HocThuyetDoanhNghiep edu vn Thuyết bàn tay vô HÌNH



tải về 406.14 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích406.14 Kb.
#51351
1   2   3   4   5   6   7   8   9
hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT, 2931-1-5306-1-10-20161128
và nguồn gốc của cải của các quốc gia, Smith (1976) khẳng định rằng nguyên tắc cơ bản về 

hành vi kinh tế của con người là tính tư lợi (coi trọng lợi ích cá nhân), cố gắng để cải thiện 

điều kiện kinh tế và xã hội của mình. Tính tư lợi và sự cảm thông là hai nguyên tắc rất khác 

nhau,  và chính sự mâu thuẫn này đã khiến nhiều học giả Đức cuối thế kỉ XIX  và đầu thế kỉ 

XX đặt câu hỏi về tính thống nhất trong các tác phẩm về vấn đề đạo đức của Smith và tự hỏi 

liệu có phải Smith đã thay đổi quan điểm về sự phát triển của loài người khi viết Tìm hiểu về 



bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia.  

Kể từ giữa thế kỉ XX, nhìn chung các học giả đều đã thống nhất rằng: Smith hoàn toàn 

nhất quán và không thay đổi quan điểm của mình. Mâu thuẫn tồn tại là hiển nhiên, vì thực tế, 

Smith phải đối  mặt với  hai  vấn đề khác  nhau.  Thứ  nhất, trong Lý thuyết Cảm tính  đạo đức

ông mô tả nguồn gốc của sự phán xét các quan niệm đạo đức đúng sai, và nguồn gốc các quan 

niệm đạo đức của con người; và tính cảm thông là nền tảng của những phán xét và nguồn gốc 

này. Nhưng Smith không nói nó là nhân tố thúc đẩy quan trọng các hành động của con người 

dù cho sự phán xét đúng sai về đạo đức đôi khi có thể tạo tác động tới con người. Trong các 

tác phẩm kinh tế của ông, tính tư lợi là nhân tố thúc đẩy chính của các hoạt động kinh tế. Nó 

là động lực, không phải nguồn gốc hay cơ sở của các quan niệm. Mặc dù “tư lợi” không phải 

là động lực duy nhất cho các hành động trong nền kinh tế, nhưng nếu xét về lĩnh vực kinh tế 

thì nó chắc chắn là động lực chiếm ưu thế hàng đầu. Như vậy, vấn đề thứ nhất có thể dễ dàng 

giải thích khi chúng ta nhận ra rằng tính cảm thông là nguồn gốc của các quan niệm đạo đức, 

còn tính tư lợi là động lực của kinh tế. 

Xét đến vấn đề thứ hai trong quan điểm của Smith về khía cạnh đạo đức của tính tư lợi, 

nếu ông không dùng lý thuyết bàn tay vô hình để đánh giá về mặt đạo đức của việc theo đuổi lợi 

ích cá nhân,  vậy cách nhìn  nhận của ông như thế nào? Trước tiên,  chúng ta có thể nhận thấy 

rằng Smith ý thức được khả năng dùng thuyết bàn tay vô hình để đánh giá về tính tư lợi, đó là 

một đề tài mà các học giả về đạo đức thời đại ông thường đề cập. Trong đó, có quan điểm cho 

rằng: tính tư lợi giúp thúc đẩy nền kinh tế là một sự thiếu đạo đức. Sự xa xỉ, theo đuổi và phô 

trương sự giàu có của bản thân vốn được coi là một tính xấu trong xã hội từ thời đại Roma. Tuy 

nhiên, đến giữa thế kỉ XVIII, nhiều học giả đã đồng ý coi sự ham  muốn giàu có là điều bình 

thường trong xã hội (không tốt không xấu). Và đến bây giờ, trong xã hội hiện đại, con người 



Học thuyết doanh nghiệp 

 

34 



dùng thuyết bàn tay vô hình để cho thấy việc theo đuổi sự giàu có xa xỉ không nên được coi là 

xấu. Tuy nhiên, trong cuốn Lý thuyết Cảm tính Đạo đức, Smith cũng nhắc đến “sự xa xỉ”, và sự 

coi thường xa xỉ của Smith là rất rõ ràng, nhưng ông không coi nó là sai về đạo đức. Nhưng, để 

suy từ sự trung lập đạo đức (không đúng không sai) của sự xa xỉ đến sự trung lập của tính tư lợi 

trong kinh tế, chúng ta cần xem xét những điểm khác trong triết học của Smith. 

Với Smith, theo đuổi lợi ích kinh tế bản thân vốn không phải là sai về đạo đức, nhưng 

nó sẽ là vô đạo đức nếu là nguyên nhân gây ra các hành động xấu hoặc nó tiêu diệt tất cả các 

động lực khác. Tính tư lợi có thể là động lực để con người giúp đỡ người khác hơn là hãm hại 

họ, ví dụ: người bán thịt, người bán bánh mì, người sản xuất bia, họ đang theo đuổi lợi nhuận 

của bản thân  nhưng không  hại ta,  mang  lại thực  phẩm cho ta.  Như vậy,  Smith coi động  lực 

của tính tư lợi là trung lập (không đúng không sai về đạo đức); mức độ và cách thực thực hiện 

mới là vấn đề sai đúng của đạo đức. Nhưng Smith không dùng lý thuyết bàn tay vô hình để lý 

giải điều này, thay vào đó, ông dùng khái niệm về sự tự do tự nhiên và quy luật tự nhiên. 

2. BÀN TAY VÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ KHÔNG MONG ĐỢI  

2.1. Khái niệm và bản chất kết quả không mong đợi 

“Hậu  quả  không  mong  đợi  của  con  người”  là  những  kết  quả  không  được  con  người 

mong muốn tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, để hiểu được chính xác ý nghĩa khái niệm 

này cần phân biệt rõ 3 vấn đề, cụ thể: 




tải về 406.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương