KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Nguyên nhân của sự khủng hoảng



tải về 0.83 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Nguyên nhân của sự khủng hoảng


Theo ý kiến của các nhà đạo đức học, nguyên nhân chủ yếu về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng chết người này chính là cuộc sống thực dụng, đắm chìm trong xa hoa khoái lạc quá độ của con người khắp hành tinh này, đã đưa nhân loại đến bờ vực của sự hủy diệt, cả vật chất lẫn tinh thần.

Mặt khác, giới học giả trong ngành tâm lý học cho rằng khủng hoảng có lẽ phát sinh từ cái gọi là “malaise, ennui, mal du siècle - phiền muộn, bực dọc, bệnh thế kỷ”. Ðó là “sự tê liệt hóa cuộc sống, sự máy móc hóa con người, sự cách ly khỏi chính mình, khỏi đồng loại và khỏi thiên nhiên; và đó là kết quả của kiểu sống “hoàn thiện đồ vật” như đã đề cập ở trên.

Theo ý kiến của giới khoa học xã hội và môi trường học, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng có thể nằm đằng sau nền tảng của triết lý sống; nghĩa là sự khủng hoảng bắt nguồn từ lối sống mất cân đối hiện nay. Ðiều này ngụ ý rằng nền văn minh hiện đại cải thiện mọi lãnh vực của cuộc sống, bao gồm kỹ thuật, khoa học, công nghệ, để làm thỏa mãn mong ước của con người, nhưng nó lại không hoàn thiện lãnh vực đạo đức nhân văn. Nói khác đi, nhân loại đang thăng tiến về phương diện vật chất, nhưng lại thoái hóa về phương diện tinh thần.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề này; tuy vật, có một sự nhất trí giữa hầu hết các học giả rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng sinh học, như lời của giáo sư Aurelo Peccei, chủ tịch Câu Lạc Bộ Rom của nước Ý, đã phát biểu trong cuộc đàm luận với giáo sư tiến sĩ Daisaku Ikeda của Nhật Bản. Theo ý kiến rất thuyết phục của giáo sư A. Peccei, cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta hiện nay không phải được định sẵn trong bản chất cốt lõi của con người, do vậy không phải không tránh được. Sau khi nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề ở mọi cấp độ, A. Peccei đi đến kết luận rằng đó là cuộc khủng hoảng văn hóa, bắt nguồn từ truyền thống Do Thái giáo thuộc Tây Nam Châu Á và Thiên Chúa giáo, sau đó lan tràn khắp mọi nơi.

Sự thật không thể tranh cãi là, trên thực tế tất cả nền tảng văn hóa khắp thế giới này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi triết lý tôn giáo của chúng. Nói khác đi, chúng ta có thể không sai khi nói rằng không có dân tộc nào không có tôn giáo; hoặc là, tôn giáo là nhu cầu của bộ phận quần chúng rất đông đảo, nó tạo nên một mẫu thức sống có định hướng và một đối tựơng để phụng thờ…

Từ một số giải thích vừa nêu trên, chúng ta có thể an tâm để đưa ra giả thuyết rằng tình trạng tiến thoái lưỡng nan của thời đại ngày nay có gốc rễ từ tôn giáo. Lập luận tiếp theo của giả thuyết này sẽ là: Tôn giáo là sự biểu hiện nhu cầu của một dân tộc và bản chất của một nền văn hóa. Vậy, khi một tôn giáo nào đó không còn thỏa mãn được niềm tin và khát vọng của con người, nó sẽ bị một hình thức tín ngưỡng hay tôn giáo khác thay thế như là một hệ luận tất yếu. Như người ta thường nói, tôn giáo là một nét văn hóa đặc trưng từ sự khám phá hay tưởng tượng của con người ở một thời điểm lịch sử nào đó. Tất cả hình thái tôn giáo giống như một loài hoa quý hiếm trong vườn hoa của địa đàng trần gian, tức thế giới này; nó là một bảo vật cần phải luôn luôn được giữ gìn và trân trọng. Tuy vậy, trong thực tế không phải mọi tôn giáo đều có ích và là điều đáng mong muốn đối với nhân loại, vì như lịch sử đã minh chứng, phần lớn các tín ngưỡng và tôn giáo là sản phẩm của một số tâm hồn bất toàn, và chúng thật sự đã đưa con người đến những tình huống vô cùng tổn hại, trong cả lãnh vực vật chất lãnh tinh thần. Câu chuyện của một giáo phái ở Triều Tiên “Ngày tận thế không đến” do Nhật báo Orange County Register tường thuật lại vào ngày 29 tháng 10 năm 1992, làm hàng trăm ngàn gia đình tán gia bại sản đã khiến người ta sửng sốt; hoặc chuyện thương tâm của hàng ngàn người Ðài Loan sống ở Mỹ, như Nhật báo “Times of India” đưa tin, cũng sẽ chứng minh cho lý luận trên. Ðó là, sau khi bán nhà cửa đất đai theo lời khuyên của giới lãnh đạo tôn giáo, số người Ðài Loan ấy đã chờ đợi sự xuất hiện của Ðấng Cứu Thế ở kinh truyền hình 18 của đài Truyền hình Hoa Kỳ vào tuần thứ hai của tháng ba năm 1998, nhưng cuối cùng họ thất vọng tự tử, vì biết rằng mình đã bị lừa gạt.

Ðương nhiên, sau khi bị đau khổ bởi niềm tin lầm lạc, con người có khuynh hướng phản kháng, và sự phản kháng đó đã dẫn đến một quá trình thay đổi hình thái tôn giáo. Ở nền văn hóa Châu Âu, hai đổi thay vô cùng quan trọng đã diễn ra trong lịch sử tôn giáo của nó và hai chuyển biến này cũng là bước ngoặt lịch sử trong sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh Tây Âu.

Bước thay đổi đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên khi Thiên Chúa Giáo thế chân tín ngưỡng La Mã Hy Lạp. Lần chuyển đổi thứ hai là sự xuất hiện của một số loại tôn giáo đặc thù vào thế kỷ thứ 17, đó là: Lòng Tin vào sự tiến bộ khoa học, Chủ Nghĩa Dân Tộc v.v… Hai bước thay đổi trên thật sự đã đưa nhân loại đến tình huống hiện nay. Rõ ràng, mỗi lần khủng hoảng phát sinh ấy là lúc tôn giáo không còn đáp ứng được lý tưởng sống cũng như nhu cầu tâm linh của con người ở một thời điểm cụ thể nào đó. Ví dụ, khi văn minh Hy Lạp-La Mã biểu hiện sự yếu kém của nó trong việc thích nghi với tiến trình mở mang hiểu biết của nhân loại, lập tức nó bị Thiên Chúa Giáo tiếp quản. Cũng thế, khi giới tri thức Châu Âu trở nên thất vọng với các giá trị của đạo Thiên Chúa, sự thất vọng ấy đã khiến họ quay lưng với học thuyết tôn giáo để dạy theo khoa học, và thờ ơ với những xung đột tôn giáo chính trị để rồi say sưa trong tiến bộ của kỹ thuật, như nhiều học giả lỗi lạc đương thời, đặc biệt là hai triết gia và sự học gia Arnold J. Toynbee và Daisaku-Ikeda, nhận định và đánh giá.

Nhưng nguyên nhân chính yếu nào đã đưa các hình thái tôn giáo tín ngưỡng đương đại đến sự sụp đổ? Tất nhiên, có nhiều giải đáp cho câu hỏi vừa đặt ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất mà người ta thường nghĩ đến là sự hiện hữu không có thật của  Thượng Ðế, hoặc Ðấng sáng thế; hay dùng câu nói thời danh của Nietzche, triết gia vĩ đại của thế kỷ 20, “Thượng Ðế đã chết”. Nói cách khác, sau một thời gian dài lang thang và khổ sở trong bức màn tăm tối của sự thiếu hiểu biết, nhân loại đã nhận thức được rằng ý tưởng về một vị Thượng Ðế toàn tri, toàn năng chỉ là sự tưởng tượng sai lầm và vô ích của con người và chính ý tưởng đó là cội rễ của mọi sợ hãi. Thượng đế được tạo ra do vì con người tự cảm thấy mình quá nhỏ bé và bơ vơ trong cái thế giới vũ trụ lớn lao phía trước họ. Nhưng với sự tiến bộ về tri thức, nhân loại đã liều lĩnh lao vào trong một loại tôn giáo mới: Tôn giáo Trí Năng. Quả thực, cuộc cách mạng này là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Thực chất, sau khi loại trừ cái ảo giác về Thượng đế, và sau khi cắt bỏ mọi hình bóng thánh thần khỏi tâm tư của mình, con người đã chiến thắng mọi sự vật ngang qua nỗ lực và hiểu biết của tự thân, và chính niềm tin mới đó đã đưa đến thành công của nền văn minh hiện nay.

Nhưng bất hạnh thay, khi người ta loại bỏ cái ảo giác về Thượng đế tuyệt đối, cùng lúc họ cũng từ bỏ hoàn toàn nhu cầu thực tế về một tôn giáo chân chính với những mục tiêu chân thật cho cuộc sống với hệ quả là nhân loại bắt đầu sờ soạng trong thế giới không có định hướng. Tuy nhiên, giờ đây con người sớm nhận thức được tính nghiêm trọng của tình huống và cố gắng tối đa để tìm ra giải pháp ngõ hầu thoát khỏi tình trạng đáng buồn này. Lý do chính của vấn đề này là con người thật sự biết rằng một cuộc sống có ý nghĩa không chỉ bao hàm khía cạnh vật chất mà còn có khía cạnh tâm linh. Nhưng, như mọi người đã biết, Tín ngưỡng Khoa học kỹ Thuật, Tín ngưỡng chủ nghĩa dân tộc v.v… những loại tôn giáo mới của cuộc cách mạng thứ hai, cũng không thể đáp ứng được nhu cầu bức thiết cho nhân loại như đã được chứng minh. Tuy nhiên, trong khi bàn thảo lại vấn đề này có lẽ sự trích dẫn sau đây nhằm để cũng cố mạnh mẽ giả thiết trên hy vọng sẽ có ích đối với chúng ta, vì các sự kiện đó đã xảy ra ở Nhật Bản, một đất nước có thể xem là hùng cường nhất trong mọi lãnh vực, không chỉ có thể làm tiêu biểu cho lối sống hiện nay của các nước văn minh châu Âu mà còn tiêu biểu cho Mỹ quốc, “Vùng Ðất Hứa” của nhiều quốc gia đang phát triển:

“Những điều tôi đang cố gắng để minh chứng là, mặc dầu chúng là một phần của thế giới hiện đại trong đó người Nhật đang sinh sống và làm việc, ở Nhật Bản niềm tin và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa dân tộc… đã không lấp đầy được khoảng trống tâm linh do việc suy thoái niềm tin vào các tôn giáo truyền thống gây ra.”

Thực ra, khi sự hiện hữu của ý tưởng về đấng Thượng đế đầy quyền uy không còn tác dụng nhiều đối với đại đa số nhân loại, thì tư tưởng cứu độ và giải thoát trên trần thế cũng tự động phai lạt dần trong tâm trí con người. Người ta trở nên thờ ơ với mọi chuyện xảy ra giữa cuộc đời, và sự thờ ơ đó đã mở đường cho một lối sống tàn bạo, không công bằng và bạo động khiến Krishnamurti, triết gia nổi tiếng Ấn Ðộ đã cảm thán như sau: “Người biết cách để tách hạt nguyên tử nhưng không có lòng yêu thương trong trái tim cũng giống như một con quỉ.”

Quả vậy, thật vô cùng mỉa mai khi chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng khuynh hướng của các loại tân tôn giáo khởi sinh trong thế kỷ mười bảy như đã giới thiệu ở trên đã từng bước biến trái tim con người trở thành sỏi đá. Nói khác đi, trên danh nghĩa của những loại tôn giáo này nhân loại đã hoàn toàn tập trung năng lực của mình vào chủ nghĩa vật chất và sự thoải mái của nó, bao gồm dục vọng xác thịt, tiền bạc, danh dự, của cải, v.v… thay cho giá trị của tình yêu thương, lo lắng, lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Con người đã đánh mất phương hướng về đời sống tâm linh của họ như Erich Fromm đã từng nói:

“Không thể trích dẫn ví dụ nào hay hơn để chỉ ra những người bị điếc trước câu hỏi được đặt ra cho sự hiện hữu bằng chính chúng ta, con người sống trong thế kỷ hia mươi này.” 

---o0o---



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương