HocThuyetDoanhNghiep edu vn Thuyết bàn tay vô HÌNH



tải về 406.14 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích406.14 Kb.
#51351
1   2   3   4   5   6   7   8   9
hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT, 2931-1-5306-1-10-20161128
hình, kết quả cuối cùng mang lại vốn không nằm trong ý định ban đầu của các cá nhân

2

 



                                                

1

 “The proud and unfeeling landlord views his extensive fields, and without a thought for the wants of his 



brethren,  in  imagination  consumes  himself  the  whole  harvest...  [Yet]  the  capacity  of  his  stomach  bears  no 

proportion to the immensity of his desires... the rest he will be obliged to distribute among those, who prepare, in 

the nicest  manner,  that  little  which he himself  makes  use  of,  among those  who  fit  up  the palace  in  which this 

little is to be consumed, among those who provide and keep in order all the different baubles and trinkets which 

are employed in the economy of greatness; all of whom thus derive from his luxury and caprice, that share of the 

necessaries of life, which they would in vain have expected from his humanity or his justice... The rich... are led 

by  an  invisible  hand  to  make  nearly  the  same  distribution  of  the  necessaries  of  life,  which  would  have  been 

made,  had  the  earth  been  divided  into  equal  portions  among  all  its  inhabitants,  and  thus  without  intending  it, 

without knowing it, advance the interest of the society...” 

2

 As every individual, therefore, endeavours as much as he can both to employ his capital in the support of 



domestic industry, and so to direct  that industry that its produce may be of the greatest  value, every individual 

necessarily labours to render the annual revenue of the society as great as he can. He generally, indeed, neither 

intends  to  promote  the  public  interest,  nor  knows  how  much  he  is  promoting  it.  By  preferring  the  support  of 

domestic to that of foreign industry,  he intends only his own security;  and by directing that  industry in such a 

manner as its produce may be the greatest value, he intends only his own gain, and he is in this, as in many other 

cases, led by an invisible hand to promote an end which was no part of his intention. 




Học thuyết doanh nghiệp 

 

32 



Trong một đoạn khác (đoạn 4, chương II, quyển IV), Adam Smith (1776) cũng nhắc đến 

nội dung thuyết bàn tay vô hình mặc dù không đề cập đến từ này: “Mọi cá nhân luôn cố gắng 



tìm ra cách sử dụng nguồn vốn, của cải mình có để có lợi nhất cho bản thân. Trong cách nhìn 

của  cá  nhân,  nó  vốn  là  lợi  ích  riêng  của  bản  thân,  không  liên  quan  gì  đến  lợi  ích  xã  hội. 

Nhưng quá trình tối đa hóa lợi ích của bản thân một cách tự nhiên hay đúng hơn là một cách 

cần thiết đã đưa cá nhân đến thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng

3

.  



Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia còn có rất 

nhiều đoạn tương tự đề cập đến nội dung thuyết bàn tay vô hình. Một cách khái quát,  “Bàn 

tay vô hình” được hiểu như sau: Trong nền kinh tế thị trường, vốn gắn liền với bản chất tư lợi 

của  các  thương  gia,  sẽ  dẫn  đến  kết  quả  không  mong  đợi  là  sự  xã  hội  hóa  và  lợi  ích  lợi  ích 

chung cho xã hội. Một cách tự nhiên, những mâu thuẫn lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến cạnh tranh; 

cạnh tranh thúc đẩy các cá nhân sản xuất ra những thứ mà xã hội cần, góp phần củng cố lợi 

ích chung cho cả cộng đồng. Bản chất mỗi con người đều bị thúc đẩy bởi tư lợi, cụ thể là lòng 

ham muốn của cải; tính ích kỷ là căn cốt cho các hành động của con người; nhưng chính tính 

ích kỷ cá nhân này lại đã đem tới lợi ích chung cho xã hội:  Mỗi người cố gắng làm  lợi cho 

chính mình một cách đều đặn, không ngừng, sẽ dẫn tới sự thịnh vượng cho quốc gia của họ.  

Phân công lao động và tích lũy tư bản dẫn tới một thị trường mới mà ở đó khi nhu cầu 

về một sản phẩm bất kỳ nào đó tăng, sẽ dẫn đến giá bán của sản phẩm đó tăng; giá tăng kéo 

các nhà sản xuất đầu tư vào lĩnh vực đó. Từ đây, bản chất tư lợi của các nhà sản xuất sẽ khiến 

họ phải lựa chọn và tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả nhất, với chi phí thấp nhất nhằm 

tối đa hóa lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa chính các nhà sản xuất, giữa chính các bên thương 

mại và giữa hai tác nhân này với nhau khiến giá bán của sản phẩm giảm dần: mỗi khi có một 

nhà sản xuất tận dụng vị thế trên thị trường để bán sản phẩm với giá cao, sẽ có hàng chục đối 

thủ khác bán rẻ hơn để tranh giành thị phần. Một “Bàn tay vô hình” dẫn dắt họ, trong khi làm 

việc có lợi cho mình, đồng thời giúp ích cho xã hội trên cơ sở khuyến khích phương pháp sản 

xuất nào hiệu quả  nhất, cũng có nghĩa  nhiều  lợi  nhuận  nhất trong xã  hội. Xã hội  hay  người 

tiêu dùng nói chung sẽ hưởng lợi từ những sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Bên 

cạnh đó, “Bàn tay vô hình” cũng điều khiển mối quan hệ hữu cơ giữa giá bán, doanh thu và số 

lượng sản phẩm được sản xuất (Smith, 1976). 

Ngoài  ra,  thuyết  bàn  tay  vô  hình  cũng  đề  cập  đến  khía  cạnh  đạo  đức:  nếu  tất  cả  mọi 

người cùng theo đuổi lợi ích riêng của bản thân thì lợi ích cộng đồng sẽ được gia tăng tối đa. 

Smith viết về đạo đức chủ yếu trong cuốn Lý thuyết Cảm tính đạo đức (1759). Ông cho rằng 

                                                

3

  Every  individual  is  continually  exerting  himself  to  find  out  the  most  advantageous  employment  for 



whatever capital he can command. It is his own advantage, indeed, and not that of society he has in view. But the 

study of his own advantage, naturally, or rather necessarily, leads him to prefer that employment which is most 

advantageous to the society. 



Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 

 

33



đạo đức là bản năng vốn có của con người; con người luôn có xu hướng đồng cảm (thấu hiểu, 

cảm thông lẫn nhau) với những cảm xúc của người khác. Ví dụ:  nếu một người là nạn nhân 

của bất công, những người xung quanh chứng kiến sẽ đặt mình vào vị trí của người đó và có 

xu hướng cảm thông với những cảm xúc oán giận của người đó. Vì vậy, mọi người đều cho 

rằng thể hiện bất bình đối với bất công là đúng về mặt đạo đức, nếu sự bất bình của nạn nhân 

được kiềm chế ở  mức độ  mà  một người  khách quan  có thể thông cảm được. Sự  cảm thông 

như vậy là cơ sở cho khái niệm đạo đức của Smith. Còn trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất 


tải về 406.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương