, mà các máy thu hình khó thu được tín hiệu vô tuyến truyền hình bằng các an ten riêng của từng hộ, do sóng vô tuyến bị che khuất bởi đồi núi.



2. Hệ thống truyền hình cáp

Hệ thống CATV thiết lập các anten có chất lượng cao đặt tại các địa điểm thuận lợi cho điều kiện thu các sóng vô tuyến điện từ các đài phát vô tuyến truyền hình. Các tín hiệu thu có chất lượng tốt này được xử lý và phân phối qua cáp đến các đầu máy thu hình của các hộ thuê bao.






Hình
Hình 7.7: Sơ đồ tổng quát hệ thống truyền hình cáp

Hình 7.7 là sơ đồ tổng quát một hệ thống truyền hình cáp truyền dẫn qua cáp kim loại đồng trục phục vụ cho một khu vực nhỏ. Trạm thu tiếp nhận các tín hiệu vô tuyến truyền hình từ các đài phát vô tuyến truyền hình hoặc từ các trạm viba chuyển tiếp. Vào những năm 1980 các hệ thống vô tuyến truyền hình qua vệ tinh phát triển mạnh mẽ. Trạm đầu thu cũng thu nhận được các tín hiệu vô tuyến truyền hình quốc tế qua vệ tinh. Đương nhiên là hệ thống CATV có số chương trình rất phong phú. Thuê bao có thể chọn một trong 30 chương trình (hoặc nhiều hơn nữa).

Hệ thống cáp phân phối trong sơ đồ trên gồm cáp trung kế, cáp thuê bao đều dùng cáp kim loại đồng trục. Trong những năm 1950, hệ thống CATV phát triển chậm với số chương trình ít hơn 5 và các kênh truyền nằm trong dải tần cận dưới của băng VHF thấp. Một lý do chính do các cáp kim loại thời đó có độ suy hao khá lớn ở tần số lớn hơn 100MHz.


Hình 7.8: Hệ thống truyền dẫn tín hiệu hình bằng cáp quang

Từ năm 1960 đến 1970, nhiều công ty đã chế tạo các loại cáp kim loại có độ suy hao nhỏ ở tần số 500MHz ít chịu ảnh hưởng của thời tiết. Người ta đã sử dụng loại cáp đồng trục kim loại cho CATV. Dây dẫn ruột bằng nhôm bọc đồng (lõi nhôm nhằm giảm nhẹ khối lượng; phần vỏ của dây dẫn bằng đồng nhằm tăng độ dẫn điện, thuận lợi cho việc truyền dòng điện có cường độ lớn). Vỏ bảo vệ ngoài cùng của cáp bằng nhôm. Giữa ruột và vỏ có lớp nhựa xốp PE có nhồi dầu. Có 2 loại cáp tiêu chuẩn, một dùng cho đường trục (đuờng trung kế), một dùng cho đường cung cấp cho thuê bao. Cáp có chất lượng tốt cho phép CATV truyền được nhiều chương trình trong phạm vi dải thông cận dưới của UHF.

Một hệ thống CATV có sự tích luỹ suy hao của rất nhiều thành phần mắc nối tiếp nên hệ thống này cần có các bộ khuyếch đại để bù lại độ suy hao. Sự thay đổi hệ số khuếch đại hay đáp tuyến tần số của một thành phần bất kỳ dễ gây ra sự thay đổi lớn của toàn bộ hệ thống. Người ta đưa tín hiệu đạo tần (pilot ) công vào ở đầu vào và cuối mỗi bằng tần. Dựa vào mức tín hiệu pilot các bộ khuếch đại tự động điều chỉnh để cho hệ số khuếch đại toàn tuyến được duy trì ổn định trong dải tần số rộng.

Từ những năm 1980, hệ thống truyền dẫn cáp quang được phát triển rộng rãi: cáp quang đưa tới các hộ thuê bao (FTTH), cáp quang đưa tới công sở (FTTO), cáp quang đưa tới cao ốc (FTTB), cáp quang tới các đại lộ (FTTC), mở ra nhiều khả năng mới, tổ chức hệ thống truyền cáp.



Hình 7.9 : Sơ đồ cấu trúc hệ thống truyền hình cáp

Hệ thống truyền cáp sử dụng cáp quang và cáp đồng được trình bày như sơ đồ hình 7.9. Trạm đầu thu, thu nhận các tín hiệu vô tuyến truyền hình. Tại đây các tín hiệu được xử lý và ghép kênh và chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang. Sau đó tín hiệu quang được truyền trên cáp quang tới các trạm khu vực. Từ các điểm khu vực, tín hiệu quang lại được chuyển đổi thành tín hiệu điện. Qua bộ phân phối, các tín hiệu điện được truyền theo cáp đồng đến máy thuê bao.

Cáp quang được sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu truyền hình tương tự (analog) cũng như cho tín hiệu truyền hình số (digital). Đối với tín hiệu analog, do có nhiều tích luỹ, nên mạng truyền trên cự ly ngắn, tuy nhiên nó cho phép không dùng mạng biến đổi A/D và D/A. Trong hệ thống CATV nhỏ, tín hiệu hình sẽ thực hiện điều biên AM lên nguồn phát quang. Phương thức tần FM được sử dụng khi có nhiều tín hiệu hình cần truyền trên cáp quang. Khi đó, ta thực hiện ghép kênh tín hiệu điện theo tần số và điều chế tần số lên nguồn phát quang.

Cáp quang có nhiều ưu điểm trong việc truyền dẫn tín hiệu digital. Do cáp quang có ưu điểm:

- Băng tần rộng cho phép truyền với tốc độ bit cao.

- Độ suy hao nhỏ nên có thể thực hiện truyền giữa đầu thu với trạm nút khu vực trên một cự ly xa.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng số hoá tích hợp đa dịch vụ ISDN, xu hướng sử dụng cáp quang để phát triển dịch vụ truyền hình CATV là hoàn toàn mang tính thực tế. Có thể nói rằng, việc sử dụng đường truyền dẫn cáp quang nội hạt của Bưu điện để phát triện dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến là phương án tối ưu.

Hiện nay, công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội BTS sử dụng truyền dẫn cáp quang của bưu điện để cung cấp dịch vụ truyền hình đơn hướng. Các kênh truyền được phân phối trên phạm vi dải tần rộng từ băng VHF thấp đến cận dưới của UHF. Người sử dụng có thể xem các chương trình VTV1, VTV2, VTV3, HTV... và các chương trình quốc tế (qua vệ tinh).



Dự kiến cuối năm 2002, mạng cáp triển khai các nút dẫn quang (node) thành nút song hướng (hai chiều) thì mạng cáp quang sẽ triển khai thêm dịch vụ như Internet tốc độ cao, thương mại điện tử, xem video theo yêu cầu VOD (video on Demand). Đây là sự hình thành kết nối đa phương tiện. Lúc này các quan hệ của thuê bao với mối trường truyền thông được thay đổi nhiều. Thuê bao có thể lựa chọn chủ đề, nội dung truy nhập thông tin. Để sử dụng được những dịch vụ này mỗi hộ thuê bao có một giao diện để cài đặt và giải mã số đăng ký ID của từng thuê bao và cung cấp các dạng tín hiệu cho máy điện thoại, máy tính hay ti vi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cao Phán, Cao Hồng Sơn. Cơ sở kỹ thuật thông tin quang - Tài liệu giáo dục đại

  2. học công nghệ. Học viện Công nghệ BCVT, Hà Nội, 6/2000.

  3. Dương Văn Thành. Bài giảng công nghệ chuyển mạch số. Học viện Công nghệ BCVT.1999.

  4. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng. Thông tin di động 3G. Học viện Công nghệ BCVT, 2004.

  5. Nguyễn Thúc Hải. Mạng máy tính và các hệ thống mở. NXB Giáo Dục, 1997.

  6. TS. Phùng Văn Vận, TS. Trần Hồng Quân, TS. Nguyễn Quý Minh Hiền. Mạng viễn thông và xu hướng phát triển. NXB Bưu điện, Hà Nội, 2002.

  7. Bộ môn quy hoạch - Viện kinh tế bưu điện. Quy hoạch phát triển mạng viễn thông. NXB KHKT, 2000.

  8. KS. Bùi Nguyên Chất, KS Nguyễn Thanh Việt. Công trình ngoại vi. NXB Bưu điện, Hà Nội, 2002.







tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương