KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang19/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ


STT

Nội dung

Địa phương



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 19 và tuyến đường tránh đường Hồ Chí Minh qua thành phố Pleiku nhằm giảm mật độ lưu lượng qua trung tâm thành phố Pleiku, bảo đảm an toàn giao thông.

Gia Lai



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm bố trí vốn chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư xây dựng mới Trường Cao đẳng nghề và nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật lên Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật, nâng cấp Trường Trung cấp Y tế lên Trường Cao đẳng Y tế, với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Gia Lai



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tư xây dựng cho Gia Lai một trung tâm thi đấu thể dục thể thao, trong đó có hạng mục Nhà thi đấu đa năng với sức chứa 4.000 - 5.000 chỗ ngồi và các công trình phục vụ cho các môn thi đấu ngoài trời.

Gia Lai



Đề nghị Bộ bố trí vốn đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng và học viên trung học chuyên nghiệp ở thành phố Pleiku, nhằm tạo điều kiện cho học viên, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng bảo trợ xã hội có nơi ở ổn định, yên tâm học tập.

Gia Lai



Nguồn vốn Trung ương cân đối hằng năm xây dựng hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh chỉ đạt 50% nhu cầu, nên việc triển khai xây dựng rất chậm. Đề nghị Bộ trình Chính phủ quan tâm tăng nguồn vốn đầu tư cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tỉnh Gia Lai, mỗi năm khoảng từ 80 - 100 tỷ đồng.

Gia Lai



Đề nghị Bộ quan tâm hỗ trợ cho tỉnh Gia Lai kinh phí thực hiện Dự án quy hoạch thành phố Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố Pleiku tỷ lệ 1/500.

Gia Lai



Toàn tỉnh hiện có 16 trường dân tộc nội trú cấp huyện và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Trung ương đã thống nhất chủ trương đầu tư nâng quy mô các trường dân tộc nội trú cấp huyện lên 300 học sinh/trường và đầu tư xây dựng thêm trường phổ thông dân tộc nội trú ở các huyện phía Đông (tại thị xã An Khê). Đề nghị Bộ hằng năm bố trí đủ vốn để tỉnh Gia Lai hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Gia Lai



Thực hiện Thông báo kết luận số 171-TB/TW ngày 02/8/2008 của Bộ Chính trị, công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai đã được khởi công xây dựng. Để đảm bảo tiến độ xây dựng, hoàn thành công trình, đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ bố trí đủ vốn để kịp thời khánh thành công trình vào tháng 5 năm 2011. Trước mắt, đề nghị Bộ trình Chính phủ bổ sung vốn cho năm 2010 là 50 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng.

Gia Lai



Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, tạo cơ chế, ưu tiên vốn và chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương tạo điều kiện phối hợp với Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (Lạng Sơn, Việt Nam) - Bằng Tường (Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, trung Quốc); nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Lạng Sơn



Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm và tăng mức đầu tư các công trình giao thông cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

Lạng Sơn



Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn rất nhiều trụ sở làm việc xã xuống cấp, chật hẹp không đảm bảo điều kiện làm việc. Đề nghị Nhà nước có chương trình, kế hoạch nâng mức đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở xã và các trang thiết bị làm việc để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Lạng Sơn



Đề nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư hỗ trợ tỉnh đầu tư một số công trình trong chương trình Tam nông của Quốc gia để tạo điều kiên giúp nông dân thoát nghèo, cải tạo bộ mặt nông thôn mới.

Long An



Đề nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư bổ sung một số dự án đường giao thông nông thôn vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 cho tỉnh.

Long An



Nhà nước cần quan tâm tiến độ thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp của các doanh nghiệp vì hiện nay nhiều dự án triển khai rất chậm, nhiều diện tích lớn bị bỏ hoang hóa, gây lãng phí.

Long An



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm bố trí nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia, đảm bảo đúng mục tiêu, thời gian và lộ trình quy định.

Bạc Liêu



Vấn đề xây dựng nông thôn mới, kinh phí cho các dự án đầu tư gặp khó khăn, nhất là các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách. Đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù để thực hiện các dự án trên.

Hòa Bình



Thực hiện Quyết định số 1592/Q Đ-TTg ngày 12/10/2009 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Tuy nhiên, kinh phí cho các dự án đã duyệt hiện nay vẫn chưa có, các dự án vẫn treo không thực hiện được. Đề nghị Chính phủ xem xét và cấp kinh phí cho tỉnh Hòa Bình để thực hiện chương trình này đạt hiệu quả.

Hòa Bình



Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét nâng mức hỗ trợ từ 60% lên 70% và tăng kinh phí cấp hàng năm cho tỉnh thực hiện dự án tổng thể về hồ sơ quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu về đất đai, với tổng dự toán là 276 tỷ đồng.

Bạc Liêu



Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông - Vận tải hỗ trợ trình Chính phủ xem xét, bổ sung vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho 04 Dự án giao thông trên địa bàn tỉnh theo hình thức BT để tỉnh sớm triển khai các dự án này (Công văn số 1285/TTg-KTN ngày 07/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ).


Bạc Liêu



Kiến nghị Quốc Hội, Chính phủ xem xét, bố trí bổ sung vốn Trái phiếu Chính phủ để hoàn thành 33 dự án chuyển tiếp đã được phê duyệt trong giai đoạn 2006 - 2010 với tổng nhu cầu vốn là 2.531 tỷ đồng và 78 dự án sẽ triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015, với tổng nhu cầu vốn là 7.592 tỷ đồng.

Bạc Liêu



Các tỉnh khu vực miền Tây nói chung hệ thống giao thông đường bộ nhất là tuyến Quốc lộ 1A luôn trong tình trạng quá tải do nhiều cây cầu và một số đoạn đường mở rộng, nâng cấp thi công chậm nên thường xuyên bị tắc. Riêng tỉnh Bạc Liêu hiện nay còn nghèo, cơ sở hạ tầng kém, hầu hết các tuyến đường đi đến trung tâm và nối liền huyện, thành phố trong tỉnh có tải trọng chủ yếu phục vụ lưu thông đi lại, việc vận chuyển hàng hóa không đảm bảo làm cho các vùng có sản xuất hàng hóa tiêu thụ khó khăn, chậm phát triển. Đề nghị Chính phủ cần quan tâm xem xét tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và thủy lợi hàng năm để tỉnh có vốn đầu tư xây dựng sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bạc Liêu



Kiến nghị các Bộ, Ngành Trung ương xem xét có ý kiến để Chính phủ sớm quyết định bổ sung vào quy hoạch chung của cả nước các dự án: Trung tâm nhiệt điện, cảng Gành Hào, Khu kinh tế Gành Hào, Khu Công nghiệp Ninh Quới và một số dự án động lực của tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã có tờ trình gửi các Bộ, Ngành Trung ương và theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng - Thông báo số 97/TB-VP ngày 07/4/2010 của Văn phòng Chính phủ).

Bạc Liêu



Về các nội dung liên quan công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB): Thời gian qua quy trình thực hiện đầu tư XDCB vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, thiếu chặt chẽ và còn chồng chéo, gây tốn kém nhiều thời gian. Hầu hết công trình ở địa phương có quy mô nhỏ, nhưng yêu cầu về thủ tục, hồ sơ cũng tương tự như công trình có quy mô lớn. (thời gian từ khi lập dự án cho đến khi khởi công được công trình thì phải qua 50 bước và kéo dài khoảng 30 tháng). Để khắc phục nhược điểm này, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ giải pháp nhằm giảm bớt các thủ tục, rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện, nhất là các khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án…


Bạc Liêu



Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoach và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình giao thông từ Rô Man đi Đăk Ring theo Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 05/02/2009 của Văn phòng Chính phủ “Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum ngày 18/01/2009”.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ bổ sung 101,519 tỷ đồng vốn điều lệ cho 07 doanh nghiệp địa phương từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương để địa phương hoàn thành công tác chuyển đổi các doanh nghiệp.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ 69 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất chương trình Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9128/VPCP-KGVX ngày 24/12/2009 của Văn phòng Chính phủ.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Kon Tum 137 tỷ đồng để xây dựng đồ án quy hoạch nông thôn mới theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 “Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới" của Thủ tướng Chính phủ.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để đầu tư:

- Các công trình, dự án đã được bố trí vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để đưa vào sử dụng theo tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 “Về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010”.

- Các công trình đường giao thông đến trung tâm xã chưa có đường và các công trình giao thông quan trọng khác: Đường Đăk Ruồng - Đăk Kôi; đường từ Trung tâm huyện Ngọc Hồi đến trung tâm xã Đăk Sú; Đường cứu hộ cứu nạn từ trung tâm thị trấn Đăk RVe đi xã Tân Lập, Đăk Ruồng, Đăk Tơ Re huyện Kon Rẫy.


Kon Tum



Về kinh phí khắc phục hậu quả cơn bão số 9 năm 2009: Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum (Thông báo 320/TB-VPCP ngày 05/11/2009 của Văn phòng Chính phủ) UBND tỉnh lập xong và đã có Tờ trình số 69/TT-UBND ngày 10-9-2010 đề nghị Thủ tướng Chính phủ thẩm định, phê duyệt Đề án tổng thể khắc phục hậu quả của bão số 9 để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015. Nhu cầu vốn để thực hiện đề án 2.952 tỷ đồng; trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 2.509 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí năm 2011: 1.000 tỷ đồng (đầu tư giao thông 400 tỷ đồng, thủy lợi 90 tỷ đồng, nước sinh hoạt 10 tỷ đồng, di dời dân cư 500 tỷ đồng). Đến nay, ngoài 250 tỷ đồng Trung ương hỗ trợ khắc phục năm 2009, phần khối lượng công việc đã thực hiện nhưng chưa có nguồn thanh toán.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ bố trí kinh phí để tỉnh triển khai thực hiện đề án tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kon Tum



Theo kế hoạch chương trình Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng sẽ kết thúc vào năm 2010. Tuy nhiên, có một số nội dung đầu tư của dự án đang triển khai dở dang không có nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ, cụ thể:

- Chăm sóc rừng trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 1.635 ha tương ứng khoảng 5 tỷ đồng.

- Đóng mốc ranh giới 3 loại rừng: Tổng mức đầu tư 12 tỷ. Đã bố trí 9 tỷ, còn thiếu khoảng 3 tỷ đồng.

- Khoán quản lý bảo vệ rừng: 65.000 ha tương ứng khoảng 6,5 tỷ đồng. Trong đó có 2 huyện thuộc chương trình đầu tư theo Nghị quyết 30a.



Kon Tum



Đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét cân đối vốn đầu tư cho khu kinh tế để triển khai thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia theo Quyết định 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhu cầu vốn trong giai đoạn 2011-2015 là 2.872 tỷ đồng, trong đó năm 2011 là 1.079 tỷ đồng.

Kon Tum



Hỗ trợ kinh phí để tỉnh Kon Tum triển khai, thực hiện các dự án bố trí sắp xếp lại dân cư tái định cư nội vùng tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông và Sa Thầy ; Hỗ trợ vốn để Dự án đường giao thông tránh lũ từ thôn 10 xã ĐăkPxi, huyện Đăk Hà đi thôn 2 xã Diên Bình, huyện Đăk Tô. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí.

Kon Tum



Về kinh phí thực hiện Đề án “giao rừng cho thuê rừng giai đoạn 2007-2010” theo Quyết định 2740/QĐ-BNN-KL ngày 20/9/2007 của Bộ NN & PTNT”: Chương trình giao đất giao rừng theo Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ đã dừng triển khai thực hiện đến hết quý II năm 2008. Thực hiện chủ trương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 4213/TB-BNN-VP ngày 10-07-2008, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Phương án tổng quan giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2012 với nhu cầu kinh phí 48,98 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện đề nghị Trung ương bổ sung mục tiêu. Đến nay Trung ương chưa xem xét hỗ trợ kinh phí địa phương thực hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ để tỉnh triển khai thực hiện đề án này.Trước mắt, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí lại cho địa phương phần kinh phí giao đất, giao rừng theo quyết định 304/QĐ-TTg còn thừa đang tồn tại ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Phương án tổng quan giao rừng cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2012

Kon Tum



Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh Kon Tum có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, BQL Khu kinh tế tỉnh là đầu mối ngân sách của tỉnh Kon Tum; được cân đối riêng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương… Tuy nhiên, với mức vốn được Trung ương cân đối bố trí để đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu như hiện nay (45 tỷ đồng/năm) không đảm bảo để triển khai thực hiện. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, đề nghị Trung ương nâng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu của Khu kinh tế. Cụ thể:

- Ưu tiên vốn để hoàn thành công tác lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế, làm cơ sở cho việc xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư hạ tầng và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế.

Trong năm 2011, đề nghị Chính phủ xem xét bố trí vốn cho các dự án quy hoạch đã hoàn thành và dự án chuyển tiếp là 47,3 tỷ đồng; Vốn trả nợ cho các dự án rà phá và xử lý bom mìn trong khu kinh tế là 36,3 tỷ đồng; Ưu tiên vốn cho đầu tư các công trình giao thông thiết yếu, đặc biệt là việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đã có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ như: Đường nội bộ khu trung tâm; Đường N5 (58 tỷ đồng); Đường lên cột mốc ngã ba biên giới 3 nước (250 tỷ đồng).


Kon Tum



Đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn lực, đầu tư kinh phí để củng cố cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh đạt chuẩn theo quy định, trong đó hỗ trợ kinh phí để xây dựng 02 trường dạy nghề của tỉnh đạt chuẩn trường dạy nghề khu vực: Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và trường nghề Dân tộc nội trú.

Thái Nguyên



Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện thuộc khu vực miền núi chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân nghèo, khả năng xã hội hoá y tế rất thấp. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm và đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để tạo cơ hội cho bệnh viện và các cơ sở y tế trong khu vực có nhiều cơ hội phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Thái Nguyên



Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương bố trí nguồn vốn đối với các dự án chưa được đầu tư hoàn thành đã nêu trong Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về “ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” , xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, quốc phòng của vùng trong giai đoạn 2011-2020:

+ Về chủ trương : Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành sớm xem xét để tiếp tục thực hiện các đề án về giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở sinh viên, giao thông thuỷ lợi vì đến nay chưa thực hiện xong đề án do chưa bố trí được yêu cầu về nguồn vốn được phê duỵêt (do trượt giá).

+ Về cơ cấu và dự kiến mức vốn bố trí cho các công trình: Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét cấp bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của đề án, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã được phê duyệt trong giai đoạn 2003-2010 và các dự án mới giai đoạn 2011 đến 2015 cụ thể như sau:

* Nhu cầu vốn trái phiếu chính phủ kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của các công trình đã được phê duyệt giai đoạn 2006 – 2010 còn thiếu là: 1.992.992 triệu đồng.

a/ Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2012: Số vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu của đề án là: 92.600 triệu đồng và số vốn còn thiếu do trượt giá là 388.962 triệu đồng. Tổng cộng số vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu để thực hiện đề án là: 481.562 triệu đồng.

Trong đó: - Kiên cố hoá lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: 103.994 triệu

- Ký túc xá sinh viên: 377.568 triệu

Kế hoạch ban đầu của đề án: thực hiện xây dựng: 2.519 phòng học và 37.416 m2 nhà công vụ.

Kế hoạch vốn đầu tư ban đầu là: 435.711 triệu đồng, trong đó: vốn trái phiếu Chính phủ là 348.569 triệu đồng (80%), ngân sách địa phương 87.142 triệu đồng (suất vốn đầu tư được tính là: 148 triệu đồng/1phòng học; 1,67 triệu đồng/1m2 nhà công vụ). Do trượt giá nên để xây dựng 2.519 phòng học và 37.416 m2 nhà công vụ theo đề án được duyệt đến nay cần số vốn đầu tư là: 897.900 triệu đồng, trong đó: vốn trái phiếu Chính phủ là 718.300 triệu đồng (80%), ngân sách địa phương 179.600 triệu đồng (suất vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1phòng học; 3,8 triệu đồng/1m2 nhà công vụ).

b/ Đề án xây dựng cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa liên huyện giai đoạn 2008-2010: Số vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu để hoàn thành đề án là: 167.566 triệu đồng, xây dựng các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh là 495.150 triệu đồng (Tổng số vốn thiếu đầu tư cho y tế là: 662.716 triệu đồng)

c/ Đề án xây dựng ký túc xá sinh viên: Số vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu để hoàn thành các dự án là: 728.876 triệu đồng của 9 dự án đã khởi công trong năm 2009 và 5 dự án đã đuợc UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện trong năm 2010-2011.

d/ Dự án thuỷ lợi miền núi và đường ôtô đến trung tâm xã bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010: số vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu so với dự toán đuợc phê duyệt đối với dự án đường ô tô đến trung tâm xã và dự án thuỷ lợi miền núi là: 119.838 triệu đồng để đầu tư hoàn thành các công trình theo dự án đã được phê duyệt.

* Nhu cầu vốn trái phiếu chính phủ kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 cho các công trình mới (chưa nằm trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu chính phủ từ giai đoạn 2003 – 2010) là 15.222.653 triệu đồng.

a- Công trình thuộc lĩnh vực y tế: 583.016 triệu

Trong đó bệnh viện thuộc tuyến tỉnh (02 dự án) : 583.016 triệu

b- Các công trình thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: 3.213.373 triệu

Trong đó: - Các công trình kiên cố lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

(09 dự án) : 339.600 triệu

- Ký túc xá sinh viên (07 dự án): 2.873.773 triệu

c - Vốn Nông lâm thuỷ lợi : 2.151.465 triệu

Trong đó: - 07 công trình thuỷ lợi miền núi: 1.591.684 triệu

- 09 công trình nâng cấp hồ chứa: 246.031 triệu

- Các công trình thuỷ lợi khác: 313.750 triệu

d. Các công trình thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải: 9.274.799 triệu

Trong đó: - Dự án đường đến trung tâm xã: 159.047 triệu

- 24 dự án giao thông khác: 9.115.752 triệu



Thái Nguyên

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương