HocThuyetDoanhNghiep edu vn Thuyết bàn tay vô HÌNH



tải về 406.14 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích406.14 Kb.
#51351
1   2   3   4   5   6   7   8   9
hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT, 2931-1-5306-1-10-20161128
không nâng cao tiền công lao động trên mức thực tế

16

. “Các thương gia và nhà sản xuất có 



                                                

14

 Not only the prejudices of the public, but what is much more unconquerable, the private interests of many 



individuals, irresistibly oppose it [freedom of trade]. 

15

  “the  sophistry  of  merchants  and  manufacturers  who  are  always  demanding  a  monopoly  against  their 



countrymen.” 

16

 “Masters are always and every where in a sort of tacit, but constant and uniform combination not to raise 



the wages of labour above their actual rate”. 


Học thuyết doanh nghiệp 

 

40



thói quen, một cách rõ ràng rằng: họ hiếm khi gặp nhau, kể cả trong những lúc vui chơi giải 

trí, nhưng kết thúc các cuộc đàm luận đều là một âm mưu chống lại công chúng, hoặc trong 

một số điều kiện là sự tăng lên của giá cả

17

 (Smith, 1976). Những âm mưu định giá này của 



các thương gia và các nhà sản xuất,  mặc dù bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia,  nhưng rất 

khó kiểm soát và loại bỏ. Điển hình, trong công nghiệp dầu mỏ, “định giá dường như là cách 



sống của Big Oil

18

 (Clinard, 1952, trang 39). Ngày nay, các thoả thuận ngầm, chủ yếu về giá 



cả, đã trở nên phổ biến và được phân tích trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu; trong đó, các nhà 

nghiên cứu Marketing đã chỉ ra rằng, nên tránh xa các cuộc chiến về giá. 

4.2. Lợi nhuận  

Trong kinh tế học, “lợi nhuận” là phần tài sản thu lại của nhà đầu tư trong quá trình đầu 

tư, sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí cơ hội. Tính tư lợi thể hiện rõ 

nhất khi các thương gia đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, chỉ khi các doanh 

nhân đầu tư vào đất nước của  họ thì doanh thu  mới tối đa  hóa,  theo thuyết bàn tay  vô hình 

(Smith,  1976). Từ  đó, ông cho rằng các quốc gia nên  hạn chế đầu tư vào các ngành kinh tế 

trong nước. Thứ nhất, vì “ngành công nghiệp phục vụ xã hội (ví dụ như một quốc gia) luôn 

phát triển tỉ lệ thuận với sự gia tăng của vốn

19

. Khi hạn chế đầu tư vào một ngành cụ thể, các 



quốc gia có khả năng tối đa hoá tổng doanh thu nội địa của ngành đó. Thứ hai, vì bàn tay vô 

hình chỉ có thể thực hiện tối đa chức năng của nó trong thị trường tự do về hàng hoá, vốn, lao 

động, và không có thị trường quốc tế. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là ưu tiên lợi ích quốc gia hay lợi ích nhân loại trong đầu tư nước 

ngoài. Thực tế, bàn tay vô hình không hoạt động hiệu quả nếu không tồn tại thị trường tự do 

quốc tế, nếu có, giới hạn trong một quốc gia cần được áp dụng cho thị trường tự do mở rộng 

phi biên giới. Theo Smith (1976), hạn chế trong một quốc gia thực chất là sự hạn chế về đầu 

tư vào cùng một khu vực thị trường tự do, nếu hiểu rộng ra trên thị trường quốc tế, sẽ là thị 

trường tự do mở rộng. 

4.3. Cạnh tranh và Độc quyền 

Trong kinh tế học, độc quyền  là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán 

và sản xuất ra sản phẩm mà không có hàng hóa nào thay thế. Đây là một trong những trường 

hợp khiếm  khuyết của thị trường (market  failure), trạng  thái  cực đoan  khi thị trường thiếu 

tính  cạnh  tranh,  gây  ra  mâu  thuẫn  giữa  lợi  ích  chung  của  xã  hội  và  tư  lợi  của  các  thương 

                                                

17

 “merchants and manufacturers have a habit of doing this is clear: People of the same trade seldom meet 



together  even  for  merriment  or  diversion,  but  the  conversation  ends  in  a  conspiracy  against  the  publick,  or  in 

some contrivance to raise prices”. 

18

 “Price­fixing appears to be Big Oil's way of life.” 



19

 “the industry of the society [ie. nation] can augment only in proportion as its capital augments”. 




Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 

 

41



nhân  và/hoặc  nhà  sản  xuất.  Do  đó,  thuyết  bán  tay  vô  hình  đả  kích  thái  độ  theo  đuổi  độc 

quyền, trừ  những trường  hợp  cạnh tranh  không  hoạt động  hay  không thể  loại trừ (như đối 

với các dịch vụ công). 

Độc quyền có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau, ví dụ khi chính phủ cấp quyền 

kinh doanh,  khai thác tài nguyên… cho  một doanh  nghiệp  nào đó; hoặc ban  hành thuế,  hạn 

ngạch và các lệnh cấm thương mại cũng tạo lợi thế độc quyền cho các thương gia địa phương 

trên  thị  trường  nội  địa…  Bên  cạnh  đó,  cũng  có  những  phương  thức  kinh  doanh  tạo  ra  độc 

quyền bằng quyền lực thị trường, mặc dù có thể không phải bất hợp pháp nhưng cũng đáng bị 

lên án về đạo đức khi không mang đến lợi ích tốt nhất cho toàn xã hội. Ví dụ khi một doanh 

nghiệp mở rộng và đạt quy mô đủ lớn có thể điều khiển thị trường, hay “mua lại đối thủ cạnh 

tranh”,  hay  các  hình  thức  cạnh  tranh  phi  giá;  hoặc  thông  qua  chất  lượng  dịch  vụ,  khả  năng 

phân phối rộng rãi hay tập trung vào khách hàng, hay bất kỳ lợi thế cạnh tranh bền vững nào 

ngoài  giá  cả.  Ngoài  ra,  kiểm  soát  công  nghệ  và  tiêu  chuẩn  được  sử  dụng  trong  ngành  công 

nghiệp máy tính cũng có thể được coi là cách để hình thành lên cạnh tranh phi giá. 

Các doanh  nghiệp,  đặc  biệt các tập đoàn  lớn,  thường có xu  hướng  cạnh tranh phi giá, 

mặc dù phát sinh chi phí  bổ sung,  nhưng cho phép thu  lợi từ bán hàng  với giá thấp hơn,  và 

tránh được rủi ro giá cả trên thị trường. Hiện nay, xuất hiện các hình thức cạnh tranh phi giá 

khác, điển hình là các hoạt động vận động hành lang “lobbying”. Đây là các hành vi cố gây 

ảnh hưởng đến các hành động, chính sách, hoặc quyết định của cán bộ trong cuộc sống hàng 

ngày, thường là các nhà lập pháp hoặc các thành viên của cơ quan quản lý. Ví dụ như các hoạt 

động vận động chính phủ cho ra các rào cản thương mại, các khoản thuế, trợ cấp, trợ cấp phát 

triển, cứu trợ, trợ cấp xuất khẩu và bảo đảm khoản vay…. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp 

thực hiện các họat động vận động hành lang như trên thường gặp nhiều thuận lợi nhiều hơn 

trên thị trường cạnh tranh khi theo đuổi lợi ích của họ.  

 

KẾT LUẬN 



Thuyết “Bàn tay vô hình” là lý luận đầu tiên về cơ chế kinh tế thị trường và sự vận hành 

của nền kinh tế, chế ngự nền kinh tế thế giới trong suốt thể kỉ XIX. Theo Adam Smith (1976), 

chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp sâu vào hoạt động của các cá nhân và doanh 

nghiệp, vốn có thể tự vận động trong thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tự do, động lực 

cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung 

của của xã hội. Tuy nhiên, Smith (1976) cho rằng, việc theo đuổi tư lợi trên quy mô rộng lớn 

của  các  doanh  nhân  có  thể  ảnh  hưởng  tiêu  cực  đến  lợi  ích  chung,  đến  sự  phát  triển  của  cả 

quốc gia. Cụ thể, thuyết bàn tay vô hình giải thích các chiến lược và quy luật áp dụng trong 

kinh doanh,  như trong đầu tư vốn để thu  lại  lợi  nhuận tối đa từ “sự  áp  bức”  trên cơ  sở độc 



Học thuyết doanh nghiệp 

 

42 



quyền trong hàng hóa, sự kiểm soát giá cả thi trường và khả năng ràng buộc các tổ chức lao 

động. Theo Smith (1976), tất cả các vận động tư lợi với chính quyền của các thương gia và 

nhà sản xuất đều là những nỗ lực nhằm lừa gạt và áp bức xã hội. Ví dụ, nếu các thương gia 

theo đuổi tư  lợi thao túng chính trị,  họ sẽ  chỉ tìm  cách  lật đổ thị trường tự do vì tư  lợi  của 

mình và những người liên quan. 

Một cách khái quát, trong chương này, chúng tôi đã trình bày học thuyết bàn tay vô hình 

của Smith (1976): từ bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển và ứng dụng có giá trị hiện nay. 

Lý thuyết đã tổng hợp, giải thích các vấn đề về tự do thương mại, lợi nhuận, độc quyền, cạnh 

tranh gắn với tư lợi của các thương gia,  nhà sản xuất đến sự phát triển kinh tế của một quốc 

gia.  Trong bối cảnh  hiện  nay,  thuyết  bàn tay  vô hình  bộc  lộ  một số hạn chế,  vì  vậy,  các cá 

nhân, tổ chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần nghiên cứu chi tiết, đồng thời áp 

dụng thuyết bàn tay vô hình phù hợp tới tình hình kinh doanh và thực trạng nền kinh tế. 



tải về 406.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương