Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Hương Giang LỜi cảM ƠN


Giới thiệu về phần mềm Dspace



tải về 337.17 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích337.17 Kb.
#21033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. Giới thiệu về phần mềm Dspace

1.2.1. Sự ra đời và phát triển của Dspace


Dspace là một bộ phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên Internet, cho phép các thư viện, các cơ quan nghiên cứu phát triển và mở rộng. Nó cung cấp một phương thức mới trong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet.

Dspace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có hơn 1000 trường đại học và các tổ chức văn hóa sử dụng phần mềm số Dspace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: sách, tạp chí, luận văn và các sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim...


1.2.2. Vai trò của Dspace


Dspace được sử dụng cơ bản như một phầm mềm lưu trữ và phân phối tài liệu số với ba vai trò chính:

- Tạo điều kiện thu thập và quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu

- Tạo điều kiện cho việc truy cập tài liệu được dễ dàng, bằng việc liệt kê và tìm kiếm

- Tạo điều kiện để việc bảo quản tài liệu lâu dài


1.2.3. Đặc điểm cấu trúc của Dspace

Mô hình thông tin của hệ thống


Dspace được thiết kế để tạo thuận lợi cho các cá nhân có thể đóng góp các tài nguyên số vào hệ thống một cách dễ dàng. Mô hình thông tin của hệ thống được xây dựng xung quanh ý tưởng “Communities” tổ chức các đơn vị trực thuộc của một tổ chức nghiên cứu, một trường đại học có nhu cầu quản lý thông tin đặc biệt.

Dspace có cấu trúc phân cấp theo dạng cây thư mục với các Đơn vị và Bộ sưu tập. Đơn vị dùng để quản lý các đơn vị con và các bộ sưu tập còn bộ sưu tập để quản lý tài liệu. Đồng thời với việc phân cấp các đơn vị và các bộ sưu tập, Dspace còn cho phép phân cấp quản lý đối với các đơn vị và các bộ sưu tập này.


Kiến trúc của hệ thống

Kiến trúc hệ thống của Dspace là một kiến trúc gồm 3 lớp:

- Lớp lưu trữ

- Lớp nghiệp vụ

- Lớp ứng dụng

Các lớp lưu trữ được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống tập tin, quản lý bởi các bảng trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL… Lớp nghiệp vụ là lớp các chức năng cụ thể Dspace, bao gồm các Module luồng công việc, quản lý nội dung, quản trị, tìm kiếm và duyệt tài liệu. Mỗi Module có một API để cho phép Dspace tùy chỉnh, nâng cấp các chức năng phù hợp với từng đối tượng. Cuối cùng, lớp ứng dụng bao gồm các giao diện cho hệ thống giao diện người dùng web và bộ xử lý máy chủ để giải quyết định danh liên tục (Handle) đến các biểu ghi trong Dspace.



Nền tảng Công nghệ Thông tin

Dspace được thiết kế trên nền tảng UNIX. Hiện nay đã có phiên bản trên nền tảng hệ điều hành Window. Các mã ban đầu được lập trình bằng ngôn ngữ Java.

Các thành phần khác: Hệ quản trị CSDL sử dụng PostgreSQL; máy chủ web và Java Servlet sử dụng Apache và Tomcat; Jena – một bộ công cụ RDF được phát triển từ HP Labs, OAICat từ OCLC

1.2.4. Ưu điểm của phần mềm Dspace.


Ưu điểm nổi bật

- Có cộng đồng người sử dụng lớn và phát triển rộng rãi trên khắp thế giới.

- Phần mềm mã nguồn mở, miễn phí

- Được sử dụng cho các tổ chức giáo dục, chính phủ, tư nhân và thương mại

- Giao diện dạng web dễ dàng cho việc sử dụng

- Tùy chỉnh theo nhu cầu của người dùng

- Cài đặt dễ dàng, sử dụng trên nhiều hệ điều hành như Window, Linux, Unix…Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgresSQL hoặc Oracle.

- Quản lý và lưu trữ các dạng tài nguyên số.

- Tài liệu được biên mục theo chuẩn Dublin Core đơn giản, phổ biến và thông dụng.

- Khả năng tìm kiếm tài liệu toàn văn

- Phân quyền và bảo mật cao. Có thể phân quyền đến từng tài khoản cho người dùng, đến từng bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu. Các quyền được cấu hình khá chi tiết như: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xem toàn văn…

- Hỗ trợ đa ngôn ngữ trong đó có Tiếng Việt

- Hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu từ Phần mềm Greenstone sang Dspace

Những tính năng vượt trội hơn so với Phần mềm Greenstone

- Khả năng tùy chỉnh giao diện cao. Giao diện thống nhất chung cho toàn bộ bộ sưu tập

- Phần mềm Dspace như một website. Tất cả thao tác đều được thông qua web: Biên mục, Truy cập thông tin… Khi cần bổ sung tài liệu cho các bộ sưu tập không cần phải xây dựng lại từ đầu như Greenstone. Dspace có cấu trúc các bộ sưu tập theo nhiều cấp

- Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu độc lập đáp ứng tốt với Thư viện có số lượng tài liệu lớn

- Khả năng phân quyền mạnh. Có thể phân quyền từng tài khoản người dùng đến từng bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu. Các quyền được cấu hình khá chi tiết như quyền: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xem toàn văn…

- Có nhiều kiểu báo cáo: Lượt truy cập, lượt xem biểu ghi thư mục, lượt download…

Với những ưu điểm vượt trội so với Phần mềm Greenstone mà tại Việt Nam đã và đang có rất nhiều Trung tâm Thông tin - Thư viện tại các trường đại học áp dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace như: Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện CNBCVT, Thư viện Đại học Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Đà Lạt…

Qua quá trình thực tập tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT, được thực hành và sử dụng phần mềm Dspace. Sau đây tôi xin giới thiệu thực trạng quá trình áp dụng Dspace tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DSPACE TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

2.1. Các tiền đề áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

2.1.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

2.1.1.1. Quá trình hình thành


Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện CNBCVT thành lập theo quyết định số 397/TCCB ngày 30/05/2006 của Giám đốc Học viện trên cơ sở sáp nhập bộ phận Thư viện của phòng Quản lý đào tạo cũ, Trung tâm Internet Plaza, Trung tâm Internet A3 thuộc Khoa Công nghệ thông tin 1.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ


  • Chức năng

- Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ thông tin - thư viện trong toàn Học viện.

- Tổ chức và quản lý công tác Thông tin - Thư viện phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Cơ sở Hà Đông.



  • Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác thông tin - thư viện tại Cơ sở Hà Đông

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thư viện Cơ sở Hà Đông từ nguồn trong nước và nước ngoài đáp ứng những nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện; thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn  thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Học viện, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ thông tin - thư viện trong toàn Học viện; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ làm công tác thông tin - thư viện trong toàn Học viện.




tải về 337.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương