Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí



tải về 1.12 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.12 Mb.
#20694
1   2   3   4   5   6   7   8



VIII. Kế hoạch giảng dạy

BẢNG KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THEO HỌC KỲ

Học kỳ

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

I
19 TC




Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2




Tin học cơ sở

3




Giải tích

4




Vật lý đại cương A

4




Hóa đại cương

3




Ngoại ngữ 1

3




Giáo dục thể chất 1 (điền kinh)

2




Giáo dục quốc phòng 1

3


II
19 TC




Học phần bắt buộc

15




Ngoại ngữ 2

4




Nhập môn kỹ thuật

2




Vẽ kỹ thuật cơ khí

3




Đại số tuyến tính

3




Cơ lý thuyết

3




Giáo dục thể chất 2 (tự chọn)

2




Giáo dục thể chất 3 (tự chọn)

2




Giáo dục quốc phòng 2

3




Học phần tự chọn 1

4




Pháp luật đại cương

2




Kỹ năng giao tiếp

2




Thực hành văn bản tiếng Việt

2




Logic học đại cương

2




Tâm lý học đại cương

2

III
17 TC




Học phần bắt buộc

14




Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3




Kỹ thuật điện

2




Sức bền vật liệu

3




Vật liệu kỹ thuật

3




Nguyên lý máy

3




Học phần tự chọn 2

3




Thiết kế và phân tích thí nghiệm

3




Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3


IV
15 TC




Học phần bắt buộc

13




Kỹ thuật nhiệt

3




Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

3




Cơ sở thiết kế máy và đồ án

4




Thực tập cơ khí (6 tuần)

3




Học phần tự chọn 3

2




Phương pháp số trong cơ học

2




Động lực học máy và kết cấu cơ khí

2


V
18TC




Học phần bắt buộc

15




Tư tưởng Hồ Chí Minh

2




Phương pháp nghiên cứu khoa học

2




Hệ thống điều khiển bằng thủy lực và khí nén

3




Quản trị sản xuất

3




Chế tạo phôi

3




Điện tử công nghiệp

2




Học phần tự chọn 4

3




Nghiên cứu phát triển sản phẩm

3




Thiết kế tối ưu trong cơ khí

3




Công thái học

3


VI
17 TC




Học phần bắt buộc

14




Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3




Cơ sở công nghệ chế tạo máy

4




Công nghệ CAD/CAE

4




Kỹ thuật an toàn và môi trường

3




Học phần tự chọn 5

3




Máy CNC và robot công nghiệp

3




Hệ thống Cơ điện tử

3

VII
15 TC




Học phần bắt buộc

9




Bảo trì công nghiệp

2




Thiết bị bảo quản, chế biến thủy sản và đồ án

4




Tự động hóa quá trình sản xuất

3




Thực tập chuyên ngành (6 tuần)

3




Học phần tự chọn 6

6




Lò hơi và hệ thống cấp nhiệt

3




Kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió

3




Thiết kế xưởng cơ khí

3

VIII
10 TC





Học phần bắt buộc

3




Thiết bị nuôi trồng, khai thác thủy sản và đồ án

3




Học phần tự chọn 7

2




Thiết bị trao đổi nhiệt

2




Động cơ đốt trong

2




Học phần tự chọn 8

3




Thiết bị chế biến nông lâm sản

3




Thiết kế dây chuyền sản xuất thực phẩm

3




Nhóm học phần tự chọn 9

2




Đảm bảo chất lượng

2







Thiết kế đảm bảo chế tạo

2


Ghi chú:

Sinh viên được giao thực hiện đồ án tốt nghiệp thì không phải học các học phần thuộc học kỳ VIII.



SƠ ĐỒ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


IX. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần:

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

(Basic principles of Marxism-Lenninism 1 ) -, MS:…………….. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong phạm vi triết học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.



2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

(Basic principels of Marxism-Lenninism 2 ) -, MS:…………….. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng dư và học thuyết kinh tế của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Đồng thời trang bị cho người học Chủ nghĩa xã hội khoa học một trong ba bộ phận hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin.



3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology)- MS:…………….. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm: Mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.



4. Đường li cách mạng của ĐCS Việt Nam (Revolutionary strategies of Vietnam Communist Party) – MS: ……………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản thời kỳ đổi mới.



5. Tin học cơ sở (Basic Informatics)- MS: …………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: thông tin và xử lý thông tin, cấu trúc tổng quát của máy tính, mạng máy tính, virus, hệ điều hành và bộ phần mềm văn phòng của Microsoft. Kết thúc học phần, người học có thể sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows XP; các phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; xử lý bảng tính Microsoft Excel; công cụ thuyết trình Microsoft PowerPoint; đồng thời, có thể sử dụng internet trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin.



6, 7. Ngoại ngữ 1 và 2

Tiếng Anh 1 (English 1)- MS: …………….. (3TC)

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong các tình huống đơn giản liên quan đến 5 chủ đề: giới thiệu bản thân, mua sắm, công việc, sức khỏe, thể thao. Ngoài ra, học phần này hướng người học đến việc làm quen với bài kiểm tra TOEIC ngắn (100 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 150 điểm trở lên.



Tiếng Anh 2 (English 2)- MS: …………….. 4TC)

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong các tình huống liên quan đến 7 chủ đề: ngân hàng, nhà hàng khách sạn, nơi cư ngụ, giao thông, công nghệ thông tin, thời tiết và du lịch. Ngoài ra, học phần này hướng người học làm quen với bài kiểm tra TOEIC hoàn chỉnh (200 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 350 điểm trở lên.



Tiếng Trung 1 (Chinese 1): 3 TC

Học phần giúp cho người học bước đầu làm quen với Tiếng Trung một số kiến thức về ngữ âm, từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề:  chào hỏi, thông tin bản thân, địa chỉ, quốc tịch, trường học, nhà hàng, thời gian, tiền tệ. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, sinh viên có thể thi HSK sơ cấp đạt 100 điểm.



Tiếng Trung 2 (Chinese 2): 4 TC

Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức và từ vựng liên quan đến các chủ đề : mua sắm, ngân hàng, cuộc sống đại học, công việc, sức khỏe. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể giao tiếp bằng Tiếng trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, sinh viên có thể thi HSK đạt 130 điểm.



Tiếng Pháp 1 (French 1): 3 TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Sau khi học xong, sinh viên có thể làm chủ được những tình huống giao tiếp đơn giản như chào hỏi, tự giới thiệu, làm quen, nói về sở thích của bản thân về gia đình, về các hoạt động trong ngày, đi chợ mua sắm. Thông qua học phần này sinh viên cũng hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của người dân Pháp.



Tiếng Pháp 2 (French 2): 4 TC

Học phần giúp cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể làm chủ được các tình huống giao tiếp hàng ngày như nói về ẩm thực, ăn uống, về không gian sống của mình hoặc các sự kiện quá khứ. Ngoài ra, học phần này cũng giúp người học hội nhập vào môi trường làm việc, công sở, môi trường du lịch và khách sạn. Trong môi trường này, người học có thể giao dịch, giao tiếp bằng hội thoại hoặc một số văn bản hành chính.



Tiếng Nga 1 (Russian 1): 3 TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiếng Nga (từ vựng, ngữ pháp, cú pháp…), giúp cho họ giao tiếp trong những tình huống đơn giản hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu bản thân, gia đình, làm quen với người khác, nói về sở thích của bản thân, đi chợ mua sắm, giao tiếp trong các tình huống: sân bay, trên tàu điện, nhà hàng, siêu thị, công sở, nói về công việc mà họ thích làm trong thời gian rảnh rỗi.



Tiếng Nga 2 (Russian 2): 4 TC

Học phần giúp sinh viên nắm được cấu trúc ngữ pháp và biết xây dựng phát ngôn theo cách nhất định; xây dựng các cụm từ, câu - câu đơn, câu phức, kết hợp câu thành phát ngôn lớn, biết kể về các sự kiện, nhân vật sau khi được đọc hoặc nghe một câu chuyện (có độ dài 200-300 từ). Trang bị những kiến thức văn hóa xã hội và đất nước học nhằm giúp sinh viên chủ động hơn trong tình huống giao tiếp, biết cách tham gia tranh luận (lập luận, chứng minh, phản bác, tán đồng...) về những vấn đề theo chủ điểm có trong chương trình.



8. Giáo dục thể chất 1 (Physical Education 1 - Athletics) (2TC)

Học phần trang bị cho người học:

- Phần lý thuyết bao gồm: lịch sử phát triển, các nội dung của bộ môn Điền kinh, luật và trọng tài thi đấu môn Điền kinh;

- Phần thực hành: kỹ năng chạy cự ly ngắn 100 mét nam và nữ, chạy cự ly trung bình nam 1500 mét, nữ 500 mét.

Nhằm giúp cho người học khả năng tự rèn luyện thể lực thông qua 2 nội dung chạy cự ly ngắn và cự ly trung bình.

9. Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 2) (2TC)

Người học được tự chọn một trong các môn học sau: Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Võ thuật.

- Bơi lội:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bơi lội, luật và trọng tài.

Phần thực hành: các bài tập cơ bản giành cho những người không biết bơi, kỹ thuật bơi trườn sấp, bơi ếch.

- Bóng đá:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng đá, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện động tác kỹ thuật đá bóng má trong bằng lòng bàn chân, kỹ thuật ném biên, kỹ năng kiểm soát bóng bằng việc dẫn bóng luồn cọc và tâng bóng.

- Bóng chuyền:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng chuyền, luật và trọng tài.

Phần thực hành: các động tác kỹ thuật trong môn bóng chuyền gồm: chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng cao và phát bóng thấp tay

- Bóng rổ:

Phần lý thuyết: các nội dung của bọ môn bóng rổ, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện các kỹ năng động tác trong môn bóng rổ gồm: chuyền bóng, dẫn bóng, tại chỗ ném bóng vào rổ, di chuyển ném bóng vào rổ, kỹ thuật tấn công hai bước lên rổ

- Cầu lông:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn cầu lông, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện được các kỹ thuật trong môn cầu lông gồm: kỹ thuật phát cầu thuận và nghịch tay, kỹ thuật nhận giao cầu, kỹ thuật di chuyển lùi sau thuận và nghịch, kỹ thuật di chuyển đánh cầu trên lưới thuận và nghịch tay

- Võ thuật:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn võ thuật, luật và trọng tài.

Phần thực hành: kỹ thuật cơ bản và bài quyền số 1 của môn võ Teakwondo gồm: kỹ thuật tấn, kỹ thuật tay – chân và các kỹ thuật tự vệ cơ bản



10. Giáo dục thể chất 3 (Physical Education 3): (2TC)

Người học được chọn một trong các môn học như giáo dục thể chất 2, nhưng không được chọn lại nội dung đã chọn ở giáo dục thể chất 2.



11. Giáo dục Quốc phòng 1: Đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh (Party’s military strategies and military – security tasks) - 3TC

Học phần trang bị cho người học: quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam, xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.


12. Giáo dục Quốc phòng 2: Chiến thuật và kỹ thuật trong quân sự (Military tactics and techniques) - 3TC:

Học phần trang bị cho người học những nội dung cơ bản về: bản đồ địa hình quân sự, các loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ, vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa, công tác thương chiến tranh, đội hình đội ngũ đơn vị, ba môn quân sự phối hợp, luyện tập bắn súng AK bài 1b, chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành động của cá nhân trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.



13. Nhập môn kỹ thuật (Introduction to Engineering) - MS: ………      (2TC)

Học phần trang bị cho người học kiến thức tổng hợp cần thiết về khoa học tự nhiên, xã hội, các kỹ năng, ngành nghề nhằm giúp người học hình thành và phát triển lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp học tập và làm việc hiệu quả và một số kỹ năng mềm cần thiết khác.



14. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills) – MS:…….. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các loại hình giao tiếp trong các tình huống khác nhau; nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của người học.



15. Pháp luật đại cương (Fundamentals of Law) - MS:……. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về: Nhà nước và Pháp luật, quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật; hiện tượng vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật; nội dung các ngành luật cơ bản và quan trọng của nhà nước Việt Nam hiện nay; nhằm rèn luyện cho người học sống và làm việc theo pháp luật.



16. Thực hành văn bản tiếng Việt (Practice for Vietnamese Texts)- MS: ……… (2TC)

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về văn bản và văn bản luật, văn bản dưới luật, văn bản hành chính thông thường, hệ thống các thao tác trong qui trình tiếp nhận và soạn thảo văn bản khoa học tiếng Việt ở cả dạng nói và viết; nhằm giúp sinh viên có khả năng thực hành văn bản tiếng Việt, làm phương tiện cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.



17. Logic học đại cương (General Logics) - MS: ……… (2TC)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về lôgic học, các quy luật cơ bản của tư duy lôgic, các khái niệm, phán đoán, suy luận, giả thiết, chứng minh, bác bỏ và nguỵ biện trong tư duy lôgic; nhằm giúp người học vận dụng các kiến thức đã học vào quá trình học những học phần cơ sở, chuyên ngành và trong cuộc sống.



18. Tâm lý học đại cương (General of Psychology) - MS:……. (2 TC)

Học phần cung cấp một số vấn đề về bản chất, chức năng của các hiện tượng tâm lí người và mối quan hệ giữa tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, ngôn ngữ với quá trình nhận thức, việc vận dụng những kiến thức liên quan đến nhân cách, hành vi cũng như vai trò của ý thức trong hoạt động tâm lý; nhằm giúp người học có ý thức và phương pháp rèn luyện để sở hữu một tâm lí tốt.



19. Giải tích (Mathematical Analysis) - MS: …………. (4TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: phép tính vi, tích phân, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, ứng dụng phép tính tích phân và vi phân vào hình học, phương trình vi phân, phép biến đổi Laplace, chuỗi số và chuỗi hàm; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, khả năng phân tích định lượng, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.



20. Đại số tuyến tính (Linear Algebra) - MS: …………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng toàn phương, dạng song tuyến tính; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.



21. Vật lý đại cương A (General Physics A) - MS: …….. (4TC)

Học phần trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và nâng cao phù hợp với ngành học về: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ học, Trường và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Thuyết tương đối Einstein, Quang lượng tử, Cơ học lượng tử, Vật liệu điện, từ, quang - laser, Hạt nhân, Hạt cơ bản để làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật; hiểu biết và ứng dụng vật lý trong khoa học, công nghệ và đời sống.



22. Hóa đại cương (General Chemistry) - Mã số:…… (3TC)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: cấu trúc vật chất, cơ sở lý thuyết của các phản ứng và các quá trình hoá học; nhằm giúp người học hiểu và vận dụng được các kiến thức hóa học trong lĩnh vực chuyên môn.



23. Kỹ thuật an toàn và môi trường (Safety Techniques and Environment)- MS:……. (2 TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về về kỹ thuật vệ sinh – an toàn lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất công nghiệp, kỹ thuật an toàn, phòng cháy-chữa cháy, bảo vệ môi trường; nhằm giúp cho người học biết ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.



24. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Experimental Design and Analysis)

MS: ………………… (3TC)

Học phần trang bị cho người học các phương phương pháp tổ chức thực nghiệm sao cho giảm số lượng thí nghiệm nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng thông tin nhờ đánh giá được vai trò tác động qua lại giữa các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến hàm mục tiêu; giúp người học xây dựng và kiểm tra mô hình thực nghiệm dựa vào toán học và thống kê từ các số liệu thực nghiệm, sau đó giải bài toán tối ưu trong kỹ thuật bằng tay hoặc có ứng dụng máy tính.



25. Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability theory and mathematical statistics) –

MS:……. (3TC)

Học phần cung cấp cho người học: các khái niệm cơ bản về xác suất; các hiện tượng ngẫu nhiên và ứng dụng vào thực tế, phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu, phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tương quan hồi quy; nhằm giúp người học biết cách thu thập và xử lý thông tin.



26. Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology) - MS:……. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học, phương pháp xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thiết nghiên cứu, lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, viết báo cáo khoa học, công bố kết quả nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện các đồ án học phần, đồ án tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học.



27. Vẽ kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering Drawing) - MS:……. (3 TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, xây dựng bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO, các quy ước và cách xây dựng các bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp theo và ứng dụng máy tính để thành lập bản vẽ 2D; nhằm giúp người học có khả năng thiết lập và phân tích các bản vẽ kỹ thuật cơ khí.



28. Cơ lý thuyết (Theoretical Mechanics) - MS: ………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức về các quy luật cân bằng, chuyển động và tương tác cơ học giữa các vật thể nhằm giúp người học nghiên cứu các bài toán kỹ thuật liên quan đến cân bằng và chuyển động của mô hình chất điểm, cơ hệ và vật rắn dưới tác dụng của ngoại lực.



29. Sức bền vật liệu (Strength of Materials)- MS: …….. (3TC)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức về xác định nội lực và vẽ biểu đồ nội lực, tính ứng suất và biến dạng của thanh và hệ thanh trong những trường hợp chịu lực khác nhau, như tính thanh chịu kéo, nén, uốn xoắn; thanh chịu lực phức tạp, tính ổn định, tính chuyển vị, tính hệ siêu tĩnh bằng phương pháp lực, thanh cong phẳng, ống dày, tính tải trọng động, tính bền khi ứng suất thay đổi theo thời gian, giúp người học nắm vững phương pháp phân tích độ bền, độ cứng và độ ổn định của kết cấu.



30. Nguyên lý máy (Theory of Mechanisms and Machines) - MS:………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học, lực học và động lực học cơ cấu, phân tích và tổng hợp cơ cấu, sử dụng máy tính để tính toán động học và động lực học cơ cấu; nhằm giúp cho người học có khả năng phân tích và lựa chọn các cơ cấu hợp lý trong quá trình thiết kế máy.



31. Kỹ thuật nhiệt (Thermal Engineering) - MS:…… (3TC)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về qui luật biến đổi năng lượng giữa nhiệt và công, các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng, hơi nước, không khí ẩm, các chu trình động cơ nhiệt, máy lạnh, quá trình lưu động và tiết lưu, các phương thức truyền nhiệt và các thiết bị trao đổi nhiệt; nhằm giúp người học có kỹ năng tính toán các quá trình, chu trình nhiệt động và truyền nhiệt cho các máy và thiết bị nhiệt.



32. Kỹ thuật điện (Electrical Engineering) - MS:……. (3TC)

Học phần trang bị cho người học kiến thức về mạch điện, mạch điện hình sin 1 và 3 pha, giải mạch điện bằng số phức, vật liệu chế tạo máy điện, máy biến áp, động cơ không đồng bộ 1 và 3 pha; máy điện đồng bộ; giúp người học vận dụng kiến thức nền tảng về kỹ thuật điện trong nghiên cứu trang bị điện các máy và thiết bị cơ khí.



33. Điện tử công nghiệp (Industrial Electronics ) – MS:…… (2TC)

Học phần trang bị cho người học kiến thức về khái niệm cơ bản và thông số mạch điện tử, vật liệu kỹ thuật điện tử, các linh kiện tương tự và số; các bộ chỉnh lưu, khuếch đại, các bộ tạo tín hiệu xung, bộ nguồn, các bộ biến tần, cảm biến, mạch điều khiển thyristo, bộ điều khiển khả lập trình; vi xử lý và cấu trúc máy tính; các phần mềm hỗ trợ thiết kế và tính toán trong kỹ thuật điện tử; nhằm giúp người học nghiên cứu các mạch điện tử có trong các máy và thiết bị cơ khí.



34. Vật liệu kỹ thuật (Engineering Materials) - MS:……….. (3TC)

Học phần trang bị cho người học kiến thức về đặc tính các loại vật liệu sử dụng phổ biến trong kỹ thuật, bao gồm nội dung về cấu trúc tinh thể vật liệu, quá trình hình thành và biến đổi tổ chức vật liệu, các tính chất cơ, lý, hoá của vật liệu, các phương pháp nhiệt luyện và xử lý bề mặt để thay đổi cơ tính vật liệu; nhằm giúp người học có khả năng lựa chọn được loại vật liệu phù hợp trong quá trình thiết kế và chế tạo, có khả năng thực hiện các phương pháp nhiệt luyện để thay đổi cơ tính của vật liệu theo yêu cầu sử dụng.



35. Cơ sở thiết kế máy và Đồ án (Fundamentals of Machine Design and Project)

MS:………. (4TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thiết kế máy và chi tiết máy, những chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc, độ tin cậy của máy và chi tiết máy, tính toán và thiết kế các mối ghép, các hệ dẫn động cơ khí, các chi tiết trục, ổ, khớp nối, lò xo, hệ thống bôi trơn, làm mát, khung, bệ máy, sử dụng máy tính trong thiết kế máy; nhằm trang bị cho người học các kỹ năng tính toán, thiết kế các chi tiết và kết cấu cấu máy và thực hiện đồ án học phần dưới hình thức thiết hệ truyền động của máy móc và thiết bị cơ khí..



36. Thực tập cơ khí (Mechanical Workshop Practice) - MS:……. (3TC)

Học phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về chế tạo phôi như rèn, gò, hàn, gia công cắt gọt như tiện, bào và kỹ thuật nguội; nhằm giúp người học có khả năng chế tạo các chi tiết cơ khí đơn giản, tương đương thợ cơ khí bậc 2.



37. Động lực học máy và kết cấu cơ khí (Dynamics of Mechanical System) – MS:……….. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tính toán động lực học của hệ thống cơ khí, các phương pháp thiết lập phương trình vi phân mô tả động lực học của hệ thống và ứng dụng máy tính trong tính toán động lực học hệ thống cơ khí; nhằm trang bị cho người học các kỹ năng tính toán nâng cao trong thiết kế các hệ thống cơ khí.



38. Phương pháp số trong cơ học (Numerical Methods in Mechanics) - MS:……. (2 TC)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp và giải thuật giải gần đúng các phương trình vi phân phương pháp sai phân hữu hạn, phương pháp phần tử phần tử hữu hạn nhằm giúp người học giải và ứng dụng máy tính trong giải các bài toán cơ học kết cấu bằng phương pháp số thay cho phương pháp giải tích một cách hiệu quả và thuận lợi.



39. Thiết bị trao đổi nhiệt (Heat Exchanger) – MS: …….. (2TC)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các thiết bị trao đổi nhiệt; nh giúp cho người học hiểu và vận dụng kiến thức để tính toán thiết kế, lựa chọn, vận hành và bảo dưỡng thiết bị trao đổi nhiệt trong dân dụng và công nghiệp.



40. Động cơ đốt trong (Internal Combustion Engines) – MS:…… (2TC)

Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quan, tính năng kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của cơ đốt trong; kết cấu, nguyên lý các bộ phận, hệ thống cấu thành động cơ đốt trong, nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong; giúp người học có được kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành động cơ đốt trong.



41. Nghiên cứu phát triển sản phẩm (Products Design And Development) – MS:….. (3TC)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về quy trình phát triển sản phẩm và các phương pháp hướng dẫn nhóm dự án thiết kế từ giai đoạn xác định nhiệm vụ thiết kế cho đến khi lựa chọn được ý tưởng cho sản phẩm, thiết kế hệ thống, xác định chi phí chế tạo, thiết kế kiểu dáng hợp lý cho sản phẩm; nhằm giúp người học có được kỹ năng về thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí, có được sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm cần phát triển hoặc thiết kế mới.



42. Công thái học (Ergonomics)- MS: …………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sinh lý học, cơ sinh học và nhân trắc học, và ứng dụng chúng vào thiết kế sản phẩm; nhằm giúp người học vận dụng các kiến thức đã học vào việc thiết kế các máy móc, các công cụ, khu vực làm việc vật lý, sao cho tạo được sự thoải mái, an toàn, hiệu quả và đạt năng suất cho người sử dụng.



43. Thiết kế tối ưu trong cơ khí (Optimal Design in Mechanical Engineering) – MS:……. (3TC)

Học phần trang bị cho người học cách thiết lập các bài toán thiết kế tối ưu, các khái niệm về thiết kế tối ưu; các phương pháp giải bài toán tối ưu không có ràng buộc, có ràng buộc; một số ứng dụng minh họa thiết kế tối ưu trong kỹ thuật cơ khí, ứng dụng tin học trong giải bài toán tối ưu và thiết kế tối ưu; nhằm giúp người học thiết kế được sản phẩm, thiết bị với tính năng tốt nhất, nhỏ gọn, ít tốn vật liệu…, theo một số điều kiện ràng buộc cho trước.



44. Hệ thống cơ điện tử (Mechatronic systems) – MS: …… (3TC)

Học phần này trang bị cho người học kiến thức về những thành phần cơ bản của hệ thống cơ điện tử như các cảm biến và các cơ cấu chấp hành, điều khiển logic, tính toán và thiết kế mạch điều khiển; nhằm giúp cho người học có khả năng sử dụng và thiết kế được mạch điều khiển tự động về cơ, điện, khí nén, thủy lực trong dây chuyển sản xuất cũng như trên các thiết bị cơ khí có điều khiển tự động.



45. Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Tolerances, Fits, and Engineering Metrology)

- MS: …………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về dung sai kích thước và chuỗi kích thước, dung sai lắp ghép bề mặt trơn và dung sai lắp ghép một số chi tiết điển hình trong cơ khí, kỹ thuật đo, kiểm tra kích thước và các chỉ tiêu cơ bản của chi tiết máy, xử lý số liệu thực nghiệm khi đo; nhằm giúp người học có khả năng lựa chọn hợp lý dung sai lắp ghép, độ chính xác kích thước và nhám bề mặt khi thiết kế và kiểm tra sản phẩm sau khi gia công và lắp ghép.

46. Thiết bị bảo quản, chế biến thủy sản và đồ án

(Maritime Products Processing and Preservation Equipment and Project) – MS:…… (4TC)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lạnh cơ sở; các thiết bị bảo quản và chế biến thủy sản, giúp cho người học vận dụng kiến thức để tính toán thiết kế, chọn thiết bị, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị bảo quản và chế biến thường gặp trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.



47. Thiết bị nuôi trồng, khai thác thủy sản và đồ án

(Equipment for Aquaculture and Fishing and Project) – MS:… (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các thiết bị trong nuôi trồng thủy sản (bơm, sục khí, lọc nước, thiết bị chế biến thức ăn), các phần tử, cơ cấu trong các hệ thống thiết bị khai thác cá, các vấn đề liên quan quá trình cơ giới hoá các thao tác đánh bắt cá trên tàu, thu hoạch thủy sản trong ao nuôi; nhằm hỗ trợ học các học phần chuyên ngành có liên quan và vận hành tốt các trang thiết bị phục vụ kỹ thuật khai thác thủy sản.



48. Hệ thống điều khiển thủy lực và khí nén (Pneumatic and Hydraulic Control System) – MS:……` (3TC)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền dẫn, điều khiển khí nén và thủy lực sử dụng trong máy công nghiệp, phương tiện vận chuyển, dây chuyền chế biến thực phẩm,…tính toán truyền động hệ thống khí nén và thủy lực, phương pháp thiết kế mạch điều khiển; nhằm giúp cho người học có thể tính toán, thiết kế, lắp đặt và điều khiển hệ thống truyền dẫn khí nén và thủy lực theo yêu cầu công nghệ.



49. Chế tạo phôi (Casting, Welding and Forming) MS: …….. (3TC)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về chế tạo phôi bằng các công nghệ đúc kim loại trong khuôn cát và các phương pháp đúc đặc biệt; công nghệ gia công kim loại bằng áp lực như rèn, dập, cán, kéo; công nghệ hàn hồ quang tay, hàn tự động và bán tự động, hàn tiếp xúc, cắt kim loại bằng khí; nhằm giúp cho người học có khả năng thiết kế và chế tạo phôi trong gia công cơ khí.



50. Cơ sở công nghệ chế tạo máy

(Fundamentals of Manufacturing Technology) - MS: …… (4TC)

Học phần trang cho người học những kiến thức cơ bản về máy công cụ; các phương pháp gia công kim loại như tiện, phay, bào, mài, khoan, khoét, doa…; chất lượng bề mặt và độ chính xác gia công, gá đặt chi tiết, phương pháp thiết kế quy trình công nghệ và quy trình công nghệ gia các họ chi tiết điển hình và công nghệ lắp ráp; nhằm giúp người học có khả năng lập quy trình công nghệ gia công, phục hồi sửa chữa và lắp ráp sản phẩm máy.



51. Công nghệ CAD/CAE (CAD/CAE Technology)- MS: …………. (4TC)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về mô hình hóa hình học, xây dựng đường cong, mặt cong và vật thể khối trong CAD, tính toán thiết kế kỹ thuật dùng máy tính, thực hành trên máy tính về xây dựng vật thể và tính toán kỹ thuật; nhằm giúp người học có khả năng sử dụng máy tính vào thiết kế chi tiết máy và thiết bị.



52. Bảo trì công nghiệp (Industrial Maintenance) – MS:…… (3TC)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về tổ chức quản lý bảo trì, các kỹ thuật giám sát tình trạng thiết bị cơ khí, sửa chữa và bảo trì trang thiết bị cơ khí như bảo trì sửa chữa các mối ghép cố định thông dụng, bảo trì sửa chữa các bộ phận như trục, ổ, khớp nối và các bộ truyền động cơ khí; nhằm giúp cho người học có khả năng bảo trì sửa chữa các thiết bị cơ khí cũng như lập kế hoạch giám sát việc bảo trì sửa chữa thiết bị cơ khí tại các cơ sở sản xuất.



53. Quản trị sản xuất (Operation Management) – MS:……. (3TC)

Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản về công tác tổ chức quá trình sản xuất trong doanh nghiệp và các công tác hoạch định như dự báo nhu cầu sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư, lịch trình sản xuất; xây dựng các mô hình, các phương pháp quản trị các yếu tố sản xuất như lao động, máy móc thiết bị , nguyên vật liệu, vốn và công nghệ, tổ chức các bộ phận sản xuất theo hướng tối ưu hóa về chi phí và thời gian; đánh giá hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp; nhằm giúp người học vận dụng các kiến thức đã học vào tổ chức và quản lý doanh nghiệp cơ khí.



54. Tự động hóa quá trình sản xuất (Automation in Manufacturing)- MS: ………… (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của tự động hóa sản xuất, các cơ cấu chức năng cơ bản trong hệ thống tự động, các hệ thống điều khiển tự động, tự động hóa quá trình chế tạo, tự động hóa và linh hoạt sản xuất trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM; nhằm giúp người học phát triển các kiến thức nền tảng về tự động hóa quá trình sản xuất trong cơ khí và vận dụng vào thiết kế hệ thống sản xuất trong thực tế.


55. Thực tập chuyên ngành (Specialized Practicum) (3TC)

Học phần trang bị cho người học kỹ năng cơ bản về các trình chế tạo như hàn, gia công cắt gọt tiện, phay, bào, mài… và kỹ năng bảo trì công nghiệp; nhằm giúp người học nâng cao tay nghề để sửa chữa, chế tạo các chi tiết máy và bảo trì thiết bị tại các cơ sở sản xuất cơ khí.



56. Thiết kế dây chuyền sản xuất thực phẩm (Food Plant Design) – MS:….. (3TC)

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên tắc thiết kế nhà máy thực phẩm, phương pháp lựa chọn phương án thiết kế, bố trí dây chuyền công nghệ, nhân lực, mặt bằng sản xuất, mối quan hệ giữa nhiệm vụ thiết kế với quản lý môi trường - quản lý chất lượng - vệ sinh-an toàn thực phẩm, kỹ năng tính toán và kiểm tra để hình thành một xưởng sản xuất thực phẩm; nhằm giúp người học có được năng lực chuyên môn để tham gia thiết kế mới, cải tạo hoặc mở rộng nhà máy chế biến thực phẩm.



57. Thiết bị chế biến nông lâm sản (Agricultural and forest product processing equipment)

MS:….. (3TC)

Học phần trang bị cho người học đặc trưng, tính chất của nông, lâm sản, một số phương pháp chế biến nông, lâm sản phục vụ cho đời sống con người và động vật nuôi, nguyên tắc làm việc và một số vấn đề về thiết tính toán thiết kế thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến nông lâm sản; nhằm giúp người học có khả năng vận hành, bảo trì và thiết kế một số thiết bị chế biến nông lâm sản thông dụng.



58. Máy CNC và Robot công nghiệp (CNC Machines and Industrial Robots MS: … (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về đặc điểm cấu tạo máy công cụ CNC, cấu trúc của hệ điều khiển CNC, lập trình gia công trên máy CNC; đặc điểm cấu tạo của robot, động học và động lực học robot, lập trình điều khiển và mô phỏng robot; nhằm giúp cho người học có khả năng sử dụng, lập trình, mô phỏng và vận hành các máy CNC và robot công nghiệp.



59. Thiết kế xưởng cơ khí (Mechanical Workshop Design) - MS: …………. (3TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của việc thiết kế một dây chuyền sản xuất cơ khí từ thiết kế tổng thể, thiết kế các phân xưởng con trong nhà máy đến việc lựa chọn mặt bằng, giá thành sản phẩm; nhằm giúp người học có khả năng thiết kế xưởng cơ khí.


60. Thiết kế đảm bảo chế tạo (Design for Manufacturability)- MS: …………. (2TC)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thiết kế chi tiết máy có tính công nghệ cao đảm bảo cho việc gia công và lắp ráp đạt độ chính xác và năng suất cao, mối quan hệ giữa quá trình thiết kế đảm bảo chế tạo, lắp ráp và quá trình thiết kế với sự hỗ trợ máy tính; nhằm giúp người học hình thành các kỹ năng về thiết kế sản phẩm cơ khí.



61. Lò hơi và và hệ thống cấp nhiệt (Boiler and Heating Systems)-MS:… (3TC)

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, hoạt động, vận hành, xử lý các sự cố thường gặp, công tác an toàn, bảo dưỡng lò hơi công nghiệp và hệ thống cung cấp nhiệt; nhằm giúp người học biết phân tích, tính toán chọn lựa lò hơi và các thiết bị trong hệ thống cung cấp nhiệt cho phù hợp với yêu cầu công nghệ, sinh hoạt.



62. Kỹ thuật thông gió và điều hòa không khí (Ventilation and Air-Conditioning)

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương