HocThuyetDoanhNghiep edu vn Thuyết bàn tay vô HÌNH



tải về 406.14 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích406.14 Kb.
#51351
1   2   3   4   5   6   7   8   9
hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT, 2931-1-5306-1-10-20161128
của họ, tuy nhiên họ lại không thể đánh giá mức độ tác động đối với phần còn lại của xã hội 

(đây là “sự mù quáng” đối với lợi ích của người khác); do đó họ không nên cố gắng tạo ra 

những hậu quả xã hội

11

 (Smith, 1789). Xã hội sẽ tốt hơn khi mỗi cá nhân hướng đến tạo ra 



hậu quả ở cấp độ cá nhân (ít nhất là đối với trường hợp mà ông sử dụng bàn tay vô hình); và 

xã hội sẽ có kết quả có lợi khi mỗi cá nhân hành động theo cách này. 

Thuyết Bàn tay vô hình là một lý thuyết quan trọng trong kinh tế học, đòi hỏi có sự hiểu 

biết chính  xác về khái  niệm, đặc điểm,  bản chất của những kết quả không  mong đợi.  Adam 

Smith (1976) nhấn mạnh rằng: “Các cá nhân có xu hướng ưu tiên hỗ trợ ngành công nghiệp 

trong nước hơn nước ngoài, xuất phát từ mong muốn của họ bảo đảm an toàn cho bản thân; 

và định hướng ngành công nghiệp vận hành theo cách có thể sản xuất ra giá trị lớn nhất, cá 

nhân  chỉ  hướng  đến  lợi  ích  của  mình;  và  khi  đó,  cũng  như  trong  các  trường  hợp  khác,  cá 

nhân  bị  dẫn  dắt  bởi  bàn  tay  vô  hình  phấn  đầu  vì  một  mục  đích  ngoài  mong  đợi  của  họ… 

Thông  qua  theo  đuổi  lợi ích  riêng  của  mình,  các  cá  nhân  sẽ  mang  lại  hiệu  quả  cho  xã  hội 

nhiều hơn là khi họ có ý định theo đuổi hiệu quả xã hội đó

12

 (Smith, 1789: IV.2.9). Một cách 



khái quát, bàn tay vô hình chỉ ra mối quan hệ giữa quá trình theo đuổi lợi ích của mỗi cá nhân 

(tức là sự mong đợi của họ đều hướng tới cấp độ cá nhân) và các kết quả quả không mong đợi 

ở cấp độ xã hội. Theo đó, quá trình theo đuổi lợi ích của mỗi cá nhân tạo động lực thúc đẩy sự 

phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội.  

3. CÁC QUAN ĐIỂM GIẢI THÍCH VỀ BÀN TAY VÔ HÌNH  

Hiện  có  hai  quan  điểm  giải  thích  bàn  tay  vô  hình.  Thứ  nhất,  theo  quan  điểm  cơ  bản 

(Invisible­hand explanations), sự tương tác giữa các cá nhân đang theo đuổi tư lợi tạo ra “bàn 

tay vô hình”, dẫn đến các hậu quả xã hội không mong đợi; từ đó, cho phép giải thích các quá 

trình gây ra các  hiện tượng trong xã  hội.  Áp dụng định  nghĩa  về các  hậu quả  xã  hội không 

mong đợi, thuyết bàn tay vô hình chỉ ra  một số đặc trưng cơ bản của “kết quả xã hội không 



mong đợi”, cụ thể: 

                                                

11

  Individuals  are  the  best  judges  of  their  interest,  but  they  cannot  judge  the  interests  of  the  rest  of  the 



society (i.e. they are ‘blind’ with respect to the interests of others); therefore they should not try to bring about 

social consequences. 

12

 “By preferring the support of domestic to that of foreign industry, he intends only his own security; and 



by directing that industry in such a manner as its produce may be of the greatest value, he intends only his own 

gain, and he is in this, as in many other cases, led by an invisible hand to promote an end which was no part of 

his  intention....  By  pursuing his  own  interest  he  frequently  promotes  that  of  the  society  more  effectually  than 

when he really intends to promote it”. 




Học thuyết doanh nghiệp 

 

38 



  Giải thích những biến động kinh tế trên thế giới; 

  Giải thích cơ chế liên kết giữa các cá nhân trong các mối quan hệ với xã hội; 

  Giải thích các  hành xử của cá nhân và doanh nghiệp theo các điều kiện đã được 

quy định; 

  Giải thích các hiện tượng, quy luật tự nhiên. 

Thứ hai, theo quan điểm hiện đại (modern conceptions), lại có hai cách giải thích khác 

nhau về bàn tay vô hình. Quan điểm (i) kết quả cuối cùng (end­state interpretation) cho rằng 

học thuyết “bàn tay vô hình” của Smith (1976) là nền tảng thúc đẩy quá trình phát triển tiến 

bộ của nền kinh tế,  điển  hình  là  sự phát triển của thuyết “kinh tế học phúc  lợi (theorems of 

welfare economics)” (Stiglitz, 1991). Cụ thể, các hoạt động của cá nhân có thể dẫn đến một 

kết quả có lợi cho xã hội; và tồn tại một trạng thái cân bằng hay tối ưu Pareto trong xã hội về 

vấn đề liên quan. Ví dụ, khi xuất hiện sự phân phối thu nhập (distribution of income), một sự 

cân bằng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn (a long­run perfectly competitive equilibrium) sẽ 

mang lại sự phân bổ nguồn lực tối ưu (an optimum allocation of resources), và mọi sự phân 

bổ  nguồn  lực  tối  ưu  đều  là  sự  cân  bằng  cạnh  tranh  hoàn  hảo  trong  dài  hạn  (Blaug,  1997). 

Nhưng  hạn chế  của thuyết “bàn tay  vô hình”  lại  chính  vì thiếu  bằng chứng thực  nghiệm  về 

trạng thái cân bằng tối ưu (Pareto­optimum equilibrium proves), khi không đề cập đến những 

vấn đề như tăng trưởng lợi nhuận, các yếu tố bên ngoài, cạnh tranh không hoàn hảo, thời gian, 

bất ổn… (Stiglitz, 1991). 

Theo quan điểm (ii) quá trình (process interpretation), “khái niệm Bàn tay vô hình phải 


tải về 406.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương