Kh¸i niÖm 1 §Þnh nghÜa hÖ thèng xö lý n­íc th¶i chi phÝ thÊp


Các phương pháp xử lý kỵ khí nước thải



tải về 394.2 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích394.2 Kb.
#1656
1   2   3   4   5   6

2.4 Các phương pháp xử lý kỵ khí nước thải

Tổng quan


Các quá trình kỵ khí có thể xử lý nước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao. Trong điều kiện không có ôxy, các vi khuẩn kỵ khí sẽ phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành cacbon điôxyt và mêtan (khí sinh học). Trước đây, quá trình kỵ khí được áp dụng để xử lý bùn cặn, các chất thải hữu cơ, và nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao; Trong các trạm xử lý nước thải đô thị thường có các công trình phân hủy (bể mêtan) để xử ký kỵ khí bùn cặn. Vấn đề thiếu năng lượng trong những năm 70 đã thúc đẩy việc phát triển và áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý kỵ khí phát sinh năng lượng. Sau đó, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng được tiến hành, các kỹ thuật xử lý kỵ khí nước thải ngày càng được cải tiến và kết quả là làm giảm đáng kể thời gian lưu bùn trong các công trình xử lý kỵ khí. Ngày nay, xử lý sinh học kỵ khí còn được áp dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ trung bình và thấp như nước thải sinh hoạt.

Vào năm 1896 việc ứng dụng quá trình phân hủy kỵ khí đã được thực hiện đầu tiên tại nước Anh để sản xuất ra khí mêtan thắp sáng đường phố. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, công nghệ xử lý kỵ khí đã phát triển rẩt nhanh, giữa năm 1950, bể phản ứng tiếp xúc kỵ khí xuất hiện. Phát minh quan trọng này trong xử lý kỵ khí cho phép kéo dài thời gian lưu bùn (SRT) hơn thời gian lưu nước (HRT) trong bể phản ứng. Cuối những năm 1960, Yong và McMarty đã phát minh ra bể lọc kỵ khí (AF). Vào cuối những năm 1970, Lettinga và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học nông nghiệp Hà Lan đã phát minh ra bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí (Upflow Anaerobic Sludge Blanket - UASB), công nghệ xử lý kỵ khí nước thải này đang được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Công nghệ xử lý bằng AF và UASB đã thúc đẩy sự phát triển của các kỹ thuật xử lý kỵ khí tốc độ cao, xây dựng lý thuyểt về phát triển làm giàu vi sinh vật trong bùn nhằm mục đích tăng cường hiệu quả hòa trộn và tiếp xúc giữa nước thải và bùn. Bể phản ứng kỵ khí tuần hoàn và tầng bùn hạt giãn nở (EGSB) là những ví dụ điển hình nhất.


Cơ chế lên men kỵ khí


Sự chuyển hóa các hợp chất cao phân tử thành khí sinh học đòi hỏi sự tác động của một vài nhóm vi sinh vật. Quá trình phân hủy kỵ khí được tiến hành qua các bước khác nhau như phân hủy ky khí các chất đạm, hydrat cacbon, chất béo. Quá trình chuyển hóa toàn phần bao gồm bốn giai đoạn chính:

Thủy phân

Quá trình này chuyển hóa các chất rắn phức tạp thành các hợp chất hòa tan với trọng lượng phân tử nhẹ hơn. Quá trình này đòi hỏi sự tác động của các enzim ngoại bào tiết ra từ các vi khuẩn gây men. Các chất đạm được phân hủy thông qua các chuỗi thành các axit amin, hydrat cacbon được chuyển hóa thành các chất đường có thể hòa tan (đơn - và các đisacarit), và các chất béo được chuyển thành chuỗi các axít béo và glycerin. Trên thực tế, tốc độ thủy phân có thể gây ức chế tốc độ phân hủy kỵ khí. Đặc biệt, tốc độ chuyển chuyển hóa các chất béo sẽ xảy ra rất chậm trong điều kiện dưới 20°C.



Axit hóa

Trong quá trình axit hóa, các chất hòa tan được tạo thành từ quá trình thủy phân dưới tác dụng của các vi khuẩn lên men được chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ đơn giản (axít béo dễ bay hơi, cồn, axít lactic) và các chất khoáng (carbon dioxit, hydro, amônia và khí hyđro sulfat). Quá trình lên men axit được thực hiện bởi nhiều loài vi khuẩn khác nhau, nhưng phần lớn chúng là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Tuy nhiên, cũng có thể có một số loại vi khuẩn lưỡng tính có thể chuyển hóa các chất hữu cơ qua con đường ôxy hóa. Điều này rất quan trọng trong xử lý nước thải kỵ khí, vì ôxy hòa tan có thể gây ảnh hưởng xấu cho các vi khuẩn kỵ khí và các vi khuẩn mêtan hóa.



Acetat hóa

Các hợp chất tạo thành từ quá trình axit hóa được chuyển hóa thành các sản phẩm cuối để sinh khí mêtan: axetat, hydrô, và cacbon dioxit. Như mô tả trên hình 4.39, khoảng 70% COD trong nước thải đầu vào được chuyển thành axít acetic và phần còn lại được tập trung làm nguồn cấp điện tử trong phản ứng tạo khí hydrô. Tùy thuộc vào thế năng ôxy hóa của các chất hữu cơ ban đầu, quá trình acetat hóa có thể diễn ra cùng với sự tạo thành cacbon dioxit hoặc hydrô.



Mê tan hóa

Mêtan hóa thường là giai đoạn chiếm tỉ lệ hạn chế trong toàn bộ quá trình phân hủy, mặc dù tại nhiệt độ thấp nó có thể thủy phân. Mêtan được tạo thành từ quá trình phân hủy axetat hoặc từ phản ứng khử dioxit cacbon bằng hydrô, tương ứng, bởi các vi khuẩn lên men giấm và vi khuẩn hydrô.



Tổng hợp mêtan từ vi khuẩn lên men giấm

CH3COOH ® CH4 + CO2

Tổng hợp mêtan từ vi khuẩn hydro

4H2 + CO2 ® CH4 + 2H2O

Các vi khuẩn tổng hợp mêtan từ hydro và dioxit cacbon phát triển nhanh hơn các vi khuẩn sử dụng acetat [Henzen and Harremoes 1983], vì vậy quá trình tổng hợp mêtan bởi các vi khuẩn lên men giấm thường chiếm tỉ lệ giới hạn trong suốt quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong nước thải thành khí sinh học.

Các nhóm vi khuẩn khác nhau tham gia trong quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ đều có khả năng đồng hóa và dị hóa. Vì vậy, song song với quá trình giải phóng ra các sản phẩm lên men khác nhau, lượng sinh khối mới cũng được tạo thành trong bốn giai đoạn chuyển hóa được mô tả trên. Để thuận tiện, ba quá trình đầu tiên đôi khi được gộp lại với nhau và được gọi là quá trình lên men axit, và quá trình thứ tư được gọi là quá trình mêtan hóa.

Quá trình lên men axit có khuynh hướng làm giảm pH do làm phát sinh các axit béo dễ bay hơi và các chất trung gian dễ phân ly. Vì quá trình mêtan hóa chỉ tiến triển tốt trong điều kiện pH trung tính, nên vì lý do nào đó, phản ứng có thể trở nên không ổn định do tốc độ khử axit trong quá trình mêtan hóa giảm so với tốc độ phát sinh axit, tổng lượng axit còn lại sẽ làm giảm pH, và vì vậy gây ức chế khả năng phát triển hoạt động của các vi khuẩn mêtan hóa. Trên thực tế, hiện tượng này, được gọi là “chua” trong các bể phản ứng kỵ khí, và cũng là sự cố rất thường gặp trong vận hành các hệ thống xử lý kỵ khí. Để tránh hiện tượng “chua”, cần duy trì cân bằng giữa các quá trình lên men axit và mêtan hóa.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 394.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương