KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.29 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30



Cử tri cho rằng Nhà nước mất rất nhiều tiền mở mang cơ sở hạ tầng nhưng khi giá đất những khu vực đó tăng lên thì Nhà nước lại phải tăng tiền đền bù. Vòng luẩn quẩn này sẽ chỉ làm cho ngân sách Nhà nước ngày càng bị thâm hụt khi tiến hành mở mang cơ sở hạ tầng, càng đầu tư thì số tiền đền bù càng lớn. Đề nghị Nhà nước cần áp dụng các mức thuế, lệ phí đối với những hộ dân được hưởng lợi nhờ giá trị tăng thêm từ đất đai. Mức tính thuế, lệ phí sẽ được áp dụng trong trường hợp khi chuyển nhượng và căn cứ trên phần chênh lệch giữa giá đất trước khi có dự án và giá đất sau khi dự án đã hoàn tất.

Hải Phòng



Cử tri phản ánh rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều do "nhà có trước, đê có sau". Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều nhà dân đang ở hoàn cảnh này nhưng không được đền bù, giải tỏa, cũng không được giao dịch mua bán hay cấp sổ đỏ, gây thiệt thòi cho cư dân sống ở khu vực này. Đề nghị Nhà nước xem xét và có chính sách giải quyết dứt điểm.

Hải Phòng



Nhà nước đã có chủ trương về dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất được thể chế trong Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 về thi hành Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai có rất nhiều bất cập như: quy mô đất đai còn phân tán, nhỏ lẻ; người nông dân không muốn bán quyền sử dụng đất khi chưa tìm được kế sinh nhai khác cho thu nhập ổn định; công nghiệp dịch vụ ở nông thôn chưa phát triển để có thể thu hút lực lượng lao động dôi dư trong nông nghiệp; chi phí và thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay vẫn còn phức tạp, chưa khuyến khích tích tụ đất đai... Cử tri đề nghị Nhà nước cần quan tâm, khuyến khích hơn nữa đến chủ trương về dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất khi ban hành Luật Đất đai mới để phát triển tập trung, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Hải Phòng



Đề nghị Chính phủ có quy định cụ thể về việc giải quyết đối với các trường hợp mua bán, hiến tặng đất đai trái phép để mở rộng cơ sở thờ tự. (Vì thực tế hiện nay, việc hiến tặng, mua bán, chuyển nhượng đất thường diễn ra “ngầm” giữa giáo hội và các hộ giáo dân, không báo cáo xin phép chính quyền và không làm các thủ tục theo quy định của pháp luật, sau đó giáo hội tổ chức xây dựng trái phép các công trình tôn giáo nhằm tạo “sự đã rồi”, từng bước hợp thức hóa để sử dụng phần mua bán, hiến tặng trái phép).

Hà Nam



Vấn đề về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa và có giải pháp cụ thể đến việc đào tạo chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho nông dân; nâng cao chất lượng các dự án dạy nghề bảo đảm thiết thực, hiệu quả để nông dân sống được bằng nghề đã học, đồng thời có chính sách phù hợp hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng không trong độ tuổi lao động.

Hà Nam



Đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và có biện pháp tháo gỡ, cải tiến thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì hiện nay, tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đạt theo Nghị quyết của Quốc hội: Năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đắk Nông,

Cần Thơ,

Thái Bình



Đề nghị Chính phủ kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

Cần Thơ



Về quy hoạch bồi thường và giải phóng mặt bằng: cử tri cho rằng, nhiều dự án quy hoạch khi tiến hành thực hiện, người dân không chấp hành và khiếu nại, khiếu kiện kéo dài là do các nguyên nhân sau: chính quyền các cấp và chủ đầu tư chưa làm tốt công tác thông báo công khai rộng rãi, chưa nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của dân, bên cạnh đó công tác áp giá bồi thường cho dân cũng chưa thống nhất, nhiều dự án chỉ thực hiện mang tính thủ tục (treo) để nhà thầu có thêm công trình… Đề nghị Chính phủ cần chấn chỉnh công tác này, để tạo được lòng tin và sự ủng hộ của người dân khi triển khai quy hoạch.

Cần Thơ



Về quản lý đất công: trong thời gian qua hoạt động này của chính quyền địa phương có nhiều thất thoát do tình trạng lợi dụng chức vụ hoặc các hành vi vi phạm khác để biến tướng thành tài sản cá nhân. Đề nghị Chính phủ cần chấn chỉnh hoạt động này trong thời gian tới, để tạo được lòng tin từ người dân.

Cần Thơ



Công tác quản lý và sử dụng đất đai được nhiều cử tri quan tâm phản ánh với đại biểu Quốc hội nhất là tình trạng người dân thiếu đất ở, đất sản xuất, đồng thời có chính sách ưu đãi về đất ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi tách hộ.

Nghệ An



Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân (ví dụ như quy định về việc xác định diện tích đất ở có vườn ao sử dụng trước ngày 18/12/1990 trong Luật Đất đai 2003; xác định giá đất ở trung bình khu vực, có đất thu hồi không có các thửa đất ở để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định 69/NĐ-CP hoặc việc bố trí tái định cư và Thông tư 14/2009/TT-BTNMT hoặc quy định giá bồi thường giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư tự thỏa thuận… Những vấn đên này đã được cử tri phản ánh nhiều lần nhưng chậm được khắc phục). Đề nghị Quốc hội, Chính phủ khẩn chương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nghệ An,

Bà Rịa -

Vũng Tàu, Lâm Đồng



Cử tri kiến nghị: Chính sách đền bù của nhà nước luôn thay đổi gây khó khăn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; đề nghị phải có một chính sách thống nhất để vận dụng, cần quy định rõ những dự án trong quy hoạch của nhà nước thì được bồi thường theo quy định của nhà nước; những dự án khác thì do nhà đầu tư tự thỏa thuận.

Lâm Đồng



Đề nghị Chính phủ khi thu hồi đất của người dân để thực hiện các dự án cần phải đảm bảo giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người dân; Nhà nước quan tâm hơn nữa đến đời sống của những hộ dân bị thu hồi đất do thưc hiện các dự án, nhất là về việc làm và tái định cư.

Lạng Sơn



Đề nghị Nhà nước miễn phí trước bạ và lệ phí khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nông dân và đất cho các tổ chức khác.

Thái Bình



Thực hiện dự án di dân tái định cư Trường bắn quốc gia khu vực I, đến nay, tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành, song thời gian vừa qua do việc thực hiện không thống nhất giữa chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn đã dẫn đến tình trạng đồng bào dân tộc khiếu kiện đông người ra Trung ương. UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ động làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn nhưng giữa hai tỉnh vẫn chưa thống nhất được quan điểm giải quyết. Để sớm ổn định tình hình tại khu vực Trường bắn và kết thúc dự án, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có buổi làm việc với 2 tỉnh để thống nhất thực hiện chính sách hỗ trợ giữa hai tỉnh.

Bắc Giang



Vấn đề xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên hiện nay đất đai đã được cấp cho người dân sử dụng lâu dài (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng rất manh mún, khó sản xuất chuyên canh. Đề nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn này.

Phú Thọ



Đề nghị Chính phủ có sự thống nhất trong cả nước việc ban hành chính sách, pháp luật về đất đai như quy định về diện tích tách thửa đất tối thiểu, về chuyển mục đích sử dụng đất, về diện tích xây cất nhà ở tối thiểu ở đô thị, nông thôn, phí xây dựng nhà ở dân cư…Giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất đối với người có nhu cầu về đất ở thực sự.

Trà Vinh



Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích tại các nông, lâm trường diễn ra phổ biến. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại các nông, lâm trường; phần diện tích đất các nông, lâm trường không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích đề nghị giao lại cho các địa phương quản lý để khai thác và sử dụng.

Hà Nội



Đối với lĩnh vực giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định số 69/NĐ-CP. Do vậy, đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ thay thế các thủ tục hành chính: (1) Cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; (2) Cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; (3) Giao đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; (4) Giao đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; (5) Giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; thành thủ tục: Giao, cho thuê đất, để phù hợp với Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009.

Gia Lai



Việc quy định cụm từ “công chứng” trong Bộ luật Dân sự và Luật Công chứng tạo ra cách hiểu khác nhau: công chứng Nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư. Mặc khác, so với Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/2007 của Chính phủ, các quy định về công chứng, chứng thực trong các hợp đồng về quyền sử dụng đất (từ Điều 122 đến Điều 131 Luật Đất đai 2003) nay không còn phù hợp; các quy định của pháp luật về đất đai cũng thể hiện không nhất quán khi điều chỉnh hành vi xác lập quyền sử dụng đất cho người dân như: Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu nhưng nếu chuyển nhượng cho người khác thì lại do Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất (đơn vị dịch vụ công) có thẩm quyền xác nhận đăng ký biến động tên chủ sử dụng vào trang bốn của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai.

Quảng Nam



Trình độ dân trí của nông dân ngày càng phát triển, nên việc quy hoạch tổng thể ở địa phương phải công bố cho nhân dân biết để chủ động đầu tư phát triển, sớm giải quyết dứt điểm các dự án treo. Việc giao đất, giao rừng cho các dự án nên ưu tiên cho người dân địa phương nếu họ có đủ năng lực đầu tư, tránh tình trạng thu hồi đất của nông dân giao cho các dự án với giá đền bù thấp, nông dân không còn đất sản xuất.

Bình Thuận

II. Môi trường



Đề nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng nặng mức xử phạt, xử lý nghiêm, cứng rắn, triệt để các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, những doanh nghiệp cố tình vi phạm có thể đình chỉ sản xuất hoặc rút giấy phép kinh doanh, đồng thời có biện pháp khắc phục và đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải khu vực để xử lý tình trạng ô nhiễm hiện nay .

T.p Hồ Chí Minh, Thái Bình, Quảng Ninh, Long An, Lạng Sơn, Phú Yên, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bình Phước



Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất,…) ở nước ta đã đến mức báo động. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp quản lý có hiệu quả hơn nữa để bảo vệ môi trường.

Tiền Giang,

Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường các chế tài xử phạt hành vi, vi phạm môi trường, tích cực tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân. Kiên quyết từng bước cải thiện môi trường sống trên toàn quốc gia.

Bắc Ninh,

Sóc Trăng



Hiện nay nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm nặng. Cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ưu tiên đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân vùng nông thôn.

Bắc Ninh



Cử tri yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết kết quả khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty Vedan. Đồng thời, kiến nghị các Bộ, ngành hữu quan tiếp tục có biện pháp hỗ trợ người dân tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để Công ty Vedan phải bồi thường thỏa đáng thiệt hại đã gây ra do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

T.p Hồ Chí Minh, Tiền Giang



Cử tri cho rằng việc xử lý Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường chưa nghiêm, chưa đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng các công ty, nhà máy, khu công nghiệp cố tình gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo khắc phục.

Hà Nội



Nhiều cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng ô nhiễm dòng sông Đáy, sông Nhuệ ngày càng nặng hơn. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cải tạo sông Đáy và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ.

Hà Nội,

Hà Nam



Đề nghị Trung ương, thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ sở sản xuất xử lý triệt để đảm bảo nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi đổ ra sông Nhuệ, sông Đáy; bố trí vốn để tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án giảm thiểu và khống chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

Hà Nam



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo công tác dự báo về sự biến đổi khí hậu thường xuyên hơn nữa để nhân dân biết, có cách đối phó cũng như kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất.

Hưng Yên



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đặc biệt quan tâm đến các tác động xấu của biến đổi khí hậu; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giúp người dân hiểu về vấn đề này, những tác hại không mong muốn và những biện pháp cần thiết để chống chọi với những tác hại của thiên nhiên.

Cần Thơ,

Kiên Giang



Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hệ thống văn bản quy định về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường; tổ chức quản lý; hệ thống quan trắc; xử lý các vấn đề môi trường… Vấn đề này, cử tri Quảng Ngãi đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có chuyển biến tích cực trong công tác quản lý môi trường.

Quảng Ngãi



Cử tri kiến nghị Nhà nước, các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay đang rất nghiêm trọng, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, các làng nghề thủ công, các loại thuốc bảo vệ thực vật,…đang gây ô nhiễm làng quê, nông thôn làm ảnh hưởng đến môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân.

Thái Bình,

Quảng Ngãi



Cử tri bức xúc, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong sản xuất nông nghiệp rất nguy hiểm về môi trường cũng như sử dụng túi nilon (thời gian phân hủy chậm, tồn tại hàng trăm năm), đặc biệt nước ta là nước sử dụng túi nilon cao nhất thế giới. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành và địa phương có giải pháp khắc phục.

An Giang



Cử tri đề nghị Nhà nước khi cho phép xây dựng các khu công nghiệp, khi các doanh nghiệp xin cấp phép đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Việc xử lý rác thải, khí thải, nước thải cần phải được đảm bảo ngay từ đầu khi triển khai dự án và cần phải được giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai xây dựng cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thái Bình,

Lạng Sơn



Đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các địa phương phối hợp giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước do hoạt động của các nhà máy công nghiệp gây ra.

Sóc Trăng



Cử tri đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương có cách nhìn tổng thể về ô nhiễm môi trường để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả. Kết quả quan trắc hằng năm cho thấy, nhiều khu vực như sông ngòi, kênh rạch, ... bị ô nhiễm nặng, các hàm lượng lý, hóa, vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép do chứa nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải từ các bãi chôn lấp rác chưa được xử lý triệt để. Đặc biệt, nguồn nước thải của các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang tàn phá môi trường nghiêm trọng.

Sóc Trăng, Long An



Cử tri phản ảnh hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường hiện nay của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước ngày càng tăng và diễn biến ngày càng phức tạp nhưng biện pháp xử lý còn nhẹ và chậm, không đủ răn đe và ngăn chặn. Đề nghị các ngành chức năng giải quyết dứt điểm vấn đề trên, nhằm tạo môi trường xanh, sạch đẹp và thông báo cụ thể kết quả giải quyết để cử tri biết.

Tiền Giang



Đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong phạm vi quản lý của mình. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương kiểm soát chặt những dự án đầu tư mới, cải tạo sắp xếp, xử lý ô nhiễm môi trường đối với những dự án cũ, nhằm bảo vệ môi trường sống của người dân.

Hải Dương



Đề nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích các tỉnh xây dựng nhà hỏa thiêu người chết để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lãng phí đất đai.

Vĩnh Phúc



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương khi thu hút đầu tư cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, xem việc bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí cơ bản để cấp phép đầu tư.

Hậu Giang



Đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về chi trả dịch vụ môi trường rừng, giúp ngành lâm nghiệp có vốn tái đầu tư trở lại để phát triển sản xuất rừng nhằm nâng cao đời sống nhân dân miền núi.

Lào Cai



Cử tri phản ánh nước sông Cầu bị ô nhiễm ngày càng nặng hơn, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên và vùng thượng nguồn gây ra, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra và xử lý.

Hà Nội



Cử tri cho rằng dân cư khu vực Thượng Đình, Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) những năm gần đây nhiều người chết vì mắc bệnh ung thư, mà nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống bị ô nhiễm bởi các nhà máy trên địa bàn gây ra (nhất là khu nhà máy cao su - xà phòng - thuốc lá). Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm di rời các nhà máy trên địa bàn các phường Thượng Đình, Hạ Đình để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe của nhân dân địa phương.

Hà Nội



Nguồn xả thải từ xe ô tô là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vừa qua các xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu (hybrid) vẫn bị đánh thuế như xe thông thường do các cơ quan Nhà nước cho rằng những dòng xe hybrid nhập về thời gian qua là các loại xe chạy hoàn toàn bằng xăng chứ không phải xe chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện nên các loại xe này không thuộc diện ưu đãi thuế. Cử tri cho rằng để khuyến khích việc sử dụng các xe tiết kiệm nhiên liệu, góp phần bảo vệ môi trường thì Nhà nước cần có chính sách miễn giảm thuế đối với loại xe hybrid, không nên căn cứ vào nguồn năng lượng mà xe sử dụng.

Hải Phòng



Đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Cam kết bảo vệ môi trường và quy hoạch môi trường.

Hà Tĩnh



Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” cho phù hợp Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư. Bởi, theo quy định tại các luật này việc thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trước khi phê duyệt dự án đầu tư nhưng Nghị định 21/2008/NĐ-CP lại quy định việc thẩm định phê duyệt ĐTM trước khi khởi công dự án là không đúng với quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư, chuyển công tác bảo vệ môi trường từ chủ động sang bị động.

Hà Tĩnh



Ngày 19/3/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 854/BTNMT-TCMT trong đó có yêu cầu ngừng việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt xác nhận đề án bảo vệ môi trường theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT cho đến khi có hướng dẫn mới. Tuy nhiên, đến nay Bộ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa có căn cứ triển khai thực hiện việc thẩm định và xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các hồ sơ đã nhận trước ngày 19/3/2010. Ngoài ra, việc này còn gây khó khăn trong việc cấp phép cho các cơ sở đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nhưng chưa có báo cáo ĐTM, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc bản cam kết BVMT (Theo quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ). Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến chỉ đạo đối với việc có được cấp phép xả nước thải cho những cơ sở nói trên hay không.

Hà Tĩnh



Thuốc bảo vệ thực vật nếu sử dụng quá liều lượng và thời gian quy định sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy, ngành chức năng nên có biện pháp tuyên truyền, thông tin cho người dân biết để sử dụng thuốc hiệu quả và giảm ảnh hưởng môi trường đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, đề nghị nên có quy định nhà sản xuất phải có chiến lược thu hồi các sản phẩm rác thải đã qua sử dụng (vỏ chai, lọ nhựa, túi nilon… ) tại các đại lý phân phối sản phẩm để tránh tình trạng sau khi sử dụng vứt bỏ không đúng nơi quy định, vì các sản phẩm này rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

An Giang



Hiện nay các cơ sở sản xuất gạch ngói sử dụng phương thức sản xuất cũ (đun bằng trấu) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không chịu áp dụng phương thức sản xuất kiểu mới ít gây ô nhiễm môi trường dù đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ ngành công thương và ngành khoa học công nghệ. Đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường có những biện pháp chế tài (có thể là rút giấy phép kinh doanh) nếu các doanh nghiệp này không áp dụng những phương thức sản xuất mới.

An Giang

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương