KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang27/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG


STT

Nội dung

Địa phương



Cử tri tiếp tục kiến nghị về đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định 142 là chưa hợp lý, nhất là các đối tượng đã mất. Đề nghị nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp

Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn



Cử tri đề nghị sớm có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và đẩy nhanh việc thực hiện chi trả chế độ.

Thái Bình



Cử tri đề nghị xem xét đối tượng tham gia kháng chiến thực hiện theo Quyết định 142 được tính theo năm tham gia kháng chiến cho công bằng.

Hải Dương



Hiện nay nhiều đối tượng là bộ đội chống Mỹ thuộc diện kê khai để được hưởng theo Quyết định 142, nhưng nay họ không còn giấy tờ gì, mặc dù được chính quyền địa phương và đồng đội xác nhưng việc giải quyết chế độ gặp khó khăn. Đề nghị Chính phủ có hướng dẫn.

Phú Thọ



Việc giải quyết chế độ cho các đối tượng được hưởng theo Quyết định 142 đến nay vẫn chậm, còn tồn đọng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương giải quyết.

Hưng Yên, Thái Bình



Theo Quyết định 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 sửa đổi, bổ sung Quyết định 142 về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc lương hưu được hưởng trợ cấp một lần, vậy người có trên 20 năm trong quân đội chuyển ngành sang công chức nhà nước nay đã nghỉ hưu, quân nhân có trên 20 năm công tác tại quân ngũ, nay xuất ngũ thì có được hưởng quy định này không.

Tây Ninh



Theo Quyết định Quyết định 142 về việc thực hiện chế độ đối với quuan nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc lương hưu được hưởng trợ cấp một lần, có nhiều đồng chí về địa phương đã tiếp tục tham gia công tác, nay đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nhưng nếu được cộng thời gian công tác trong quân ngũ thì đủ điều kiện nghỉ hưu. Cử tri đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định 142 cho phù hợp với nguyện vọng của các đối tượng trên

Ninh Bình, Phú Thọ



Đề nghị Chính phủ xem xét cho những đối tượng là quân nhân phục viên, xuất ngũ về địa phương, sau đó tham gia công tác ở xã, phường được hưởng chế độ theo quy định theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.

Kon Tum,
Đà Nẵng




Cử tri cho rằng mức trợ cấp đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Chính phủ quá thấp

Hà Nội



Cử tri đề nghị thực hiện Quyết định 290/2005/QĐ-TTg không nên phân biệt giữa những người tham gia kháng chiến quê ở miền Nam và miền Bắc nhằm đảm bảo công bằng. Đề nghị xem xét thực hiện giải quyết chế độ, chính sách cho cả người bị mất sức và người là thương binh với các đối tượng có thời gian tham gia kháng chiến dưới 20 năm. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng theo Quyết định 290 là các Hội, bởi vì khi tham gia kháng chiến dù làm công tác gì cũng là người có công với cách mạng; cần xem xét lại quy định chế độ đối với những người độc thân đã hy sinh.

Tiền Giang



Hiện nay việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo các Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và 188/2007/QĐ-TTg còn chậm, thủ tục phức tạp. Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xem xét, có các quy định đơn giản hơn để chính sách của Đảng sớm được triển khai đến các đối tượng.

Kon Tum, Bến Tre



Cử tri đề nghị cho các du kích hy sinh trong chiến tranh cũng được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cà Mau



Cử tri tiếp tục kiến nghị giải quyết chế độ đối với những người tham gia các chiến trường Tây nam, biến giới phía Bắc, chiến trường Lào…

Tiền Giang,
Hà Nam




Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét lại chế độ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho hội viên cựu chiến binh vì theo chế độ hiện hành thì số cựu chiến binh tham gia bộ đội sau giải phóng thì không được hưởng chế độ

Cà Mau



Cử tri phản ánh hiện nay đối tượng là quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hoàn thành nhiệm vụ về hưu, do thời gian hoạt động dưới 30 năm nên không được hưởng chính sách nghỉ dưỡng, không được thăng cấp nên không được tăng lương khi nghỉ hưu. Đề nghị nhà nước có chính sách quân tâm đến các đối tượng này vì hiện nay tuổi họ đã cao.

Đà Nẵng



Cử tri đề nghị nhà nước quan tâm, điều chỉnh lương và phụ cấp của cán bộ quân đội nghỉ hưu trước năm 1975 sao cho tương đương với lương và phụ cấp của người tham gia quân đội nghỉ sau năm 1975, vì mức chênh lệch hiện nay quá cao, tạo ra sự bất bình đẳng.

Thái Bình



Đề nghị nhà nước xem xét cho các đối tượng tham gia công nhân quốc phòng trước đây khi nghỉ hưu được tính chế độ thâm niên như các đối tượng tham gia quân đội.

Quảng Bình



Cử tri phản ánh các đối tượng gồm sỹ quan quân đội giữ các chức vụ chính ủy, phó chính ủy (từ trung đoàn trở lên), chính trị viên, phó chính trị viên tiểu đoàn, đại đội; những sỹ quan được điều động về cơ quan đặc biệt là cơ quan cấp cao như Bộ, Quân binh chủng, quân khu, quân đoàn, học viện…; các sỹ quân chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ 13–14 năm có chức vụ lãnh đạo, chỉ huy nhưng không có cấp quân hàm (khi tính lương hưu theo cấp quân hàm) không được hưởng mức điều chỉnh tăng thêm 2% mức lương hưu hiện hưởng như quy định tại Nghị định 31/2004/NĐ-CP ngày 19/01/2004 của Chính phủ là không phù hợp.

Hà Nội



Đề nghị chính phủ xem xét chế độ đối với quân nhân xuất ngũ không có lương hưu mà thuộc cả hai đối tượng thương binh và bệnh binh thì nên để cho họ hưởng cả hai chế độ trên.

Vĩnh Phúc



Cử tri đề nghị xem xét lại quy định về tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hiện nay, không nên chỉ áp dụng đối với các đồng chí từ cấp phó trung đoàn trưởng trở lên vì những đồng chí đã có 30 năm tham gia kháng chiến tuy không được thăng cấp nhưng vẫn có nhiều công lao trong cuộc bảo vệ tổ quốc.

Đà Nẵng



Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng giải đáp về việc cắt phụ cấp khu vực trong lương hưu của sỹ quan quân đội nghỉ hưu, đồng thời sớm hướng dẫn việc thực hiện để bảo đảm quyền lợi của sỹ quan quân đội nghỉ hưu.

Gia lai



Đề nghị Chính phủ có chính sách nhà ở, đất ở cho đối tượng là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hà Tĩnh



Cử tri phản ánh gần đây một số tân binh nhập ngũ bỏ trốn về địa phương với lý do bị sỹ quan, chiến sỹ trong đơn vị đánh đập vô cớ, tình trạng trên gây bất bình trong nhân dân (như trường hợp của chiến sỹ Khuất Văn Thu, tân binh tại đơn vị C10,E 257, F361). Đề nghị Bộ Quốc phòng kiểm tra, làm rõ và trả lời cử tri.

Hà Nội



Cử tri đề nghị trong giai đoạn hiện nay việc tuyển chon lực lượng tham gia vào lực lượng vũ trang bên cạnh tiêu chuẩn về chính trị cần chú trọng tuyển chọn đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, đặc biệt đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghệ thông tin…

Cần Thơ



Đề nghị nhà nước có biện pháp nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ học nghề đối với quân nhân hết nghĩa vụ quân sự

Bắc Giang



Cử tri huyện đảo Trường Sa tiếp tục đề nghị quan tâm xây dựng nhà công vụ và có chính sách ưu tiên về đất ở, nhà ở cho gia đình cán bộ chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tại Trường Sa, đồng thời có sự ưu đãi về đào tạo, giải quyết việc làm cho các chiến sỹ phục vụ ở vùng biên giới hải đảo khi xuất ngũ.

Khánh Hòa



Cử tri huyện Bình Liêu kiến nghị Chính phủ cần quan tâm tập trung vốn để đẩy nhanh tốc độ xây dựng kè biên giới. Hiện nay tuyến kè biên giới đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện, nhưng do quy mô vốn bố trí hàng năm nhỏ nên tiến độ quá chậm trong khi phía đối diện đã triển khai nhanh chóng làm dòng chảy thay đổi, ảnh hưởng đến bờ cõi của tổ quốc.

Quảng Ninh



Trường Sơn Đông là tuyến huyết mạch phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng. Tuy nhiên hiện nay tiến độ thi công công trình rất chậm. Đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào hoạt động.

Gia Lai, Kon Tum



Đề nghị mở rộng các đường vành đai biên giới giữa nước ta và các nước láng giềng để phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu công tác an ninh, quốc phòng.

Vĩnh Phúc



Đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm đầu tư nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Đăk Man đến đồn biên phòng 663 vì hiện nay tuyến đường này đã xuống cấp. Đây là đường tuần tra biên giới.

Kon Tum



Cử tri huyện đảo Phú Quý đề nghị Chính phủ quan tâm, cấp nguồn vốn để đầu tư, sửa chữa lại các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện như: các trận địa, công trình chiến đấu… hiện nay đã hư hỏng và xuống cấp.

Bình Thuận



Cử tri đề nghị tăng cường công tác tuần tra biên giới, cửa khẩu…. nhằm phòng chóng buôn bán, tàng trữ ma túy.

Quảng Bình



Đề nghị cần có chế độ đãi ngộ cho những cán bộ, chiến sỹ quân đội thường công tác xa trong những ngày lễ, ngày tết không được gần gia định.

An Giang



Đề nghị đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ giải quyết chế độ chính sách đãi ngộ đối với quân nhân tham gia kháng chiến, không nên yêu cầu phải nộp giấy tờ gốc

Bắc Ninh



Cử tri phản ảnh thủ tục kê khai để hưởng chế độ theo quy định tại quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ còn rườm rà, gây phiền hà cho người kê khai. Đề nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung để giảm bớt các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được hưởng chế độ được kịp thời, chính xác.

Lạng Sơn



Hiện nay cựu chiến binh tham gia bảo vệ Tổ quốc ở chiến trường Tây Nam, chiến trường biên giới và các hải đảo không được hưởng một số chế độ chính sách như những cựu chiến binh chống Pháp, chống Mỹ, đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ có chính sách cho đối tượng này.

Khánh Hòa, Cần Thơ



Đối tượng thụ hưởng trợ cấp theo chế độ qui định tại NĐ 290, không có đối tượng tham gia chống Pháp, cử tri kiến nghị Bộ xem xét.

Phú Yên



Nghiên cứu có chính sách hỗ trợ một lần đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bị tù đày.

Bắc Kạn



Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước sớm nghiên cứu ban hành chính sách giải quyết chế độ công nhân viên quốc phòng, các chuyên gia giúp Lào, Campuchia trong kháng chiến và những người tham gia kháng chiến biên giới tây nam, biên giới phía bắc.

Thái Bình



Đề nghị có chính sách cho đối tượng đang hưởng chế độ bệnh binh có thời gian trong quân đội dưới 15 năm có giám định thương tật ghép chung với bệnh tật thì cho hưởng tiếp chế độ thương binh hoặc bệnh binh.

Bắc Giang



Đối với bệnh binh đang hưởng chế độ nên có chính sách điều chỉnh mức trợ cấp theo quân hàm sĩ quan và thời gian phục vụ trong quân đội.

Bắc Giang



Cử tri phản ánh cả thương binh và bệnh binh đều được hưởng trợ cấp như nhau, nhưng thương binh được hưởng chính sách chế độ chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ sau khi về địa phương công tác (theo quyết định số 142/2008/QĐ-TTg), còn bệnh binh lại không được hưởng chế độ này. Điều này là bất hợp lý, cử tri đã phản ảnh nhiều lần nhưng chưa được quan tâm. Đề nghị Chính phủ xem xét lại quy định này.

Đà Năng,
Vĩnh Phúc,
Bắc Giang




Đề nghị nghiên cứu có chế độ cho các cực chiến binh có thời gian phục vụ trong quân đội nay trở về địa phương nhưng chưa được hưởng chế độ.

Quảng Ninh



Chính sách đối với người có công tham gia cách mạng được hưởng chế độ trợ cấp theo quyết định 290, 142, 188 của Thủ tướng Chính phủ cũng còn những trường hợp bỏ sót chưa được xem xét như: cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch, du kích mật … đề nghị nhà nước xem xét các đối tượng này, ít nhiều vì họ cũng có công với cách mạng cần được xem xét và cũng không nên kết thúc sớm chính sách này sẽ thiệt thòi cho một số đối tượng.

Bến Tre, TIền Giang

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC NGÂN HÀNG


STT

Nội dung

Địa phương



Đề nghị bổ sung hộ cận nghèo, hộ đã thoát nghèo vào đối tượng được Ngân hành chính sách xã hội xem xét cho vay trong chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Kiên Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai



Cử tri kiến nghị, Nhà nước cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mô trong một giai đoạn (thời gian) dài, tránh tình trạng lãi suất ngân hàng quá cao và thường xuyên thay đổi, nông dân và các doanh nghiệp không yên tâm vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Cao Bằng



Cử tri kiến nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại ưu tiên vốn cho vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh…theo Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ cho vay không cần thế chấp. Vì hiện nay người dân đi vay phải làm thủ tục thế chấp đối với các ngân hàng là không đúng theo Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ. Chính phủ sớm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách để cho vay làm nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ.

Bến Tre



Cử tri phản ánh về tình trạng chất lượng kém của tiền giấy đang lưu hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (loại giấy bạc 10, 20 và 50 ngàn đồng) không chỉ gây bức xúc đối với người dân mà còn gây phản cảm đối với người nước ngoài khi sử dụng đồng tiền Việt Nam. Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng trên.

Đồng Nai, Bình Định



Cử tri là đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có chính sách cho vay như vay xóa nhà tạm hiện nay (8 triệu đồng/10 năm).

Phú Yên



Cử tri kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội không phải là hộ nghèo, nhất là ở nông thôn có con em đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học được vay nhằm giảm bớt khó khăn.

Phú Yên



Việc điều chỉnh tăng lãi xuất vay vốn tại các Ngân hàng thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực như hiện nay là chưa hợp lý, nhất là đối với loại vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp, vốn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, có nhiều rủi ro cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh.

Phú Yên



Đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam sớm chuyển kinh phí cho Ngân hàng chính sách xã hội Tây Ninh để giải ngân nguồn vốn đối ứng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính phủ.

Tây Ninh



Việc Ngân hàng Nhà nước phát hành và đưa vào lưu thông đồng tiền xu chất lượng không cao, thời gian sử dụng ngắn đã bị rỉ xét, xỉn màu, tâm lý người dân không muốn nhận vì dễ rơi mất, khó quản lý. Đề nghị Chính phủ có giải pháp thích hợp hơn để việc sử dụng đồng tiền xu có hiệu quả như đồng tiền giấy.

Kiên Giang



Cử tri phản ánh Ngân hàng chính sách xã hội cho sinh viên vay vốn để phục vụ học tập giải ngân quá chậm, gây khó khăn cho sinh viên và gia đình. Ngoài 2 đối tượng ưu tiên là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục cho đối tượng thứ ba vay đến khi ra trường (hiện nay đối tượng gia đình có khó khăn định xuất chỉ được vay một năm).

Bến Tre



Đề nghị ngành ngân hàng nghiên cứu cơ chế cho vay đối với nông dân theo chu kì con giống, vật nuôi,...hiện nay thời gian cho vay quá ngắn.

Hải Dương



Nhiều cử tri là nông dân đề nghị Ngân hàng cho vay trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nên kéo dài thời gian đáo hạn trong trường hợp nông dân chưa có khả năng trả nợ đến hạn, và thủ tục giải quyết vay lại nhanh hơn để người vay không phải vay nóng ở bên ngoài với lãi suất cao.

Tiền Giang



Thủ tục vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi xuất vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn còn khá phức tạp, gây phiền hà và tốn kém cho người đi vay (phải công chứng hồ sơ vay, nộp lệ phí vay,…), đề nghị ngành ngân hàng nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Long An, Kiên Giang, Hải Phòng



Cử tri kiến nghị: Việc cho vay vốn để sản xuất của các ngân hàng hiện nay dựa trên diện tích đất nông nghiệp theo định mức là chưa hợp lý, nên xem xét lại việc đầu tư sản xuất trên diện tích đất của các hộ cho vay thì sẽ phù hợp hơn.

Lâm Đồng



Việc người dân vay vốn ngân hàng phải thế chấp tài sản là đúng, tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản thế chấp của ngân hàng thường dưới 50% giá trị thực tế trên thị trường (nhất là xác định giá trị tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), gây khó khăn cho người vay vốn. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.

Hà Nội



Đề nghị Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, chỉ đạo chấn chỉnh việc quy định vay tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp phải rút tiền qua hệ thống ATM gây khó khăn cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có hệ thống ATM. Đề nghị nên kết hợp sử dụng cả hai phương thức, nơi nào chưa có hệ thống ATM thì được nhận tiền mặt.

Đồng Tháp



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế phù hợp để nhiều danh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Nghệ An



Đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều địa phương bị hạn hán kéo dài làm mất mùa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Cử tri đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho người dân như: hỗ trợ lãi suất vay vốn; gia hạn nợ vay ngân hàng, … nhằm tạo điều kiện giúp nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và đời sống.

Gia Lai



Cử tri đề nghị Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay nông - lâm - ngư nghiệp, đảm bảo nông dân được vay với mức lãi suất bình đẳng với các ngành nghề khác.

Kiên Giang, Kon Tum



Cử tri kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên có chính sách chương trình cho vay tín chấp và có lãi suất ưu đãi đối với sản xuất cây lương thực và cây ăn quả.

Vĩnh Long



Đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét có cơ chế khoanh nợ, giãn nợ cho các đối tượng đã xuất cảnh đi lao động ở nước ngoài nhưng phải về nước trước thời hạn hợp đồng do nguyên nhân khách quan đem lại (khủng hoảng kinh tế của nước sở tại, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ...) để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này, đặc biệt là các đối tượng lao động ở các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ....

Lai Châu



Cử tri phản ánh, trong thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Trước đó, tỷ giá ngoại tệ thị trường liên ngân hàng cũng đã từng bị điều chỉnh với tần suất khá dày nhưng biên độ không lớn. Điều đáng nói là, hầu hết các ngoại tệ “chợ đen” có biểu hiện “sốt”, động thái này khiến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần chủ động nắm bắt thị trường, điều chỉnh tỷ giá, không nên chạy theo thị trường tự do, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh và phát triển.

Phú Thọ



Cử tri đề nghị Ngân hàng nhà nước có giải pháp ổn định lãi suất để người dân tính toán đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời, xem xét lại việc lãi suất tăng người vay phải chịu, nhưng lãi giảm từ 1,75 giảm xuống 1,25 thì không được hưởng vì sao?

An Giang



Cử tri có ý kiến đề nghị ngành ngân hàng nên giảm bớt các thủ tục xin vay vốn, vì hiện tại quá nhiêu khê, phải chứng nhận nhiều cấp, đóng phí nhiều lần; đồng thời có ý kiến kiến nghị nên bỏ việc quy định thủ tục vay vốn thế chấp GCN QSD đất phải có xác nhận của Sở tài nguyên & Môi trường (người dân phải chịu đóng mức phí khi yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận) chỉ cần có xác nhận của UBND xã là đủ.Ý kiến khác thì tán thành việc quy định phải có xác nhận của Sở Tài nguyên & Môi trường nhằm tránh tình trạng giả mạo hoặc một GCN QSD đất nhưng lại vay nhiều lần, nhiều Ngân hàng khác nhau trong cùng thời điểm, gây khó trong công tác quản lý và không thể biết được hiện trạng đất còn hay sang nhượng. Vậy, đề nghị nên có xem xét lại và đưa ra giải pháp thiết thực nhất.

An Giang



Trần lãi suất của nhiều ngân hàng thương mại vẫn còn cao so với chỉ đạo của chính phủ (huy động tối đa 10 % và cho vay tối đa đến 12 %) đề nghị tiếp tục giảm để kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Trà Vinh



Ngân hàng Nhà nước quy định về việc áp dụng cùng một mức lãi suất cho các loại kỳ hạn khác nhau khi yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào và đầu ra lần lượt xuống 10 và 12%. Bởi trên lý thuyết, từ 1/7, các ngân hàng đều tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trên. Tuy nhiên, gần đây các ngân hàng đồng loạt “lách” quy định bằng cách áp dụng như nhau đối với các loại kỳ hạn, với mức lãi suất cơ bản 8%, thì lãi suất thực sẽ cao hơn con số 12%. Trong khi đó, “lãi suất thực” phụ thuộc vào thời hạn và cách tính lãi chứ không chỉ phụ thuộc vào chỉ số phần trăm nên mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn cao.

Trà Vinh



Đề nghị mở rộng, đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho phép sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để cho vay bổ sung hoặc làm nguồn bảo lãnh để các đối tượng chính sách vay đủ kinh phí đóng góp khi tham gia đi XKLĐ. Ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong công tác vay vốn ngân hàng đi XKLĐ như: nâng mức vay không phải thể chấp ở các ngân hàng lên 50 triệu đồng, cho vay bằng hình thức tín chấp.

Thái Nguyên



Đề nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội có giải pháp hỗ trợ người lao động không thể trả nợ bằng cách xem xét để khoanh nợ, giãn nợ hoặc xoá nợ theo quy định.

Thái Nguyên



Đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm hướng dẫn đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận vốn vay được nhanh chóng, kịp thời; đề nghị cần tăng mức vốn cho vay, đảm bảo tương ứng với nhu cầu vay vốn của người dân; cần phổ biến rộng rãi các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để người dân biết, thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước (vừa qua, vẫn cón nhiều hộ dân, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa biết được các chính sách hỗ trợ lãi xuất mua máy gặt đập liên hợp,… nên chưa tiếp cận được với nguồn vốn).

Cần Thơ



Thời gian qua “cơn bão vàng” đã đưa vàng đi đến mức giá kỷ lục. Có một nghịch lý là giá vàng chỉ tăng khi có sự khan hiếm, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì lượng vàng trong nước không hề ít và việc trong năm nay nước ta xuất khẩu vàng đã chứng minh cho khẳng định đó. Vậy tại sao một nước có thể xuất khẩu vàng lại có mức giá trong nước cao hơn thế giới khoảng 400.000/lượng? nghịch lí này do đâu, phải chăng có sự làm giá trên thị trường vàng Việt Nam? Thái độ của ngành ngân hàng đối với việc này thế nào?.

Cần Thơ



Theo Công văn số 2287/NHCS-TDCS (ngày 16/9/2010 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung thực hiện cho vay với đối tượng là học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính theo khoản 3, Điều 2 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg) quy định học sinh, sinh viên thuộc đối tượng này chỉ được vay một lần với vốn vay tối đa không quá 860.000 đồng/tháng/12 tháng…, đã gây nhiều khó khăn nếu chương trình đào tạo trên một năm, tình trạng này dẫn đến nhiều học sinh, sinh viên phải bỏ học nửa chừng. Cử tri kiến nghị nên bỏ quy định này và cho phép được quyền vay vốn như các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Quyết định.

Cần Thơ



Việc vay vốn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn vừa qua đối với nông dân luôn gặp nhiều khó khăn vì mỗi nơi vận dụng một cách khá tùy tiện: buộc người vay phải trả hoàn tất các khoản nợ trước đó, số tiền vay không đủ định suất, có khi các ngân hàng viện lí do hết tiền … Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thường xuyên kiểm tra những việc này hoặc có công khai thông tin về mặt thủ tục để nông dân yên tâm.

Cần Thơ



Đề nghị Chính phủ có giải pháp cho khoanh nợ đối với các trường hợp vay tiền đi hợp đồng lao động nước ngoài nhưng không hiệu quả, nay trở về nước không có điều kiện và khả năng trả nợ.

Tiền Giang, An Giang



Đa số cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách cho hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi ở Ngân hàng chính sách xã hội như những hộ nghèo, vì những hộ cận nghèo không có tài sản thế chấp để vay vốn ở các ngân hàng thương mại.

Tiền Giang



Việc hỗ trợ xây nhà tình thương cho dân nghèo 15 triệu/nhà và được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội 8 triệu để hoàn chỉnh nhưng hiện nay ngân hàng không tiếp tục hỗ trợ vay vốn gây rất nhiều khó khăn cho người dân trong việc thanh toán tiền mua vật liệu xây dựng. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm tiếp tục hỗ trợ cho dân nghèo để có được mái ấm tình thương.

Bến Tre


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương