KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang22/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30



KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


STT

Nội dung

Địa phương

I. Đất đai



Cử tri kiến nghị khi thu hồi đất làm dự án phải thực hiện đúng Luật Đất đai, phải có quỹ nhà tái định cư cho người dân, tránh tình trạng áp giá đền bù thấp, bán nền nhà giá cao; đồng thời cần đẩy mạnh khuyến khích người dân góp vốn bằng giá trị quền sử dụng đất vào các dự án, tổ chức dạy nghề và giúp giải quyết việc làm; đề nghị khi thu hồi đất phải công khai, minh bạch trong tất cả các khâu, cần đối thoại trực tiếp với người có đất bị thu hồi, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tránh khiếu kiện.

Hậu Giang



Cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh quy định về nâng mức giá bồi hoàn đất cho người dân lên, hạn chế sự chênh lệch lớn giữa đô thị và nông thôn và chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường làm ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều đến cuộc sống của người dân khi bị thu hồi đất.

Vĩnh Phúc, Vĩnh Long



Sau khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp (năm 2013), Nhà nước có chia đất cho những người đang sử dụng để tiếp tục canh tác không và những người đã bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp, an ninh quốc phòng có được chia ruộng không? Cử tri mong muốn Nhà nước tiếp tục giao đất nông nghiệp để nông dân có việc làm, đảm bảo đời sống.

Vĩnh Phúc



Đề nghị rà soát lại việc sử dụng đất nông nghiệp, chia lại đất sản xuất cho nông dân; không nên cho nước ngoài thuê đất sản xuất; không nên thực hiện chính sách cho thuê đất 50 năm vì thời gian quá dài, do đó việc giám sát, quản lí của cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều người dân sử dụng sai mục đích làm giảm hiệu quả sử dụng và gây lãng phí cho xã hội.

Vĩnh Phúc



Hiện nay nhiều dự án thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại để đất hoang hóa nhiều năm không sử dụng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xử lý cương quyết thu hồi diện tích đất này theo đúng quy định của pháp luật đất đai, chuyển cho các dự án khác hiệu quả hơn để Nhà nước không bị thất thu, người lao động có việc làm ổn định.

Hải Dương,

Long An, Hưng Yên



Cử tri phản ánh hiện nay một số cơ quan Nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền rà soát lại quỹ đất này. Có biện pháp xử lý các cơ quan sử dụng đất không đúng mục đích.

Hải Dương



Đề nghị Chính phủ kiên quyết xử lý các dự án chậm, chưa triển khai quá hạn theo Luật Đất đai…; quản lý chặt chẽ, nghiêm minh về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các đơn vị đã tiến hành cổ phần hóa nhưng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không phục vụ nhiệm vụ chính của đơn vị gây lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng đất đai.

Hải Dương



Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiều điểm bất cập, đề nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu chính sửa, cụ thể như sau:

a) Theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 16 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì đất nông nghiệp tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới được bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế ở địa phương trước đây hầu hết các hộ tự khai hoang đất để sử dụng khi chưa có quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nay số diện tích đất khai hoang này được địa phương xác nhận không có tranh chấp, lấn chiếm, phù hợp quy hoạch thì những trường hợp này có được xem xét bồi thường hay không? và ngoài việc bồi thường thì có được hỗ trợ không?

b) Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống:

- Theo quy định tại khoản 1, điều 20 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đạt từ 30% trở lên mới được hưởng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống. Thực tế tại địa phương có nhiều khu vực, nhất là khu vực miền núi diện tích đất người dân đang sử dụng chỉ có một phần là đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm, còn phần lớn là đất vườn đồi, đất lâm nghiệp (đồi núi trọc, trồng rừng chưa có hiệu quả). Khi Nhà nước thu hồi đất chỉ thu hồi trên đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm (đây là diện tích đang mang lại nguồn sống chính) nên khi tính tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi không đạt mức 30% dẫn đến rất khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đề nghị xem xét bổ sung điều chỉnh quy định hỗ trợ trong trường hợp này.

- Theo quy định tại điểm b khoản 1, điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT thì nhân khẩu đưa vào tính hỗ trợ là “Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó” quy định như vậy là chưa chặt chẽ vì tại thời điểm thu hồi đất trong số nhân khẩu này có thể có trường hợp đã chết, tách hộ hoặc di chuyển không ở trong hộ nếu vẫn tính hỗ trợ thì không đảm bảo công bằng.

c) Về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn ao không được công nhận là đất ở quy định tại điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP:

- Tại khoản 1, điều 21 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không công nhận đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ 30%-70% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương”. Theo quy định này, đối với số diện tích đất vườn ao không được công nhận là đất ở ngoài hạn mức (không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương) thì không được hỗ trợ là chưa hợp lý vì thực tế trong chuyển nhượng mua bán đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà giá chuyển nhượng gần với giá đất ở. Đề nghị xem xét quy định mức hỗ trợ đối với phần diện tích này.

- Tại khoản 2, điều 21 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% - 50% giá đất trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương”. Về nội dung này trong triển khai thực hiện có những bất cập như sau:

+ Khó khăn trong quá trình xác định giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi (khái niệm khu vực, cách xác định phạm vi khu vực) và việc tính giá này sẽ dẫn đến trong cùng một đơn vị hành chính sẽ có các mức hỗ trợ về đất nông nghiệp khác nhau, nhân dân không đồng tình.

+ Theo cách xác định giá đất ở trung bình nêu trên thực tế những thửa đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, nhất là trong khu vực phường khi xác định giá tính hỗ trợ đất nông nghiệp sẽ lớn hơn giá đất vườn ao thậm chí có trường hợp lớn hơn bồi thường đất ở.

d) Đề nghị Chính phủ cần xem xét lại quy định tại khoản 2, Điều 21 và khoản 1, Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP vì khi tính toán hỗ trợ trong trường hợp đối với thửa đất nông nghiệp trong thị trấn nhưng không thuộc khu dân cư và không tiếp giáp ranh giới khu dân cư, trường hợp đất nông nghiệp trong khu dân cư thì khi tính toán hỗ trợ theo khoản 2, Điều 21 sẽ thấp hơn so với tính toán hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, mặt khác trong khu vực đô thị các hộ sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì cũng bị ảnh hưởng đến việc làm.

Trong những trường hợp này đề nghị quy định bổ sung về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực đô thị.

e) Về chính sách bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất theo quy định tại điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP:

- Đề nghị bổ sung thêm cụm từ “công trình phục vụ sản xuất kinh doanh” vào khoản 1, điều 24 thành “Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt và công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân…”

- Đề nghị bổ sung thêm cụm từ “công trình xây dựng bằng khoản tiền đóng góp tự nguyện của nhân dân” vào khoản 3, điều 24 thành “Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng bằng khoản tiền đóng góp tự nguyện của nhân dân đang sử dụng…”.

f) Tại khoản 2, điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định “UBND cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thông báo thu hồi đất …” theo quy định này thì tất cả các dự án, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi triển khai đều phải có ý kiến của UBND tỉnh về nội dung thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền thông báo thu hồi đất. Như vậy sẽ kéo dài thời gian và không thuận lợi khi triển khai thực hiện. Đề nghị điều chỉnh nội dung này theo hướng: “trường hợp dự án hoặc quy hoạch có liên quan từ hai huyện trở lên thì UBND tỉnh ra thông báo thu hồi đất, các trường hợp còn lại do UBND cấp huyện ra thông báo thu hồi đất”.

g) Về trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện quy định tại điểm b khoản 3, điều 29 và trách nhiệm thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp huyện quy định tại điểm b khoản 2, điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể thành phần tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và thành phần thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tránh trường hợp dẫn đến trùng hợp về vai trò trách nhiệm (một bộ phận cán bộ vừa tham gia Hội đồng xây dựng phương án vừa tham gia thẩm định phương án).

h) Về quy định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng quy định tại điều 33 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và điều 21 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT: Đề nghị quy định rõ trong trường hợp dự án liên quan đến hai đơn vị cấp huyện trở lên nhưng nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành các tiểu dự án theo từng đơn vị cấp huyện thì việc thẩm định và phê duyệt cho từng tiểu dự án thuộc trách nhiệm của cấp nào (cấp tỉnh hay cấp huyện)?



Hà Tĩnh



Theo quy định tại điều 5 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp tỉnh, huyện, xã phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng cấp và ngân sách địa phương đảm bảo nhiệm vụ chi cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua ở Hà Tĩnh do khó khăn về kinh phí đầu tư nên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã kéo dài, chưa đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ các tỉnh có khó khăn về kinh phí đầu tư nhằm giúp các địa phương hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong một thời gian nhất định.

Hà Tĩnh



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ cho địa phương kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2011 - 2020; kinh phí dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

Lai Châu



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Bộ ký hiệu theo chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Lai Châu



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2007/TTLT - BTNMT - BTC ngày 27/2/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai để việc áp dụng thực hiện Thông tư số 06/2010/TT - BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được đồng bộ.

Lai Châu



Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; quy định: “Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% - 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương”. Theo quy định trên, khi áp dụng tại tỉnh Long An (địa bàn thành phố Tân An) còn có bất cập, cụ thể: theo quy định trên địa bàn các phường thuộc thành phố Tân An, hạn mức giao đất ở là 200 m2. Như vậy, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường có diện tích lớn hơn 1.000 m2, chỉ hỗ trợ đến 1.000 m2, phần diện tích lớn hơn 1.000 m2 sẽ không được hỗ trợ, thực tế công tác giải phóng mặt bằng phát sinh trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường có diện tích lớn hơn 1.000 m2 sẽ tách ra làm nhiều thửa đất để được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

Long An



Tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” (có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2009) có một số điểm quy định chưa phù hợp với thực tiễn địa phương như: “Chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì được hỗ trợ bằng 20-50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi theo quy định, diện tích được hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở địa phương. Còn hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà địa phương không có đất để bồi thường thì được hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi”. Nếu quy định như vậy sẽ có sự chênh lệch nhau về giá trị đất và việc bồi thường hỗ trợ của loại đất nông nghiệp trong đô thị và đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn khi ranh giới cách nhau có một con đường.. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp nhằm giảm sự chênh lệch này.

Thái Nguyên



Đề nghị Chính phủ sớm đánh giá (tác động, hiệu quả về giá đất, khấu trừ, tính vào vốn, những mặt tích cực và hạn chế) có hướng dẫn, điều chỉnh tháo gỡ vướng mắc, và rút kinh nghiệm trong thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Long An,

Hải Phòng,

Sóc Trăng



Đối với các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa cao, nên lồng ghép quy hoạch sử dụng đất vào quy hoạch xây dựng. Trong thời gian chưa sửa đổi Luật Đất đai. Kiến nghị cách lập quy hoạch sử dụng đất đối với các khu vực đô thị đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, như sau:

- Căn cứ vào nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đã lập, tiến hành phân tích, tổng hợp theo các loại đất mà pháp luật đất đai đã quy định và lập các bảng chi tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, bảng chi tiêu về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong đó có phần giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (không xây dựng phương án quy hoạch).

- Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, do bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã thể hiện rất cụ thể ranh giới từng công trình, dự án và khu vực quy hoạch nên không nhất thiết phải lập và phê duyệt lại. Riêng bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng các phường, thị trấn nếu chưa thể hiện trên nền bản đồ địa chính thì phải tiến hành chuyển vẽ lên nền bản độ địa chính để thuận tiện cho công tác quản lý quy hoạch và phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, không nhất thiết phải phê duyệt lại bản độ, vì như vậy sẽ có 02 bản đồ có giá trị pháp lý như nhau cùng thể hiện ranh quy hoạch của dự án, công trình hay khu vực nhưng ranh giới rất khó trùng khớp nhau do việc chuyển vẽ lại từ bản độ quy hoạch chi tiết xây dựng.


T.p Hồ Chí Minh



Kế hoạch sử dụng đất chỉ là dự kiến về thời gian thực hiện quy hoạch, do đó đề nghị không sử dụng kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ pháp lý cho việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất cần xác định các khu vực, dự án sử dụng vào mục đích công ích phải tiến hành thu hồi đất để công bố trước cho người dân biết.


T.p Hồ Chí Minh



Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện; đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan; đồng thời trong phạm vi thẩm quyền hướng dẫn địa phương thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trong đó, cần tháo gỡ ngay những nội dung có liên quan trong quy trình, thủ tục đang gây cản ngại trên trên thực tế, cụ thể:

+ Kiến nghị cho áp dụng lại việc cập nhật thay đổi chủ sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho vào giấy chứng nhận đã cấp, chỉ thực thiện cấp đổi lại khi giấy chứng nhận đã hết chỗ cập nhật hoặc khi người dân có yêu cầu cấp đổi.

+ Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận có đồng sở hữu, kiến nghị chỉ nên cấp 01 giấy chứng nhận đứng tên của người đại diện và thông tin trên giấy chứng nhận thể hiện rõ số lượng cũng như tên của các đồng sở hữu.

+ Điều chỉnh trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán được quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2009/NĐ-CP theo hướng giaocho UBND quận-huyện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cấp giấy chứng nhận.

+ Về trình tự giải quyết hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận do bị mất, trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất theo Nghị định 88 cho hộ gia đình, cá nhân thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND cấp xã. Tuy nhiên, Nghị định số 88 và Thông tư 17 lại không quy định cụ thể thời gian niêm yết thông báo mất giấy trong bao nhiêu ngày. Kiến nghị thời gian niêm yết 15 ngày theo như quy định của Bộ Luật dân sự.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương, tăng cường sự chủ động của địa phương trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện; nên giao việc in phôi giấy chứng nhận về cho địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm.



T.p Hồ Chí Minh



Hiện nay, ở khắp các địa bàn trên cả nước đang diễn ra thực trạng người dân sử dụng diện tích đất quá lớn để xây dựng những khu nhà mồ của dòng tộc, làm mất đáng kể diện tích đất đai - trong đó có cả đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, cử tri kiến nghị Chính phủ sớm ban hành những quy định cụ thể nhằm quy hoạch hợp lý về vấn đề này, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo bền vững diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo diện tích đất phục vụ cho định cư của người dân trong tương lai; đồng thời có giải pháp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mai táng theo hướng văn minh, hiện đại (hỏa táng, điện táng…).

Tiền Giang



Đề nghị Chính phủ cần có chiến lược định hướng phát triển công nghiệp và đô thị hợp lý, hạn chế việc lấy đất nông nghiệp làm công nghiệp và đô thị để đảm bảo an ninh lương thực, góp phần điều hòa mật độ dân cư, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bình Phước,

Tiền Giang



Cử tri bức xúc trước tình trạng công nghiệp hóa nông thôn không theo quy hoạch, phát triển không hợp lý dẫn đến việc các cơ sở công nghiệp mọc khắp nơi, các dự án xây dựng sân golf lấy quá nhiều đất "bờ xôi, ruộng mật". Đề nghị Nhà nước cần chấn chỉnh công tác quy hoạch, tập trung các cơ sở công nghiệp vào các vùng đất đai khô cằn, khó canh tác; hạn chế tối đa việc xây dựng sân golf phải giải tỏa đất canh tác nông nghiệp.

Hải Phòng



Tình hình đất nông nghiệp (chủ yếu là đất ruộng lúa 2 vụ) bị thu hồi chuyển mục đích tại nhiều tỉnh để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, … dẫn đến một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, không việc làm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, an ninh lương thực Quốc gia. Đề nghị Chính phủ quan tâm giải quyết.

Phú Yên

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương