ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


Môi trường giáo dục trong trường mầm non



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang74/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   ...   81
Khám phá xung quanh r

2. Môi trường giáo dục trong trường mầm non 
2.1. Con người 
Con người trong trường mầm non bao gồm: 
- Trẻ tại các lớp. 
- Các giáo viên trong lớp. 
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, Hiệu phó. 
- Các cán bộ phục vụ trong trường: Bảo vệ, người làm vườn, cấp dưỡng, người phục vụ điện, 
nước, bác sĩ v.v... 
Môi trường xã hội trong trường mầm non, trong đó có con người, là phương tiện tốt để hình 
thành và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ như: kỹ năng giao tiếp, hợp tác, thoả thuận, kỹ năng 
biết lắng nghe, biết tiếp nhận nhiệm vụ, biết bày tỏ tình cảm, thái độ, ý kiến của mình v.v... 
Ngoài ra, sử dụng môi trường xã hội trong trường mầm non như một phương tiện cho trẻ làm 
quen với môi trường xung quanh còn nhằm cung cấp những kiến thức xã hội cho trẻ: Kiến thức về 
118


công việc của người lớn trong trường mầm non, kiến thức về một số nghề, về các ngày lễ hội tổ chức 
trong trường mầm non v.v... 
* Yêu cầu đối với môi trường xã hội trong trường mầm non: 
- Môi trường cần mang tính giáo dục, người lớn trong trường mầm non phải là tấm gương cho 
trẻ. 
- Cần có bầu không khí cởi mở, thân thiện, tôn trọng trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được giao tiếp, 
chia sẻ, tham gia vào các hoạt động theo khả năng của mình. 
- Môi trường xã hội trong trường mầm non cần được tận dụng linh hoạt ở mọi thời điểm để giáo 
dục trẻ. 
2.2. Môi trường vật chất trong trường mầm non 
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các vật tự nhiên và các vật do con người 
tạo ra có trong các phòng, lớp học và trong toàn trường. Cụ thể, vật chất trong trường mầm non bao 
gồm:
- Vật thật: đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, học tập của trẻ trong lớp; các con vật nuôi, cây trong 
lớp, ngoài sân trường, vườn trường; các trang thiết bị, công trình xây dựng trong trường, gần 
trường; thiên nhiên vô sinh (sỏi, đá, vỏ sò, nước...) 
- Đồ chơi: các loại đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi: Đồ chơi dùng cho các trò chơi phản ánh 
sinh hoạt (trò chơi, đóng vai có chủ đề, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi đóng 
kịch...) 
- Tranh ảnh, mô hình, băng hình, các bộ sưu tập. 
- Sách tranh, sách khoa học, truyện, tuyển tập thơ, ca dao, bài hát... 
- Các phế liệu: Chai, lọ, vỏ hộp, vải, giấy vụn... 
Môi trường vật chất trong trường mầm non là phương tiện, nguồn lực thúc đẩy hoạt động khảo 
sát, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. 
* Yêu cầu đối với môi trường vật chất trong trường mầm non: 
- Đảm bảo an toàn 
- Phù hợp với trình độ phát triển của trẻ. 
- Đa dạng, phong phú về chủng loại, số lượng. 
- Mang tính mở. 
- Luôn được thay đổi theo nội dung giáo dục trẻ. 
- Được sắp xếp khoa học, hợp lý, dễ sử dụng nhằm mục đích giáo dục rõ ràng. 
* Cách sắp xếp môi trường vật chất trong trường mầm non: 
Các học liệu, đồ chơi, đồ dùng được sắp xếp vào các góc. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng 
lớp, từng trường, tuỳ theo từng chủ điểm mà số lượng các góc trong lớp khác nhau. Thông thường 
trong một lớp ở trường mầm non có các góc sau: 
119



Góc khoa học: là nơi mà trẻ có thể hoạt động tích cực khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt 
là các hoạt động mang tính thử nghiệm. Các học liệu ở góc khoa học gồm: 
+ Các dụng cụ dùng thực hiện hoạt động khám phá, đo lường như: Kính lúp, nam châm, thước 
đo các loại, cân, đồng hồ bấm giây, bình đo nước, phễu v.v..., các chất (muối, đường, hạt cây) để 
làm thí nghiệm... 
Góc khoa học cần bố trí ở xa góc thư viện, góc tạo hình và góc học tập. Các học liệu phải sắp 
xếp thuận tiện cho trẻ sử dụng. 

Góc thư viện (góc sách): là nơi sắp xếp các loại sách khác nhau và từ điển, tranh dành cho trẻ 
em. Sách hỗ trợ cho việc tích lũy hay củng cố, mở rộng kiến thức cho trẻ về các sự vật, hiện tượng 
xung quanh. Ngoài sách, truyện tranh, từ điển... ở những trường có điều kiện, trong góc thư viện, có 
thể bố trí máy vi tính, các phần mềm được soạn thảo riêng cho trẻ mẫu giáo nhằm mở rộng hiểu biết 
của trẻ về các sự vật, hiện tượng mà trẻ không thể quan sát trực tiếp được, tạo cơ hội cho trẻ chia 
sẻ hiểu biết của mình với bạn bè. 

Góc thiên nhiên: là một góc trong phòng, lớp, hoặc gần lớp, trồng cây, nuôi các con vật và 
thiên nhiên vô sinh như: đất, sỏi, cát... dùng để cho trẻ quan sát, thực hiện các hoạt động lao động, 
hoạt động khám phá... 
Trong góc thiên nhiên gồm có:
+ Thực vật: Các loại cây hoa, cây cảnh như: lưỡi hổ, thiết mộc lan, vạn niên thanh, trúc nhật, hoa 
mười giờ, ớt cảnh, các loại hạt để trồng v.v... 
+ Động vật: Các con vật sống dưới nước: Cá cảnh, ốc, tôm. Các loại chim cảnh, chuột cảnh.
+ Thiên nhiên vô sinh: Bể nước (trong có nuôi động vật dưới nước), bể cát sạch, thùng đựng 
sỏi, đá sạch, các chậu đất, các dụng cụ để trẻ hoạt động. 
* Yêu cầu: đối với thiên nhiên: 
+ Phải được bố trí thuận lợi cho trẻ quan sát, thực hiện các hoạt động, không ảnh hưởng đến 
các hoạt động khác. 
+ Các đối tượng được nuôi, trồng trong góc thiên nhiên phải phong phú, đa dạng về hình thái, 
về điều kiện sống, phải dễ chăm sóc, đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn, không gây nguy hiểm và ô 
nhiễm môi trường. 
+ Giáo viên cần hiểu đặc điểm, nhu cầu của từng loại động, thực vật trong góc thiên nhiên, biết 
phòng và chữa một số bệnh thông thường cho chúng. 
- Góc chơi đóng vai trong đó bố trí các đồ chơi phục vụ cho các trò chơi đóng vai của trẻ như: 
"Gia đình", "Bán hàng", "Cửa hàng gội đầu", "Bệnh viện" v.v... Tuỳ theo nhu cầu, hứng thú của trẻ, 
tuỳ theo chủ đề hoặc chủ điểm mà có thể bố trí góc đồ chơi của các trò chơi đóng vai khác nhau. 
- Góc chơi xây dựng bố trí các đồ chơi phục vụ cho trò chơi xây dựng, lắp ghép. Việc sắp xếp, bố 
trí các đồ chơi này cũng phụ thuộc vào hứng thú của trẻ và chủ đề, chủ điểm cần thực hiện. 
Đối với các góc chơi (góc chơi đóng vai, góc chơi xây dựng), giáo viên cần chú ý sắp xếp đồ chơi 
sao cho gợi cho trẻ ý tưởng chơi, kích thích trẻ thực hiện các thao tác chơi.
120


Ngoài các góc, trong lớp giáo viên còn tận dụng các mảng tường để bố trí tranh theo chủ đề, 
chủ điểm thực hiện nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ và nhằm tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động 
bằng các học liệu mở. Việc sử dụng mảng tường đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, linh hoạt, sáng tạo, 
tận dụng tối đa để trẻ được hoạt động. Tránh chỉ sử dụng mảng tường để trang trí một cách thụ 
động, áp đặt, ít thay đổi. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương