KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)



tải về 0.83 Mb.
trang5/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Ðịa Vị Của Con Người


Theo Phật giáo, vị trí của con người là tối thượng. Con người là vị thầy riêng của mình, và không có ai hay năng lực nào ngồi để phán xét số phận của họ, vì Ðức Phật đã dạy:

“Tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình, chứ không thể tìm cầu nương tựa ở kẻ khác. Ai khéo tu tập và điều phục mình, người ấy đạt được sự nương tựa chân chính”.

Và:

“Này thanh niên Bà La Môn, chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp; nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyết thuộc, nghiệp là nhân tố phán xét”.



Trong khi ấy, đối với hầu hết tôn giáo hữu thần, vị trí của con người là hoàn toàn khác biệt, ở đó con người được quan niệm là những chúng sanh khốn khổ, cần được giáo chủ tôn giáo của họ, tức số người sở hữu hay được uỷ thác các quyền lực siêu nhiên cứu độ. Ngang qua tín ngưỡng Bồ-tát như là các vị thánh thần, dường như giới Phật tử trong thời đại ngày nay đang thực sự đi trên con đường ngược với lời dạy chân chính của Phật đà. Khuynh hướng này có thể khiến cho Phật giáo suy tàn và biến mất trong một tương lai gần, như đã xảy ra trong một số quốc gia, đặc biệt ở ngay tại Ấn Ðộ; đồng thời khuynh hướng hiện nay cũng có thể phá tan niềm hy vọng lớn lao nhất của nhân loại trong việc tìm kiếm con đường chế ngự cơn khủng hoảng, nếu như chiều hướng ấy không thể kiểm soát và trả lại hướng đi đúng đắn cho nó.

 

---o0o---


Vấn Ðề Niềm Tin


Niềm tin là một trong những yếu tố cốt lõi nhất đối với đời sống con người. Chính ngang qua niềm tin mà cuộc sống của người ta trở nên tiêu cực, hay tích cực, năng động hay thụ động; và quan trọng hơn nữa là thất bại hay thành công. Do thiếu niềm tin, hoặc do vì niềm tin sai lạc con người có thể mất phương hướng của cuộc sống như nó đang xảy ra.

Trong lãnh vực tôn giáo, niềm tin lại càng quan trọng hơn. Tín đồ của tôn giáo có cơ sở là niềm tin thì phải luôn luôn tin tưởng rằng giáo chủ của tôn giáo họ là đấng siêu nhiên, là đấng sáng tạo, và học thuyết của tôn giáo họ là tuyệt đối chính xác. Tín đồ chỉ được phép tin và thực hành học thuyết ấy mà không được nghi ngờ hay bối rối. Theo giáo lý của hầu hết mọi tôn giáo, ngang qua niềm tin vào đấng Sáng Tạo hay Thượng Ðế mà sự thông hội giữa tín đồ và đấng Sáng Tạo hay Thượng đế được hình thành; và nhờ ân huệ của họ, giới tín đồ sẽ gặt hái được hạnh phúc và may mắn ngay trong hiện tại cũng như tương lai. Hay dùng lời phát biểu của Bertrall Rusell, nhà toán học và là triết gia lỗi lạc của thế kỷ 20, “Một trong những nhược điểm của tôn giáo truyền thống là chủ nghĩa cá nhân và nhược điểm đó thuộc về giá trị đạo đức kết hợp tôn giáo ấy. Theo truyền thống, trong thực chất của nó, đời sống tôn giáo là cuộc đối thoại giữa linh hồn và Thượng đế. Vâng lời ý muốn của Thượng đế là đức hạnh; và điều này có thể làm cho cá nhân không chú ý tới tình trạng của tập thể.” Như vậy chúng ta có thể nói rằng: “đến và tin” là khẩu hiệu của các tôn giáo đó.

Trong khi ấy, giáo lý Phật giáo hoàn toàn khác với các khái niệm vừa nêu trên. Tuy rằng trong Phật giáo niềm tin cũng có một vị trí quan trọng không kém, nhưng một niềm tin thuần tuý không những đưa người Phật tử đi đến sự đoạn diệt khổ đau, mà cũng không dẫn tín đồ ấy đến chân hạnh phúc. Chỉ có niềm tin được xây dựng trên nền tảng của trí tuệ, tu tập và tự thực nghiệm thì con người mới có thể tự giải thoát khỏi nghiệp lực và khổ đau, để đạt được hạnh phúc chân thật. Ðức Phật đã dạy rằng:

“Ðúng vậy, này những người Kàlamas, các ngươi bối rối là phải, hoài nghi là phải, vì các vấn đề ấy rất đáng được hoài nghi.

Này các Kàlamas, các ngươi đừng để bị lôi cuốn bởi lời đồn, hay bởi truyền thống, hay những lời được tường thuật lại. Các ngươi đừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền của kinh điển, hay bởi những lý luận suông, hay bởi sư suy diễn, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay do bởi sự thích thú quan niệm phỏng đoán, hay bởi những gì có vẻ đáng tin, hay vì sự kính trọng, “đây là của thầy ta”. Nhưng này các người dân bộ tộc Kàlamas, khi nào các ngươi tự mình biết rằng những gì là ác, là bất thiện, là xấu xa, và khi thực hành chúng đưa đến phiền muộn, khổ đau, thì hãy từ bỏ chúng…, và khi nào tự thân các ngươi biết rằng những điều đó là thiện, tốt lành, và khi thực hành chúng là có ích lợi và hạnh phúc, thì hãy chấp nhận và đi theo trong chúng.”.

Và,


“Này các Tỳ kheo, Ta nói rằng sự đoạn trừ các lậu hoặc và bất tịnh là dành cho người biết và thấy, mà không phải dành cho người không biết, không thấy.”

Như vậy, sự khác nhau giữa hệ thống giáo lý Phật giáo và tất cả các hình thái tôn giáo nằm ở sự kiện rằng, trong Phật giáo vấn đề không phải luôn luôn là niềm tin, mà là biết và thấy. Có thể do vậy mà Phật giáo được gọi là tôn giáo “mời bạn ‘đến và thấy’, mà không phải ‘đến và tin’”, như lời bình luận của ngài Nàgàrjuna (Long Thọ) trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật (Pràjnãpàramita) “Niềm tin là lối vào biển Thánh Pháp của Ðức Phật, và trí tuệ là con thuyền mà người ta dùng để vượt qua biển ấy”.

 ---o0o---

Vấn Ðề Năng Lực Cứu Ðộ


Ðối với tôn giáo hữu thần, năng lực cứu độ của giáo chủ họ là một sức mạnh siêu thế, là một cái gì đó có thật nhưng con người không thể thấy được. Theo học thuyết của hữu thần giáo, giáo chủ họ có thể ban thưởng ân huệ nhân từ cho tín đồ nào ngoan ngoãn tin tưởng và thực hành lời dạy của họ, và có thể trừng phạt bất cứ ai không thành khẩn vâng theo lời răn. Chức năng cứu độ là yếu tố cơ bản và quan trong nhất cho việc tồn tại và phát triển của loại tôn giáo như thế. Từ đó, bất cứ khi nào mà năng lực cứu khổ này mất đi tính chất thật của nó, lật tức các tôn giáo hữu thần sẽ đánh mất giá trị thực tiễn của chúng trong phạm trù xã hội loài người, như nó đã từng xảy ra trong thế kỷ thứ mười bảy.

Liên hệ đến vấn đề này, trong kinh Pháp Hoa Ðức Phật đã dạy như sau:

“Chư Phật, các bậc Thế Tôn, xuất hiện trong đời là nhằm để giúp chúng sanh khai mở tri kiến Phật (của họ), để giúp chúng sanh tự thanh tịnh tri kiến Phật (của họ) mà hiện ra trong đời; các vị xuất hiện trong đời là để chỉ tri kiến cho tất cả chúng sinh; các vị hiện ra trong là để giúp chúng sinh đạt được tri kiến Phật (của họ); các vị vì muốn cho chúng sinh chứng được Phật tri kiến (của họ) mà hiện ra trong đời. Này tôn giả Xá-lợi-phất, đây là mục đích lớn nhất để chư Phật xuất hiện trong cuộc đời.”

Và,


“Các ngươi hãy tự nỗ lực, chư Như Lai chỉ thuyết giảng (về con đường). Ai tu tập thiền định, người ấy sẽ thoát khỏi sự trói buộc của ma vương.”

Và,


“Này Cunda, bằng lòng đại bi của người thầy, những gì cần làm vì lợi ích và hạnh phúc của chúng đệ tử, Ta đã làm xong. Này, Cunda, đây là gốc cây, đây là ngôi nhà trống, các ngươi hãy tu tập thiền định, chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo huấn cuối cùng của Ta.”

 ---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương