ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế



tải về 0.69 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

6.4Các định chế thương mại quốc tế

6.4.1WTO


Tự nghiên cứu (Nhóm 01)

6.4.2ASEAN


Tự nghiên cứu (Nhóm 10)

6.4.3APEC


Tự nghiên cứu (Nhóm 09)

6.4.4Liên minh Châu Âu


Tự nghiên cứu (Nhóm 04 và 08)

6.4.5IMF


Tự nghiên cứu (Nhóm 11)

6.4.6WB


Tự nghiên cứu (Nhóm 06)

6.4.7ADB


Tự nghiên cứu (Nhóm 03)

Chương 7MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

7.1Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển

7.1.1Bi quan


Nhiều trường hợp các nước nghèo khi mua bán với các nước giàu luôn bị thiệt thòi do bán hàng hóa sơ chế có giá rẻ, đồng thời phải nhập khẩu hàng tinh chế với giá cao. Và nếu theo các lý thuyết cổ điển, các nước nghèo có lợi thế về lao động rẻ thì chỉ có thể sản xuất những sản phẩm này mãi và người lao động mãi mãi không nâng được mức sống như người lao động ở các nước giàu. Do đó khi mậu dịch xảy ra chỉ làm cho các nước nghèo thì nghèo tiếp còn các nước giàu thì giàu tiếp. Cách nhìn bi quan này, dựa trên trạng thái tĩnh của nền kinh tế và vì thế các nước nghèo không thế thoát nghèo nếu mậu dịch tự do.

7.1.2Lạc quan


Thực ra nền kinh tế luôn động và đường cong học hỏi cũng cho thấy các nước đi sau có khả năng rút ngắn giai đoạn nghiên cứu để rút ngắn khoảng các với các nước đi trước. Các nước NICs cho thấy điều này là hoàn toàn đúng. Đầu tiên các nước này cũng tập trung vào những ngành thâm dụng nhân công rẻ, nhưng sau thời gian “học hỏi” các nước này nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến và rượt theo các nước đi trước rất nhanh. NICs cũng đã thành công khi tránh cạnh tranh trực tiếp với các nước công nghiệp ở những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn và công nghệ cao. Thành công của Nics là thành công của “kỹ thuật tĩnh tương đối”.

Ngược lại, các nước có nền kinh tế tập trung lại gặp thất bại khi sử dụng tính động của nền kinh tế thái quá bằng cách tập trung nguồn lực quá lớn cho sản xuất các ngành công nghiệp nặng, phức tạp vượt quá khả năng sản xuất hiệu quả của các nước này. Hậu quả là kinh tế trì trệ kéo dài.


7.1.3Quan điểm của Harbenler


  • Mậu dịch giúp sử dụng nguồn lao động dư thừa trong nước.

  • Mậu dịch góp phần phân công lao động hợp lý và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

  • Mậu dịch khuyến khích nảy sinh các tư tưởng mới, công nghệ mới, quản lý sản xuất mới.

  • Mậu dịch tạo điều kiện cho vốn từ nước phát triển chảy sang các nước đang phát triển.

  • Mậu dịch kích thích sản xuất và tiêu dùng nội địa gia tăng ở những quốc gia có dân số đông (như: Ấn Độ, Brasil).

  • Mậu dịch là vũ khí chống độc quyền hữu hiệu, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

7.1.4Cơ hội nào cho các nước nghèo?


Những lợi ích mang lại từ toàn cầu hóa đã được thừa nhận, tuy nhiên lợi ích này khác nhau ở mỗi quốc gia. Đối với các nước nghèo, đang phát triển, toàn cầu hóa có thể là cơ hội lớn để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Mặt khác toàn cầu hóa cũng có thể biến các nước này trở thành con nợ lớn. Do đó để gia nhập thế giới thứ nhất, các nước đang phát triển phải tận dụng được những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, các nước nghèo cần quan tâm hai vấn đề chính sau:

  • Xác định vị trí của nền kinh tế để có những bước đi phù hợp trong việc thừa hưởng các tiến bộ khoa học công nghệ hay kinh nghiệm từ các nước đi trước.

  • Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực trong nước.

7.2ToT ở các nước đang phát triển

7.2.1Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu


Các công trình nghiên cứu của Prebisch và Singer đều cho rằng: tỷ lệ mậu dịch của nhiều nước kém phát triển đang xấu đi. Hàng nông sản xuất khẩu bán đi thì ngày càng mua được ít hàng hóa công nghiệp hơn từ các nước phát triển.

7.2.2Thử lý giải nguyên nhân


ToT ở các nước đang phát triển thường có xu hướng giảm vì những nguyên nhân chính như sau:

  • Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là nông nghiệp thô và sơ chế. Giá của mặt hàng này thường thấp và khó tăng cao; nhu cầu tiêu dùng lại ít co giãn theo thu nhập. Ví dụ như gạo (Việt Nam), lúa mỳ (Hoa Kỳ), thịt bò (Úc).


  • Độ co giãn của nông sản :

    • Cà phê: 0,8

    • Cacao: 0,5

    • Đường: 0,4

    • Trà : 0,1
    Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là công nghiệp có giá trị cao. Nhu cầu công nghiệp hóa thúc đẩy các nước đang phát triển phải nhập khẩu ngày các nhiều các sản phẩm này.

  • Mặt khác cầu hàng công nghiệp tiêu dùng theo thu nhập có độ co giãn cao hơn so với hàng nông nghiệp. Ví dụ: Tivi, xe gắn máy, điện thoại …

7.3Xuất khẩu không ổn định


Tính chất khó dự trữ của nông sản cũng góp phần làm cho giá cả của nông sản bấp bênh và gây bất lợi cho nước sản xuất do: “được mùa thì mất giá, còn được giá thì mất mùa”.

Ví dụ: Việt Nam sản xuất hơn 30 triệu tấn gạo/năm, tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ trên 85% nhưng giá gạo trong nước thường phụ thuộc vào giá xuất khẩu. Năm nào xuất khẩu được giá thì gạo nội địa có giá cao, còn không thì ngược lại.


7.3.1Nguyên nhân và ảnh hưởng


Nếu gạo Việt Nam giảm giá còn ½ thì người tiêu dùng có ăn nhiều gấp đôi không? Thông thường câu trả lời sẽ là không. Đó là do đặc điểm của nông sản là cung cầu khá bền (ít co giãn hay nhạy cảm với giá). Giả sử giá gạo tăng gấp đôi thì người nông dân cũng không có thể tăng sản xuất ngay được vì trồng lúa cần nhiều thời gian hơn so với sản xuất công nghiệp. Cung nông sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, thời tiết, đất đai hữu hạn nên việc gia tăng sản lượng thường khó hơn so với hàng hoá công nghiệp.

Hình 7.1 cho thấy Cầu nông sản ít chịu tác động bởi giá cả thay đổi.

Mặt khác, chi tiêu cho nông sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng tiêu dùng của người dân ở các nước giàu. Nên giá nông sản đến tay tiêu dùng sẽ ít chịu tác động bởi giá nông sản thô trả cho người nông dân. Ví dụ: cà phê nhân Buôn Mê Thuộc và ly cà phê ở Luân Đôn.

Ngoài nông sản, khoáng sản cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo. Hiện nay cầu nhiều loại khoáng sản cũng không co giãn theo giá vì những lý do sau:


  • Sự phát triển các sản phẩm tổng hợp thay thế làm giảm nhu cầu về nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: cao su tổng hợp = cao su thiên nhiên, nylon = bông, plastic = da thuộc.

  • Công nghệ cao cấp về các sản phẩm kỹ thuật cao đã giảm nhu cầu đối với nguyên vật liệu của các nước đang phát triển.Ví dụ: xe tiết kiệm nhiên liệu của Nhật.

  • Sản phẩm dịch vụ đòi hỏi nguyên liệu ít hơn tăng nhanh hơn sản phẩm nguyên liệu. Ví dụ: chai dầu thơm Chanel 5.

7.3.2Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế


  • Thỏa thuận tiếp thị: nhà nước sẽ mua hàng của nhà sản xuất trong nước với giá thấp hơn giá thế giới ở những năm “thuận lợi”, đồng thời mua hàng với giá cao hơn giá thế giới ở những năm “khó khăn”. Ví dụ Ghana (cacao); Burma (gạo).

  • Thỏa thuận dự trữ đệm: chính phủ sẽ tham gia thị trường bằng cách mua hàng hóa dự trữ khi giá thấp và bán ra khi giá cao. Ví dụ: thiếc (1956); cao su thiên nhiên (1986: 375.000 tấn = chi phí: 300 triệu USD/năm)

  • Thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu: điều chỉnh lượng xuất khẩu nhằm mục đích giữ giá bán có lợi. Ví dụ: OPEC

  • Thỏa thuận hợp đồng mua hàng: là thỏa thuận nhiều bên quy định giá tối thiểu cho bên mua và giá tối đa cho bên bán với một lượng hàng xác định. Ví dụ: Thỏa thuận lúa mì quốc tế (1949) bị phá vỡ do năm 1970 Liên Xô mua một khối lượng khổng lồ làm tăng giá nhanh.



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương