ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế



tải về 0.69 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Kết luận

Ưu điểm

  • Tốc độ tăng trưởng ngoại thương khá cao qua các năm (trung bình 20%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội (2-3 lần). Quy mô kim ngạch tăng nhanh chóng: năm 1988 đạt 1 tỷ USD thì đến 2000 hơn 14 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh cho thấy quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới đang nhanh.

  • Thị trường ngoại thương đang mở rộng, từ đơn thị trường sang đa thị trường. Hiện nay ta đã có quan hệ mua bán với 165 quốc gia trong đó đã ký hiệp định thương mại song phương với 72 nước, Những nước lãnh thổ có nền kinh tế lớn quan trọng trên thế giới đều có giao thương với Việt Nam.

  • Đang từng bước xây dựng những mặt hàng được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, dệt may, giày dép …qua đó lợi thế so sánh của một số mặt hàng đã được ta khai thác tốt. Bước đầu chúng ta đã tham gia quá trình phân công lao động với thế giới.

  • Chính sách ngoại thương của Việt Nam đang đổi mới theo hướng tăng tự do thương mại và đầu tư, giảm thiểu mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này.

Nhược điểm

  • Quy mô xuất-nhập khẩu còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

  • Cơ cấu xuất khẩu còn lạc hậu, chất lượng thấp, manh mún, sức cạnh tranh yếu. Gần 40% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm thủy sản sơ chế; 30% kim ngạch là hàng khoáng sản; trên 20% là hàng gia công. Cho thấy chúng ta chỉ mới bán được nguyên liệu, hàm lượng khoa học -công nghệ thấp, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng và tạo lợi thế cạnh tranh.

  • Thị trường ngoại thương của Việt Nam còn nhiều bấp bênh, ngắn hạn, dễ biến động xáo trộn; rất thiếu những hợp đồng lớn dài hạn.

  • Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đang trở thành “quốc nạn” trong khi các biện pháp giải quyết còn chưa theo kịp.

  • Tuy cơ chế chính sách đang đổi mới theo hướng nới lỏng can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực ngoại thương nhưng với chính sách hiện tại cũng như việc tổ chức thực thi nó đang bộc lộ không ít bất cập đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ. Điều này đang là lực cản rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, rủi ro kinh doanh cao, giảm uy tín hàng hóa Việt Nam.

Phụ lục 03
Quan hệ của Việt Nam và các tổ chức, định chế quốc tế


Việt Nam và APEC

Nhiệm vụ của VN cần thực hiện khi tham gia APEC:



  • Tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ chương trình hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật.

  • Xây dựng kế hoạch hành động riêng về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cho 15 lĩnh vực để đạt được mục tiêu tự do hóa vào năm 2020 (đối với nước đang phát triển).

Việt Nam và WTO

* Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO



  • Được hưởng chế độ tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên.

  • Là thành viên WTO sẽ được hưởng mức thuế quan giới hạn khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong tổ chức.

  • Việc giải quyết tranh chấp, khó khăn thương mại, giữa các nước thành viên dựa trên nguyên tắc các nước thành viên cùng trao đổi.

  • Tận dụng được vai trò của WTO là diễn đàn đàm phán cho các cuộc thảo luận đa phương hay riêng lẻ về các vấn đề thương mại.

  • Tranh thủ được sự giúp đỡ của WTO về kỹ thuật, thông tin, đào tạo,…

* Nghĩa vụ khi tham gia WTO

  • Tuân thủ các nguyên tắc và không được phép tự do lựa chọn trong lĩnh vực chính sách ngoại thương.

  • Phải cho các nước thành viên hưởng chế độ tối huệ quốc nên thuế nhập khẩu giảm.

  • Tuân thủ thể chế điều hòa các cuộc tranh chấp buôn bán đã thiết lập trong hiệp định.

  • Thường xuyên cung cấp thông tin về cơ cấu quản lý nền kinh tế quốc dân, quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại thương, thuế, ….

Việt Nam và ASEM

Việt Nam là một trong 26 thành viên sáng lập ASEM. Trong suốt 10 năm tham gia, Việt Nam ngày càng đóng vai trò tích cực và quan trọng trong Diễn đàn này. ASEM 5 được tổ chức tại Hà Nội, đã thể hiện vai trò quốc tế đang lên của Việt Nam6.



Việt Nam và ASEAN

a) Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asians Nations – ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 với 5 quốc gia sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan.

Ngày 08/01/1984 kết nạp thêm Brunei Daruxalam.

Tháng 7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy.

Tháng 7/1997 Lào và Mianma cũng trở thành thành viên chính thức.

Ngày 30/04/1999 Campuchia cũng trở thành thành viên của tổ chức này.

Tính đến năm 2000, ASEAN bao gồm 10 nước với các số liệu cơ bản sau :



  • Tổng diện tích : 4.493.600 km2

  • Tổng dân số : 524,6 triệu người

  • Tổng GDP : 591,82 tỷ USD

  • GDP bình quân đầu người : 1.128,14 USD

  • Tổng kim ngạch xuất khẩu : 429,548 tỷ USD

  • Tổng kim ngạch nhập khẩu : 317,679 tỷ USD

Do bối cảnh lịch sử nên mục tiêu hoạt động ban đầu của ASEAN chỉ nhằm giữ gìn sự ổn định và an ninh trong khu vực, những hợp tác về kinh tế giữa các nước trong ASEAN chưa được xem trọng. Mãi đến năm 1991, ông Anand Panyara Thun, thủ tướng Thái Lan bấy giờ, đề xuất thành lập một khu vực thương mại tự do và ngay lập tức được nhiều nước ủng hộ.

Tháng giêng năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore các nước thành viên đã tuyên bố sẽ thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm (2008).

Để thành lập AFTA các thành viên đã cùng tham gia ký kết Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferentical Tariffs – CEPT). Chương trình này bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/1993, lúc đầu dự kiến thực hiện CEPT trong 15 năm, những trước những thay đổi nhanh chóng tình hình phát triển kinh tế thế giới (như thành lập WTO, xu thế toàn cầu hóa …) nên tại Hội nghị các bộ trưởng kinh tế (AEM) lần 26 tại Chiêngmai (Thái Lan) tháng 09/1994, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hiệu lực thực hiện CEPT xuống còn 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003. Tháng 12 năm 1998 Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 6, một lần nữa trước sức ép cạnh trạnh toàn cầu, 6 nước ASEAN cũ (ASEAN-6 bao gồm : Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan và Brunei) đã quyết định thực hiện AFTA vào ngày 01/01/2002. Đối với Việt Nam thì thời hạn cuối phải hoàn thành việc cắt giảm thuế theo CEPT là 01/01/2006; trong khi Lào và Mianma ngày 01/01/2008; Campuchia ngày 01/01/2010.

b) Nguyên tắc hoạt động của ASEAN:

Sáu nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương


  • Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc.

  • Quyền của mỗi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài.

  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

  • Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

  • Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

  • Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

Ba nguyên tắc điều phối hoạt động

  • Nguyên tắc nhất trí

  • Nguyên tắc bình đẳng

  • Nguyên tắc 6 - X

c) Hợp tác thương mại của các nước ASEAN

  • Chương trình xây dựng ASEAN trở thành khu mậu dịch tự do (AFTA) bằng thực hiện kế hoạch thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Common Effective Preferencial Tariff).

  • Chương trình hợp tác hàng hóa.

  • Hội chợ thương mại ASEAN

  • Chương trình tham khảo ý kiến khu vực tư nhân.

  • Phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế có tác động đến ASEAN.

d) AFTA và Việt Nam

* Tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam gia nhập AFTA



  • Giúp Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực (APEC, WTO…)

  • Kích thích Việt Nam đề xuất những biện pháp duy trì ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

  • Kích thích mạnh mẽ việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa phục vụ cho xuất khẩu.

  • Giúp Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động của khu vực .

  • Thúc đẩy các đơn vị sản xuất trong nước đổi mới kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.

  • Tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

  • Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

  • AFTA ra đời tạo ra môi trường cạnh tranh, tạo động lực cho các Doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện để phát triển.

  • Thúc đẩy Việt Nam cải tổ nhanh bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô.

  • Tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân lao động .

* Nguy cơ khi Việt Nam gia nhập AFTA:

Sản phẩm hàng hóa không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước trong khu vực sẽ làm mất luôn thị trường nội địa.



* Để cạnh tranh Việt Nam cần:

  • Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu không hợp lý:

    • Tỷ lệ xuất khẩu nông sản chưa qua chế biến lớn nhưng đây lại là nhóm hàng được các nước bảo hộ nhiều nhất (Những mặt hàng giảm thuế chậm)

    • Tỉ lệ nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ các nước khác của Việt Nam cao; đây là nhóm hàng hóa giảm thuế nhanh rất có lợi cho các nước xuất khẩu mặt hàng công nghiệp sang Việt Nam.

  • Phải cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn đầu tư với các nước AFTA.

  • Trước mắt sẽ gặp khó khăn về tài chính do: giảm thuế suất nhập khẩu, xuất khẩu, đóng góp về con người, tài chính để tham gia hoạt động của ASEAN.

* Kết luận

  • Gia nhập AFTA, nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi lẫn những thách đố khó khăn.

  • Nếu ta hội nhập quá nhanh sẽ gây sốc về mọi mặt đối với nền kinh tế, ngược lại, nếu hội nhập chậm sẽ kéo dài tình trạng trì trệ, lạc hậu, mất cơ hội phát triển kinh tế.

  • Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế vĩ mô là phải hoạch định một "lộ trình" phát triển cho nền kinh tế Việt Nam sao cho theo kịp các nước trong khu vực.

Việt Nam và các liên kết song phương

a. Việt Nam – Nhật Bản

  • Từ thế kỷ 15 đã có người Nhật đến buôn bán ở Việt Nam, Hội An trở thành thương cảng và phố Nhật lớn nhất Việt Nam.

  • Từ năm 1635, Nhật thi hành chính sách “đóng cửa” – quan hệ Việt – Nhật bị gián đoạn.

  • Đầu thế kỷ 20, quan hệ được nối trở lại nhưng mang đậm màu sắc chính trị.

  • Từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt – Nhật phát triển mạnh ở mọi mặt

  • Năm 2002, Việt Nam và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững”

  • Cuối 2003, Việt Nam và Nhật Bản ký kết “Hiệp định bảo hộ và đầu tư”

  • Hiện nay, Nhật Bản đang là nước đứng đầu về viện trợ ODA và trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

b. Việt Nam – Hoa Kỳ

1975 – 1993: băng giá

  • Từ 1975 – 1989: sau chiến tranh Hoa Kỳ cấm vận Việt Nam chặt chẽ, hai nước hầu như giao thương không đáng kể. Từ 1986 – 1989: chỉ có 5 triệu USD hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, những năm sau đó con số này chỉ ngoài 10 triệu.

  • Đến năm 1991, Hoa Kỳ đã thực hiện dỡ bỏ một loạt các hạn chế trong buôn bán với Việt Nam; như cho phép thông thương bưu chính viễn thông, xuất sang Việt Nam những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản và bỏ hạn chế đối với các Tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam. Năm 1993, Hoa Kỳ quyết định không ngăn cản việc các nước giúp Việt Nam trả nợ cho IMF. Các tổ chức tài chính quốc tế nối lại viện trợ cho Việt Nam. Từ cột mốc này, các doanh nghiêp Hoa Kỳ bắt đầu tham gia và thực hiện các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ.

  • Nhìn chung, vì lí do chính trị mà quan hệ song phương của hai nước ở tình trạng đối đầu nhiều hơn hợp tác. Ngoại thương hầu như không đáng kể trong suốt 20 năm giai đoạn này.

1994 – 2000: tan băng

  • Tháng 3/1994, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam, quan hệ Việt – Mỹ đã sang trang mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng nhanh, hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng được cải thiện và tăng mạnh.

  • Ngày 11/7/1995: Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngay sau đó ngày 12/7, Việt Nam tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam cũng tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại.

  • Mặc dù quan hệ ngoại giao đã bình thường nhưng hàng Việt Nam vẫn khó bán vào thị trường Hoa Kỳ do hai nước chưa ký hiệp định thương mại song phương và chưa trao cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN). Trên thị trường Mỹ, hàng hóa Việt Nam thất thế vì trong biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ đã phân biệt rõ thuế suất tối huệ quốc và thuế suất đánh vào hàng hóa của các nước không được hưởng tối huệ quốc. Vì vậy sản phẩm Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh công bằng với hàng hóa các nước khác khi có MFN.

  • Mặc dù đến muộn hơn các nước khác nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính đến tháng 4/1996 Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thứ 6 trong danh sách các nước đầu tư lớn tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên một tỷ USD.

  • Ngày 13/7/2000: Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được ký tại Washington D.C.

2001 đến nay: xây dựng lòng tin

Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) là một tiến bộ vượt bậc trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Năm 2004, kim ngạch thương mại hàng hóa hai nước đã tăng gấp năm lần so với năm 2001. Năm 2003, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ. Nếu tính riêng về xuất khẩu, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 38 vào Hoa Kỳ. 

2002 – 2004: Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa quan trọng nhất của Việt Nam. Do Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên hàng hóa từ Việt Nam còn cạnh tranh chưa bình đẳng với 150 nước khác (có Trung Quốc, Thái Lan và các nước các nước ASEAN khác). Tương lai gia nhập tổ chức này7, nhất là thỏa thuận đạt được với Hoa Kỳ trong tháng 7/2006 vừa qua cho phép Việt Nam kỳ vọng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới này.

Ngày 31/5, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR đã công bố một bản danh sách chi tiết các cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam theo thỏa thuận đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng như cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm (phi nhân thọ), công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thực hiện những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.



c. Việt Nam – EU

  • 01/1990: thiết lập quan hệ ngoại giao.

  • 12/1992: ký Hiệp định dệt may.

  • 07/1995: ký Hiệp định khung về hợp tác (cam kết MFN).

  • 03/1997: Hiệp định hợp tác ASEAN – EU (EU cam kết GSP).

  • 01/2002: đồng Euro lưu hành tại EU.

  • 2003: Hiệp định Dệt may được bổ sung sửa đổi: theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng dệt may Việt Nam.

  • 2004: Hiệp định tiếp cận thị trường song phương được ký kết: ngày 01/01/2005 EU đã xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam.

  • 10/2004: EU đồng ý kết thúc đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO.

EU là nhà cung cấp ODA lớn thứ 3 cho Việt Nam (sau Nhật Bản và Ngân hàng thế giới ); đứng đầu các nhà tài trợ về viện trợ không hoàn lại (2005: 410/720 triệu euro là viện trợ không hoàn lại). Theo cam kết ODA của EU cho Việt Nam trong năm 2006 là 800 triệu euro8. Mức ODA của EU dành cho Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, môi trường , cải cách hành chính.

Các công ty của EU cũng là nhà đầu tư đáng kể vào Việt Nam, đưa tổng số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam của EU là 4 tỷ euro, EU là nguồn cung cấp FDI lớn thứ 2 của Việt Nam.


Phụ lục 04
Các hợp tác kinh tế khu vực hiện nay



AFTA

ASEAN Free Trade Area
  


Brunei Darussalam Cambodia Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thailand Vietnam
  

ASEAN

Association of South East Asian Nations

Brunei Darussalam Cambodia Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thailand Vietnam
  

BAFTA

Baltic Free-Trade Area

Estonia Latvia Lithuania
  

BANGKOK

Bangkok Agreement

Bangladesh China India Republic of Korea Laos Sri Lanka
  

CAN

Andean Community

Bolivia Colombia Ecuador Peru Venezuela
  

CARICOM

Caribbean Community and Common Market

Antigua & Barbuda Bahamas Barbados Belize Dominica Grenada Guyana Haiti Jamaica Monserrat Trinidad & Tobago St. Kitts & Nevis St. Lucia St. Vincent & the Grenadines Surinam
  

CACM

Central American Common Market

Costa Rica El Salvador Guatemala Honduras Nicaragua
  

CEFTA

Central European Free Trade Agreement

Bulgaria Croatia Romania
  

CEMAC

Economic and Monetary Community of Central Africa

Cameroon Central African Republic Chad Congo Equatorial Guinea Gabon
  

CER

Closer Trade Relations Trade Agreement

Australia New Zealand
  

CIS

Commonwealth of Independent States

Azerbaijan Armenia Belarus Georgia Moldova Kazakhstan Russian Federation Ukraine Uzbekistan Tajikistan Kyrgyz Republic
 

COMESA

Common Market for Eastern and Southern Africa

Angola Burundi Comoros Democratic Republic of Congo Djibouti Egypt Eritrea Ethiopia Kenya Madagascar Malawi Mauritius Namibia Rwanda Seychelles Sudan Swaziland Uganda Zambia Zimbabwe
  

EAC

East African Cooperation

Kenya Tanzania Uganda
  

EAEC

Eurasian Economic Community

Belarus Kazakhstan Kyrgyz Republic Russian Federation Tajikistan
  

EC

European Communities

Austria Belgium Cyprus Czech Republic Denmark Estonia Finland France Germany Greece Hungary Ireland Italy Latvia Lithuania Luxembourg Malta Netherlands Poland Portugal Slovak Republic Slovenia Spain Sweden United Kingdom
  

ECO

Economic Cooperation Organization

Afghanistan Azerbaijan Iran Kazakhstan Kyrgyz Republic Pakistan Tajikistan Turkey Turkmenistan Uzbekistan
  

EEA

European Economic Area

EC Iceland Liechtenstein Norway
  

EFTA

European Free Trade Association

Iceland Liechtenstein Norway Switzerland
  

GCC

Gulf Cooperation Council

Bahrain Kuwait Oman Qatar Saudi Arabia United Arab Emirates
  

GSTP

General System of Trade Preferences among Developing Countries

Algeria Argentina Bangladesh Benin Bolivia Brazil Cameroon Chile Colombia Cuba Democratic People's Republic of Korea Ecuador Egypt Ghana Guinea Guyana India Indonesia Islamic Republic of Iran Iraq Libya Malaysia Mexico Morocco Mozambique Myanmar Nicaragua Nigeria Pakistan Peru Philippines Republic of Korea Romania Singapore Sri Lanka Sudan Thailand Trinidad and Tobago Tunisia United Republic of Tanzania Venezuela Vietnam Yugoslavia Zimbabwe
  

LAIA

Latin American Integration Association

Argentina Bolivia Brazil Chile Colombia Cuba Ecuador Mexico Paraguay Peru Uruguay Venezuela
  

MERCOSUR

Southern Common Market

Argentina Brazil Paraguay Uruguay
  

MSG

Melanesian Spearhead Group

Fiji Papua New Guinea Solomon Islands Vanuatu

NAFTA

North American Free Trade Agreement

Canada Mexico United States
  

OCT

Overseas Countries and Territories

Greenland New Caledonia French Polynesia French Southern and Antarctic Territories Wallis and Futuna Islands Mayotte Saint Pierre and Miquelon Aruba Netherlands Antilles Anguilla Cayman Islands Falkland Islands South Georgia and South Sandwich Islands Montserrat Pitcairn Saint Helena Ascension Island Tristan da Cunha Turks and Caicos Islands British Antarctic Territory British Indian Ocean Territory British Virgin Islands
  

PATCRA

Agreement on Trade and Commercial Relations between the Government of Australia and the Government of Papua New Guinea

Australia, Papua New Guinea

PTN

Protocol relating to Trade Negotiations among Developing Countries

Bangladesh Brazil Chile Egypt Israel Mexico Pakistan Paraguay Peru Philippines Republic of Korea Romania Tunisia Turkey Uruguay Yugoslavia
  

SADC

Southern African Development Community

Angola Botswana Lesotho Malawi Mauritius Mozambique Namibia South Africa Swaziland Tanzania Zambia Zimbabwe

SAPTA

South Asian Preferential Trade Arrangement

Bangladesh Bhutan India Maldives Nepal Pakistan Sri Lanka
  

SPARTECA

South Pacific Regional Trade and Economic Cooperation Agreement

Australia New Zealand Cook Islands Fiji Kiribati Marshall Islands Micronesia Nauru Niue Papua New Guinea Solomon Islands Tonga Tuvalu Vanuatu Western Samoa
  

TRIPARTITE

Tripartite Agreement

Egypt India Yugoslavia
  

UEMOA
WAEMU


West African Economic and Monetary Union

Benin Burkina Faso Côte d'Ivoire Guinea Bissau Mali Niger Senegal Togo


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương