Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Hương Giang LỜi cảM ƠN


Mục đích nghiên cứu của đề tài



tải về 337.17 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích337.17 Kb.
#21033
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


Nghiên cứu thực trạng áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa phần mềm Dspace tại Trung tâm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Nghiên cứu về phần mềm Dspace nói riêng và Thư viện số nói chung một cách khái quát

- Nghiên cứu thực trạng công tác áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hai năm gần đây.


4. Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập khảo sát tài liệu

- Nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp thống kê, so sánh.


5. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu khoa học bao gồm ba chương sau đây:

Chương 1. Tổng quan chuẩn biên mục Dublin Core và Phần mềm mã nguồn mở thư viện số Dspace.

Chương 2. Thực trạng áp dụng Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Chương 3. Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUẨN BIÊN MỤC DUBLIN CORE VÀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ THƯ VIỆN SỐ DSPACE

1.1. Khái quát về thư viện số và chuẩn biên mục Dublin Core

1.1.1. Khái quát về thư viện số

1.1.1.1. Khái niệm về thư viện điện tử


Thư viện điện tử (TVĐT) là một khái niệm chưa được định nghĩa thống nhất và còn nhiều tranh luận. Đôi khi việc sử dụng còn lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm “Thư viện không biên giới”, “Thư viện được nối mạng”, “Thư viện số”, “Thư viện ảo”, “Thư viện tin học hóa”, “Thư viện đa phương tiện”, “Thư viện logic”, “Thư viện văn phòng”,…

Thuật ngữ Thư viện điện tử (Electronic Library) có thể được sử dụng theo ý nghĩa tổng quát nhất cho mọi loại hình thư viện đã được tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ. Thư viện điện tử có thể được coi như là địa điểm để người sử dụng có thể thực hiện công việc mà họ vẫn thường làm với thư viện truyền thống, nhưng đã được điện tử hóa.

Khái niệm về Thư viện điện tử có thể được định nghĩa như sau: “Đó là một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính với tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số” [5]. Mặt khác, thư viện điện tử cũng có thể hiểu một cách tổng quát, đó là: “Một loại hình thư viện đã tin học hóa gồm toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Đó còn là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống, nhưng đã được tin học hóa. Và nguồn lực của thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa” [5]

Theo Roy Tennant (1999): “Một thư viện phải có một kho thông tin với các loại hình tài liệu (sách, báo, băng Video, CD - ROM…) được tổ chức và kèm theo các dịch vụ cần có để đảm bảo cho người dùng tin sử dụng chúng”.

“Một thư viện điện tử phải bao gồm các tài liệu điện tử và các dịch vụ kèm theo. Các tài liệu điện tử có thể bao gồm tất cả các tài liệu số cũng như các loại hình thông tin điện tử dạng Analog mà cần có các thiết bị để sử dụng. Ví dụ như băng Video, cassette…

Còn theo Nguyễn Minh Hiệp (2006): “TVĐT là một thư viện phục vụ thông tin bằng điện tử với nguồn lực thông tin điện tử được truy cập từ những tư liệu điện tử bao gồm CD-ROM, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,… thông qua máy tính và mạng máy tính”.

Tóm lại, TVĐT là thư viện chỉ sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Và như vậy, có thể hiểu một cách nôm na rằng, TVĐT là một loại thư viện mà khi hoạt động thì việc phục vụ bạn đọc thông qua hệ thống máy tính đã được nối mạng…

Thư viện điện tử ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia thư viện, xuất bản, các nhà khoa học và công nghệ hướng về mục tiêu tiếp cận tới đầy đủ thông tin, ở mọi lúc, mọi nơi.


1.1.1.2. Khái niệm về thư viện số


Có thể nói thư viện số là bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay có thể nói cách khác, là thư viện điện tử cao cấp, cho phép đọc được thông tin toàn văn sau khi đã số hóa hầu hết các tư liệu, đặc biệt là các tư liệu dưới dạng đồ họa (như tranh ảnh, bản đồ,…) và đa phương tiện (multimedia) nói chung.

Philip Barker cũng phân biệt thư viện điện tử và thư viện số theo một kiểu khác. Ông cho rằng thư viện điện tử lưu trữ và phục vụ cả ấn phẩm lẫn tư liệu điện tử (tư liệu số hóa), trong khi đó thư viện số chỉ lưu trữ các tư liệu điện tử mà thôi.

Thư viện số là hình thức kết hợp giữa thiết bị tính toán, lưu trữ và truyền thông số với nội dung và phần mềm cần thiết để tái tạo, thúc đẩy và mở rộng các dịch vụ của các thư viện truyền thống vốn dựa trên các biện pháp thu thập, biên mục và phổ biến thông tin trên giấy và các tư liệu khác.

Theo Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết (2001): “Thư viện số là thư viện chứa đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên các phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ”.

Theo Ian H. Witten (2006): “Thư viện số là tập hợp những bộ sưu tập thông tin của các đối tượng số hoặc đã được số hóa có tổ chức và tập trung. Tập trung theo đề tài hay chủ đề và có tổ chức để thông tin dễ truy cập và lưu trữ theo những tiêu chuẩn chuyên biệt.

“Thư viện số (TVS) là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông” [4].

Nghiên cứu về thư viện số bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, xã hội và chính trị đan xen vào nhau. Khái niệm thư viện số không chỉ tương đương với một sưu tập số hóa và công cụ quản trị thông tin. Là một môi trường tập hợp các sưu tập, dịch vụ và con người để hỗ trợ cho một chu trình hoàn chỉnh của việc sáng lập, phổ biến sử dụng và bảo quản dữ liệu, thông tin, tri thức (Hội thảo Santa Fe về môi trường làm việc phổ biến tri thức) và có hàm ý về một môi trường mạng cung cấp nội dung.

Hiện nay quá trình nghiên cứu thế hệ tiếp theo của các thư viện số nhằm thúc đẩy việc sử dụng và nâng cao tính khả dụng của các nguồn tin được nối mạng và phổ biến trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cũng động viên khuyến khích các dự án phát triển các công cụ phát hiện, quản trị tìm và phân tích thông tin hướng về các lĩnh vực ứng dụng và cải tiến đổi mới.

Trong tương lai không xa, thư viện số cần phải liên kết cả ấn phẩm và tư liệu số và vấn đề chủ yếu là cho phép bao quát được cả kho tin cực lớn. Với mục tiêu hiện tại là phát triển được các kho tư liệu được số hóa ngày một nhiều và khai thác được đầy đủ các cơ hội do các tư liệu dưới dạng số tạo ra. Như vậy, tính chất đầy đủ và giá trị của vốn tư liệu có thể gia tăng do khả năng tích hợp tư liệu dưới dạng số và phương pháp truy cập dễ dàng.

Khái niệm “thư viện số” và “thư viện điện tử” tương đối giống nhau, song hành cùng nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt và đặc trưng riêng không thể trộn lẫn.



1.1.1.3. Khái niệm tài liệu số

Bộ phận cốt yếu khi xây dựng thư viện số chính là nguồn tài liệu số. Xây dựng nguồn tài nguyên số là một xu thế tất yếu vì mục đích sao lưu, bảo quản tài liệu, mở rộng đối tượng phục vụ và chia sẻ tài nguyên, tận dụng tối đa và có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị thông tin như hiện nay, việc xây dựng và bảo quản nguồn tài nguyên số của các thư viện đã góp phần đáp ứng một số lượng lớn nhu cầu của người dùng tin.

“Tài liệu số” là những tài liệu được lưu trữ bằng máy tính. Tài liệu số có thể được tạo lập bằng máy tính như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ những tài liệu khác. Tài liệu số cũng được đề cập đến như tài liệu điện tử.

Tài liệu số được sử dụng thông qua các hình thức:

- Tạo lập tài liệu gốc bằng máy tính thông qua việc xử lý các file văn bản, hình ảnh bảng biểu…

- Tạo lập tài liệu số thông qua hình thức chuyển đổi định dạng các tài liệu được tạo lập ở các dạng khác.

Chung quy, có thể hiểu tài liệu số là thông tin được tổ chức dưới dạng số, được lưu trữ, xử lý và được truyền đi thông qua thiết bị số và mạng



tải về 337.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương