KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Chương Một - Tổng Quan Duyên khởi



tải về 0.83 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Chương Một - Tổng Quan




Duyên khởi

Thành tựu của cái gọi là “nền văn minh khoa học kỹ thuật” của thế kỷ hai mươi đã làm cho nhân loại tin tưởng, có lẽ sai lầm, vào một tương lai sáng chói và triển vọng. Trong thập niên cuối của thế kỷ này hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đã say sưa với khẩu hiệu “bước vào thiên niên kỷ mới bằng đội tiên phong của nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Các quốc gia phát triển hy vọng tiến thẳng về phía trước để từng bước thỏa  mãn khát vọng của mình ngang qua lợi thế của thành quả của ngành khoa học kỹ thuật không gia điện toán. Trong khi ấy, những đất nước đang phát triển nỗ lực thu hoạch các mẫu mảnh, cả vật chất cũng như kiến thức, do bà con láng giềng phát triển bỏ lại một bên như là loại thặng dư. Nói chung, toàn bộ thế giới đang phô bày tất cả ham muốn của mình trong tiện nghi và thoải mái vật chất do sự thành tựu của nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật mang lại; và dường như họ đang trở thành kẻ miên hành trong thiên đàng của vật chất trần thế.

Tuy vậy, trong khi đại đa số con người trên hành tinh đang tắm mình trong nắng ấm của các thành tựu từ việc ứng dụng trí tuệ khoa học và tôn vinh nó như là một loại tôn giáo mới: “Tôn Giáo Khoa Học Kỹ Thuật”, thì mỉa mai thay đã có một sự nhất trí, ít nhất là giữa giới quan sát phê bình, những chính trị gia tỉnh táo, và ngay cả nhiều khoa học gia, cha đẻ hay trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm này, rằng có một điều gì đó có hại, bất an tiềm ẩn dưới tiến trình khoa học ấy, giống như mầm mống của bịnh Sida đang đe dọa sự sống của nhân loại. Càng ngày càng gia tăng không ngừng số lượng học giả quan tâm đến sự thật vừa nêu. Họ suy nghĩ, tính toán và cân nhắc một cách nghiêm túc việc bảo tồn sự sống và thật sự đã có cảm giác sợ hãi sâu sắc về khuynh hướng chung mà nền văn minh nhân loại đang diễn tiến. Số người ấy cảm thấy nghi ngờ đến chính sự sống còn của nhân loại. Ðối với họ, khuynh hướng này đang thực sự đưa nhân loại đến một cuộc đối đầu nguy hiểm: “đối đầu với sự sống còn của toàn bộ cuộc sống trên trái đất này”, nếu nó không sớm được rà soát và đánh giá lại. Trên thực tế, chính ngang qua lối sống hiện đại ấy mà con người đã tạo ra vô số khủng hoảng cho chính họ cũng như cho thế giới tự nhiên. Sau đây là một vài nét điển hình về cuộc khủng hoảng mà các nền văn hoá được mệnh danh là “những quốc gia phát triển hay các miền đất hứa” đã gây ra.

 

---o0o---


Khủng hoảng lý tưởng sống-  Khủng hoảng đời sống con người


Trước tiên, Erich Fromm đã nêu ra một điểm qua trọng để chúng ta suy nghĩ, khi ông nói rằng:

“Dùng trí năng kiểm soát thiên nhiên và sự sản xuất càng ngày càng nhiều đồ vật đã trên nên mục tiêu tối quan trọng của sự sống. Trong tiến trình này con người đã tự biến mình thành đồ vật, cuộc sống đã bị lệ thuộc vào tài sản; quan niệm “hiện hữu” bị chi phối bởi quan niệm “sở hữu”. Trong khi căn nguyên của nền văn hóa Tây phương, bao gồm cả Hy Lạp lẫn Do Thái, xem mục tiêu của cuộc đời là hoàn thiện con người, con người thời đại ngày nay chỉ quan tâm đến hoàn thiện đồ vật, và học cách để tạo ra chúng”.

Hàng loạt rắc rối nối kết theo như là hệ quả hiển nhiên từ quan điểm trên hướng đến cuộc sống như đã được giáo sư tiến sĩ Trover Ling trình bày trong tác phẩm triết học so sánh: “Ðức Phật, Max, và Thượng Ðế” (Buddha, Max và God). Theo Trover Ling, người phương Tây đã tạo ra vô số vật chất của cải, nhưng đồng thời họ cũng đã giết hại hàng triệu mạng sống của con người qua sự bùng nổ một khối lượng  bạo động khủng khiếp, mà một cách bóng bẩy họ gọi là chiến tranh: Ðây là cái xã hội được mệnh danh là xã hội tỉnh táo. Nhiều nghiên cứu văn bản học có giá trị đã chứng minh rằng chính xã hội này đã phải chịu sự tổn thương với tỷ lệ cực kỳ cao về hành động tự tử, giết người, và rựợu chè; và các hiện tượng đó đã chứng tỏ rằng phương Tây là một xã hội bệnh hoạn. Sự giàu có gia tăng đi kèm với việc gia tăng số lượng người nghiện rượu và tự vận. Căn cứ vào dữ liệu được Liên Hiệp Quốc thống kê hằng năm, quốc gia có kỷ lục tệ hại nhất về cả việc tự tử lẫn rượu chè là Hoa Kỳ, Ðan Mạch, Tân Tây Lan, và Thụy Ðiển. Nói khác đi, những đất nước được tự cho là dân chủ, an bình và thịnh vượng nhất đó đang càng ngày càng trở nên khốn khổ với vô số căn bệnh hiểm nghèo. Bình luận về tác phẩm “Xã Hội Tỉnh Táo của Erich Fromm”, Trover Ling nhận định rằng hình ảnh rõ ràng của một xã hội điên cuồng đặc biệt liên quan đến Hoa Kỳ nhiều hơn là những quốc gia Châu Âu; nhưng thực tế, khuynh hướng xã hội của các nước ở Châu Âu đang diễn biến như tình huống ở Hoa Kỳ.

Nhưng đây không phải là tất cả! Trover Ling tiếp tục nói rằng, giả thiết rằng thế giới này tránh được hiểm họa chiến tranh, Erich Fromm đã cảm nhận được sự nguy hiểm khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải đối đầu khi thế giới của con người trở thành thế giới người máy. Sự thật có thể là những người mấy ấy sẽ nổi loạn khi chúng không còn có thể chịu đựng được nổi buồn chán của một cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa, vì vậy chúng muốn huỷ diệt thế giới và huỷ diệt cả chính mình. Erich Fromm kết luận rằng Hoa Kỳ, đất nước tiến bộ nhất và thịnh vượng nhất về vật chất, đã biểu hiện mức độ to lớn nhất về sự mất cân đối tinh thần.

Ngoài hình thái hủy diệt mang tính thế tục, một số tôn giáo cuồng tín nguy hiểm đã cộng thêm hàng loạt nguy cơ vào kỷ nguyên mà chúng ta đang sống. Những việc làm cực kỳ nguy hiểm của cái gọi là “Giáo Phái Ðộc Dược” và “Linh Hồn Lưu Lạc” là vài trường hợp điển hình. Giáo chủ của tín ngưỡng ấy là một người Nhật, tên là Shoko Asahara. Giáo phái này nổi lên ở Nhật Bản rồi lan tràn sang Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nơi khác. Tín đồ của họ không chỉ bao gồm một số lượng lớn sinh viên, học sinh, mà còn có các học giả, bác sĩ, giáo sư từ nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh những khủng hoảng điên cuồng vừa nêu, sự tan rã tinh thần của tập thể Tổ Chức Máy Tính Hoa Kỳ, gọi là “The Maker”, cũng đã góp phần chứng minh một cách hùng hồn rằng chúng ta thật sự đang sống trong thời đại nguy hiểm. 

---o0o---


Khủng hoảng thế giới tự nhiên


Nhân loại ngày nay đang tự đặt mình trong tình huống thật là liều lĩnh ngang qua hàng loạt việc làm vô nghĩa và tàn nhẫn, không chỉ đối với chính họ mà có lẽ toàn bộ đời sống trên hành tinh này cũng chung số phận và sẽ bị tiêu diệt! Chúng ta ắt hẳn sẽ rùng mình khi nhìn thấy thoáng qua các thảm họa mà con người khắp thế giới phải gánh chịu trong thời gian vừa qua. Có lẽ đây là dấu hiệu rõ ràng cho sự kiện trên. Không có gì để nghi ngờ về sự thật rằng, lúc này chính thế giới tự nhiên với tư thế tự vệ đang giận dữ chống lại con người ngang qua những hình thức bão táp, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, v.v… Có lẽ chúng ta sẽ không lạc đề khi trích dẫn lời phát biểu của nhà sử học người Mỹ, Arnold.J. Toynbee, ra đây để minh họa cho lập luận trên:

“Dường như không có gì để ghi ngờ rằng quyền lực kiểm soát môi trường của con người đã đạt tới một mức độ mà ở đó quyền lực này sẽ dẫn đến sự tự diệt vong nếu như người ta tiếp tục sử dụng nó để phục vụ tham vọng của mình…”

Như vậy, thật sự chúng ta đang đối mặt với một tình huống rất đáng sợ! Khủng hoảng là một sự thật không thể chối cãi! Nhưng điều gì thực sự đã tạo ra tình huống như vậy? Ðể trả lời cho câu đó, chúng ta cần phải nghiên cứu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng. Nói cách khác, chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân đưa con người rơi vào cơn rối loạn này. 

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương