KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII



tải về 3.29 Mb.
trang28/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC DÂN TỘC


STT

Nội dung

Địa phương



Chương trình 135 có tác dụng tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi. Năm 2010 là năm kết thúc Chương trình 135, vì vậy cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp tục kéo dài chương trình đến năm 2015; tăng định mức đầu tư, nghiên cứu để việc đầu tư được tập trung và hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ đồng bào miền núi xóa đói giảm nghèo bền vững.

Lào Cai, Lạng Sơn, Gia Lai, Đắc Nông, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Ninh Thuận, Tuyên Quang



Để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn có hiệu quả và bền vững. Đề nghị Chính phủ có những chính sách đầu tư đồng bộ, sát tình hình thực tế đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Yên Bái



Cử tri đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương khi ban hành các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với đặc điểm của từng đồng bào dân tộc và phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa bàn như đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ; mức hỗ trợ đối với đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hiện nay không còn phù hợp. Đề nghị Chính phủ nâng lên cho phù hợp với tình hình giá cả các loại hàng hóa và giá đất tăng cao như hiện nay.

Kiên Giang



Đề nghị cấp Thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân tộc Kinh sống lâu năm ở vùng dân tộc, miền núi, tránh tình trạng cùng một gia đình ở miền núi đặc biệt khó khăn thì cha và con là người dân tộc được cấp thẻ, còn mẹ là người Kinh thì không được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Lạng Sơn



Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh được thụ hưởng chính sách 30b chương trình huyện nghèo của Chính phủ.

Hà Tĩnh



Đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách ưu đãi đối với một số huyện miền núi không thuộc diện được hưởng Nghị quyết 30a nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại ở mức cao (ví dụ Quỳ Châu, Nghệ An tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33%).

Nghệ An, Yên Bái



Đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách hỗ trợ cho các huyện khó khăn của tỉnh Gia Lai (như huyện Krông Pa, huyện Ia Pa, huyện Kông Chro và huyện KBang) được hưởng chính sách như 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Gia Lai



Đề nghị Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các bộ, ngành tổng kết việc thực hiện các Chương trình 134, 135, v.v.. trong thời gian qua và tham mưu với Chính phủ ban hành, xây dựng một Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, các thôn làng đặc biệt khó khăn và xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2020; đồng thời tăng kinh phí đầu tư gấp nhiều lần so với các chương trình trước đây và bảo đảm kịp thời kinh phí thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao hơn.

Gia Lai, Bắc Cạn, Kiên Giang, Hòa Bình



Tỉnh Hòa Bình có 02 huyện Mai Châu và Đà Bắc là huyện vùng cao, có nhiều hộ đồng bào nghèo, giao thông đi lại rất khó khăn. Để tạo điều kiện cho những vùng này phát triển kinh tế - xã hội. Đề nghị Chính phủ xem xét cho 2 huyện được áp dụng cơ chế theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Hòa Bình



Đề nghị Chính phủ xem xét lại tiêu chí và cho bổ sung 4 thôn Đại Mỹ, Mỹ An, Chấn Sơn, Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc vào danh sách các địa phương được hưởng Chương trình 135.

Quảng Nam



Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện và tăng thêm mức hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình 120 giai đoạn tiếp theo; Chương trình 167, hỗ trợ về nhà ở cho các hội nghèo và có các chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi.

Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Bình



Đề nghị Nhà nước có chính sách miễn thuế nhà đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Gia Lai



Đề nghị tiếp tục thực hiện Dự án 134 để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện dự án theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Quảng Bình



Về chính sách hỗ trợ đất xản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 1529/QĐ-TTg: Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách này đến năm 2013; đồng thời, tăng mức chi hỗ trợ cao hơn 20 triệu đồng/hộ căn cứ vào giá đất ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hàng năm. Bời vì, nếu quy định hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vay tín dụng để mỗi hộ có đất sản xuất không quá 20 triệu đồng/hộ thì không khả thi do biến động giá cả thị trường, chi phí hỗ trợ không đủ mua đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Cần Thơ, Sóc Trăng



Cử tri tiếp tục phản ánh, hiện nay chính sách đối với người dân tộc thiểu số ở vùng cao rất hiệu quả, đem lại lòng tin cho nhân dân các dân tộc. Tuy nhiên, đối với những người là dân tộc kinh đã sinh sống ở vùng người dân tộc thiếu số ở vùng cao lâu năm (thậm chí đã 2, 3 đời) chưa được hưởng chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước có chính sách cho người dân tộc Kinh đã sinh sống lâu năm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lào Cai



Bác Ái là một huyện miền núi rất khó khăn của tỉnh. Trên 95% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nương, rãy nên rất nghèo. Để tạo điều kiện phát triển nhanh cho huyện nghèo này, cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu đưa Bác Ái vào đối tượng được hưởng như huyện nghèo của các tỉnh ở Tây nguyên.

Ninh Thuận



Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số nghèo, đời sống khó khăn. Hiện tại người dân của xã Phúc An, huyện Yên Bình còn thiếu đất sản xuất trong khi Công ty Lâm nghiệp Thác Bà đang quản lý quá nhiều quỹ đất lâm nghiệp. Đề nghị Nhà nước có giải pháp tháo gỡ để người dân có đất canh tác, đảm bảo đời sống.

Yên Bái



Đối với chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định thì đến năm 2012 sẽ kết thúc. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này ở tỉnh Bình Phước hiện nay gặp nhiều khó khăn do việc phân bổ nguồn vốn này chậm và nguồn vốn hạn chế không đảm bảo cho việc thực hiện. Đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh bổ sung nguồn vốn và sớm phân bổ tạo điều kiện cho địa phương thực hiện chính sách hiệu quả và đảm bảo thời gian quy định.

Bình Phước



Để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, nâng mức đầu tư các chương trình dự án, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, các công trình thủy lợi, giống cây trồng, sức cày kéo, phân bón …cho nhân dân các dân tộc vùng cao vùng đặc biệt khó khăn.

Điện Biên



Dự án ổn định, sắp xếp dân di cư tự do cho 1.489 hộ thuộc 02 huyện Chư Prông và Chư Pưh, tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống. Tổng mức đầu tư của 02 dự án là 82,134 tỷ đồng. Trong năm 2009 -2010, tỉnh đã bố trí tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, di chuyển nhà ở,... với kinh phí 21,5 tỷ đồng, chỉ đạt 26,17% so với tổng mức đầu tư. Đề nghị Uỷ ban Dân tộc trình Chính phủ bổ sung kinh phí hằng năm để giải quyết những vấn đề cấp bách về kết cấu hạ tầng, đất sản xuất, hỗ trợ đời sống nhằm nhanh chóng ổn định số dân di cư tự do theo 02 dự án nêu trên.

Gia Lai



Đến nay, một số công trình của dự án 11 trung tâm cụm xã ở Gia Lai đã hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh quyết toán và một số công trình chưa có vốn để đầu tư. Vì vậy, đề nghị Uỷ ban Dân tộc tham mưu với Chính phủ bố trí vốn trong năm 2011 là 47,4 tỷ đồng; trong đó, đầu tư cho công trình đang thi công dở dang còn thiếu vốn là 8,51 tỷ đồng và công trình đầu tư xây dựng mới còn thiếu vốn là 38,89 tỷ đồng.

Gia Lai



Dự án định canh định cư (ĐCĐC) tỉnh Gia Lai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012, với tổng vốn đầu tư 270.705 triệu đồng (NSTW: 240.705 triệu đồng; NSĐP: 30.000 triệu đồng) cho 144 điểm thôn, làng (trong đó: ĐCĐC tập trung 15 điểm; ĐCDC xen ghép 129 điểm). Trong 3 năm (2008-2010) Trung ương đã bố trí cho tỉnh là 24,5 tỷ đồng (năm 2008: 6,5 tỷ đồng, năm 2009: 10 tỷ đồng, năm 2010: 08 tỷ đồng) chỉ đủ bố trí dứt điểm 03 điểm ĐCĐC tập trung với 222 hộ và 15 điểm xen ghép với 419 hộ. Còn lại 12 dự án ĐCĐC tập trung và 103 điểm ĐCĐC xen ghép đã được triển khai thực hiện nhưng chưa có vốn bố trí, đề nghị Uỷ ban Dân tộc trình Chính phủ bố trí đủ vốn theo phê duyệt. Đồng thời, để giải quyết vốn cho các hạng mục hoàn thành trong năm 2010 của các dự án ĐCĐC, đề nghị Uỷ ban Dân tộc trình Chính phủ giải quyết cho tỉnh ứng trước 70 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2011.

Gia Lai



Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đói nghèo năm 2006 của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trên 40%, nhưng thực tế hiện nay tỷ lệ đói nghèo của huyện khoảng trên 55%, cận nghèo trên 25%. Đề nghị Chính phủ xem xét cho huyện Mường Chà được hưởng chế độ đầu tư theo Quyết định 30a.

Điện Biên



Hiện nay, nhiều bản thuộc thị trấn các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống và có tỷ lệ đói, nghèo cao (có bản tỷ lệ đói, nghèo trên 50%). Đề nghị Chính phủ xem xét cho đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại thị trấn các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa được hưởng các chính sách an sinh của Nhà nước, như: chính sách BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số, Quyết định 112 của Chính phủ hỗ trợ cho học sinh các dân tộc thiểu số nghèo, hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 …

Điện Biên

KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH


STT

Nội dung

Địa phương



Tình trạng lễ hội tràn lan, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Đề nghị Chính phủ có giải pháp, tăng cường công tác quản lý việc tổ chức lễ hội có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, đảm bảo nét văn hóa của dân tộc không để các đối tượng lợi dụng lễ hội để trục lợi.

Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đăk Lăk, Đồng Nai



Cử tri cho rằng việc tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là cần thiết, nhưng kéo dài nhiều ngày với một số nội dung, chương trình chưa thật thuyết phục, chưa thiết thực, gây lãng phí. Đề nghị Bộ tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường việc quản lý, tổ chức các ngày kễ kỷ niệm, festival, lễ hội… tránh việc tổ chức quá nhiều lễ hội, phô trương, hình thức không cần thiết nhằm tiết kiệm tiền của nhà nước và nhân dân.

Quảng Nam



Cần quản lý chặt chẽ về lĩnh vực văn hóa, nhằm hạn chế các loại văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam, nhất là đối với việc phê duyệt nội dung phim ảnh để tránh tình trạng nhiều bộ phim có nội dung không phù hợp với văn hóa người Việt.

Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải Dương



Dư luận xã hội không đồng tình về cách làm phim “Lý Công Uẩn – đường tới Thăng Long” vì đây là bộ phim lịch sử của dân tộc cần phải được xây dựng trên nền tảng truyền thống yêu nước cùng với bản sắc văn hóa dân tộc, không thể vay mượn như cách làm của công ty cổ phần truyền thông Trường Thành. Cử tri đề nghị Bộ xem xét.

Phú Yên



Cử tri phản ánh hiện nay tình trạng các di tích văn hóa, lịch sử bị xâm hại, xuống cấp không có điều kiện để đầu tư, sửa chữa. Đề nghị Bộ có chương trình quản lý, sửa chữa và tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa.


Lào Cai, Lạng Sơn



Đề nghị Bộ đầu tư kinh phí để khôi phục hệ thống các khu di tích lịch sử cách mạng Bắc Sơn là nơi đã được công nhân là di tích quốc gia.

Lạng Sơn



Đề nghị Bộ bổ sung kinh phí cho tỉnh để thực hiện công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Gia Lai



Đề nghị Bộ đầu tư kinh phí trùng tu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đình Triều Hội ở xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vì hiện nay di tích đã xuống cấp, địa phương không đủ kinh phí để trùng tu.

Hà Nam



Tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang có khu di tích lịch sử Mo So và khu di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh Phụ Tử được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhân khu di tích cấp quốc gia. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành chức năng quan tâm, tạo điều kiện cho tỉnh được đầu tư, trùng tu, tôn tạo giữ gìn khu di tích quốc gia.

Kiên Giang



Đề nghị Bộ có kế hoạch, xem xét đầu tư kinh phí để nâng cấp đoạn đường từ quốc lộ 1A vào khu di tích Mai Kính và tôn tạo khu di tích vì hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Đây là khu di tích cấp quốc gia

Hà Tĩnh



Đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiên cứu lập thủ tục đề nghị UNESCO công nhận “cải lương Nam bộ” là di sản văn hóa thế giới.

Tiền Giang



Cử tri tiêp tục đề nghị Bộ sớm bổ sung khu du lịch sinh thái Măng Đen vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam theo thông báo số 35/TB-VPCP ngày 05/02/2009 của Văn phòng Chính phủ.

Kon Tum



Đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét đưa một số dự án du lịch của Bạc Liêu vào trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và đưa vào quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là cụm nhà cổ, nhà công tử Bạc Liêu, vườn chim, tháp cổ Vĩnh Hưng, khu lưu niệm nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Trên cơ sở đó qua tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với các khu du lịch của tỉnh, đồng thời tạo thuận lợi cho tỉnh về cơ chế, chính sách, nhất là các dự án do nước ngoài đầu tư (tỉnh đã có Tờ trình số 108/TTr-UBND ngày 11/8/2010).

Bạc Liêu



Đề nghị nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh, huyện miền núi xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Bắc Giang, Đăk Nông



Cử tri kiến nghị việc quy định một trong những tiêu chí để công nhận khu dân cư văn hóa là phải có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong thực tế đa số các khu dân cư đã ổn định từ lâu, không còn quỹ đất công, việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng hội trường không thể thực hiện được. Đề nghị Bộ xem xét lại tiêu chí này, có hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện thuận lợi khi bình xét các khu dân cư văn hóa.

Bình Phước



Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất để xây dựng thiết chế văn hóa đồng bộ đạt chuẩn cơ sở, hỗ trợ tiền thưởng cho hộ gia đình văn hóa đạt 3 năm liên tục theo Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin, do nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp.

Nghệ An



Tình trạng mê tín dị đoan có xu hướng gia tăng, đề nghị Bộ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm chống tư tưởng mê tín dị đoan.

Bắc Ninh, Lạng Sơn



Cử tri kiến nghị nhà nước cần có quy định cụ thể thống nhất đối với ngành nghề sản xuất và tiêu thụ hàng mã.

Cao Bằng



Đề nghị Chính phủ có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch để thực hiện xã hội hóa.

Hòa Bình



Đề nghị Bộ có chế độ ưu đãi về vật chất và tinh thần cho đội ngũ văn nghệ sỹ (chuyên và không chuyên) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ ngày lao động sáng tạo. Cần quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng những người làm nghệ thật chuyên nghiệp khi tuổi cao thường gặp khó khăn trong việc được tham gia biểu diễn.


Hòa Bình



Cử tri nhiều nơi cho biết họ cảm thấy không mấy thiện cảm với cách trang phục của một số phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên…. tại một số đài phát thanh và truyền hình địa phương vì khá thoải mái và tự do, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, coi thường khán giả. Đề nghị Bộ kịp thời nhắc nhở và chấn chỉnh.

Cần Thơ, Vĩnh Phúc



Cử tri phản ánh hình ảnh Bác Hồ in trên các tờ tiền bằng nhựa làm móc khóa rất phản cảm, làm xúc phạm đến hình ảnh thiêng liêng của Bác. Đề nghị có biện pháp cấm sản xuất và lưu hành móc khóa nói trên và các sản phẩm tương tự.

Long An


KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XII

THUỘC LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG


STT

Nội dung

Địa phương



Về tình trạng game online phát triển tràn lan, nhiều game có nội dung bạo lực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng; phát sinh các tệ nạn như đâm chém nhau vì game, trộm cướp… phát triển theo game; sức khỏe và trí óc của người chơi game bị ảnh hưởng, trong khi việc quản lý nhà nước về trò chơi trực tuyến vẫn còn bất cập, nhiều nơi buông lỏng việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh game online…. Cử tri đề nghị các cơ quan chuyên môn cần tăng cường quản lý game online. Cấm nhập game có nội dung mang tính bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục, cấm quảng cáo game online dưới mọi hình thức, đồng thời tăng mức xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực này.

Khánh Hòa, Hà Nam, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng tàu, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Long An, Quảng Nam,Vĩnh Long, Bình Định, Ninh Thuận,



Cử tri đề nghị Bộ có biện pháp quản lý những blolg, trang webside đồi trụy, phản động, kích động bạo lực

Hà Nội, Long An, Quảng Nam, Cần Thơ



Hiện nay Chính phủ và các bộ ngành trung ương đã và đang tập trung nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn nạn game online tác động ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, tinh thần, sức khỏe của thanh thiếu niên. Tuy nhiên hiệu quả của các giải pháp trên vẫn chưa cao và việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập. Cử tri đề nghị Bộ cần thiết có giải pháp để “cai nghiện” game online trong thanh thiếu niên hoặc tạm ngừng có thời hạn đối với hoạt động này để tìm ra giải pháp phối hợp quản lý hữu hiệu (kể cả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh game online và viện pháp quản lý con em của gia đình, nhà trường) trong thời gian tới.

Tiền Giang



Cử tri phản ánh tình trạng game online tập trung tại các điểm gần trường học hiện nay khá phổ biến, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và sự phát triển của học sinh. Đề nghị Bộ cần tăng cường chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động này.

Quảng Ninh, Cần Thơ



Cử tri đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nên rà soát lại công tác cấp phép cho các trò chơi điện tử mang tính bạo lực (hiện tại các trò chơi bạo lực chiếm khoảng 30%) nhằm thẩm định lại hậu quả của các trò chơi này và có sự điều chỉnh.

An Giang



Cử tri nhiều nơi bức xúc về tình trạng nhiều nội dung trên các phương tiện thông tin đại chúng, đơn vị kinh doanh các mạng điện thoại di động như: dịch vụ quảng cáo qua truyền hình, poster, game, dịch vụ nhắn tin… với các nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, mang tính bạo lực, quấy nhiễu người tiêu dùng. Đề nghị Bộ có giải pháp chấn chỉnh tình trạng trên.

Quảng Ngãi



Cử tri phản ánh hiện nay các tin nhắn rác của mạng điện thoại di động tràn lan, các số sim điện thoại bị trùng lắp, gây phiền hà và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người sử dụng. Đề nghị Bộ có giải pháp chấn chỉnh.

Vĩnh Long



Cử tri đề nghị Bộ cho biết công tác quản lý nhà nước đối với các chương trình chiếu phim giải trí hiện nay trên các đài truyền hình cả nước như thế nào, vì hiện nay thể loại phim nước ngoài được trình chiếu trong các chương trình truyền hình khá nhiều (Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ…), các thể loại phim Việt Nam thì quá đề cao việc du học ở nước ngoài

Tiền Giang



Cử tri đề nghị Bộ tăng cường chỉ đạo đối với hệ thống truyền hình trong cả nước bởi đây là công cụ truyên truyền của Đảng và nhà nước nhưng thời lượng dành cho quảng cáo quá nhiều, trong lúc chúng ta đang chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì lại dùng sóng truyền hình, phát thanh để quảng cáo cho hàng hóa nước ngoài, phóng đại quá sự thật, người tiêu dùng đã bị lừa vì tin vào những mẫu quảng cáo này.

Cần Thơ



Tình trạng loạn quảng cáo và quảng cáo có tính chất vụ lợi, quảng cáo vượt quá chức năng thực tế của sản phẩm (như thuốc chữa bệnh,, vòng đeo tay hạ huyết áp, …) trong các chương trình phát sóng của các đài phát thanh và truyền hình hiện nay đã trở thành phổ biến, thông qua các hoạt động quảng cáo này, vô tình các nhà đài đã tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gian dối gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cử tri đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường kiểm duyệt thường xuyên các thông tin này và hạn chế tối đa, dành thời gian cho các chương trình có ý nghĩa khác.

Cần Thơ, Tiền Giang, Quảng Bình, Ninh Bình, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An



Đề nghị Bộ cần có quy định cụ thể về thời gian, thời lượng quảng cáo phát sóng trên các đài truyền hình, tránh có những mục quảng cáo ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt của nhân dân.

Cao Bằng



Cử tri tiếp tục đề nghị nhà nước đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ các chương trình phát sóng trên truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền hình trực tiếp, hạn chế các hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt nam.

Thái Bình



Cần tăng cường quản lý thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là những thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh, sản xuất, chăn nuôi vì đây là những nội dung rất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Vĩnh Phúc



Cử tri ủng hộ việc đài, báo đưa tin kịp thời những thông tin, thời sự của đất nước, những vấn đề bức xúc của xã hội mà dư luận quan tâm, nhưng cử tri rất bức xúc trước việc báo chí đưa tin sai sự thật, nhiều tin không có lợi cho đất nước, cho địa phương cũng được đăng tải gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận và thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, . Đề nghị Bộ tăng cường biện pháp quản lý, xử lý nghiêm những nhà báo, những cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật gây hoang mang cho người dân.

Tiền Giang



Hiện nay việc quản lý báo chí còn lỏng lẻo, có số ít vụ việc vừa qua một số cơ quan báo chí cố tình thổi phồng sự việc, gây dư luận không tốt, tạo áp lực lớn cho xã hội như việc người khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan báo chí, cơ quan báo chí không thẩm định nội dung chỉ đăng tin một chiều mà không tham khảo xem xét lợi hại từ nhiều phía, gây ảnh hưởng đến tình hình khiếu kiện vì đây là vấn đề nhạy cảm, kẻ xấu dễ lợi dụng việc khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh, chính trị. Thực tế thời gian qua đã vấp phải. Đề nghị Bộ có biện pháp chấn chỉnh.

Hậu Giang



Cử tri phản ánh trên báo Nông thôn ngày nay có bài viết về đề nghị bỏ doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này có trái với cương lĩnh của Đảng ta hay không? Vì như vậy tư liệu của giai cấp công nhân sẽ rơi vào tay giai cấp tư sản. Đề nghị cho biết vì sao đăng tải tin bài bày.

Đà Nẵng



Cử tri phản ánh một số cuốn sách đang được lưu hành trên thị trường không mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ (cụ thể là cuốn sách Chuyện không kể lúc nửa đêm, Miếu Ba cô người khăn trắng của Nhà xuất bản Đà Nẵng).

Phú Yên



Đề nghị Bộ chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng cần tuyên truyền thích hợp, hạn chế tình trạng gây biến dộng ảo về giá cả thị trường.

Bình Định



Cử tri phản ánh, trên Báo Nông thôn ngày nay có bài viết về việc đề nghị bỏ doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này có trái với Cương lĩnh của Đảng ta hay không? Vì như vậy thì tư liệu sản xuất của giai cấp công nhân sẽ rơi vào tay giai cấp tư sản. Đề nghị cho biết vì sao đăng tải tin bài này.

Đà Nẵng


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương