HocThuyetDoanhNghiep edu vn Thuyết bàn tay vô HÌNH


 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA ADAM SMITH



tải về 406.14 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích406.14 Kb.
#51351
1   2   3   4   5   6   7   8   9
hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT, 2931-1-5306-1-10-20161128
1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA ADAM SMITH 

 

“Bàn tay vô hình” là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra trong 



những năm của thế kỉ thứ 18, mà giá trị của nó, đến nay, vẫn còn được công nhận. Thuật ngữ 

này được Adam Smith sử  dụng trong ba  tác phẩm của ông.  Lần đầu tiên là  bài luận Lịch sử 



Thiên văn học - The History of Astronomy (trước 1758, chương II.2), sau đó là trong tác phẩm 

chính  của  ông  về  triết  học  đạo  đức  Lý  thuyết  cảm  tính  đạo  đức  -  The  Theory  of  Moral 



Sentiments (1959, IV.i.10), và cuối cùng là trong cuốn Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của 

cải của các quốc gia - The Wealth of Nations (1976, IV.ii.9). Tuy nhiên, cách hiểu hiện nay 

về “bàn tay vô hình” chỉ được thể hiện rõ trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc 



của cải của các quốc gia (Smith, 1976). 

 

Trong  tác  phẩm  Lý  thuyết  cảm  tính  đạo  đức  -  The  Theory  of  Moral  Sentiments  năm 



1759, Phần IV, Chương 1, Adam Smith mô tả một địa chủ ích kỷ,  bị dẫn dắt bởi một bàn tay 

vô  hình,  phân bổ  thu hoạch vụ  mùa cho  những  người  làm công:  “Địa chủ tự  hào và vô cảm 



quan  sát cánh  đồng  rộng lớn  của  mình,  và không hề  suy nghĩ đến  những người khác, trong 

 

30 




Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 

 

31



tâm trí mình, ông ta nghĩ  mình sẽ là  người hưởng thụ  toàn bộ vụ thu  hoạch… [Nhưng] khả 

năng hấp thụ không tỷ lệ thuận với sự thèm khát... phần còn lại ông ta buộc phải phân phát 

cho người khác, những người phục vụ, một cách tốt nhất, trong đó [1] một phần để bản thân 

ông  ta  tiêu  dùng,  [2]  một  phần  cho  những  người  phục  vụ  cung  điện,  [3]  cho  những  người 

phân phối và giữ trật tự trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; tất cả dường như 

đều xuất phát từ sự sang trọng và độc đoán của địa chủ, nhưng mọi thứ cần thiết trong cuộc 

sống đều được tự động chia sẻ đến những người khác hơn là sự trông chờ vô ích của họ vào 

lòng nhân từ hoặc công lý từ địa chủ... Người giàu... được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, 

thực hiện tương tự như sự phân bổ các nhu yếu phẩm cuộc sống trong xã hội, phân bổ đất đai 

thành  các phần bằng nhau cho các cư dân,  và do đó, một cách vô ý thức thúc đẩy  sự phát 

triển và tạo ra các lợi ích xã hội...”

1

  



Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, đoạn 9, 

chương II, quyển IV, Smith (1776) giải thích thuyết bàn tay vô hình:  nếu tất cả các cá nhân 

theo đuổi lợi ích riêng của bản thân, mà không hề có ý định hướng đến lợi ích cộng đồng, thì 

“bàn tay vô hình” của thị trường tự do sẽ điều khiển quá trình giúp tạo ra lợi ích cộng đồng. 

Khi tất cả các cá nhân cố gắng hết sức tận dụng của cải của mình để phát triển công nghiệp 

nội  địa, đầu tư để ngành công nghiệp đó tạo  ra  những giá  trị lớn  nhất, họ sẽ  cần phải  lao 

động để tạo ra nguồn lợi nhuận hàng năm lớn nhất có thể. Họ không có ý định thúc đẩy lợi 

ích cộng đồng, và cũng không biết họ đang thúc đẩy nó nhiều như thế nào. Bằng việc hỗ trợ 

phát triển các ngành công nghiệp trong nước hơn là ngành công nghiệp nước ngoài, họ chỉ 

có ý định  giảm thiểu rủi ro,  và việc đầu tư giúp  nền công nghiệp tạo  ra giá  trị tốt  nhất, họ 

cũng  chỉ  có  ý  định  tạo  ra  lợi  nhuận  của  riêng  mình;  qua  sự  điều  phối  của  một  bàn  tay  vô 


tải về 406.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương