Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Hương Giang LỜi cảM ƠN


Về xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài liệu số



tải về 337.17 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích337.17 Kb.
#21033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.2.1. Về xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài liệu số


- Trung tâm cần chủ động nghiên cứu, đề ra các chính sách tăng cường, phát triển nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc sử dụng nguồn tài nguyên số của Trung tâm.

- Phát triển nguồn tin nội sinh theo hướng là bộ phận quan trọng của Intranet trường đại học, phát triển nguồn nội sinh để tạo một Cổng thông tin phục vụ nghiên cứu, đào tạo - đặc biệt là đào tạo từ xa, đào tạo trên mạng. Sự phát triển nguồn tin dạng số, khai thác trực tuyến trên mạng sẽ là xu thế quan trọng để Trung tâm TT-TV HVCNBCVT hướng tới trước nhu cầu phát triển của Học viện.

- Hình thành một số đề án phát triển nguồn tin nội sinh như: Cơ sở hạ tầng, bộ sưu tập số (các luận án - luận văn), bộ sưu tập các chương trình, các kết quả nghiên cứu và các tư liệu điều tra, bộ sưu tập các giáo trình và hệ thống các tư liệu sát hạch, bộ sưu tập các kỷ yếu hội nghị, hội thảo,… Một sự phân bố hợp lý cũng như hình thành các chính sách kết hợp sẽ tạo cho việc đi đến mục đích cuối cùng của chúng ta, đó là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn nội sinh của các trường đại học.

- Bổ sung CSDL online sách, báo, tạp chí điện tử nước ngoài về các ngành Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật. Để làm được điều này Trung tâm cần triển khai xây dựng chính sách nhằm tăng cường chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong và ngoài nước. Có thể nói không một thư viện nào trên thế giới có đủ điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng tất cả các nhu cầu thông tin của bạn đọc. Chính vì vậy, việc tăng cường chia sẻ và khai thác nguồn thông tin giữa các thư viện là rất cần thiết, đặc biệt là các thư viện có cùng đặc điểm. Điều này sẽ làm giảm được chi phí đầu tư, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông tin của thư viện. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các thư viện trong nước chưa thực hiện được điều này.


3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật


- Hiện nay Trung tâm có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện và đầy đủ phục vụ cho việc tra cứu tìm kiếm tài liệu và cho công tác chuyên môn nghiệp vụ Thông tin - Thư viện. Tuy nhiên tin học hóa công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vì thế Trung tâm cần có chính sách đầu tư các trang thiết bị hiện đại, mới cập nhật một cách hợp lý. Trước tiên phải tăng cường nâng cấp các máy chủ để triển khai áp dụng Dspace cho các thư viện, hệ thống đơn vị trong Học viện

- Cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật theo dõi và quản lý lượt truy cập Dspace của bạn đọc nhằm kiểm soát tình hình cũng như chất lượng tài liệu đến với người dùng tin. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, thúc đẩy người dùng tin sử dụng tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ: So sánh lượt bạn đọc của hai tháng, nếu tháng trước có nhiều hơn tháng sau mà không rõ nguyên nhân thì ta có thể tiến hành lấy ý kiến bạn đọc, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp từ phản ánh đó.

3.2.3. Đội ngũ cán bộ


Đội ngũ cán bộ là một trong bốn yếu tố cấu thành nên hoạt động Thông tin - Thư viện. Chính vì lẽ đó, cán bộ Trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công tác thư viện có hoạt động thành công, phát triển tích cực, thu hút độc giả hay không đều do cách quản lý của đội ngũ cán bộ. Vì thế Trung tâm phải thường xuyên nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ:

- Khuyến khích học thêm ngoại ngữ và tin học

- Cử cán bộ tham quan, học tập tại các Trung tâm, Thư viện trong nước và ngoài nước

- Cử các cán bộ chuyên môn đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các Thư viện trong và ngoài nước

- Tăng cường đào tạo cán bộ về Công nghệ thông tin và công nghệ số hóa tư liệu và xây dựng Thư viện số.

3.2.4. Đào tạo người dùng tin.


- Thư viện phải tổ chức huấn luyện người dùng tin sử dụng các kỹ năng tìm kiếm (từ cơ bản đến nâng cao) và khai thác các tài liệu điện tử, hỗ trợ người sử dụng cài đặt các phần mềm hỗ trợ đọc các kiểu file như: .prc, .pdf,…

- Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo “Kiến thức thông tin cho sinh viên năm thứ nhất” để tạo nền tảng bước đầu cho các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất để phục vụ công tác học tập trong trường.


KẾT LUẬN


Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, ngành thư viện Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời phải tuân thủ những quy định chung, trong đó có quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ. Trong điều kiện khó khăn về tài chính cũng như trình độ hạn chế về Công nghệ thông tin của các thư viện Việt Nam hiện nay, giải pháp sử dụng phần mềm nguồn mở sẽ góp phần giải quyết những khó khăn mà các thư viện tại Việt Nam đang gặp phải.

Thư viện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy trong một trường đại học. Nhu cầu này ngày càng cao, do đó giá trị nghiệp vụ thư viện cũng thay đổi từ chỗ thư viện là nơi tập trung thông tin chờ người đến sử dụng, người cán bộ thư viện đóng vai trò thụ động thì ngày nay thư viện đã là nới đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, người cán bộ đóng vai trò chủ động là người cung cấp thông tin làm phong phú thêm nguồn tri thức vì lợi ích của độc giả. Phần mềm nguồn mở Dspace là một trong những công nghệ mới giúp người quản lý thông tin thực hiện được vai trò chủ động trên nhằm giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên học tập, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy.

Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong những Trung tâm sớm tiến hành sử dụng phần mềm Dspace và đã đạt được nhiều thành tựu khi phát huy được thế mạnh của nguồn lực thông tin góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại Học viện. Mặc dù còn tồn tại một vài hạn chế xong việc ứng dụng phần mềm Dspace để xây dựng, quản lý tài liệu số tại Trung tâm đã mang lại hiệu quả cao, thiết thực đến mọi độc giả trong và ngoài Học viện.

Trong thời gian tới, để xây dựng Thư viện số hoàn thiện hơn, Trung tâm TT-TV HVCNBCVT đã có những bước đi vững chắc trong công tác phát triển nguồn tài nguyên số để đem lại hiệu quả phục vụ cao hơn.

Hy vọng sự phát triển của Bộ sưu tập tài nguyên số trên phần mềm Dspace tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT sẽ ngày càng phát triển về số lương và chất lượng và đưa Trung tâm trở thành một trong những thư viện trường đại học tiên tiến và hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bùi Loan Thùy (2012), “Quản lý tài liệu điện tử bằng Dspace tại Trung tâm Thông tin – Thư viện”, Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh// Tạp chí Thông tin và Tư liệu,

2. Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương,

3. Đặng Ngọc Tuyển và Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2012), “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng mô hình thư viện điện tử tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”// Báo cáo nghiên cứu khoa học,

4. Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty (2008), “Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số”,

5. Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty (2007), “Tham luận tại Hội thảo khoa học Thông tin - Thư viện Đà Lạt”,

6. Lê Ngọc Diệp (2013), “Sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động thư viện tại Việt Nam”// Tạp chí Thông tin và Tư liệu,

7. Nguyễn Hoàng Sơn (2011), “Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế giới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam”// Tạp chí Thông tin và Tư liệu,

8. Nguyễn Hoàng Sơn (2006), “Đào tạo nguồn nhân lực thư viện số: yếu tố quan trọng phát triển nguồn nhân lực thư viện số”. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Ngành Thông tin – Thư viện trong xã hội thông tin. ĐHQG,

9. Nguyễn Hoàng Sơn (2007), “Nghiên cứu thư viện số trên thế giới và định hướng nghiên cứu thư viện số tại Việt Nam = Digital libraries development in Vietnam: Sharing experience (10th ICADL)”. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia,

10. Nguyễn Minh Hiệp (2007), “Sử dụng Greenstone để xây dựng sư tập thư viện số”// Tạp chí Thư viện Việt Nam,

11. Nguyễn Minh Hiệp (2006), “Thư viện số với hệ thống nguồn mở”// Bản tin thư viện công nghệ thông tin,

12. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2012), “Tập bài giảng về Thư viện điện tử”,

13. Nguyễn Văn Hành (2011), “Công tác Thông tin - Thư viện phục vụ đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”. Trung tâm Thông tin Thư viện Học viên CNBCVT,

14. Nguyễn Văn Hành (2009), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thông tin - Thư viện tại Học viện CNBCVT”// Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học,

15. Trần Thị Quý và Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa hoạt động Thông tin - Thư viện,

16. Vũ Thị Nha (2007), “Vài thách thức đối với thư viện số và những chiến lược đối phó”// Tạp chí Thư viện Việt Nam,

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

17. What is Dspace at MIT, dspace/ Dspace MIT Libraries.html

18. Tull, Laura. The KnowledgeBan: Powered by Dspace/ Ohio State University Libraries, WiLSWorld July 27, 2004

Website tham khảo trực tuyến

19. Cổng thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



http://ptit.edu.vn/wps/portal

20. Website truy cập Thư viện số của Trung tâm – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: http://dlib.ptit.edu.vn/password-login

21. Dspace, http://www.dspace.org

22. Greenstone, http://www.greenstone.org

23. Dspace, http://www.dspace.mit.edu/

24. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở Dspace



http://vietnamlib.net/forum/Thread-gioi-thieu-phan-mem-ma-nguon-mo-dspace--439

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Văn bản có liên quan: Hướng dẫn biên mục theo chuẩn Dublin Core của Trung tâm

STT

Các yếu tố

Diễn giải

Hướng dẫn

Ví dụ

1

Title

(Nhan đề)



Nhan đề của tài liệu

- Nhập đầy đủ nhan đề chính như ghi trên trang tên sách (Tuân thủ đúng nguyên bản của nhan đề về viết tắt hay viết in hoa trong nhan đề)

- Format: Unicode, Size, not Bold, not Italic



Bài giảng Cấu kiện Điện tử và Quang điện tử

2

Creator

(Tác giả)



Tác giả của tài liệu, bao gồm cả tác giả cá nhân và tác giả tập thể

- Mô tả theo trật tự thuận Họ-Đệm-Tên, sau họ có dấu phẩy

- Tài liệu có nhiều tác giả, nhập tối đa 3 tác giả

- Áp dụng cho biên mục sách


Trần, Thục Linh

3

Subject

(Chủ đề)


Chủ đề tài liệu để cập đề cập dùng để phân loại tài liệu. Có thể thể hiện bằng từ, cụm từ /(Khung chủ đề), hoặc chỉ số phân loại/ (Khung phân loại)

- Ghi chủ đề tài liệu (theo LCSH hoặc Sears List); phân cách Tiêu đề chính và Tiểu phân mục bằng dấu cách giữa đôi cách khoảng đầu và cuối chuyên ngành của tài liệu

- Từ khóa (có kiểm soát)



Cấu kiện điện tử - Bài giảng
Kỹ thuật điện tử

Điện tử, Cấu kiện điện tử



4

Description

(Mô tả)


Tóm tắt nội dung tài liệu. Có thể bao gồm tóm tắt, chú thích, mục lục, đoạn văn bản để làm rõ nội dung…

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liệt kê tên các chương lớn

Tài liệu gồm 8 chương:

Giới thiệu chung; Cấu kiện thụ động; Vật lý bán dẫn; Diode; BJT; FET; Thiristors; Cấu kiện quang điện tử




5

Publisher

(Xuất bản)



Nhà xuất bản, nơi ban hành tài liệu có thể là tên tác giả, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ…

Ghi tên nhà xuất bản của tài liệu

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

6

Contributor

(Tác giả cùng tham gia)



Tên những người cùng tham gia cộng tác đóng góp vào nội dung tài liệu, có thể là cá nhân, tổ chức…

Trong trường hợp có tác giả phụ thì ghi ở đây, lựa chọn cho phù hợp: (áp dụng cho biên mục Luận văn, Luận án)

Contributor.adivisor

Contributor.author

Contributor.editor

Contributor.other





7

Date (Ngày tháng)

Ngày tháng có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản hay công bố tư liệu:

- Ngày nhập văn bản

- Ngày ban hành văn bản

- Ngày cập nhật văn bản



Ghi năm xuất bản của tài liệu

Chỉ sử dụng cho năm xuất bản tài liệu, không dùng ngày tháng (không phải năm Upload tài liệu).



2009

8

Type

(Loại hình)



Kiểu văn bản, hình thức vật chứa nội dung tư liệu

Loại hình tài liệu (Tùy chọn theo loại hình tài liệu nhập vào)

Slide Bài giảng

9

Format

(Định dạng tài liệu)



Mô tả sự trình bày vật lý của tài liệu, có thể bao gồm: vật mang tin, kích cỡ độ dài, kiểu dữ liệu (.doc, .html, .jpg, .xls, phần mềm…)

Tự động

Digital

5.28mb


Text/pdf

10

Identifier

(Định danh)



Các thông tin về định danh tài liệu, các nguồn tham chiếu đến, hoặc chuỗi ký tự để định vị tài nguyên: URL (Uniform Resource Locators)

(bắt đầu bằng http://), URN (Uniform Resrource Name), ISBN (International Standard Book Numbers), ISSN (International Standard Serial Number), SICI (Serial Item & Contribution Identifier),…



- Tùy chọn tùy theo dạng tài liệu nhập vào

- Thêm ký hiệu phân loại và định danh tác giả vào:

Identifier.ddc: Ký hiệu phân loại DDC

Identifier.other: Mã chuyên ngành Luận án, Luận văn



658.3

Mã số: 60.48.15



11

Source

(Nguồn)


Các thông tin về xuất xứ của tài liệu, tham chiếu đến nguồn mà tài liệu hiện mô tả được trích ra/ tạo ra, nguồn cũng có thể là đường dẫn (URL),URN,

ISBN,ISNN…




- ISBN

- ISSN


- Số đăng ký cá biệt tài liệu

VL/00337

12

Language

(Ngôn ngữ)



Ngôn ngữ của nội dung tư liệu

Tùy chọn theo ngôn ngữ chính của tài liệu nhập vào

Vie

13

Relation

(Liên kết)



Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác, có thể dùng đường dẫn (URL),URN,

ISBN, ISSN…



- Ghi số định danh của bản cứng vào:

dc.relation.hasversion

- Tên tạp chí; Tập, số, năm

658.3

NG-H 2012

Tạp chí KH&CN ; Tập 51, số 4A, (2003)


14

Coverage

(Nơi chứa)



Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô hoặc mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là địa điểm, không gian hoặc thời gian, tọa độ…




Hà Nội

15

Right

(Bản quyền)



Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu




Tất cả mọi người




Read

(Nhóm) có quyền đọc




Tất cả mọi người/có phân biệt




Write

(Nhóm) có quyền sửa




Nhân viên




Delete

(Nhóm) có quyền xóa




Người quản lý



Trưởng Trung tâm

Phụ lục 2 : Hình ảnh minh họa

Hình ảnh 1 : Website của Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.


Hình ảnh 2 : Thư viện số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Hình ảnh 3 : Bộ sưu tập số trên phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



K55 – Thông tin – Thư viện





tải về 337.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương